Kế hoạch 111/KH-UBND triển khai đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015
Số hiệu: 111/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Đàm Văn Bông
Ngày ban hành: 29/09/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/KH-UBND

Hà Giang, ngày 29 tháng 9 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “ĐƯA VIỆT NAM SỚM TRỞ THÀNH NƯỚC MẠNH VỀ CNTT-TT” TẠI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Luật CNTT ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về “Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước”;

Quyết định số: 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT tại Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015;

Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin”;

II. HIỆN TRẠNG CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH HÀ GIANG:

1. Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin:

1.1 Nhân lực CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước:

- Hiện nay, Lãnh đạo và chuyên viên văn phòng Tỉnh ủy sử dụng và khai thác hệ điều hành tác nghiệp LOTUS NOTES, 100% cán bộ thường xuyên sử dụng máy tính trong công việc. 100% cơ quan cấp uỷ từ cấp huyện, thành ủy trở lên có cán bộ lãnh đạo được phân công trực tiếp phụ trách việc ứng dụng công nghệ thông tin và có ít nhất một cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.

- Tại các cơ quan hành chính nhà nước:

+ Số cơ quan hành chính Nhà nước có cán bộ chuyên trách về CNTT đạt 30%.

+ Tổng số cán bộ công chức cấp huyện trở lên là: 2.279. Trong đó, số cán bộ có trình độ tin học cơ sở (A, B, C) là: 1861, chiếm 80%; Số cán bộ có trình độ Đại học chuyên ngành CNTT: 14, chiếm 0.61%.

+ Tổng số cán bộ công chức cấp xã: 4.290 CBCC. Trong đó khoảng 30% cán bộ có trình độ tin học cơ sở (A, B, C).

1.2 Về nguồn nhân lực CNTT trong doanh nghiệp:

- Tại các doanh nghiệp: Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 946 doanh nghiệp; tổng số lao động trong doanh nghiệp là 25.832 người; tổng số máy tính trong doanh nghiệp: 4.867 chiếc, chiếm 19% so với tổng số lao động.

- Trên 50% cán bộ, nhân viên quản lý biết sử dụng máy tính và khai thác Internet và khoảng 5% doanh nghiệp có nhân viên chuyên trách về công nghệ thông tin.

- 5% cán bộ, nhân viên quản lý trong các doanh nghiệp được đào tạo kiến thức cơ bản về CNTT theo Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp hội nhập và phát triển tỉnh Hà Giang.

1.3 Các cơ sở đào tạo nhân lực về CNTT:

- Trên địa bàn tỉnh chưa có trường chuyên nghiệp đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin, một số trường đã mở rộng và đào tạo ngành CNTT như Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Giang, Trường Trung cấp nghề; Trung cấp kinh tế….

- Hiện nay, có một số cơ sở đào tạo kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính, ứng dụng các phần mềm văn phòng và kiến thức cơ bản về CNTT.

2. Về công nghiệp công nghệ thông tin:

- Tính đến hết quý I/2011, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 20 đơn vị hoạt động thương mại trong lĩnh vực CNTT; Trong đó có 16 đơn vị buôn bán các sản phẩm CNTT và 4 đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT.

- Trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp sản xuất phần cứng, gia công phần mềm và nội dung số.

3. Về hạ tầng viễn thông và Công nghệ thông tin

3.1 Về hạ tầng Viễn thông.

Theo thống kê đến hết quý I/2011, số liệu về Viễn thông và Internet trên địa bàn như sau:

- Số huyện, thành phố đã có cáp quang đến: 11/11 huyện, thành phố

- Số xã có cáp quang đến: 181/195 xã phường, thị trấn

- Tổng số trạm chuyển mạch (trạm): 78 trạm

- Tổng số tuyến cáp (tuyến đường): 426 tuyến

- Số trạm điều khiển BSC: 02 trạm

- Số trạm thu phát sóng BTS: 702 trạm (cả 2G và 3G)

3.2. Về hạ tầng công nghệ thông tin.

- Hệ thống mạng Lan:

+ Trong các cơ quan Đảng đã được đầu tư hoàn thiện;

+ Trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh đạt 40%, cấp huyện chưa được đầu tư. (Năm 2011, UBND tỉnh đã có chủ trương giao cho các đơn vị tự hoàn thiện mạng LAN cho đơn vị mình).

+ Khối các đơn vị sự nghiệp: một số ngành như ngân hàng, kho bạc, thuế, hải quan… đã được triển khai hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương.

- Tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức cấp huyện trở lên, đạt 0.8 máy/1 CBCC.

- Một số cơ quan hành chính Nhà nước bước đầu sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước; Mạng WAN của tỉnh chưa được đầu tư triển khai.

- Dự kiến năm 2011, sẽ triển khai hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện từ tỉnh xuống 11 huyện, thành phố và bước đầu xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. (đã có chủ trương tháng 1/2011).

- Hệ thống thư điện tử của tỉnh chưa được triển khai.

4. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội:

- Trong các cơ quan Đảng: 100% đơn vị đã được triển khai các phần mềm ứng dụng cơ bản như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc; Đã xây dựng Cổng thông tin quản lý điều hành trong khối cơ quan đảng, phục vụ kịp thời thông tin lãnh chỉ đạo của tỉnh.

- Trong các cơ quan nhà nước: Phần mềm kế toán, phần mềm Ms.Office triển khai tại 100% các cơ quan hành chính nhà nước. Phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc được triển khai ở một số đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính;

- 12% các cơ quan nhà nước cấp huyện trở lên được triển khai ứng dụng phần mềm nguồn mở.

- 30% thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, thông tin hoạt động của các cấp, các ngành cập nhật lên Trang thông tin điện tử tỉnh Hà Giang; Cung cấp 350 dịch vụ hành chính công ở cấp độ đơn giản - cấp độ 1

- Một số cơ quan đã xây dựng Trang tin điện tử cung cấp thông tin, thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp như Sở Văn Hóa – Thể thao – Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, Sở y tế

- Phần mềm một cửa được đầu tư và triển khai tại UBND thành phố Hà Giang và UBND huyện Bắc Quang.

5. Về môi trường chính sách ứng dụng CNTT:

- Quy hoạch BCVT – CNTT tỉnh Hà Giang giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020 (được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 227/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 1 năm 2009);

- Thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh Hà Giang (được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 9/2/2011);

- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 11/04/2007 của UBND tỉnh Hà Giang về việc tăng cường công tác quản lý BCVT và CNTT trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Kế hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại văn bản số 47/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 11 tháng 6 năm 2010.

- Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 22/2/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang.

6. Đánh giá thuận lợi và khó khăn:

6.1 Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, năm 2010 đã có những bước tiến bộ quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước.

- Một số dự án CNTT đã được đưa vào danh mục “Đột phá về ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống”, thực hiện nghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 15.

6.2 Khó khăn:

- Nguồn ngân sách tỉnh đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn chế, và phân tán, nên việc trang bị máy tính, xây dựng phần mềm và các hệ thống thông tin, đạo tạo tập huấn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí năm 2011 dành cho ứng dụng CNTT chưa được bố trí.

- Thiếu các chuyên gia về CNTT, trình độ cán bộ về ứng dụng CNTT còn hạn chế, và chưa được đào tạo thường xuyên. Sự quan tâm của lãnh đạo nhiều cơ quan chưa cao, còn tâm lý e ngại khi áp dụng công nghệ mới, do đó ảnh hưởng đến việc áp dụng ác phần mềm vào quản lý điều hành.

- Sự phối hợp trong công tác đầu tư ứng dụng CNTT giữa các ngành, các cấp còn thiếu đồng bộ.

III. MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2011 – 2015:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Thiết lập hạ tầng viễn thông băng thông rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

- Triển khai kế hoạch tại tỉnh Hà Giang nhằm xây dựng một chính quyền hiện đại, dân chủ, công khai và minh bạch, phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng tới chính phủ điện tử.

- Công nghệ thông tin và truyền thông là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của tỉnh, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

2.1 Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin:

- Đảm bảo 100% cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính cấp huyện trở lên và 40% công chức cấp xã có kiến thức cơ bản về CNTT và có kỹ năng sử dụng máy tính trong công việc.

- 80% các cơ quan hành chính Nhà nước có cán bộ chuyên trách và được đào tạo nâng cao về CNTT. Trong đó 30% cán bộ được đào tạo theo chương trình Quản trị mạng nâng cao.

- 50% cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện trở lên được đào tạo kỹ năng điều hành, nâng cao nhận thức vai trò và quản lý ứng CNTT. (Đào tạo theo Chương trình CIO)

- Đảm bảo 30% giảng viên CNTT tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đạt trình độ thạc sỹ.

- Đảm bảo 70% lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được vai trò của CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 50% cán bộ doanh nghiệp được đào tạo nghiệp vụ ứng dụng CNTT.

- Tăng cường mở rộng các cơ sở đào tạo, liên kết các Vụ, Viện, các trường đại học triển khai các Chương trình CNTT ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

2.2 Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin:

Với tình hình thực tế của Hà Giang, việc triển khai Khu công nghiệp công nghệ thông tin là chưa khả thi. Để tạo nền tảng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, cần thiết đẩy mạnh việc hình thành các doanh nghiệp phát triển phần mềm, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nội dung số.

Phấn đấu số doanh nghiệp gia công phần mềm, có đội ngũ lập trình viên khoảng 10 người: 1 đơn vị

Phấn đấu số doanh nghiệp sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ nội dung số: 1 đơn vị

2.3 Phát triển hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin:

Phát triển hạ tầng viễn thông: 100% các xã, phường, thị trấn có cáp quang, nâng cao chất lượng đường truyền kết nối Internet đến 100% các trường học cấp 1, 2, 3; phủ sóng thông tin di động băng thông rộng đến 100% dân cư.

Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin:

- 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có hệ thống mạng nội bộ (LAN), có kết nối Internet tốc độ cao.

- Nâng cấp máy tính và đảm bảo 100% cán bộ công chức cấp huyện 90% cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn có máy tính phục vụ công việc.

- 100% các cơ quan nhà nước cấp huyện trở lên sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đến năm 2015, hình thành mạng diện rộng (WAN) của tỉnh đảm bảo thông suốt giữa các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến huyện

- Mở rộng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện đến một số xã, phường thị trấn trên toàn tỉnh, ưu tiên triển khai đến 34 xã, thị trấn biên giới. (nếu có đường cáp quang kéo tới)

- Xây dựng và hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin số và tích hợp các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh đảm bảo kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.

- Đảm bảo 100% cán bộ cấp tỉnh, huyện và 50% cán bộ cấp xã có hộp thư điện tử để trao đổi công việc, hình thành thói quen làm việc trên môi trường mạng.

- Triển khai xây dựng hệ thống chứng thực chữ ký số trong các cơ quan Nhà nước.

2.4 Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội:

- Đảm bảo 100% các đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc;

- Xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ người dân và doanh nghiệp: Hệ thống thông tin kinh tế-xã hội; Hệ thống quản lý cán bộ; Hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo; Hệ thống quản lý y tế; và hệ thống quản lý doanh nghiệp.

- Cài đặt, cấu hình và chuyển đổi phần mềm nguồn đóng sang phần mềm nguồn mở tới 80% đơn vị cấp huyện trở lên.

- Phấn đấu 90% thông tin chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và thông tin hoạt động của các cấp các ngành lên Cổng thông tin điện tử; Cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng). Triển khai kênh hỏi đáp trực tuyến để phục vụ người dân và doanh nghiệp;

- 50% các cơ quan nhà nước có trang thông tin điện tử và tích hợp vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh

- Triển khai phần mềm một cửa điện tử đến 100% huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT:

1.1 Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công chức

Nâng cao kỹ năng khai thác, ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

Nội dung đào tạo, tập huấn: Kỹ năng sử dụng phần mềm văn phòng, khai thác internet.

Số lượng: 2.300 cán bộ công chức, trong đó 600 CBCC cấp tỉnh, huyện và 1.700 CBCC cấp xã.

Tổng kinh phí: 1.5 tỷ.

Ngân sách nhà nước: 1.5 tỷ. Trong đó: Kinh phí từ ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị cử cán bộ đi học: 0.8 tỷ; Kinh phí hỗ trợ từ trung ương: 0.7 tỷ.

1.2 Hỗ trợ đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có bằng đại học trở lên.

Xây dựng đội ngũ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước có khả năng tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, quản trị hệ thống mạng, các cơ sở dữ liệu (CSDL), các ứng dụng chuyên ngành của từng đơn vị, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về phát triển và triển khai các ứng dụng CNTT của tỉnh. Đào tạo hầu hết cán bộ chuyên trách về CNTT có trình độ đại học trở lên (thông qua các lớp liên kết đào tạo);

Nội dung đào tạo: Đào tạo cử nhân, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin.

Số lượng: 160 CBCC.

Tổng kinh phí: 5 tỷ. Trong đó

- Ngân sách chi thường xuyên của các cán bộ cử đi học: 3 tỷ.

- Nguồn vốn khác: 2 tỷ (Người học phải đóng góp)

1.3 Đào tạo quản trị mạng nâng cao cho cán bộ chuyên trách.

Nội dung: Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT cấp huyện trở lên có kiến thức: Quản trị Linux; windows server 2008; kiến thức an ninh thông tin.

Số lượng: 100 CBCC.

Tổng kinh phí: 0.9 tỷ.

Ngân sách nhà nước: 0.9 tỷ. Trong đó: Kinh phí từ ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị cử cán bộ đi học: 0.45 tỷ; Kinh phí sự nghiệp của tỉnh để triển khai: 0.45 tỷ.

1.4 Đào tạo lãnh đạo về CNTT.

Tăng cường năng lực lãnh đạo về CNTT cho các đơn vị, triển khai đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và điều hành các dự án CNTT.

Nội dung đào tạo: Đào tạo Chương trình CIO.

Số lượng: Dự kiến 160 CBCC (lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố phụ trách công tác CNTT).

Tổng kinh phí: 2 tỷ.

Ngân sách nhà nước: 2 tỷ. Trong đó: Kinh phí từ ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị cử cán bộ đi học: 0.5 tỷ; Kinh phí sự nghiệp của trung ương để triển khai: 1.5 tỷ.

1.5 Nâng cao năng lực giảng dạy cho các trường chuyên nghiệp

Khuyến khích giảng viên ở các trường chuyên nghiệp đi học thạc sỹ chuyên ngành CNTT.

Số lượng: Dự kiến 12 giảng viên.

Nội dung: Cử cán bộ đi học thạc sỹ CNTT.

Tổng kinh phí: 0.4 tỷ.

- Ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị cử cán bộ đi học: 0.2 tỷ (hỗ trợ tiền tàu xe, miễn giảm một số tiết giảng dạy…).

- Nguồn khác: 0.2 tỷ. Tự đóng góp từ các học viên.

1.6 Nâng cao chất lượng nguồn lực CNTT cho doanh nghiệp

Nâng cao kiến thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động trong sản xuất kinh doanh cho các cán bộ lãnh đạo và nhân viên của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nội dung đào tạo: Kiến thức về thương mại điện tử, kỹ năng sử dụng phần mềm văn phòng, phần mềm kế toán…

Số lượng: 1.000 cán bộ là lãnh đạo và nhân viên doanh nghiệp.

Tổng kinh phí: 2 tỷ.

- Ngân sách nhà nước: 1.6 tỷ. (80% tổng kinh phí. Trong đó: TW: 40%; ĐP: 40%).

- Nguồn khác: 0.4 tỷ (20% tổng kinh phí từ doanh nghiệp)

1.7. Hiện đại hóa hạ tầng CNTT cho Trung tâm CNTT&TT

Trang bị cho Trung tâm CNTT và Truyền thông hệ thống phòng đào tạo hiện đại, 1 phòng học trực tuyến phục vụ nhu cầu đào tạo, nâng cao kiến thức của tỉnh. Sẵn sàng liên kết với các Vụ, Viện, Đại học trong và ngoài nước đào tạo nhân lực cho tỉnh.

Nội dung: Hiện đại hóa hạ tầng CNTT; xây dựng phòng họp trực tuyến.

Kinh phí: 6 tỷ.

Ngân sách nhà nước: 6 tỷ. (TW: 5.5 tỷ và Địa phương: 0.5 tỷ).

1.8. Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho các đối tượng trong xã hội

Đào tạo kỹ năng cơ bản cho các đối tượng xã hội đặc biệt là các đồng bào vùng sâu, vùng xa, các hộ chăn nuôi, trồng trọt.

Nội dung: Nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính cho mọi đối tượng qua các điểm bưu điện văn hóa xã; các trường học…

Số lượng: 5.000 lượt người tham gia.

Kinh phí: 3.2 tỷ.

- Ngân sách nhà nước: 2.6 tỷ. Trong đó Ngân sách TW: 2 tỷ; Ngân sách tỉnh: 0.6 tỷ

- Nguồn khác: 0.6 tỷ

1.9. Nâng cao kiến thức về hệ điều hành mã nguồn mở

Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về hệ điều hành mã nguồn mở cho cán bộ, công chức là chuyên trách CNTT.

Nội dung: Đào tạo chuyên sâu kiến thức về hệ điều hành mã nguồn mở.

Số lượng: 160 CBCC.

Kinh phí: 2 tỷ

Ngân sách nhà nước: 2 tỷ. Trong đó: Kinh phí lấy từ ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị cử cán bộ đi học 1 tỷ; Kinh phí sự nghiệp của trung ương để triển khai 1 tỷ.

2. Phát triển công nghiệp CNTT:

2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển phần mềm và nội dung số

Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phát triển dịch vụ phần cứng đồng thời đẩy mạnh hợp tác, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp lớn trong việc lắp ráp, cài đặt, cung cấp thiết bị CNTT; Khuyến khích việc ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin, hỗ trợ phát triển phần mềm và nội dung số cho các doanh nghiệp;

Nội dung: theo Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển

Kinh phí: 3 tỷ.

Ngân sách nhà nước: 2.4 tỷ. (Ngân sách TW: 40%; NSĐP: 40%;).

Nguồn khác: 0.6 tỷ. (Nguồn từ doanh nghiệp: 20%)

2.2 Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh dịch vụ tư vấn quản lý đầu tư ứng dụng CNTT

Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh các dịch vụ tư vấn về quản lý và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tham gia vào các dự án CNTT trên địa bàn tỉnh.

Nội dung: Hỗ trợ đào tạo cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ tư vấn.

Số lượng: 100 lượt cán bộ.

Kinh phí: 0.2 tỷ.

Ngân sách nhà nước: 0.1 tỷ.

Nguồn vốn từ doanh nghiệp: 0.1 tỷ

3. Phát triển hạ tầng viễn thông và Công nghệ thông tin

3.1 Phát triển hạ tầng viễn thông:

Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai cáp quang tới 100% các xã, phường, thị trấn. Nâng cao chất lượng đường truyền Internet đến hầu hết các trường học tiểu học, trung học và phổ thông; tăng tỷ lệ phủ sóng thông tin di động.

Triển khai kế hoạch 44/KH-UBND ngày 9 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015.

Kinh phí: dự kiến 30 tỷ. Triển khai theo Chương trình viễn thông thông công ích và Chương trình mục tiêu quốc gia. (100% vốn trung ương)

3.2 Nâng cấp máy tính và hoàn thiện mạng nội bộ (LAN):

Tiếp tục đầu tư nâng cấp, thay thế, đồng bộ máy tính mạng LAN cho hầu hết các cơ quan nhà nước cấp huyện trở lên và các đơn vị cấp xã, đặc biệt chú trọng đến các xã vùng sâu, vùng xa.

Kinh phí: dự kiến 4 tỷ.

Ngân sách nhà nước 4 tỷ: từ chi thường xuyên của các đơn vị 2 tỷ; Ngân sách sự nghiệp của trung ương 2 tỷ.

3.3 Xây dựng mạng diện rộng (WAN).

Đảm bảo thông suốt giữa các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện trên nền tảng mạng truyền số liệu chuyên dùng.

Kinh phí: dự kiến 5 tỷ.

Ngân sách nhà nước 5 tỷ. Trong đó: Ngân sách trung ương 4 tỷ, ngân sách địa phương 1 tỷ.

3.4 Xây dựng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện.

Phấn đấu đến năm 2015, tiếp tục mở rộng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện đến các xã, phường thị trấn trên toàn tỉnh, ưu tiên triển khai đến 34 xã, thị trấn biên giới.

Kinh phí: 16 tỷ. Dự kiến ngân sách địa phương triển khai 13 điểm cầu từ tỉnh xuống huyện: 6 tỷ. Ngân sách nhà nước đảm bảo triển khai mở rộng đến cấp xã: 10 tỷ.

3.5 Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu:

Từng bước hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu phù hợp với quy mô của tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin số và tích hợp các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh đảm bảo kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.

Kinh phí: 25 tỷ.

Ngân sách nhà nước đảm bảo triển khai, bao gồm ngân sách trung ương 17 tỷ và địa phương 8 tỷ.

3.6 Xây dựng hệ thống thư điện tử:

Phấn đấu mỗi cán bộ công chức một hộp thư điện tử để trao đổi công việc, hình thành thói quen làm việc trên môi trường mạng.

Kinh phí: 6 tỷ.

Ngân sách nhà nước 6 tỷ bao gồm Ngân sách địa phương 3 tỷ đảm bảo triển khai hộp thư điện tử của tỉnh; Ngân sách trung ương 3 tỷ đảm bảo việc kết nối hệ thống thư điện tử của tỉnh với hệ thống thư điện tử quốc gia.

3.7 Xây dựng hệ thống chứng thực chữ ký số:

Xây dựng hệ thống chứng thực chữ ký số của tỉnh.

Kinh phí: 5 tỷ.

Ngân sách nhà nước 4 tỷ bao gồm Ngân sách địa phương 1 tỷ và ngân sách hỗ trợ từ trung ương 4 tỷ.

4. Phát triển ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội:

4.1 Phát triển phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc:

Phát triển phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Kinh phí: 4 tỷ.

Ngân sách nhà nước 4 tỷ. Trong đó 3 tỷ từ ngân sách đề tài của Sở Khoa học và Công nghệ và 1 tỷ từ ngân sách địa phương.

4.2 Xây dựng triển khai 7 hệ thống cơ sở dữ liệu

Hệ thống thông tin kinh tế-xã hội; Hệ thống quản lý cán bộ; Hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo; Hệ thống quản lý y tế; hệ thống quản lý doanh nghiệp; Hệ thống quản lý chứng minh thư; Hệ thống quản lý đất đai, tài nguyên môi trường.

Kinh phí: 7 tỷ

Ngân sách trung ương đầu tư theo ngành dọc.

4.3 Thúc đẩy phần mềm mã nguồn mở

Hỗ trợ chuyển đổi sử dụng từ phần mềm nguồn đóng sang phần mềm nguồn mở theo Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bao gồm: Phần mềm văn phòng OpenOffice, thư điện tử máy trạm Mozilla ThunderBird, Trình duyệt Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng việt Unikey. Đảm bảo 1.200 lượt máy tính và 1.200 lượt cán bộ trong cơ quan nhà nước cấp huyện trở lên được cài đặt, tập huấn chuyển đổi từ phần mềm nguồn đóng sang phần mềm mã nguồn mở.

Kinh phí: 3 tỷ.

Ngân sách nhà nước 3 tỷ. Trong đó: Ngân sách trung ương hỗ trợ 2 tỷ để chuyển đổi sử dụng từ phần mềm mã nguồn đóng sang phần mềm mã nguồn mở và triển khai cài đặt. Đối ứng ngân sách địa phương 1 tỷ để triển khai tập huấn.

4.4 Nâng cấp cổng thông tin điện tử

Nâng cấp và mở rộng Cổng thông tin điện tử của tỉnh, tích hợp đầy đủ các hệ thống dịch vụ công từ các cơ quan nhà nước.Ưu tiên triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với các dịch vụ sau:

+ Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh

+ Cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện

+ Cấp giấy phép xây dựng

+ Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;

+ Cấp giấy phép đầu tư

+ Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược;

+ Lao động, việc làm

+ Cấp giấy phép đăng ký ô tô, xe máy

+ Cấp giấy tạm trú, tạm vắng

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Kinh phí: 5 tỷ.

Ngân sách nhà nước 5 tỷ. Trong đó 3 tỷ ngân sách trung ương hỗ trợ để mua license Key. Đối ứng ngân sách địa phương 2 tỷ để triển khai việc phát triển phần mềm Cổng thông tin điện tử và triển khai dịch vụ công trực tuyến.

4.5 Phát triển trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước.

Khuyến khích các cơ quan nhà nước có trang thông tin điện tử và phải tích hợp vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Kinh phí: Các cơ quan tự đảm bảo.

4.6 Triển khai phần mềm một cửa điện tử

Phấn đấu triển khai phần mềm một cửa điện tử đến các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần.

Kinh phí: 9 tỷ.

Ngân sách nhà nước 9 tỷ. Trong đó ngân sách trung ương 6 tỷ. Đối ứng ngân sách các huyện: 3 tỷ.

V. CÁC GIẢI PHÁP:              

1. Nhóm giải phát nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin.

Giáo dục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò động lực của công nghệ thông tin và truyền thông đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tăng cường tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản về CNTT như Luật Giao dịch điện tử, Luật CNTT; Luật Sở hữu trí tuệ…..

2. Tích cực xã hội hóa đầu tư cho phát triển hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông băng thông rộng, đa dạng hóa các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tới vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Có cơ chế chính sách hỗ trợ người dân thông qua doanh nghiệp, để người dân được tiếp cận thông tin.

3. Đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm

Đẩy mạnh việc đầu tư của Nhà nước đối với các chương trình, dự án phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Chú trọng các dự án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đào tạo cán bộ công chức từ tỉnh xuống xã, đặc biệt là đào tạo nâng cao kiến thức cho lãnh đạo phụ trách, cán bộ chuyên trách CNTT.

Đầu tư xây dựng và mở rộng mạng băng thông rộng đến các xã, phường, thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh, hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng của các các cơ quan Đảng và Nhà nước, bảo đảm an toàn an ninh thông tin, phục vụ thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin.

4. Xây dựng và hoàn thiện thể chế

Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong mọi lĩnh vực của địa phương.

Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo CNTT Tỉnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin ở các cấp, các ngành.

Có cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào CNTT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và CNTT.

5. Một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá

Để đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau

a) Vốn ngân sách nhà nước:

Vốn từ ngân sách của tỉnh chủ yếu chỉ dành để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước các cấp trong tỉnh.

Vốn ngân sách trung ương sẽ được đầu tư thông qua các dự án trọng điểm của quốc gia và theo ngành dọc.

b) Huy động vốn trong dân và các doanh nghiệp

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài như vốn của ngân hàng thế giới (WORLD BANK), vốn Bill Gate…. Để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông nông thôn.

Triển khai chương trình viễn thông công ích để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng viễn thông vào các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin.

Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh tham gia vào các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh.

VI. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ: (có danh mục các dự án kèm theo).

Hà giang là tỉnh nghèo, chưa tự cân đối được ngân sách, Ngân sách địa phương sẽ đối ứng phần kinh phí 25%; đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 70%, Huy động từ các nguồn vốn khác là 5%.

TỔNG HỢP VÀ PHÂN KỲ NGUỒN VỐN

Năm

Nguồn vốn

Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực

Nhiệm vụ phát triển công nghiệp CNTT

Nhiệm vụ phát triển hạ tầng viễn thông và CNTT

Nhiệm vụ phát triển ứng dụng CNTT

Tổng

2011

NSTW

0

0

0

0

0

6

NSĐP

0

0

6

0

6

NS khác

0

0

0

0

0

2012

NSTW

3

0,25

14,6

6,1

23,95

34,75

NSĐP

2

0,25

4,4

2,1

8,75

NS khác

0,6

0,15

0

1,3

2,05

2013

NSTW

3,8

0,3

18,2

4,5

26,8

34,25

NSĐP

1

0,3

2,8

1,75

5,85

NS khác

0,7

0,15

0

0,75

1,6

2014

NSTW

3,3

0,3

18,5

5,5

27,6

38,3

NSĐP

2,3

0,3

5,5

0,75

8,85

NS khác

0,9

0,2

0

0,75

1,85

2015

NSTW

2,7

0,4

16,35

3

22,45

31,9

NSĐP

2

0,4

4,65

1

8,05

NS khác

0,7

0,2

0

0,5

1,4

Tổng theo nguồn vốn phân kỳ

NSTW

11,6

1,2

70

18

100,8

70%

NSĐP

8,2

1,3

21

7

37,5

25%

NS khác

3,2

0,7

0

3

6,9

5%

Tổng

23

3,2

91

28

145,2

 (Bằng chữ: Một trăm bốn mươi lăm tỷ hai trăm triệu đồng chẵn.)

- Tổng kinh phí địa phương thực hiện kế hoạch: 37.5 tỷ đồng. Trong đó: 7.5 tỷ là kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và 30 tỷ là kinh phí đầu tư tập trung của tỉnh.

- Tổng kinh phí trung ương hỗ trợ: 100,8 tỷ đồng.

- Kinh phí huy động khác: 6,9 tỷ đồng.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Thông tin và Truyền thông

Tăng cường quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh theo định hướng của Quy hoạch, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch; Chịu trách nhiệm cập nhật và điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ.

Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang;

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hàng năm phù hợp với Kế hoạch này.

Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Theo dõi hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch triển khai các dự án công nghệ thông tin hàng năm. Cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển công nghệ thông tin của tỉnh;

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp công nghệ thông tin hàng năm đảm bảo cho các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

4. Sở nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, xác định rõ yêu cầu công tác CNTT, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ Chuyên trách CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Phối hợp các đơn vị liên quan bố trí đủ mỗi cơ quan một cán bộ chuyên trách CNTT. Triển khai các chính sách ưu đãi, thu hút nhân lực CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất, ưu tiên kinh phí triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

6. Sở Công thương

Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT, Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; Nghiên cứu và Triển khai sàn giao dịch điện tử.

7 Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác Giáo dục và đào tạo, đảm bảo các chỉ tiêu phổ cập tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Kế hoạch này.

8. Các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố

Người đứng đầu cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan mình; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT, đảm bảo đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm phù hợp với mục tiêu và nội dung của kế hoạch này.

9. Các doanh nghiệp viễn thông

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trên địa bàn căn cứ vào kế hoạch này để xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng cơ sở phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần thiết thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển viễn thông nói riêng.

Có kế hoạch cụ thể về xây dựng các trạm BTS, ngầm hóa mạng cáp; có tiếng nói chung trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, từ đó sẽ làm giảm số lượng và mật độ cột anten, mạng cáp chồng chéo góp phần đảm bảo mỹ quan đô thị và tiết kiệm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.

 Tích cực phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp khác đàm phán cùng đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông; chủ động phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, đồng thời kiến nghị, đề xuất giải quyết hoặc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và đảm bảo tuân thủ pháp luật và phù hợp với điều kiện của đơn vị./.

 

 

Nơi nhận:
- Các Bộ: Thông tin và Truyền thông; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư;
- TTr: Tỉnh ủy,
- TTr HĐND tỉnh
- TTr UBND tỉnh;
- Các sở, ngành: Thông tin và TT; Kế hoạch và ĐT, Tài chính, KH&CN, công thương, Nội vụ, Giáo dục &ĐT;
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh;
UBMTTQ và các đoàn thể của tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hà Giang;
- Lưu VT, CVNCTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Đàm Văn Bông

 

TỔNG HỢP VÀ PHÂN KỲ NGUỒN VỐN

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 111/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Hà Giang)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Nguồn vốn

Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực

Nhiệm vụ phát triển công nghiệp CNTT

Nhiệm vụ phát triển hạ tầng viễn thông và CNTT

Nhiệm vụ phát triển ứng dụng CNTT

Tổng

2011

NSTW

0

0

0

0

0

6

NSĐP

0

0

6

0

6

NS khác

0

0

0

0

0

2012

NSTW

3

0,25

14,6

6,1

23,95

34,75

NSĐP

2

0,25

4,4

2,1

8,75

NS khác

0,6

0,15

0

1,3

2,05

2013

NSTW

3,8

0,3

18,2

4,5

26,8

34,25

NSĐP

1

0,3

2,8

1,75

5,85

NS khác

0,7

0,15

0

0,75

1,6

2014

NSTW

3,3

0,3

18,5

5,5

27,6

38,3

NSĐP

2,3

0,3

5,5

0,75

8,85

NS khác

0,9

0,2

0

0,75

1,85

2015

NSTW

2,7

0,4

16,35

3

22,45

31,9

NSĐP

2

0,4

4,65

1

8,05

NS khác

0,7

0,2

0

0,5

1,4

Tổng theo nguồn vốn phân kỳ

NSTW

11,6

1,2

70

18

100,8

70%

NSĐP

8,2

1,3

21

7

37,5

25%

NS khác

3,2

0,7

0

3

6,9

5%

Tổng

23

3,2

91

28

145,2

 


DANH MỤC VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ

1. Khái toán Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Tên dự án, nhiệm vụ

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng

Phân theo nguồn vốn

2011

2012

2013

2014

2015

TW

ĐP

Vốn khác

1

Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức

0

0,4

0,4

0,4

0,3

1,5

0,8

0,7

0

2

Hỗ trợ đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có bằng đại học trở lên

0

1

1

2

1

5

0

3

2

3

Đào tạo Quản trị mạng nâng cao cho cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước

0

0,3

0,2

0,2

0,2

0,9

0

0,9

0

4

Đào tạo lãnh đạo về CNTT

0

0,5

0,5

0,5

0,5

2

1,5

0,5

0

5

Nâng cao năng lực giảng dạy cho các trường chuyên nghiệp

0

0,1

0,1

0,1

0,1

0,4

0

0,2

0,2

6

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT cho các doanh nghiệp

0

0,5

0,5

0,5

0,5

2

0,8

0,8

0,4

7

Hiện đại hóa cơ sở vật chất và phòng học trực tuyến cho Trung tâm CNTT&TT

0

1,5

1,5

1,5

1,5

6

5,5

0,5

0

8

Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho các đối tượng xã hội

0

0,8

0,8

0,8

0,8

3,2

2

0,6

0,6

9

Nâng cao kiến thức về hệ điều hành mã nguồn mở

0

0,5

0,5

0,5

0,5

2

1

1

0

Tổng kinh phí thực hiện

0

5,6

5,5

6,5

5,4

23

11,6

8,2

3,2

 


 

2. Khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Tên dự án, nhiệm vụ

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng

Phân theo nguồn vốn

2011

2012

2013

2014

2015

TW

ĐP

Nguồn khác

1

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển phần mềm và nội dung số

0

0,6

0,7

0,7

1

3

1,2

1,2

0,6

2

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dịch vụ tư vấn và quản lý đầu tư ứng dụng CNTTq

0

0,05

0,05

0,1

0

0,2

0

0,1

0,1

Tổng kinh phí thực hiện

0

0,65

0,75

0,8

1

3,2

1,2

1,3

0,7

3. Khái toán Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Tên dự án, nhiệm vụ

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng

Phân theo nguồn vốn

2011

2012

2013

2014

2015

TW

ĐP

Nguồn khác

1

Phát triển hạ tầng viễn thông

0

7

8

8

7

30

30

0

0

2

Nâng cấp máy tính và hoàn thiện mạng nội bộ LAN cho các cơ quan hành chính nhà nước

0

1

1

1

1

4

2

2

0

3

Xây dựng mạng diện rộng WAN cho tỉnh

0

0

0

2

3

5

4

1

0

4

Xây dựng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện từ tỉnh xuống huyện và 34 xã biên giới

6

0

4

3

3

16

10

6

0

5

Đầu tư và xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh

0

8

4

8

5

25

17

8

0

6

Xây dựng hệ thống thư điện tử

0

3

1

1

1

6

3

3

0

7

Xây dựng hệ thống chữ ký số

0

0

3

1

1

5

4

1

0

Tổng kinh phí thực hiện

6

19

21

24

21

91

70

21

0

4. Khái toán Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Tên dự án, nhiệm vụ

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng

Phân theo nguồn vốn

2011

2012

2013

2014

2015

TW

ĐP

Nguồn khác

1

Triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc: 34 Sở, ban, ngành + 11 huyện thành phố

0

2

1

0,5

0,5

4

0

1

3

2

Triển khai 7 hệ thống cơ sở dữ liệu

0

2

2

2

1

7

7

0

0

3

Thúc đẩy phần mềm mã nguồn mở

0

0,5

1

1

0,5

3

2

1

0

4

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh

0

3

1

0,5

0,5

5

3

2

0

5

Triển khai phần mềm một cửa điện tử tại UBND 9 huyện

 

2

2

3

2

9

6

3

0

Tổng kinh phí thực hiện

0

9,5

7

7

4,5

28

18

7

3


 





Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 về trích nộp kinh phí công đoàn Ban hành: 28/03/2014 | Cập nhật: 17/04/2014