Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Số hiệu: 12/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Tống Thanh Hải
Ngày ban hành: 13/08/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bổ trợ tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-UBND

Lai Châu, ngày 13 tháng 8 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁP CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Trong những năm vừa qua, việc triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (sau đây viết tắt là Nghị định s 55/2011/NĐ-CP) tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây viết tắt là các Sở) và các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý (sau đây viết tắt là doanh nghiệp nhà nước) đã bước đu được Sở và doanh nghiệp nhà nước quan tâm thực hiện. Một số Sở đã có sự phân công nhiệm vụ cho công chức công tác tại các phòng, đơn vị như: Văn phòng (hoặc Phòng Tổ chức - Hành chính), Thanh tra hoặc các phòng chuyên môn nghiệp vụ khác... thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm công tác pháp chế; một số doanh nghiệp nhà nước đã bố trí nhân viên pháp chế làm việc tại Phòng Hành chính - Tổng hợp hoặc Phòng Tổ chức cán bộ của doanh nghiệp mình. Do đó, công tác pháp chế của các Sở và của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định trong các lĩnh vực như: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành pháp luật và kim tra việc thực hiện pháp luật...

Tuy nhiên, công tác pháp chế của các Sở và của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian qua nhìn chung còn nhiều bất cập, hạn chế, cả về tổ chức cũng như về hoạt động nghiệp vụ. Một số cơ quan, đơn vị đã bố trí người làm công tác pháp chế, song việc hoạt động, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên thực tế lại không đúng và chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Đặc biệt, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật... của các Sở còn nhiều hạn chế, bất cập, chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc tham mưu để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành còn chưa cao.

Nguyên nhân của thực trạng này là do lãnh đạo một số Sở, doanh nghiệp nhà nước chưa xác định đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác pháp chế nên chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức các điều kiện, phương tiện làm việc. Hầu hết các cơ quan, đơn vị chưa bố trí được công chức, nhân viên chuyên trách làm công tác pháp chế mà chủ yếu được bố trí kiêm nhiệm, song cũng không đảm bảo sự ổn định mà thường xuyên có sự biến động do việc điều động, luân chuyển công tác và chưa thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, do đó tính chuyên sâu và kế thừa trong tổ chức và hoạt động của công tác pháp chế chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Thực trạng đó đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động pháp chế ở các cơ quan, đơn vị nói chung, đặc biệt là đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ở các Sở.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên; đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế tại các Sở, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở và doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Trên cơ sở tổng số biên chế công chức hiện có, Giám đốc các Sở có trách nhiệm bố trí, phân công nhiệm vụ cho công chức làm công tác pháp chế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời, có trách nhiệm căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành mình để giao cho các phòng, đơn vị làm công tác pháp chế cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Sở mình, tuy nhiên cần tập trung vào các đầu mối là Thanh tra Sở hoặc Văn phòng Sở và phải đảm bảo sự ổn định.

2. Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bố trí, phân công nhiệm vụ cho nhân viên pháp chế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm việc tại Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Tổ chức cán bộ hoặc đơn vị, bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp mình, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ ổn định, tránh xáo trộn.

3. Các Sở, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh kiện toàn đội ngũ công chức, nhân viên làm công tác pháp chế tại cơ quan, đơn vị mình trước ngày 30/9/2019; gửi danh sách công chức, nhân viên làm công tác pháp chế về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hp và theo dõi.

Việc bố trí công chức làm công tác pháp chế tại các Sở, nhân viên làm công tác pháp chế tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Trong trường hợp các Sở, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh btrí công chức hoặc nhân viên làm công tác pháp chế chưa có trình độ cử nhân luật thì cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vpháp luật và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vcông tác pháp chế theo quy đnh.

Hằng năm, trong quá trình thực hiện, trường hp do sắp xếp tổ chức, bộ máy, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức dẫn tới việc biến động, thay đổi người làm công tác pháp chế, các Sở, doanh nghiệp nhà nước kịp thời thông báo về Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hp báo cáo UBND tỉnh.

4. Công chức làm công tác pháp chế tại các Sở phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ; nhân viên làm công tác pháp chế tại các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 7 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tư pháp. Ngoài ra, công chức và nhân viên làm công tác pháp chế tại các Sở, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định và theo sự phân công của Giám đốc Sở và Giám đc doanh nghiệp Nhà nước.

5. Giám đc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.

Giám đốc các Sở, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị và thực hiện báo cáo kết quả triển khai thực hiện theo quy định về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp; (báo cáo)
- Vụ các CĐCVPL - Bộ Tư pháp (b
áo cáo);
- Thường trực
Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND (báo cáo)
;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh;
- Sở Tư pháp (7b);
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Thanh Hải