Kế hoạch 04/KH-UBND năm 2015 về quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn năm 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 04/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Đinh Khắc Đính
Ngày ban hành: 12/01/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 01 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Thực hiện Quyết định số 3244/QĐ-BNN-KHCN , ngày 02/12/2010 về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020; Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công văn số 2555/TCTS-NTTS của Tổng cục Thủy sản về việc xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn năm 2015 - 2020 các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG QUAN TRẮC

1. Quan trắc môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

Quan trắc môi trường đầu nguồn nước cấp cho các vùng nuôi tôm, cá tập trung để dự báo chất lượng môi trường nước, thông tin đến người nuôi trồng thủy sản, giúp người dân chủ động cấp thoát nước, có biện pháp phòng bệnh tích cực.

2. Quan trắc môi trường các ao nuôi đại diện

Nhằm theo dõi diễn biến sự biến động chất lượng nước giữa môi trường bên ngoài và trong ao nuôi, từ đó có biện pháp xử lý điều chỉnh môi trường phù hợp nhằm hạn chế chi phí sản xuất, rủi ro và phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.

3. Quan trắc môi trường khu vực xả nước thải

Các vùng nuôi trồng tập trung hệ thống cấp và thoát nước nằm gần nhau, khu vực này xả thải thì khu vực khác lấy vào, vì vậy quan trắc môi trường các khu vực này để có đánh giá chung về chất lượng nước trên đầm phá, phát hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường trong vùng nuôi sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, giúp người nuôi tránh được các thời điểm lấy nước chất lượng xấu, góp phần bảo vệ môi trường vùng đầm phá không bị ô nhiễm.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC

1. Địa điểm quan trắc

- Trên cơ sở các địa điểm quan trắc của các năm trước, chọn địa điểm quan trắc như sau:

Stt

Đa điểm

Tổng số (điểm)

KV ven biển

KV đầm phá

KV c ngọt

KV ớc thải

Ao nuôi tôm

1

Huyện Phong Đin

4

2

 

 

1

1

2

Huyện Quảng Điền

6

 

3

2

 

1

3

Huyện Phú Vang

9

 

5

 

2

2

4

Huyện Phú Lộc

8

 

4

1

2

1

5

Thị xã Hương Trà

2

 

2

 

 

 

6

Thị xã Hương Thủy

1

 

 

1

 

 

 

Tổng số

30

2

14

4

5

5

- Tùy theo tình hình thực tế, hàng năm sẽ tiến hành theo dõi, khảo sát lại các vị trí quan trắc môi trường. Trên cơ sở đó đúc rút tăng thêm những vị trí cần thiết, điều chỉnh phù hợp với từng vùng nuôi.

2. Phương pháp và dụng cụ quan trắc

a) Phương pháp

- Dựa trên nguồn nhân lực hiện có của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, phối hợp với cơ quan chuyên môn trên địa bàn, lực lượng khuyến ngư viên các xã.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát và phân tích tình hình nuôi tôm, cá nhiều năm của các địa phương thường xuyên xảy ra dịch bệnh.

- Căn cứ vào Quy luật biến đổi dòng chảy, chế độ thủy triều.

- Địa điểm quan trắc đảm bảo là nguồn nước cấp mang tính đại diện cho những vùng nuôi có tính tập trung, đối với hình thức nuôi ao diện tích nuôi trên 10 ha, đối với hình thức nuôi lồng hơn 100 lồng. Địa điểm quan trắc khu vực nước thải tập trung tại các vùng nuôi lớn, nuôi chuyên tôm sú và thâm canh tôm chân trắng.

- Sử dụng các hộp dung dịch thử (text kit) và máy đo các yếu tố môi trường điện tử.

- Phân tích tại văn phòng một số chỉ tiêu về chất lượng nước để so sánh kết quả, sử dụng kính hiển vi để xác định thành phần loài phiêu sinh vật, tác nhân gây bệnh, xác định mật độ tảo, vi khuẩn trong nước có khả năng gây bệnh đối với đối tượng nuôi.

b) Tần suất quan trắc:

+ Các thông số môi trường thông thường như: nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, độ trong, HN3, N tổng số (Nts), PO43-, P tổng số (Pts), NO3, H2S, Oxy hòa tan, tổng chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy hóa học

Stt

Thời gian

ĐVT

KV ven biển

KV đầm phá

KV nước ngọt

KV nước thải

Ao nuôi tôm

1

01/01 - 30/3 hàng năm

lần/tuần

1

1

 

1

 

2

01/4 - 30/8 hàng năm

lần/tuần

2

2

2

2

2

3

01/9 - 31/12 hàng năm

lần/tháng

0

2

 

2

 

+ Các thông số liên quan đến bệnh thủy sản: vi khuẩn tổng số, coliforms, Vibrio spp, Vibrio parahaemolyticius, Aeromonas spp và tác nhân gây bệnh khác.

Stt

Thời gian

ĐVT

KV ven biển

KV đầm phá

KV nước ngọt

KV nước thải

Ao nuôi tôm

1

01/01 - 30/2 hàng năm

lần/2 tháng

1

1

1

 

 

2

01/3 - 30/8 hàng năm

lần/tháng

1

1

1

 

1

3

01/9 - 31/12 hàng năm

lần/2 tháng

1

1

1

 

 

Tần suất quan trắc môi trường tập trung vào các tháng vụ nuôi chính, thời điểm vụ nuôi phụ và các tháng mưa lũ quan trắc chủ yếu theo dõi đúc rút quy luật và diễn biến biến động các chỉ tiêu, nhằm phục vụ cho công các xây dựng khung lịch mùa vụ hàng năm, cơ cấu đối tượng nuôi và phòng ngừa dịch bệnh phù hợp.

Tùy theo tình hình diễn biến của môi trường và dịch bệnh xảy ra, tần suất lấy mẫu có thể tăng thêm để xác định mật độ và chủng loại tác nhân gây bệnh, các loài tảo độc gây hại cho động vật nuôi.

c) Thời gian quan trắc:

+ Quan trắc 1 lần/tuần: thứ 5 hàng tuần.

+ Quan trắc 2 lần/tuần: thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.

+ Quan trắc 2 lần/tháng: vào ngày thứ 5 tuần giữa tháng và cuối tháng.

+ Quan trắc 1 lần/tháng: vào ngày thứ 5 tuần cuối tháng.

+ Quan trắc 1 lần/2 tháng: vào ngày thứ 5 tuần cuối tháng thứ 2.

Thời điểm quan trắc trong ngày: từ 9 giờ đến 15 giờ.

3. Các chỉ tiêu cần phân tích trong mẫu quan trắc

- Vùng nước cấp ven biển và đầm phá: các chỉ tiêu bao gồm nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, độ trong, HN3, N tổng số (Nts), PO4 3-, P tổng số (Pts), NO3, H2S, Oxy hòa tan, tổng chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy hóa học, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticius, mật độ và thành phần các loài tảo độc hại thường gặp.

- Vùng nuôi nước ngọt: Nhiệt độ, pH, độ kiềm, độ trong, HN3, PO4 3-, P tổng số (Pts), HN3, N tổng số (Nts), H2S, Oxy hòa tan, vi khuẩn Aeromonas spp, nấm, ký sinh trùng.

- Khu vực nước thải vùng ven biển và đầm phá: độ mặn, pH, độ kiềm, độ trong, HN3, PO4, NO3, H2S, Oxy hòa tan, tổng chất rắn lơ lửng, Vibrio tổng số, tổng coliforms.

- Khu vực ao nuôi tôm: Nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, độ trong, HN3, PO4, NO3, H2S, Oxy hòa tan, tổng chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hữu cơ lơ lửng, nhu cầu oxy hóa học, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticius, mật độ và thành phần các loài tảo độc thường gặp.

4. Kế hoạch hoạt động:

- Thực hiện quan trắc: nhân lực là cán bộ phụ trách địa bàn của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản thực hiện, phối hợp từng bước xây dựng, chuyển giao cán bộ của địa phương để tăng cường tần suất quan trắc.

- Tổng hợp và phân tích: Cán bộ văn phòng của Chi cục.

- Tuyên truyền phổ biến: phát trên sóng truyền hình của tỉnh vào các thời điểm thích hợp, đồng thời xây dựng hệ thống nhắn thông tin quan trắc và cảnh báo trực tiếp đến với người dân nuôi trồng thủy sản, phối hợp với cán bộ địa phương, các tổ chức cộng đồng trong công tác tuyên truyền, cảnh báo, xử lý kịp thời đến với người dân nuôi trồng thủy sản.

- Đúc rút quy luật diễn biến môi trường, hàng năm, đánh giá các chỉ tiêu ở các thời điểm môi trường có khả năng gây bệnh cho đối tượng nuôi để làm tiền đề nghiên cứu biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, cơ cấu đối tượng nuôi phù hợp, bố trí thời gian nuôi đảm bảo phù hợp theo từng đối tượng nuôi.

- Quá trình quan trắc phát hiện sớm nguy cơ ô nhiễm môi trường để phối hợp với các cơ quan chuyên môn có chiến lược bảo vệ môi trường, quản lý chặt chẽ vấn đề xả thải và có biện pháp xử lý kịp thời.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo Chi cục Nuôi trồng thủy sản thực hiện các nội dung sau:

- Trên cơ sở khối lượng công việc hàng năm, lập dự toán chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch này.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, UBND huyện, thị xã, UBND các xã, thị trấn liên quan triển khai thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác truyền thông kết quả và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản.

2. UBND các huyện, thị xã:

- Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế, UBND các xã, thị trấn có nuôi trồng thủy sản phối hợp với Chi cục Nuôi trồng Thủy sản triển khai kế hoạch thực hiện, tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản.

3. Các Sở, Ban, ngành liên quan:

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này./.

 

 

Nơi nhận:
- Tổng cục Thủy sản (để b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở NNPTNT, TC, TNMT;
- Chi cục NTTS, Chi cục Thú Y;
- TTKNKLKN, TT giống TS;
- UBND các huyện: Phong Điền, Phú Vang, Quảng Điền, Phú Lộc và UBND thị xã Hương Trà
- VP: Lãnh đạo, CV XDKH.
TC;
- Lưu: VT. NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Khắc Đính