Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2015 triển khai Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015 - 2020” tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 45/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Dung |
Ngày ban hành: | 06/04/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 04 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHỔ BIẾN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thực hiện Quyết định số 452/QĐ-BTP ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015 - 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án 452), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tại địa phương như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục phổ biến sâu rộng những quy định quan trọng của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (sau đây gọi tắt là Công ước ICCPR), các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, từ đó tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phấn đấu đến năm 2020, có 60 - 70% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên viết về pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được phổ biến, bồi dưỡng nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành để lồng ghép trong quá trình thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, giảng dạy pháp luật trong nhà trường;
b) Phấn đấu đến năm 2020, có 70 - 80% cán bộ, công chức, viên chức được phổ biến, nâng cao nhận thức về nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành để vận dụng trong thực thi công vụ;
c) Những nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành được phổ biến sâu rộng đến nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp, giúp nhân dân hiểu và thực hiện quyền, nghĩa vụ về dân sự, chính trị, đồng thời giám sát việc thực hiện những quyền này, phát hiện hành vi vi phạm, qua đó tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỐ BIẾN
1. Đối tượng
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên báo chí viết về pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Nhân dân.
2. Nội dung phổ biến
a) Tinh thần, nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR;
b) Các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành.
c) Tình hình thực hiện các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và pháp luật, những thành tựu đạt được của Việt Nam về bảo đảm quyền dân sự, chính trị.
3. Hình thức, biện pháp phổ biến
a) Tổ chức khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ, cụ thể nhu cầu phổ biến Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành
Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội ban hành (khảo sát trực tiếp và khảo sát qua phiếu) tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, để qua đó xác định nhu cầu, hình thức, mô hình phổ biến hiệu quả.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế.
Thời gian thực hiện: Các năm 2015 - 2016.
b) Tổ chức cuộc thi sáng tác kịch bản tiểu phẩm; trên cơ sở kết quả cuộc thi, xây dựng video clip các tiểu phẩm đạt giải phục vụ việc đẩy mạnh phổ biến pháp luật về các quyền dân sự, chính trị trên Đài phát thanh - truyền hình, tuyên truyền lưu động.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế.
Thời gian thực hiện: Các năm 2016-2017.
c) Biên soạn, phát hành các tài liệu phổ biến nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành.
- Tổ chức biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ các sở, ngành, địa phương phổ biến nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành, bao gồm: Sách tìm hiểu, hỏi đáp pháp luật, tờ gấp phổ biến pháp luật dành cho các đối tượng khác nhau; tài liệu tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thanh ở cơ sở.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm.
- Tổ chức phổ biến sâu rộng các tài liệu do Sở Tư pháp biên soạn đến các đối tượng thuộc phạm vi quản lý; tổ chức biên soạn các tài liệu phổ biến pháp luật về quyền dân sự, chính trị thiết thực, phù hợp với đặc thù của sở, ngành, địa phương; hỗ trợ trang bị tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền dân sự, chính trị cho tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn.
Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm.
d) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền dân sự, chính trị cho những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức.
- Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; hướng dẫn và hỗ trợ tổ chức làm điểm bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên báo chí viết về pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Các năm 2015 - 2017.
- Tổ chức bồi dưỡng, cho báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý; lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về quyền dân sự, chính trị trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh.
Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm.
- Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên báo chí viết về pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về quyền dân sự, chính trị trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức của địa phương; tùy theo điều kiện thực tế của địa phương, tổ chức bồi dưỡng cho các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm.
đ) Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành, phản ánh tình hình thực hiện pháp luật về quyền dân sự, chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh cơ sở.
- Tổ chức thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, tăng thời lượng tin, bài phổ biến trên một số báo in, báo điện tử, trên các kênh sóng của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh-Truyền hình các huyện, thị xã và thành phố Huế; cập nhật thường xuyên các tài liệu, tin, bài phổ biến pháp luật về quyền dân sự, chính trị trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên báo chí, Trang thông tin điện tử của các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, địa phương và hệ thống truyền thanh cơ sở.
Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm.
e) Chỉ đạo điểm thực hiện Đề án tại một số địa bàn cấp xã đại diện cho các vùng thuộc đô thị, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các hình thức, biện pháp phổ biến sau:
- Tổ chức phổ biến trực tiếp cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng và nhân dân thông qua sinh hoạt thôn, tổ dân phố, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống...;
- Thực hiện thông qua hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở liên quan đến việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị của nhân dân;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trực quan qua các hình thức như tranh in cổ động, pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, xe tuyên truyền lưu động tại các phiên chợ, lễ hội, phát các tờ gấp, tài liệu tuyên truyền...;
- Tổ chức các chương trình truyền thông, phổ biến qua hệ thống truyền thanh cơ sở; các đợt chiếu phim lưu động; các tiểu phẩm pháp luật; thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa;
- Bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ tài liệu nhằm tăng cường năng lực, kỹ năng phổ biến cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng tại địa bàn chỉ đạo điểm.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại địa bàn làm điểm.
Thời gian thực hiện:
- Tổ chức chỉ đạo điểm: Các năm 2015 - 2017;
- Tổng kết, hướng dẫn nhân rộng mô hình điểm: Các năm 2018 - 2020.
g) Tổ chức phổ biến nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, trong trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Tổ chức biên soạn, phát hành tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật liên quan đến quyền dân sự, chính trị trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân phù hợp với nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo: hướng dẫn tổ chức và làm điểm tổ chức một số hình thức phổ biến phù hợp trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thời gian thực hiện: Các năm 2015 - 2017.
- Tổ chức biên soạn, phát hành tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật, giáo dục công dân trong trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; hướng dẫn tổ chức và làm điểm tổ chức một số hình thức phổ biến phù hợp cho phạm nhân, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh.
Thời gian thực hiện: Các năm 2015 - 2017.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban điều hành Đề án và Tổ Thư ký giúp việc Ban điều hành Đề án; tổ chức thực hiện Đề án; xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án theo các giai đoạn và hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án.
b) Hàng năm, căn cứ vào nội dung thực hiện Đề án và hướng dẫn của Sở Tư pháp, đề nghị các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án trong phạm vi quản lý; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện các nội dung chỉ đạo điềm của Đề án; định kỳ 06 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
c) Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
d) Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn việc phổ biến pháp luật về quyền dân sự, chính trị cho cán bộ. công chức, viên chức và nhân dân thông qua các hoạt động truy tố, xét xử.
đ) Đề nghị Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp nhất là ở xã, phường, thị trấn tích cực vận động nhân dân tự giác tìm hiểu, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về quyền dân sự, chính trị kết hợp với đẩy mạnh việc giám sát hoạt động thi hành pháp luật về quyền dân sự, chính trị của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện Đề án
a) Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn tài trợ khác (nếu có).
b) Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được phân công thực hiện Đề án, Sở Tư pháp lập dự Toán kinh phí thực hiện Đề án Tổng hợp chung trong dự toán của cơ quan gửi Sở Tài chính trình cấp có Thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ thực hiện Đề án, các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh và Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án cùng với dự toán chi thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cung cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |