Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Số hiệu: 11/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Đặng Trọng Thăng
Ngày ban hành: 10/06/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/CT-UBND

Thái Bình, ngày 10 tháng 06 năm 2019

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Công điện số 584/CĐ-TTg ngày 19/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Các sở, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành ph:

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thtướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 09/10/2018 về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư, Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 01/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 15/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 05/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg .

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cu nạn, cứu hộ đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; gắn phong trào “Toàn dân phòng cháy, chữa cháy” với phong trào “Xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa”, “Khu dân cư an toàn về an ninh trật tự” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu. Duy trì hoạt động của đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện cn thiết khác phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, nhất là các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ để xảy ra mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn, cơ sở. Đơn vị, địa phương nào để xảy ra cháy, nổ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản thì người đứng đu đơn vị, địa phương đó chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

2. Công an tnh:

Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn khi cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra, nhất là tại các cơ sở sản xuất, nơi tập trung đông người, khu dân cư, chung cư lâu năm tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, sập, đổ công trình; tổ chức diễn tập phương án chữa cháy có sự phối hợp của nhiều lực lượng.

Tổ chức tốt công tác thường trực, tiếp nhận thông tin, huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện để xử lý ngay các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn, kịp thời cứu người và tài sản; không để xảy ra cháy, nổ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, nhất là thiệt hại về người. Chủ động điều tra cơ bản, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kho bãi, cơ sở sản xuất, các chung cư, khu dân cư. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn công tác tự kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở, khu dân cư; kịp thời phát hiện, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết tạm đình ch, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Nghiên cứu, đề xuất trang bị phương tiện, trang phục chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

3. Sở Công thương: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các loại chất, hàng có đặc tính nguy hiểm dễ gây cháy, nổ tại các cơ sở, trong và ngoài khu dân cư để chủ động phòng ngừa cháy, nổ xảy ra; kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ và xử lý nghiêm các trường hợp không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong nhà trường; xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy lng ghép trong chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng ngành học, cấp học; định kỳ tổ chức các hoạt động thực hành, diễn tập để hình thành kỹ năng ứng phó với các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố cho học sinh, sinh viên.

5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể thực hiện nghiêm quy định về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người sử dụng lao động, người lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh rà soát, điều chnh và bổ sung kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ vào nội dung chương trình học tập, phù hợp với thời gian của từng khóa học.

6. Sở xây dựng: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh từng bước thực hiện đng bộ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với quy hoạch hệ thống hạ tầng bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

7. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, theo dõi các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho người dân; xây dựng và phát sóng các tin, bài, phóng sự phản ánh về thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy, các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, phổ biến kinh nghiệm phòng cháy, chữa cháy, nêu gương người tốt, việc tốt trong phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; tích cực tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nơi cư trú và nơi làm việc.

9. Công ty Điện lực Thái Bình:

Chỉ đạo các đơn vị điện lực tiến hành tổng kiểm tra hệ thống, mạng lưới điện thuộc tài sản của ngành điện quản lý tại khu dân cư để phòng ngừa nguy cơ mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy từ hệ thống, thiết bị điện; hướng dẫn người dân các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, giải quyết dứt điểm việc câu, mắc đường dây dẫn điện không bảo đảm theo quy định.

10. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

- Duy trì có hiệu quả hoạt động của lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo phương châm “bốn tại chỗ”. Hàng năm, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có sử dụng lực lượng chữa cháy tại chỗ;

- Rà soát quy hoạch khu dân cư, quy hoạch chnh trang đô thị, quy hoạch giải tỏa, đánh giá, phân loại địa bàn trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao để có biện pháp, giải pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ, đặc biệt là các điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; định kỳ tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiu lực lượng, phương tiện tham gia;

- Giải quyết dứt điểm việc cơi nới, chiếm dụng lối đi chung, câu, mắc đường dây dẫn điện, viễn thông không bảo đảm theo quy định; vận động nhân dân tự nguyện di dời các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư và đầu tư thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.

Nhận Chỉ thị này, yêu cầu các cơ quan, địa phương, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc; giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện, định kỳ, đột xuất báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh;
- Huyện
ủy, Thành ủy; UBND huyện, thành phố;
- Báo Thái Bình;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 





Kế hoạch 45/KH-UBND về kích cầu du lịch Quảng Ninh 2020 Ban hành: 03/03/2020 | Cập nhật: 04/05/2020