Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2009 thực hiện Luật Thi hành án dân sự do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
Số hiệu: | 12/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hải Phòng | Người ký: | Trịnh Quang Sử |
Ngày ban hành: | 23/07/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thi hành án, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND |
Hải Phòng, ngày 23 tháng 7 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Luật thi hành án dân sự được Quốc hội Khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hàng từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tạo bước chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự. Để triển khai Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố có hiệu quả và phù hợp với tình hình của thành phố, Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ thị các cấp, các ngành liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Về triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án dân sự.
1.1. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp Thi hành án dân sự thành phố, các cơ quan liên quan tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án dân sự tới toàn thể cán bộ, công chức, phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền Thi hành án dân sự đến toàn thể nhân dân trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao nhận thức và chấp hành nghiêm pháp luật Luật Thi hành án dân sự.
1.2.Thi hành án dân sự thành phố có trách nhiệm chủ trì tổ chức triển khai và tập huấn Luật Thi hành án dân sự cho toàn thể cán bộ, công chức các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đảm bảo thống nhất trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật.
2. Giao các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện thực hiện rà soát các quy định hiện hành ở thành phố liên quan đến công tác thi hành án dân sự, xác định những văn bản quy phạm pháp luật còn hoặc không còn phù hợp với quy định của Luật Thi hành án dân sự, trên cơ sở đó đề xuất việc huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung, đảm bảo có hiệu lực cùng với Luật Thi hành án dân sự từ ngày 01/7/2009.
3. Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Trưởng Thi hành án dân sự thành phố tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện uỷ quyền quản lý một số mặt công tác tổ chức cán bộ của cơ quan Thi hành án dân sự theo Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18/5/2005, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 01/2007/QĐ-BTP ngày 16/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và tổ chức bàn giao hồ sơ, tài liệu cán bộ thi hành án sang Trưởng Thi hành án dân sự thành phố xong trong tháng 7 năm 2009.
4. Thi hành án dân sự thành phố phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố trong Quý 3 năm 2009 tổ chức Lễ ra mắt tiếp nhận mô hình tổ chức mới. Thi hành án dân sự thành phố bố trí cán bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Thi hành án dân sự thành phố thực hiện và chỉ đạo Thi hành án dân sự, quận, huyện tổng rà soát các việc thi hành có khoản thu cho ngân sách Nhà nước có giá trị không quá 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng), mà thời gian tổ chức thi hành án đã quá 05 năm tính đến thời điểm Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực (01/7/2009) nhưng người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án để phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp lập danh sách đề nghị Toà án nhân dân quận, huyện ra quyết định miễn thi hành đối với khoản nghĩa vụ đó trong tháng 7/2009 theo tinh thần Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội.
6. Về kiện toàn Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự các cấp;
Thi hành án dân sự thành phố, Thi hành án dân sự các quận, huyện tham mưu với Uỷ ban nhân dân cùng cấp kiện toàn Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố và quận, huyện để chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết dứt điểm những vụ điểm, phức tạp ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội ở địa phương, để giảm số án tồn đọng, tạo chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố.
7. Giao Thi hành án dân sự thành phố chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Quy chế phối hợp trong việc tổ chức thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố.
8. Các Sở Tài chính, Tài nguyên- Môi trường, Xây dựng, Uỷ ban nhân dân huyện, quận quan tâm hỗ trợ giao đất xây dựng trụ sở, kho vật chứng của cơ quan, kinh phí mua sắm trang thiết bị cơ sở làm việc của cơ quan thi hành án dân sự các cấp, đảm bảo đến năm 2010, 100% các cơ quan Thi hành án dân sự của thành phố có trụ sở làm việc riêng.
9. Sở Tư pháp, Thi hành án dân sự thành phố, các sở, ban, ngành Uỷ ban nhân dân các quận, huyện căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn xây dựng kế hoạch thực hiện những công việc nêu trên và trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện tốt Luật Thi hành án dân sự.
10. Giao Thi hành án dân sự thành phố chủ trì, Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này tổng hợp tình hình, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Quyết định 01/2007/QĐ-BTP sửa đổi khoản 3 Điều 2 Quy chế uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh kèm theo Quyết định 1148/2005/QĐ-BTP Ban hành: 16/04/2007 | Cập nhật: 21/04/2007
Quyết định 1148/2005/QĐ-BTP về Quy chế ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh Ban hành: 18/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006