Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2016 về tăng cường biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: 07/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Phạm Đăng Quyền
Ngày ban hành: 03/02/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-UBND

Thanh Hóa, ngày 03 tháng 02 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, ĐÌNH CÔNG KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Trong thời gian gần đây, tình hình tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu gia tăng do các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện tốt quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ tiền lương, tiền thưởng chưa thỏa đáng; chưa quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; phát sinh mâu thuẫn nguy cơ dẫn tới tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, an ninh trật tự và môi trường đầu tư của tỉnh.

Đ tăng cường thực hiện pháp luật lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, đẩy mạnh xây dựng quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ trong doanh nghiệp; phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công không đúng quy định, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh, chính trị, phát triển kinh tế xã hội và môi trường đầu tư của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1. Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các doanh nghiệp, Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai và thực hiện tốt Kết luận số 96-KL/TW ngày 07/4/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chđạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, n định và tiến bộ trong doanh nghiệp; các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

a) Tuyên truyền, phổ biến, triển khai kịp thời chính sách, pháp luật lao động đến các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các chính sách mới ban hành.

b) Phối hợp các sở, ngành có liên quan tăng cường tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lao động cấp huyện, hòa giải viên lao động, cán bộ làm công tác lao động, tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp về pháp luật lao động, kỹ năng hòa giải, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa các vụ tranh chấp lao động và đình công không đúng quy định xảy ra.

c) Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật lao động; Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật lao động ở các doanh nghiệp; Thông báo công khai những doanh nghiệp bị xử vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất kiện toàn Hội đng trọng tài lao động trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

e) Hằng năm lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật lao động, công tác giải quyết tranh chấp lao động gửi Sở Tài chính, thực hiện thanh quyết toán theo quy định.

g) Tổng hợp tình hình, nguyên nhân đình công, kịp thời đề xuất phương án xử báo cáo UBND tỉnh.

3. Công an tỉnh

a) Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an cấp huyện chủ động nắm tình hình, phát hiện, kịp thời những mâu thuẫn, nguy cơ và các vụ việc xảy ra tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định của pháp luật để tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện và phối hợp với Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn xlý theo quy định của pháp luật.

b) Hướng dẫn và phối hợp với Doanh nghiệp xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại doanh nghiệp và địa bàn nơi xảy ra tranh chấp lao động, đình công.

c) Phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử kịp thời đối tượng chủ mưu, kích động, gây ri, cưỡng ép người lao động đình công không đúng quy định.

4. Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn

a) Thực hiện quản lý nhà nước về lao động theo quy định của Pháp luật đối với các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, khu kinh tế; Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, khu kinh tế trong việc thc hiện pháp luật lao động.

b) Chủ động, nắm bắt tình hình lao động làm việc tại doanh nghiệp trên địa bàn, sớm phát hiện và tham gia phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định.

5. Các cơ quan báo chí của tỉnh tăng cường thời lượng đưa tin, bài tuyên truyền, phổ biến Pháp luật lao động và các chính sách về lao động của Nhà nước; thường xuyên tuyên truyền về những doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về đối thoại tại nơi m việc, thương lượng tập thể, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, quan tâm xây dựng quan hệ lao động hài hòa tiến bộ trong doanh nghiệp.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Tăng cường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật lao động, luật bảo him xã hội, quan tâm đến công tác đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, việc xây dựng thang lương, bảng lương, thời hạn nâng lương, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghngơi, quy chế thưởng của doanh nghiệp.

b) Tạo điều kiện, phát huy quyền hạn, trách nhiệm các hòa giải viên lao động. Đối với các huyện chưa có hòa giải viên lao động khẩn trương tuyển chọn, lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định bnhiệm.

c) Chỉ đạo các cơ quan, chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan sớm phát hiện, ngăn ngừa các vụ tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định và giải quyết nhanh chóng hiệu quả các vụ tranh chấp lao động và đình công theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

d) Định kỳ hằng năm và ngay sau khi kết thúc vụ việc, gửi báo cáo nguyên nhân, kết quả giải quyết tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

7. Sở Tài chính căn cứ các quy định hiện hành để thẩm định kinh phí trình Chủ tịch UBND tỉnh bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để phục vụ cho Hội Đồng trọng tài lao động tỉnh, công tác tập huấn, tuyên truyền phbiến chính sách Pháp luật lao động, công tác giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

8. Tòa án nhân dân tỉnh trong phạm vi thẩm quyền, giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và xét tính hợp pháp của các cuộc đình công theo đúng quy định.

9. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

a) Tăng cường công tác phát triển đoàn viên mới và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp; nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm của cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp (đã thành lập tổ chức công đoàn) để công đoàn thực sự là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật về lao động, việc làm, bảo him xã hội, công đoàn tại các doanh nghiệp, đặc biệt là quyền, nghĩa vụ, lợi ích cũng như trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động.

c) Chỉ đạo công đoàn cơ sở thường xuyên tìm hiểu nguyện vọng của người lao động, hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoặc đại diện người lao động trong việc đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; kịp thời phát hiện nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp lao động để yêu cầu người sử dụng lao động thương lượng nhằm n định mi quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp.

d) Lập đường dây nóng để người lao động phn ánh kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật lao động và mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.

10. Người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp

a) Chấp hành nghiêm các quy định của Pháp luật; Phi hợp với UBND cấp huyện (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở) để thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về lao động và sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

b) Chủ động nm bắt, cập nhật và tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội cho người lao động, nhất là lao động mới tuyển dụng; đối thoại định kỳ, thương lượng tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập thể theo đúng quy định; tiếp nhận và giải quyết kịp thời các kiến nghị của người lao động.

c) Kịp thời nắm bt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, tích cực hợp tác với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong việc ngăn chặn, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện để người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (để b/c);
- TTr. T
nh ủy, TTr HĐND tnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND t
nh;
- Các Sở, Ban, ngàn
h cấp tỉnh;
- UBND các huyện, t
hị xã, thành phố;
- VCC1 Thanh Hóa;
- Hiệp Hội doanh nghiệp t
nh;
- L
ưu: VT, VX.HuyTLTC-BHXH

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.