Báo cáo 96/BC-UBND thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (Đề án 30 – giai đoạn 1 và 2) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: 96/BC-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Vũ Hồng Khanh
Ngày ban hành: 28/06/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

Số: 96/BC-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2010

 

BÁO CÁO SƠ KẾT

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 (ĐỀ ÁN 30 – GIAI ĐOẠN 1 VÀ 2)

Thực hiện Công văn số 2576/VPCP-TCCV ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ về việc sơ kết thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) theo Đề án 30, UBND Thành phố Hà Nội báo cáo sơ kết thực hiện Đề án 30 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ ÁN 30

Đề án 30 được triển khai nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính các cấp.

Quán triệt nghiêm túc tinh thần chỉ đạo, quyết tâm chính trị của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, Thành phố Hà Nội đã tiến hành triển khai đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt Đề án từ năm 2008 đến nay, Kết quả thực hiện Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Hà Nội đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cải cách hành chính của Thủ đô, vào thành công của Đề án 30 khi được đánh giá là “Một trong mười sự kiện kinh tế của Việt Nam năm 2009”, là công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp và Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHI BẮT ĐẦU THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO ĐỀ ÁN 30

Hà Nội là Thủ đô của cả nước, tập trung số lượng lớn các cơ quan, trường cao đẳng, đại học và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Quá trình triển khai thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa TTHC trùng với thời điểm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô. Số đơn vị hành chính cấp huyện, xã từ 14 quận, huyện, 232 xã, phường, thị trấn tăng lên 29 quận, huyện, 577 xã, phường, thị trấn; Dân số Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng là 6,448 triệu người; Diện tích tự nhiên là trên 3324,92 km2.

Tuy khối lượng công việc lớn, phạm vi thực hiện rộng, nhiều vụ việc phức tạp về trật tự xã hội, nhiều phát sinh đột xuất đòi hỏi phải tập trung xử lý, giải quyết nhưng ngay sau khi hợp nhất mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh Hà Tây trước đây, địa bàn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (trên địa phận Mê Linh) và 04 xã (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình) vừa tập trung rà soát, hợp nhất, xây dựng mới hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng thống nhất trên toàn địa bàn Thủ đô, đảm bảo phục vụ tốt công tác quản lý hành chính nhà nước.

III. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Công tác ban hành văn bản:

* Giai đoạn thống kê: Sau khi có Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 4/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 về việc thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án 30; Quyết định số 1746 phê duyệt kế hoạch hoạt động của Tổ công tác đến hết năm 2010; Ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 31/3/2009 về việc đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 30 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chỉ thị số 11/CT-UBND về chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính; Quyết định số 4439/QĐ-UBND , 4494/QĐ-UBND ngày 31/8/2009 về công bố bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã, 20 Quyết định công bố bộ TTHC thuộc thẩm quyền các sở, ngành trên địa bàn thành phố…

Các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã trực thuộc đã ban hành các Quyết định thành lập Tổ công tác 30 của các đơn vị, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án tới các đơn vị trực thuộc…

* Giai đoạn rà soát: Thực hiện Công văn số 172/CCTTHC ngày 30/7/2009 của Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 4217/KH-UBND ngày 18/8/2009, Công văn số 2629/UBND-TCT ngày 16/9/2009 về triển khai rà soát TTHC, Công văn số 395/UBND-TCT30 ngày 18/1/2010 về việc đảm bảo chất lượng và tiến độ rà soát, Công văn số 1348/UBND-TCT ngày 27/2/2010, Kế hoạch số 30/UBND-TCT ngày 4/3/2010 về việc tổ chức hội thảo chuyên môn về phương án đơn giản hóa TTHC của các đơn vị; Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 về việc thông qua phương án đơn giản hóa bộ TTHC đang được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ngoài những văn bản chỉ đạo, theo yêu cầu của Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng, UBND thành phố thực hiện tốt chế độ báo cáo kết quả rà soát TTHC thuộc nhóm ưu tiên, kết quả rà soát thủ tục hành chính phục vụ Ngân hàng thế giới, sơ kết giai đoạn rà soát TTHC theo quy định…

2. Phương pháp triển khai: Căn cứ Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Tổ công tác thực hiện Đề án 30 được thành lập do đồng chí Chánh Văn phòng UBND Thành phố là tổ trưởng, đồng chí Phó Giám đốc Sở Nội vụ là Tổ phó, 06 thành viên khác là cán bộ của các sở có năng lực trong các lĩnh vực kinh tế, pháp lý và các lĩnh vực khác, làm việc chuyên trách. Tổ công tác đã tham mưu cho UBND Thành phố triển khai kế hoạch thực hiện tới các đơn vị sở, ban, ngành thuộc thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã. 100% các đơn vị sở, ngành, 29 quận, huyện, thị xã đã thành lập các Tổ công tác 30 do đồng chí lãnh đạo đơn vị hoặc Chánh Văn phòng làm tổ trưởng.

UBND Thành phố xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản có xác định mục tiêu rõ ràng, bước đi cụ thể, phương pháp tiếp cận khoa học, tổ chức bộ máy thực hiện chuyên trách gắn với công tác thi đua – khen thưởng; ban hành kế hoạch tổng thể và cho từng giai đoạn của Đề án; Triển khai tập huấn đến các Tổ công tác 30 của các đơn vị; Tiến hành kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất, qua đó đã chấn chỉnh, hướng dẫn các đơn vị làm đúng theo chỉ đạo của Tổ công tác chuyên trách Chính phủ.

Để đảm bảo tiến độ, chất lượng rà soát, UBND Thành phố đã yêu cầu 20 đơn vị sở, ngành, UBND quận Hoàng Mai, quận Ba Đình, huyện Quốc Oai, mỗi đơn vị cử 02 cán bộ chuyên viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và 03 cán bộ công nghệ thông tin về làm việc tập trung tại Tổ 30 thành phố trong thời gian một tháng. Tổng số, có 73 cán bộ của các đơn vị đã tham gia cùng phối hợp rà soát với Tổ công tác 30 thành phố. Để đảm bảo tính khách quan, khoa học, Tổ 30 thành phố đã hợp đồng với 04 chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội tham gia rà soát độc lập và có ý kiến phản biện với các đơn vị.

3. Về hướng dẫn, tập huấn và triển khai thống kê, rà soát thủ tục hành chính:

* Giai đoạn thống kê:

Triển khai rà soát, lập danh mục thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính đến 100% các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã trực thuộc và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố. Kết quả đã thống kê được 532 thủ tục hành chính và 504 mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính.

Tổ công tác thực hiện Đề án 30 thành phố đã tổ chức 5 lớp tập huấn giới thiệu tổng quan Đề án 30 và thống nhất cách điền vào Biểu mẫu 1 và phương pháp thống kê thủ tục hành chính cho các đồng chí lãnh đạo, cán bộ làm công tác thống kê thủ tục hành chính tại các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trực thuộc và UBND các xã, phường, thị trấn với số lượng 1.248 học viên.

Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, UBND thành phố đã chỉ đạo và thống nhất chọn 05 đơn vị cấp huyện, 05 đơn vị cấp xã làm điểm thực hiện việc thống kê thủ tục hành chính của Thành phố bao gồm: UBND quận Tây Hồ, UBND huyện Thạch Thất, Thị xã Sơn Tây, UBND huyện Đông Anh, UBND huyện Thanh Trì, UBND các phường Hàng Mã, phường Trung Hòa, xã Mỹ Đình, xã Cần Kiệm và xã Nam Hồng. Chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp, kiểm tra tình hình thực hiện công tác điền Biểu mẫu 1 tại 20 Sở, ngành và 5 quận, huyện; 5 xã, phường làm điểm.

Triển khai, lấy ý kiến của 29 quận, huyện, thị xã; 577 xã, phường, thị trấn và 100% các Sở, ngành trực thuộc thành phố để đối chiếu, bổ sung, thẩm định 557 thủ tục hành chính cấp huyện, 214 thủ tục cấp xã trong Bộ danh mục TTHC đã được các đơn vị điểm thống kê.

Ban hành Quyết định số 4493, 4494/QĐ-UBND ngày 31/8/2009 và 20 quyết định khác về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, bộ TTHC đang thực hiện tại cấp huyện và cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hoàn thành việc thống kê và cập nhật vào phần mềm máy xén 1811 TTHC.

* Giai đoạn rà soát:

Thực hiện nghiêm túc Công văn số 172/CCTTHC ngày 30/7/2009 của Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng, UBND Thành phố đã chỉ đạo sát sao và ban hành Kế hoạch số 4217/KH-UBND ngày 18/8/2009, về việc triển khai kế hoạch rà soát TTHC giai đoạn 2, Công văn số 2629/UBND-TCT ngày 16/9/2009 về hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị tham gia rà soát; Công văn số 395/UBND-TCT30 ngày 18/01/2010 về việc đảm bảo chất lượng và tiến độ rà soát; Công văn số 1348/UBND-TCT ngày 27/2/2010; Kế hoạch số 30/UBND-TCT ngày 4/3/2010 về việc tổ chức hội thảo chuyên môn về phương án đơn giản hóa TTHC của các đơn vị trong thời gian từ tháng 9/2009 đến hết tháng 3/2010, Thành phố đã tổ chức 2 lớp tập huấn, hướng dẫn cho 23 đơn vị sở, ngành và 29 quận, huyện, thị xã về phương pháp, cách thức rà soát và trả lời các câu hỏi trong các biểu số 2, 2a, 2b; Tổng hợp lên phương án đơn giản hóa theo hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách của Chính phủ.

Các thành viên Tổ công tác 30 Thành phố đã phân công từng nhóm cán bộ đến 20 đơn vị sở, ngành, 03 đơn vị làm điểm cấp huyện gồm quận Ba Đình, quận Hoàng Mai, quận Quốc Oai; Cấp xã là phường Kim Mã, phường Hoàng Liệt, xã Thạch Thán để tập huấn, hướng dẫn rà soát giai đoạn 2; Tổ chức các hội thảo chuyên môn về nhóm các TTHC ưu tiên tại Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, quận Ba Đình… Trong quý I/2010, Tổ công tác 30 thành phố đã tổ chức 33 buổi hội thảo theo từng lĩnh vực chuyên môn đối với 23 đơn vị sở, ngành, quận, huyện, phường, xã chọn làm điểm. Sau hội thảo, các đơn vị tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh phương án đơn giản hóa TTHC của đơn vị mình theo yêu cầu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng.

- Tổ chức trưng tập mỗi đơn vị 02 cán bộ, mời các chuyên gia phản biện tham gia rà soát thủ tục hành chính để đảm bảo hoàn thành khẩn trương, đúng tiến độ, hiệu quả giai đoạn rà soát trước ngày 31/3/2010

4. Về bố trí các nguồn lực tài chính và nhân lực

* Về cơ sở vật chất:

Thực hiện Quyết định của Thành phố về thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án 30, Văn phòng UBND Thành phố đã bố trí 01 phòng làm việc với đầy đủ trang thiết bị cơ sở vật chất như máy tính, bàn làm việc, điện thoại, mạng Internet… cho các thành viên Tổ công tác.

* Về nguồn lực tài chính: Trong 2 năm thực hiện Đề án, thành phố đã bảo đảm đủ kinh phí (khoảng hơn 2 tỷ) cho các hoạt động chỉ đạo, điều hành, tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyên môn và chi trả thù lao theo chế độ cho công tác thống kê rà soát TTHC của các đơn vị trên địa bàn Thành phố và các hoạt động khác của Tổ công tác thông qua tài khoản của Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.

* Về nhân lực thực hiện đề án: UBND Thành phố đã triển khai thực hiện đúng theo yêu cầu của Chính phủ và bảo đảm đáp ứng đủ nhân lực theo yêu cầu thực tiễn của địa phương.

5. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin phục vụ cải cách TTHC

Thực hiện Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 – 2010, thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện, nâng cao chất lượng dịch vụ công, giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Các hoạt động thực hiện Đề án 30 đều được thông tin trên cổng giao tiếp điện tử của Hà Nội (www.hanoi.gov.vn), trong đó có chuyên mục về TTHC, có liên kết với trang web của các sở, ban, ngành; nhiều quận, huyện như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Quốc Oai… các phòng, ban, các phường đều được nối mạng Internet và hệ thống mạng nội bộ. Văn phòng UBND Thành phố đã hỗ trợ thực hiện các nội dung liên quan CNTT, cử cán bộ trực tiếp tham gia Tổ công tác 30 để đảm bảo mạng và hệ thống máy tính của Tổ công tác được hoạt động liên tục, hiệu quả.

Toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính của Thành phố Hà Nội cũng đã đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt nâng cao chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

6. Về công tác tham vấn, lấy ý kiến và huy động người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia Đề án 30.

Sau khi có kết quả rà soát thống kê toàn bộ các TTHC đang được thực hiện ở các cơ quan, đơn vị, UBND Thành phố đã gửi đến 577 xã, phường, thị trấn trên địa bàn đối với bộ TTHC cấp xã; gửi đến 29 đơn vị cấp Huyện đối với bộ TTHC cấp Huyện và gửi đến các Sở, Ban, Ngành toàn bộ số TTHC thuộc chuyên ngành do đơn vị quản lý, chỉ đạo đang được cấp Huyện, cấp xã thực hiện để lấy ý kiến tham gia sửa đổi, bổ sung trước khi Thành phố công bố bộ cơ sở dữ liệu về bộ TTHC trên địa bàn Thành phố.

Trong giai đoạn rà soát đơn giản hóa TTHC, Thành phố đã công khai toàn bộ TTHC của các đơn vị trên trang tin cải cách hành chính tại cổng giao tiếp điện tử Thành phố. Tại các cuộc hội thảo đơn giản hóa TTHC của các đơn vị, Thành phố luôn yêu cầu các đơn vị tranh thủ ý kiến tham gia của cán bộ, công chức trong cơ quan, có các biện pháp lấy ý kiến của các doanh nghiệp, người dân và các tổ chức liên quan; về việc này một số đơn vị đã làm tốt và đã giúp đơn vị nâng cao chất lượng rà soát, nhiều quy định về TTHC đã được giảm bớt, cải tiến, thời gian được rút ngắn tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân và doanh nghiệp.

Tại các cuộc hội thảo của tổ 30 Thành phố đã có sự tham gia rà soát độc lập của các luật sư, các chuyên gia kinh tế, xã hội nhằm phản biện lại một số phương án đơn giản hóa do các Sở, Ngành đưa ra.

Các hoạt động trên đã giúp cho các cơ quan, đơn vị làm tốt hơn công tác rà soát đơn giản hóa TTHC của đơn vị đảm bảo khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Giai đoạn thống kê thủ tục hành chính

Với sự lãnh đạo chỉ đạo tập trung, quyết liệt của lãnh đạo UBND thành phố, giai đoạn thống kê thủ tục hành chính của Thành phố đã đạt được kết quả tích cực theo đúng tiến độ chỉ đạo, hướng dẫn của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

- Số TTHC được UBND cấp huyện làm điểm thống kê: 557 thủ tục

- Số TTHC được Ủy ban nhân dân cấp xã làm điểm thống kê: 214 thủ tục

- Số TTHC của các Sở, ngành (tính đến 28/7/2009) là: 2225 thủ tục trong đó các Sở có nhiều TTHC là: Sở Kế hoạch và Đầu tư 250, Sở Tư pháp 195; Sở Tài Nguyên và Môi trường 128; Sở Y tế là 160; BQL khu CN và chế xuất 116; …

- Số lượng hồ sơ TTHC đã được nhập vào Máy xén: 879 thủ tục

- Số lượng hồ sơ văn bản đã được nhập vào Máy xén: 436 hồ sơ

Sau khi thống nhất, kiểm tra, rà soát, đối chiếu và triển khai lấy ý kiến, thành phố đã thống nhất ban hành công bố TTHC được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội là 1811 TTHC, trong đó gồm:

- 1360 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành;

- 296 thủ tục cấp huyện;

- 155 thủ tục cấp xã.

2. Giai đoạn rà soát thủ tục hành chính:

* Về số liệu rà soát: Kết thúc giai đoạn rà soát, tổng số TTHC được cập nhật bổ sung và tiến hành rà soát là 1816 TTHC (mẫu số 2); 1867 mẫu đơn, tờ khai (mẫu 2a), 586 yêu cầu, điều kiện (mẫu 2b). Số TTHC được thực hiện tại cấp sở, ngành là 1361, số TTHC cấp huyện là 300 TTHC, cấp xã là 155 TTHC.

Trong 1816 TTHC được rà soát có:

- Số TTHC giữ nguyên: 524 thủ tục (Cấp thành phố: 402; Cấp quận, huyện: 58; Cấp xã, phường: 64)

- Số TTHC kiến nghị sửa đổi, bổ sung: 1101 thủ tục (Cấp thành phố: 814; Cấp quận, huyện: 201; Cấp xã, phường: 86)

- Số TTHC kiến nghị thay thế: 45 (Cấp thành phố: 16; Cấp quận, huyện: 28; Cấp xã, phường: 01)

- Số TTHC kiến nghị bãi bỏ là: 146 (Cấp thành phố: 129; Cấp quận, huyện: 13; Cấp xã, phường: 04) (Phụ lục 1 kèm theo)

* Về tỷ lệ đơn giản hóa: (có Phụ lục 2 kèm theo)

Tỷ lệ đơn giản hóa toàn thành phố là 71,2% vượt hơn 2 lần so với chỉ tiêu đơn giản hóa 30% theo yêu cầu của Thủ tướng. Cụ thể: Tỷ lệ đơn giản hóa các TTHC cấp sở, ngành là 70,5%; cấp huyện là 80,7%; cấp xã là: 59%.

Trong quá trình tiến hành rà soát, đã phát hiện những điểm bất hợp lý trong từng TTHC. 23 đơn vị tiến hành rà soát đều đạt tỷ lệ đơn giản hóa trên 30% theo yêu cầu.

- Khối sở, ngành có tỷ lệ đơn giản hóa trên 80% gồm Thanh tra Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Văn hóa Thể thao du lịch;

- Đơn vị cấp huyện, xã được chọn làm điểm có tỷ lệ đơn giản hóa cao là Quận Ba Đình (96%), Phường Kim Mã (100%).

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Đề án 30:

- Hà Nội mới mở rộng có qui mô diện tích, dân số gần bằng 3 Tỉnh trung bình. Hệ thống các văn bản pháp lý, các cơ chế chính sách còn chồng chéo, đan xen giữa các địa phương mới hợp nhất về Hà Nội. Hà Nội cũng là một trong những địa phương có số lượng TTHC lớn nhất cả nước.

- Nhận thức về ý nghĩa, nội dung, trách nhiệm thực hiện Đề án 30 tại một số địa phương, đơn vị còn chưa cao. Một số đơn vị còn thiếu sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, người đứng đầu chính quyền, do đó một số nơi triển khai thực hiện, thống kê, rà soát và báo cáo chưa theo đúng yêu cầu, tiến độ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố;

- Tồn tại thói quen, cách làm việc quan liêu, thờ ơ của một số cán bộ, công chức dẫn đến tình trạng thiếu nhiệt tình, tâm huyết của một số cán bộ, công chức khi triển khai thực hiện Đề án.

2. Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo thành phố

Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, mục đích của đề án 30 về đơn giản hóa TTHC và đã chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác thống kê, rà soát đơn giản hóa TTHC trên địa bàn Thành phố nhằm thực hiện cam kết khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và từng bước cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, công dân và doanh nghiệp.

UBND Thành phố luôn quan tâm sâu sát, kịp thời chỉ đạo, xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện; Quan tâm tạo điều kiện đầy đủ về nhân lực, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện đề án.

Thường xuyên đôn đốc kiểm tra các đơn vị Sở, Ngành và Quận, Huyện làm điểm và nghe Tổ công tác 30 thành phố báo cáo về tình hình kết quả thực hiện trong các cuộc họp giao ban hàng tháng của UBND Thành phố.

3. Đánh giá về công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tham mưu của Tổ công tác 30 thành phố Hà Nội

Là cơ quan thường trực, tham mưu giúp việc cho Chủ tịch UBND Thành phố về việc triển khai và tổ chức thực hiện Đề án 30; Tổ công tác chuyên trách Thành phố đã tham mưu để UBND Thành phố ban hành kịp thời hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của Tổ công tác Chính phủ. Tổng số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện được ban hành tính đến ngày 30/5/2010 là gần 200 văn bản cấp thành phố, gần 300 văn bản của các sở, quận.

Kiểm tra các đơn vị thực hiện thống kê và rà soát; Kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh để Tổ công tác các đơn vị thực hiện đúng yêu cầu của Tổ công tác Chính phủ.

4. Đánh giá về công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ

Tổ công tác chuyên trách Chính phủ đã thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Tổ công tác thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ. Qua 2 giai đoạn triển khai đề án, Tổ công tác chuyên trách Chính phủ đã có 5 cuộc về tọa đàm, hướng dẫn, kiểm tra, hội thảo với Tổ công tác thành phố và một số đơn vị của thành phố Hà Nội. Các hoạt động đôn đốc, kiểm tra thường xuyên của Tổ công tác chuyên trách Chính phủ đã góp phần giúp thành phố Hà Nội hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo Đề án 30.

5. Đánh giá về kết quả đạt được sau khi triển khai 2 giai đoạn:

- Nhận thức của cán bộ, công chức sác Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện, Thị xã, Xã, Phường, Thị trấn về mục đích, ý nghĩa của Đề án 30 đã được nâng lên rõ rệt.

- Kỹ năng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giải quyết TTHC được nâng lên, thời gian tiếp nhận và giải quyết được rút ngắn, chất lượng giải quyết TTHC tốt hơn. Bộ phận một cửa của một số đơn vị như: quận Ba Đình, quận Long Biên, sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp… làm tốt công tác này.

- Việc đơn giản hóa TTHC được thực hiện tới các cơ quan hành chính của Thành phố Hà Nội thời gian qua đã bước đầu được dư luận xã hội đánh giá cao, tạo sự thuận lợi, minh bạch cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giao dịch với các cơ quan hành chính Nhà nước, tiết kiệm được thời gian, vật chất, góp phần tăng hiệu quả kinh tế - xã hội.

6. Hạn chế

- Chất lượng thống kê, rà thủ tục hành chính tại một số đơn vị, địa phương còn hạn chế; thiếu hoặc nhầm lẫn trong việc trả lời và điền các câu hỏi, do vậy phải làm đi, làm lại nhiều lần.

- Kết quả thực hiện của một số đơn vị còn chưa đảm bảo chất lượng, hình thức. Phương án đơn giản hóa chưa tập trung vào các quy định về hồ sơ, giấy tờ, mẫu đơn, tờ khai, yêu cầu điều kiện, mà chủ yếu kiến nghị giảm về thời gian hoặc chỉ hoàn thiện các căn cứ pháp lý của TTHC. Một số đơn vị có tỷ lệ đơn giản hóa thấp.

7. Những bài học kinh nghiệm

- Lãnh đạo Thành phố Hà Nội đặt quyết tâm chính trị cao, tập trung chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tổ chức triển khai nhiệm vụ một cách bài bản, quyết liệt.

- Tổ công tác chuyên trách Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Thành phố triển khai chương trình, kế hoạch đảm bảo tiến độ, chất lượng và đóng góp vào thành tích chung của các Bộ, Ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước.

- Những đơn vị lãnh đạo thực sự quan tâm, chuyên viên rà soát tâm huyết, trách nhiệm, nhiệt tình thì việc rà soát đảm bảo chất lượng, tiến độ thời gian. Ngược lại, tại những đơn vị lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức, chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án thì kết quả hạn chế.

- Mục tiêu của Đề án rất rõ ràng nhưng phải có cách làm bài bản, kết hợp với công tác kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, xử lý vướng mắc kịp thời. Cán bộ, chuyên viên rà soát phải thông suốt về tư tưởng, nhận thức, phương pháp, cách làm. Các cơ quan truyền thông phải thường xuyên thông tin, tuyên truyền về mục đích, nội dung của Đề án.

VI. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN THỰC THI

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau:

1. Triển khai thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền theo quyết định 2257/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 về việc ban hành Kế hoạch triển khai giai đoạn thực thi phương án đơn giản hóa TTHC. Thời gian hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2010.

2. Giao Tổ công tác thực hiện Đề án 30 Thành phố, Sở Nội vụ và Sở Tư pháp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã làm điểm triển khai thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC theo Quyết định 2257/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 của UBND Thành phố.

3. Thường xuyên cập nhật, tạo hồ sơ TTHC, hồ sơ văn bản trên phần mềm máy xén đối với những TTHC mới được bổ sung; sửa đổi hồ sơ TTHC trên phần mềm máy xén đối với những TTHC đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC cần sửa đổi.

4. Tiếp tục rà soát những TTHC mới được rà soát bổ sung vào bộ TTHC.

5. Triển khai theo đúng tiến độ, chất lượng các công việc theo đúng yêu cầu của Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ

VII. KIẾN NGHỊ ĐỂ DUY TRÌ VÀ PHÁT HUY KẾT QUẢ ĐỀ ÁN 30 TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

1. Với Chính phủ: Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các Bộ, Ngành và các địa phương tổ chức nghiêm túc giai đoạn thực thi và có biện pháp duy trì có hiệu quả các quy định đơn giản hóa TTHC trong các bộ luật, nghị định mới ban hành.

2. Với Tổ công tác chuyên trách: Kiểm tra chất lượng rà soát của các bộ ngành Trung ương, của đội ngũ chuyên gia và luật sư, tham mưu có hiệu quả với Thủ tướng Chính phủ ban hành phương án đơn giản hóa TTHC của các bộ, ngành đúng thời gian quy định để sớm được thực thi tại các địa phương.

VIII. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH VỚI NHỮNG MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ CẢI CÁCH TTHC TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

1. Tăng cường kiểm tra, thực hiện kiểm tra đột xuất các đơn vị, tránh việc kiểm tra theo kế hoạch, nặng về hình thức.

2. Triển khai chương trình truyền thông của Thành phố về Đề án 30; Xây dựng và triển khai truyền thông trên trang website về hoạt động về Đề án 30 thành phố, cung cấp thông tin về TTHC và phương án đơn giản hóa TTHC cho các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường đón nhận ý kiến góp ý xây dựng, hoàn thiện TTHC của người dân và doanh nghiệp.

3. Xây dựng Quy chế tiếp nhận ý kiến công dân và doanh nghiệp qua đường dây nóng, quy chế phối hợp với các đơn vị chức năng để nhận và xử lý các thông tin phản ánh ý thức, trách nhiệm của 1 bộ phận cán bộ gây sách nhiễu, gây khó khăn trong thực hiện TTHC của công dân tổ chức.

4. Đề xuất thành lập hệ thống cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính từ Trung ương đến các địa phương cấp tỉnh, thành./.

 

 

Nơi nhận:
- Tổ công tác CT của TTg CP; (để báo cáo)
- Chủ tịch, các PCT UBND TP; (để báo cáo)
- C/PVP UBNDTP;
- Các Sở, ban, ngành TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- TCT 30;
- Lưu: VT, NC./.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Khanh

 

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo Báo cáo số 96/BC-UBND ngày 28/6/2010 của UBND Thành phố Hà Nội)

Trường hợp

 

 

Thẩm quyền

Sửa đổi, bổ sung

Thay thế

Bãi bỏ

Số lượng TTHC

Mẫu đơn, tờ khai (2a)

Yêu cầu, điều kiện (2b)

Số lượng TTHC

Mẫu đơn, tờ khai (2a)

Yêu cầu, điều kiện (2b)

Số lượng TTHC

Mẫu đơn, tờ khai (2a)

Yêu cầu, điều kiện (2b)

Thuộc thẩm quyền

163

93

43

27

3

1

27

4

3

Không thuộc thẩm quyền

938

222

94

18

9

0

119

59

17

Tổng

1101

315

137

45

12

1

146

63

20

 


SỐ LIỆU TỔNG HỢP

(Kèm theo Báo cáo số 96/UBND-TCT ngày 28/6/2010)

STT

SỞ/NGÀNH

TỔNG SỐ TTHC

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

Mẫu 5

Mẫu 6

Mẫu 7

TỶ LỆ ĐGH

Tổng

2a

2b

Tổng

2a

2b

Tổng

2a

2b

Tổng

2a

2b

Tổng

2a

2b

Tổng

2a

2b

Tổng

2a

2b

1

Sở Nội Vụ

44

9

0

10

0

 

 

0

 

 

33

6

 

1

1

 

0

 

 

0

 

 

77,2%

2

Sở Ngoại Vụ

10

4

3

6

0

 

 

0

 

 

4

 

 

 

 

 

0

 

 

0

 

 

40,0%

3

Sở Thông tin TT

28

16

2

8

0

 

 

0

 

 

19

 

 

1

 

 

0

 

 

0

 

 

71,4%

4

Sở Giao Thông Vận tải

90

80

124

51

3

0

0

0

 

 

35

7

0

1

 

 

0

 

 

0

 

 

43,3%

5

Sở Xây dựng

30

38

11

9

12

13

0

0

 

 

5

4

0

2

2

2

1

2

0

1

 

 

70%

6

Sở Khoa học - Công nghệ

30

40

14

8

2

0

0

0

 

 

17

4

1

2

2

0

1

1

0

0

 

 

73,3%

7

Sở Công Thương

32

47

0

8

2

0

0

0

 

 

17

 

 

4

 

 

0

 

 

1

 

 

75%

8

Sở Tài chính

67

71

0

22

8

0

0

2

 

 

10

20

0

1

 

 

24

 

 

0

 

 

67,1%

9

Sở Quy hoạch kiến trúc

7

5

0

0

4

3

0

0

 

 

3

2

0

0

 

 

0

 

 

0

 

 

100%

10

Sở Tài nguyên Môi trường

111

108

4

27

51

62

18

4

2

0

11

14

6

18

31

11

0

 

 

0

 

 

75,7%

11

Sở Y tế

160

270

115

41

0

 

 

0

 

 

91

 

 

28

 

 

0

 

 

0

 

 

74,3%

12

Sở Tư pháp

137

104

47

24

0

 

 

0

 

 

105

31

0

3

 

 

0

 

 

5

 

 

82,4%

13

Sở Lao động - TBXH

85

124

47

27

0

 

 

0

 

 

51

17

34

7

6

0

0

 

 

0

 

 

68,2%

14

Ban Dân Tộc

16

5

0

6

0

 

 

0

 

 

10

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

62,5%

15

Thanh tra Thành phố

5

3

0

1

4

0

4

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

80%

16

Sở Kế hoạch - Đầu tư

250

212

16

81

0

 

 

0

 

 

146

33

9

22

8

2

1

1

3

0

 

 

67,6%

17

Sở Giáo dục - Đào tạo

26

22

19

10

16

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

61,5%

18

Sở Văn hóa - TT - DL

75

78

53

6

0

 

 

0

 

 

66

20

8

3

3

2

0

 

 

0

 

 

92%

19

Sở NNPTNT

100

88

43

44

2

 

 

1

 

 

45

48

35

6

4

0

0

 

 

2

 

 

56%

20

Ban Quản lý KCN và CX

58

92

2

13

0

 

 

0

 

 

42

 

 

3

3

0

0

 

 

0

 

 

77,5%

 

 

1361

1416

500

402

104

78

22

7

2

0

710

200

93

102

59

17

27

4

3

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ đơn giản hóa: 70,5%

21

Quận Hoàng Mai

109

109

24

25

0

 

 

0

 

 

79

19

1

3

 

 

0

 

 

2

 9

 0

77%

22

Quận Ba Đình

75

207

26

3

52

15

21

20

1

1

 

 

 

 

 

 

0

 

 

0

 

 

96%

23

Huyện Quốc Oai

116

50

5

30

0

 

 

 

 

 

70

2

0

10

 

 

0

 

 

6

 

 

74,1%

 

 

300

366

55

58

52

15

21

20

1

1

149

21

1

13

 

 

0

0

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ đơn giản hóa: 80,7%

24

Phường Hoàng Liệt

74

50

29

24

0

 

 

0

 

 

49

1

0

0

 

 

0

 

 

1

 

 

67,5%

25

Xã Thạch Thán

74

35

2

40

0

 

 

0

 

 

30

 

 

4

 

 

0

 

 

0

 

 

45,9%

26

Phường Kim Mã

7

 

 

 

7

 

 

0

 

 

0

 

 

 

 

 

0

 

 

0

 

 

100%

 

 

155

85

31

64

7

 

 

 

 

 

79

1

 

4

 

 

0

0

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ đơn giản hóa: 59%

Số liệu toàn thành phố

1816

1867

586

 524

163

93

43

27

3

1

938

222

94

119

59

17

27

4

3

18

9

0

 

Tỷ lệ đơn giản hóa toàn thành phố: 71,2%





Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2018 về chăm lo Tết Kỷ Hợi 2019 Ban hành: 18/12/2018 | Cập nhật: 24/12/2018

Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về nhiệm vụ năm học 2016-2017 Ban hành: 01/09/2016 | Cập nhật: 10/12/2016

Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2014 đảm bảo an ninh trật tự Ban hành: 19/05/2014 | Cập nhật: 08/09/2014