Kế hoạch 02/KH-HĐND năm 2016 tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân về báo cáo kết quả kỳ họp thứ hai - Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, Khóa XVII
Số hiệu: 02/KH-HĐND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Chúng Thị Chiên
Ngày ban hành: 25/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/KH-HĐND

Hà Giang, ngày 25 tháng 7 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH VỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KỲ HỌP THỨ HAI - HĐND TỈNH, KHÓA XVII

Thực hiện Điều 94 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; công văn s01/CV-Đ.ĐBQH14 ngày 22/7/2016 của Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Giang, về việc phối hợp tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV và Kỳ họp thứ Hai HĐND tỉnh Khóa XVII;

Thường trực HĐND tỉnh xây dựng Kế hoạch, Đề cương TXCT gửi các Tổ đại biểu và Đại biểu HĐND tỉnh như sau:

1. Thành phần đi tiếp xúc cử tri:

- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII (thực hiện theo sự phân công của tổ trưởng tổ đại biểu)

2. Nội dung tiếp xúc cử tri:

- Báo cáo với cử tri kết quả Kỳ họp thứ Hai - HĐND tỉnh khóa XVII- Nhiệm kỳ 2016- 2021; Phổ biến và giải thích với cử tri về các Nghị quyết của HĐND được thông qua tại Kỳ họp; (Có đề cương gửi kèm).

- Báo cáo với cử tri về kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của UBND tỉnh từ trước Kỳ họp thứ 15 đến trước Kỳ họp thứ 16 (trên địa bàn đại biểu ứng cử)

- Tiếp thu, tổng hợp các ý kiến đề nghị, kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc để báo cáo với HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 3. (Lưu ý: Các ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã đề nghị Lãnh đạo cấp huyện và xã trả lời, tiếp thu giải đáp cho cử tri);

3. Về hình thức Tiếp xúc cử tri:

- Tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri lồng ghép với lịch tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV (có lịch cụ th kèm theo);

- Ngoài việc tiếp xúc cử tri theo các hội nghị như nêu trên, đề nghị các tổ đại biểu nghiên cứu áp dụng các hình thức tiếp xúc cử tri theo đề án đổi mới hoạt động của HĐND tỉnh khóa XVII: Chỉ đạo đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thông qua các cuộc họp nơi cư trú; Thông báo cho cử tri biết hình thức tiếp xúc cử tri điện tử theo hộp thư của đại biểu HĐND tỉnh để cử tri phản ánh kiến nghị; tổ chức các hình thức tiếp xúc khác khi có điều kiện như: tiếp xúc trực tuyến; trên truyền hình hoặc đối thoại trực tiếp, sau các buổi tiếp xúc nêu trên, đề nghị các đại biểu phản ánh kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh về thường trực HĐND theo mẫu gửi kèm công văn này.

4. Thời gian và địa điểm tiếp xúc cử tri:

- Thời gian: Từ ngày 01/8/2016 đến hết ngày 15/8/2016 (lịch cụ thể do các Tổ đại biểu xây dựng, b trí);

- Địa điểm: Tại các địa bàn theo lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc Hội và địa bàn ứng cử của các Đại biểu HĐND tỉnh (đối với những nơi không tiếp xúc lồng ghép);

5. Tổ chức thực hiện:

- Các Tổ đại biểu xây dựng Kế hoạch và tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh tiến hành tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Hai, HĐND tỉnh khóa XVII theo sự phân công của tổ đại biểu. Tổng hợp báo cáo kết quả TXCT của tổ gửi về Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang trước ngày 20/8/2016;

- Đề nghị Tổ trưởng, tổ phó, các Đại biểu HĐND tỉnh chuẩn bị ý kiến đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành TW những vấn đề qua tiếp xúc cử tri, qua giám sát và trong hoạt động, công tác của Đại biểu có những chủ trương, chính sách chưa phù hợp với thực tế cần sửa đổi, bổ sung... để báo cáo với Đoàn ĐBQH, Đại biểu Quốc hội ngay tại Hội nghị TXCT.

- Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc các huyện, thành phố tạo điều kiện thuận lợi để các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh hoàn thành nhiệm vụ.

- Văn phòng HĐND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ cho các Tổ đại biểu tiếp xúc cử tri theo quy định hiện hành.

Lưu ý: Các đại biểu chuyên trách xem xét lịch tiếp xúc cử tri của từng tđể bố trí ngày TXCT không trùng nhau, tạo điều kiện cho Văn phòng HĐND tỉnh bố trí phương tiện phục vụ cho Đại biểu.

Trên đây là Kế hoạch tiếp xúc cử tri chung của Đại biểu HĐND tỉnh về Báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Hai HĐND tỉnh, khóa XVII. Đề nghị các Tổ đại biểu tổ chức thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (B/c);
- Thường trực UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- TTrHĐND, UBND, Ủy ban MTTQ các huyện, thành phố;
- VP: Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh;
- CV các Phòng CM, TrTTT;
- Lưu VT./.

TM. THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chúng Thị Chiên

 

LỊCH TIẾP XÚC CỬ TRI

 (Kèm theo Kế hoạch số 02/KH-HĐND ngày 25/7/2016 của HĐND tỉnh Hà Giang)

I. Tiếp xúc cử tri 2 cấp: (Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND tnh);

Căn cứ vào Kế hoạch tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH, các Tổ Đại biểu sắp xếp lịch của tổ xây dựng lịch phối hợp, cụ thể như sau:

1. Tổ Đại biểu huyện Hoàng Su Phì: Ngày 01/8/2016 (Thứ 2):

+ 8 giờ 30 TXCT tại xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì

+ 14 giờ TXCT tại trung tâm huyện Hoàng Su Phì

2. Tổ Đại biểu huyện Xín Mần: Ngày 02/8/2016 (Thứ 3);

+ 8 giờ 30, TXCT tại Trung tâm huyện Xín Mần;

+ 14 giờ 30, TXCT tại xã Nà Trì, huyện Xín Mần.

3. Tổ Đại biểu huyện V Xuyên: Ngày 03/8/2016 (Thứ 4):

+ 8 giờ TXCT tại xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên;

+ 14 giờ TXCT tại trung tâm huyện Vị Xuyên;

4. Tổ Đại biểu thành phố Hà Giang: Ngày 02/8/2016 (Thứ 3):

+ 8 giờ: TXCT tại trung tâm Thành phố Hà Giang;

+ 14 giờ: TXCT tại xã Ngọc Đường, Thành phố Hà Giang;

5. Tổ Bắc Quang: Ngày 04/8/2016 (Thứ 5):

+ 14 giờ TXCT tại xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang;

6. Tổ Đại biểu huyện Quang Bình: Ngày 05/8/2016 (Thứ 6):

+ 8 giờ TXCT tại trung tâm huyện Quang Bình;

+ 14 giờ làm việc với Huyện ủy huyện Quang Bình.

7. Tổ Đại biểu huyện Quản B: Ngày 01/8/2016 (Thứ 2):

+ 8 giờ TXCT tại trung tâm huyện Quản Bạ;

+ 14 giờ TXCT tại xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ.

8. Tổ Đại biểu huyện Yên Minh: Ngày 02/8/2016 (Thứ 3):

+ 8 giờ TXCT tại trung tâm huyện Yên Minh.

+ 14 giờ TXCT tại xã Sủng Thài, huyện Yên Minh.

9. Tổ Đại biểu huyện Đồng Văn: Ngày 03/8/2016 (thứ 4):

+ 8 giờ TXCT tại trung tâm huyện Đồng Văn.

+14 giờ TXCT tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn.

10. Tổ Đại biểu huyện Mèo Vc: Ngày 04/8/2016 (Thứ 5):

+ 8 giờ TXCT tại trung tâm huyện Mèo Vạc;

+14 giờ tại xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc.

II. Tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND tỉnh:

1. Tổ Đại biểu huyện Bc Mê, Bắc quang, Vị Xuyên: Căn cứ vào lịch chung của HĐND tỉnh, xây dựng Kế hoạch TXCT của tổ ở những nơi không phối hợp tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội.

Ghi chú: Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh phối hợp tiếp xúc 2 cấp (liên hệ với Đ/c Đỗ Văn Hùng - Phó Văn phòng Đoàn ĐBQH để cùng phối hợp thực hiện);

Mu 1:
(dùng cho TXCT theo hình thức Hội nghị)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
TỔ ĐẠI BIỂU ………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Giang, ngày    tháng    năm 201

 

PHIẾU PHẢN ÁNH

KẾT QUẢ TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA TỔ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH,
 ĐƠN VỊ HUYỆN …………………………..

Kính gửi:

- Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang.
- Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang.

 

1. Căn cứ thực hiện:

2. Thời gian thực hiện TXCT:

3. Địa điểm: (ghi địa danh nơi TXCT), số điểm TXCT:

4. Thành phần Tổ đại biểu HĐND tỉnh thực hiện TXCT gồm các Ông, bà:

(Ghi tên các ông, bà Đại biểu của Tổ ĐB HĐND tỉnh có mặt, vắng mặt không tham gia thực hiện TXCT, nêu rõ lý do vắng mặt)

5. Tổng số cử tri tham dự buổi tiếp xúc cử tri:…………(xã A ....cử tri có mặt là: ………; xã B ……… cử tri có mặt là:...) .

I. NỘI DUNG TXCT:

1.

2.

II. CÁC Ý KIN, KIN NGHỊ CỦA CỬ TRI:

1. Các ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương:

-

-

2. Các ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh:

-

-


Nơi nhận:
- Như kính gi;
- HĐND huyện;
- HĐND xã, phường nơi TXCT;
- Tổ đại biểu HĐND tỉnh-đơn vị ứng cử;
- Phòng TH - VP HĐND tỉnh;
- Lưu VT.

TM. TỔ ĐẠI BIỂU




Nguyễn Văn A

 

HĐND TỈNH HÀ GIANG
TỔ ĐẠI BIỂU ………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Giang, ngày.... tháng... năm...…

 

PHIẾU PHẢN ÁNH

TXCT tại các cuộc họp ở nơi cư trú

Kính gửi:

- Thường trực HĐND tỉnh.
- Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh Hà Giang.

 

1. Thông tin đại biểu.

- Họ và tên: ...................................................... Tổ đại biểu huyện (TP) ..............................

- Nơi cư trú (Tổ dân phố, thôn bản): ....................................................................................

xã (phường, thị trấn) ...................................................... huyện (TP): .................................

2. Nội dung cuộc họp, thời gian, địa điểm:

- Nội dung cuộc họp: .........................................................................................................

………………………………………………………………………………………………………..

+ Họ tên, chức danh của Chủ tọa cuộc họp: .......................................................................

……………………………………………………………………………………………………….

+ Tổng số người tham dự họp: ...........................................................................................

- Thời gian : ........................................................................................................................

- Đa điểm: ….......................................................................................................................

3. Nội dung phản ảnh của cử tri:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

 

Xác nhận của Chủ tọa cuộc họp
 (Ký, ghi rõ họ tên)

Đại biểu phản ảnh
 (Ký, ghi rõ họ tên)

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

KỲ HỌP THỨ HAI

Hà Giang, ngày 25 tháng 7 năm 2016

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ KỲ HỌP THỨ HAI HĐND TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2016-2021
(Kèm theo Kế hoạch: 02/KH-HĐND ngày 25/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

Sau 2,5 ngày làm việc (từ ngày 19/7 - sáng 21/7) với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao của 58/60 đại biểu có mặt; Kỳ họp thứ Hai - Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII đã hoàn thành tt đẹp nội dung, chương trình Kỳ họp đề ra. Kỳ họp được truyền hình trực tiếp phiên khai mạc (sáng 19/7) và bế mạc, chất vấn (sáng ngày 21/7/2016) trên HGTV Hà Giang.

Kỳ họp thứ Hai - HĐND tỉnh khóa XVII là Kỳ họp thường kỳ đầu tiên của HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021. Với khối lượng công việc lớn, Kỳ họp đã xem xét 41 văn bản, bao gồm 18 Báo cáo và 22 tờ trình kèm dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh và 01 thông báo của Ủy ban MTTQ tỉnh (03 Báo cáo của cơ quan Tư pháp; 12 Báo cáo, 03 Tờ trình của Thường trực HĐND và các Ban HĐND tỉnh; 3 báo cáo và 19 tờ trình của UBND tỉnh) Trong đó có 31 văn bản được trình trực tiếp tại Kỳ họp, 10 văn bản đại biểu tự nghiên cứu.

Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo kết quả như sau:

I. KỲ HỌP XEM XÉT CÁC BÁO, TỜ TRÌNH TẠI KỲ HỌP:

1. Đối với báo cáo Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã thảo luận đánh giá cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh trong 6 tháng đầu năm, chỉ ra những mặt tích cực và những hạn chế trong việc thực hiện từng mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội; xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, kết quả công tác điều hành của UBND tỉnh, các ngành, các cấp để từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về chính sách, điều hành trong 6 tháng cuối năm 2016; đồng thời nhấn mnh một số nội dung chủ yếu sau:

Năm 2016, là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020); Thực hiện phong trào thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, chính quyền các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, đã khắc phục các yếu tkhông thuận lợi, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phần lớn các chỉ tiêu cụ thể trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng qua, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc: đã có 17 dự án đầu tư mới với số vốn trên 1.239 tỷ đồng; Sự nghiệp Y tế; Giáo dục - Đào tạo; Văn hóa, Văn nghệ, Ththao; Du lịch, Thông tin, Phát thanh, Truyn hình tiếp tục được duy trì ổn định và phát triển; các chính sách an sinh xã hội nhìn chung được đảm bảo. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo giữ vững; quốc phòng đưc tăng cường và củng cố; hệ thng chính trị các cấp được xây dựng ngày càng trong sạch vững mạnh; Các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai hiệu quả. Đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiu tiến bộ.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tn tại hạn chế như kinh tế phát triển chưa vững chắc; cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn nhiều khó khăn, giao thông đi lại không thuận lợi, thiếu đất sản xuất, nước sinh hot, người lao động thiếu việc làm thường xuyên, chưa có thu nhp ổn định; tình hình tội phạm có du hiệu gia tăng; phương thức, thủ đoạn phạm tội phức tạp hơn, tập trung vào các nhóm tội phạm về trật tự xã hội, ma túy và tội phm kinh tế, đng thời xut hiện cảnh báo tội phạm về môi trường, hoạt động tín dụng đen, đòi nợ thuê...; Việc duy trì sĩ số học sinh ở một số nơi chưa đảm bảo; Việc triển khai công tác thi nâng ngạch, thi thăng hạng chức danh nghề đối với công chức, viên chức sự nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được kịp thời; Tình hình dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biến phức tạp; Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên vẫn ở mức cao; nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tự tử, trẻ em suy dinh dưỡng vẫn là những vấn đề nổi cộm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; việc triển khai những chương trình, đề án, chính sách cụ thể cũng còn có những khó khăn, bất cập.

Đtiếp tục triển khai có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm, HĐND tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh cần chỉ đạo khắc phục những khó khăn, giải quyết những tn tại nêu trên, đồng thời cũng đề nghị UBND tỉnh bổ sung một số giải pháp để thực hiện tt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.

2. Đối với Báo cáo số 221/BC-UBND ngày 06/7/2016 của UBND tỉnh về tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương và sử dụng dự phòng ngân sách 6 tháng đầu năm; giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016:

Hội đồng nhân dân tỉnh đồng tình với những đánh giá về tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương và sử dụng dự phòng ngân sách 6 tháng đầu năm; giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành chức năng trong toàn tỉnh: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 788,4 tỉ đồng (bằng 50% Kế hoạch Trung ương giao và bằng 44% kế hoạch tỉnh giao), trong đó:

- Thu nội địa: 681,6 tỉ đồng. (Gồm: Thu thuế, phí đạt 647,3 tỉ đồng; thu khác ngân sách đạt 43,2 tỉ đồng, đạt 52 % Kế hoạch TW giao, đạt 48% KH tỉnh giao, tăng 26% so với cùng kỳ);

- Thu xuất nhập khẩu: 96,8 tỉ đồng (đạt 52% dự toán TW giao; đạt 51% dự toán tỉnh giao, tăng 16% so với cùng kỳ 2015).

- Thu quản lý qua ngân sách: 10 tỉ đồng, đạt 8% dự toán tỉnh giao.

HĐND tỉnh cũng đã đánh giá: mặc dù số thu chuyển nguồn từ ngân sách năm 2015 sang năm 2016 còn khá cao: 590 tỉ đồng, trong đó thuộc ngân sách cấp tỉnh là 444.725 tỉ đồng (tăng 7,4 tỉ đồng so với năm 2015), song chuyển nguồn do nguyên nhân chủ quan tiếp tục giảm, từ mức 27,9% (năm 2014 chuyển sang năm 2015) xuống còn 22% so với tổng số thu chuyển nguồn sang năm 2016. Chi ngân sách địa phương đảm bảo đúng luật. Tuy nhiên, trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn vẫn còn một số tn tại, hạn chế như: Thu nợ thuế chỉ đạt 42% số nợ phải thu; Các cấp, các ngành chưa thực sự quyết liệt trong việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Công tác quản lý, điều hành ngân sách của đội ngũ chủ tài khoản, kế toán ngân sách xã, trường học vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có sự chuyển biến rõ nét,...

HĐND tỉnh kiến nghị với UBND tỉnh, như: sớm thực hiện rà soát, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tài chính, ngân sách cho đội ngũ chủ tài khoản, kế toán ngân sách xã, trường học. Đnghị xem xét mở rộng đối tượng tập huấn, bồi dưỡng là Thường trực Đảng ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo Ban Kinh tế - Xã hội của cấp xã để nâng cao công tác lãnh đạo, quyết định, giám sát trong lĩnh vực tài chính, ngân sách ở cơ sở. Rà soát, báo cáo HĐND tỉnh cụ thể về tình hình vay nợ, bố trí thanh toán nợ của ngân sách cấp tỉnh tại kỳ họp cuối năm. Đẩy mạnh việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản gắn với công tác thu nợ thuế trong 6 tháng cuối năm. Rà soát, đánh giá tình hình quản lý, điều hành và thực hiện dự toán thu, chi ngân sách trong những năm qua để có cơ sở xây dựng và trình HĐND tỉnh quyết định Kế hoạch tài chính 5 năm theo quy định.

3. Đối với Báo cáo số 224/BC-HĐND ngày 08/7/2016 của UBND tỉnh về Kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri từ trước kỳ họp thứ 15 đến trước kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa XVI.

Tại Kỳ họp này, UBND tỉnh đã báo cáo về kết quả giải quyết 37 ý kiến, kiến nghị của cử tri trong toàn tỉnh gửi đến HĐND tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực: đầu tư xây dựng; đền bù, giải phóng mặt bằng; thương mại; tài nguyên môi trường; chế độ chính sách. Trong tổng số 37 lượt ý kiến của cử tri kiến nghị về 30 vấn đề thuộc các lĩnh vực, UBND tỉnh đã chỉ đạo giải quyết rõ ràng 12 ý kiến (chiếm 32,4%); 09 ý kiến UBND tỉnh đang chỉ đạo giải quyết (chiếm 24,3%); giải trình những khó khăn về nguồn vốn nên chưa thực hiện được đối với 04 kiến nghị (chiếm 10,8%); giao nhiệm vụ và chỉ đạo UBND cấp huyện, các ngành của tỉnh lập thủ tục để bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tiếp theo đối với 12 ý kiến (chiếm 32,4%). UBND tỉnh đã tiếp thu, giải quyết và trả lời đầy đủ 37 ý kiến kiến nghị của cử tri. Nhìn chung Báo cáo đã trả lời thẳng vào những vấn đề cử tri kiến nghị. Nhiều ý kiến, kiến nghị được phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những khó khăn, tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện.

4. Đối với báo cáo về Kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm năm 2016 của HĐND tỉnh và các ban HĐND tỉnh:

Trong 6 tháng đầu năm 2016 các hoạt động của HĐND, thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh được thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch chương trình đề ra, hoạt động của HĐND tỉnh tiếp tục được đi mi đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy, phù hợp với các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo cho chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND được thực thi có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Đặc biệt, thực hiện Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản hướng dẫn của Trung ương về công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp, theo thẩm quyền Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho cấp ủy Đảng thực hiện tt công tác bầu cử trên địa bàn toàn tỉnh: Xây dựng dự kiến, cơ cấu, số lượng, thành phần Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương để Ủy ban MTTQ tỉnh giới thiệu hiệp thương; Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã tích cực kiểm tra, hướng dẫn công tác chuẩn bị bầu cử ở cơ sở theo sự phân công của Ủy ban Bầu cử tỉnh; phối hp với Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử tổ chức Hội nghị tập huấn Kỹ năng vận động bu cử cho ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và ứng cử viên Đại biểu HĐND.

Trong 6 tháng, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức thành công 2 Kỳ họp: Kỳ họp thứ 17 (bất thường) khóa XVI, nhiệm kỳ 2011 - 2016 và Kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 để kiện toàn công tác tổ chức của HĐND, UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 và tiến hành bầu các chức danh của HĐND, UBND tỉnh, Hội thẩm Tòa án nhân dân Khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

5. Xem xét các Báo cáo của cơ quan tư pháp, gồm: Tòa án nhân dân tỉnh, Vin Kiểm sát nhân dân tỉnh và Cc Thi hành án dân stỉnh.

Hội đồng nhân dân tỉnh nhận định: Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có nhiều cố gắng trong công tác khởi t, điều tra, lập hồ sơ vụ án cơ bản đảm bảo có căn cứ, không để oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm. Tỷ lệ truy tđạt 87,5% trên tổng số án đã giải quyết. Công tác thụ lý, giải quyết, xét xử các loại án, tỷ lệ giải quyết đạt 75%. Việc xét xử cơ bản đảm bảo kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; hình phạt mà Tòa án hai cấp đã áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Cơ quan thi hành án đã có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ, đã thi hành xong 950 việc có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 71,1% (vượt chỉ tiêu Tổng cục Thi hành án dân sự giao).

Đặc biệt, Tòa án nhân dân hai cấp đã chủ động phối hợp với UBMTTQ cùng cấp tổ chức hiệp thương để lựa chọn, giới thiệu người đủ điều kiện, tiêu chuẩn trình HĐND cùng cấp bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần, số lượng theo quy định.

Tuy nhiên, trong công tác thực hành quyền công t, kiểm sát xét xử hình sự vẫn xảy ra tình trạng trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung; chất lượng thực hành quyền công tvà kiểm sát hoạt động tư pháp còn hạn chế. Công tác giải quyết, xét xử các loại án chưa đáp ứng được yêu cầu còn có án kháng cáo, kháng nghị bị cấp phúc thẩm sửa, hủy do li chủ quan của thm phán. Vn còn tình trạng vi phạm về thời hạn xác minh thi hành án, thời hạn gửi các quyết định đến Viện kiểm sát của cơ quan thi hành án; Công tác thi hành án dân sự gặp nhiu khó khăn do một số bản án phức tạp, khó thi hành nên một số việc tn đọng nhiều năm chưa giải quyết xong.

Qua xem xét các Báo cáo, HĐND tỉnh cũng đã đề nghị các cơ quan Tư pháp bổ sung một số giải pháp để thực hiện tt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.

6. Các tờ trình kèm dự thảo Nghị quyết của UBND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh trình Kỳ họp:

Hội đồng nhân dân tỉnh đã xem xét 22 tờ trình kèm dự thảo Nghị quyết trình trực tiếp tại Kỳ họp (trong đó có 19 tờ trình kèm dự thảo Nghị quyết của UBND tỉnh và 03 tờ trình kèm dự thảo Nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh);

II. THẢO LUẬN, GIÁM SÁT VÀ CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP:

1. Thảo luận, giám sát tại Kỳ họp:

Sáng ngày 20/7/2016 (phiên họp thứ 3), Kỳ họp đã tiến hành thảo luận tại 3 tổ đối với các báo cáo, tờ trình kèm dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp; Qua tổng hợp đã có 49 lượt ý kiến tham gia thảo luận (gồm 29 lượt ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh và 20 lượt ý kiến của đại biểu mời). Các đại biểu cơ bản đng tình cao với các báo cáo và nội dung dự thảo Nghị quyết do UBND tỉnh trình và ý kiến thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh đối với các báo cáo và dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp. Các ý kiến tham gia phát biểu đa phần tập trung vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2016, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016. Ngoài kết quả đạt được, đại biu đề nghị UBND tỉnh đánh giá rõ nét hơn vai trò của UBND tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; đề nghị bổ sung một số tồn tại hạn chế và đưa ra giải pháp để khắc phục các hạn chế, tồn tại đã nêu trong báo cáo.

Phiên thứ 4, Kỳ họp tiến hành thảo luận tại Hội trường và nghe Ủy ban nhân dân tỉnh giải trình, làm rõ một số nội dung qua thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu. Một số ý kiến còn khác nhau qua thảo luận tại tổ đã được chủ tọa Kỳ họp điều hành và thống nhất biểu quyết các nội dung còn có ý kiến khác nhau làm cơ sở cho đại biểu xem xét, quyết định thông qua báo cáo và dự thảo Nghị quyết.

2. Chất vấn và trả lời chất vấn:

Thực hiện quyền giám sát trực tiếp tại Kỳ họp cũng như phát huy trách nhiệm của mình trước cử tri tại Kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về nội dung: Công trình cấp nước sinh hoạt trung tâm xã Sủng Cháng huyện Yên Minh thi công kéo dài, gây lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Ý kiến chất vấn đã được Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT trả lời thng thắn, đi vào trọng tâm nội dung chất vấn, nhận trách nhiệm và nghiêm túc tiếp thu, đưa ra các giải pháp để hoàn thành công trình trong thời gian tới: trong giai đoạn 2016-2020, chương trình này sẽ được lồng ghép vào chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và đề nghị HĐND, UBND tỉnh cho chủ trương và bố trí vốn tiếp tục đầu tư hoàn thành công trình.

B. KỲ HỌP THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT: Kỳ họp đã thông qua 23 Nghị quyết (03 Nghị quyết do Thường trực HĐND tỉnh trình và 20 Nghị quyết do UBND tỉnh trình);

I. CÁC NGHỊ QUYẾT DO UBND TỈNH TRÌNH: (Một số nội dung cơ bản của các Nghị quyết):

1. Nghị quyết về việc thông qua Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hà Giang.

Trên cơ sở đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và đảm bảo triển khai thực hiện tt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hà Giang.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:

* Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020

1) Chỉ tiêu kinh tế:

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt tc độ tăng bình quân 5 năm từ 8%/năm trở lên.

- Cơ cấu kinh tế: Thương mại - dịch vụ chiếm 42,1%, Công nghiệp - xây dựng 24,7%, Nông lâm nghiệp - thủy sản 28,6%, Thuế sản phẩm 4,6%.

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.500 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 50.000 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) đạt 8.000 tỷ đồng.

- Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 880 triệu USD.

- Tổng sản lượng lương thực đạt 42 vạn tấn. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân/ha đất canh tác hằng năm đạt 50 triệu đồng. Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đạt 30%.

- Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới là 38 xã (thêm 27 xã công nhận mới).

2) Chỉ tiêu xã hội:

- Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 30%.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,4%; 100% số xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế và đạt 10,5 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 98,2%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đạt trên 4%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%, trong đó qua đào tạo nghề 45%.

- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 94,4%.

3) Chỉ tiêu về môi trường:

- Tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch đạt 90%.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hp vệ sinh đạt 86%.

- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 90%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 58% trở lên.

4) Chỉ tiêu về nội chính:

Giảm số vụ tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết, số người bị thương là 5%.

* HĐND cũng đã thông qua các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên tập trung thực hiện để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh đến năm 2020.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 7 năm 2016.

2. Nghị quyết về việc thông qua kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy li tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Thông qua kết quả rà soát; điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Nội dung điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030:

1. Quy hoạch cấp nước tưới cho nông nghiệp

2. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt

3. Quy hoạch phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai

- Nhu cầu vốn đầu tư: khái toán từ nay đến năm 2030 là 4.127,44 tỷ đồng, trong đó: Giai đoạn 2016 - 2020: 2.845 tỷ đồng, chiếm 68,96%; Giai đoạn 2021 - 2030: 1.282 tỷ đồng, chiếm 31,04%

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016

3. Nghị quyết quy định tiêu chí Dự án đầu tư công trọng điểm nhóm C trên địa bàn tỉnh Hà Giang

HĐND quyết định: Quy định tiêu chí Dự án đầu tư công trọng điểm nhóm C trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Phân loại Dự án đầu tư:

+ Dự án trọng điểm nhóm C theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Đầu tư công: Từ 70 đến dưới 120 tỷ đồng;

+ Dự án trọng điểm nhóm C theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Đầu tư công: Từ 50 đến dưới 80 tỷ đồng;

+ Dự án trọng điểm nhóm C theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Đầu tư công: Từ 45 đến dưới 60 tỷ đồng;

+ Dự án trọng điểm nhóm C theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật Đầu tư công: Từ 30 tỷ đến dưới 45 tỷ đồng;

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết s 173/2015/NQ-HĐND ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về tiêu chí dự án đầu tư công trọng điểm nhóm C trên địa bàn tỉnh Hà Giang; có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.

4. Nghị quyết về Quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với mt số đối tượng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Hội đồng nhân dân quyết định: Hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế đối với một số đối tượng sau:

- Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình và học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo Quy định tại Điểm c Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3 Điều 3, Nghị định số 105/2014/NĐ- CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ.

- Hỗ trợ 20% trên số tiền phải đóng của hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn tỉnh; Thời gian thực hiện hỗ trợ áp dụng cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình đến hết năm 2020.

Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế nêu tại Nghị quyết này được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết s 174/2015/NQ-HĐND ngày 24/4/2015 của HĐND tỉnh Quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình và học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

5. Nghị quyết về việc bãi bỏ một phần Nghị quyết số 84/2013/NQ-HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2013 và bãi bỏ Nghị quyết số 149/2014/NQ-HĐND ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô.

Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định: Bãi bỏ quy định về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô như sau:

- Bãi bỏ Điều 1 của Nghị quyết số 84/2013/NQ-HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh, về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Hà Giang và sửa đổi Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về lệ phí trước bạ xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi.

- Bãi bỏ Nghị quyết số 149/2014/NQ-HĐND ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 84/2013/NQ- HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Hà Giang và sửa đổi Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về lệ phí trước bạ xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi.

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016 và được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Theo qui định tại nghị quyết này: Chính thức từ ngày 01/01/2016 các chủ sử dụng phương tiện đối với xe mô tô (xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy) không phải nộp phí đường bộ nữa.

6. Nghị quyết về một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang: Nghị quyết Quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:

* Phạm vi điều chỉnh: Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

* Đi tượng áp dụng:

- Tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, bao gồm các doanh nghiệp ngoài tỉnh (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có đăng ký hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển du lịch theo quy định tại Nghị quyết này.

* Nguyên tc áp dụng

- Trong cùng một thời điểm nếu có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ Nhà nước với cùng nội dung và đối tượng hỗ trợ, thì được hưởng mức hỗ trợ cao nhất từ kinh phí ngân sách trung ương hoặc nguồn địa phương.

- Trường hợp một tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư nhiều nội dung khác nhau của chính sách khuyến khích phát triển du lịch thì sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ theo tàng nội dung nếu đủ điều kiện. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được hỗ trợ 01 lần cho một chính sách hỗ trợ khi đảm bảo các điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này.

Quy định cụ thể:

1. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ giải phóng mặt bằng của Nhà nước

1.1. Hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng

a) Điều kiện hỗ trợ:

- Hỗ trợ đối với diện tích để lắp đặt các trang thiết bị vui chơi, giải trí; để xây dựng cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn trong khu nghỉ dưỡng (Resort), trong khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và địa bàn khác đạt chuẩn từ 3 sao trở lên phục vụ du lịch theo quy hoạch được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Là các dự án đầu tư xây dựng mới 100%.

b) Nguyên tắc hỗ trợ: Theo đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng ti thiểu do Nhà nước quy định, cơ quan chức năng thẩm định.

c) Mức hỗ trợ: Theo thực tế nhưng ti đa không quá 03 tỷ đồng/01 công trình, dự án.

d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi được ký kết hp đồng đầu tư xây dựng dự án và đã được cấp giấy phép xây dựng. Nguồn hỗ trợ sẽ được giải ngân sau khi hoàn thiện và được cơ quan chức năng thẩm định công nhận loại hạng theo quy định.

1.2. Ưu đãi khi đầu tư trên diện tích có tài sản cố định nhà nước đầu tư gắn liền với đất

a) Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức cá nhân có dự án đầu tư mua tài sản cố định trên diện tích có tải sản cố định của nhà nước đầu tư gắn liền với đất.

b) Nguyên tắc hỗ trợ: Căn cứ quyết định giá bán tài sản cố định gắn liền với đất của cấp có thm quyền.

c) Mức hỗ trợ: Nhà nước giảm 50% giá trị bán tài sản trên đất theo quyết định của cấp có thẩm quyền, nhưng mức ti đa không quá 5 tỷ đồng.

d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách nhà nước đủ 50% giá bán tài sản cố định gắn liền với đất theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch và khu nghỉ dưỡng phục vụ du lịch

a) Điều kiện hỗ trợ:

- Hỗ trợ đối với đầu tư xây dựng mới cơ sở lưu trú du lịch và khu nghỉ dưỡng phục vụ du lịch theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.  

- Đã được cơ quan có thẩm quyền phân loại, xếp hạng tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên theo quy định của Nhà nước.

b) Nguyên tắc hỗ trợ:

- Suất đầu tư xác định theo đơn giá xây lắp Nhà nước thông báo.

- Hỗ trợ trực tiếp một lần/1 dự án đầu tư.

c) Mức hỗ trợ trực tiếp và một lần cho một dự án đầu tư xây dựng:

- Đối với dự án xây mới đạt tiêu chuẩn 3 sao: Mức hỗ trợ 30 triệu đồng/phòng.

- Đối với dự án nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên: Mức hỗ trợ 20 triệu đồng/phòng.

- Đối với dự án xây mới đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên: Mức hỗ trợ 40 triệu đồng/phòng.

- Hỗ trợ trực tiếp một lần 20 triệu đồng/phòng đối với dự án, công trình xây dựng mới nhà nghỉ biệt thự liền kề trong khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đạt chuẩn 3 sao và 30 triệu đồng/phòng đối với dự án, công trình xây dựng đạt chuẩn 4 sao trở lên.

d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và đã được cơ quan có thẩm quyền phân loại, xếp hạng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên theo quy định của Nhà nước.

3. Hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch

a) Điều kiện hỗ trợ:

- Nhà hàng có diện tích xây dựng từ 100m2 trở lên (không bao gồm bãi đxe, khuôn viên và công trình phụ trợ) đáp ứng năng lực phục vụ tối thiểu 100 khách cùng một lúc.

- Nhà hàng đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước, bao gồm nhà bếp, nhà vệ sinh, có hồ sơ, thiết kế xây dựng được duyệt, có báo cáo thẩm định của cơ quan chức năng.

b) Nguyên tắc hỗ trợ:

- Suất đầu tư xác định theo đơn giá xây lắp Nhà nước thông báo.

- Hỗ trợ trực tiếp và một lần/1 nhà hàng đạt chuẩn.

c) Mức hỗ trợ:

- Đối với đầu tư xây dựng mới: Mức hỗ trợ 500.000 đồng/m2 sàn xây dựng, ti đa không quá 200 triệu đồng/1 dự án.

- Đối với đầu tư nâng cấp, cải tạo: Mức hỗ trợ 300.000 đng/m2 xây dựng, ti đa không quá 100 triệu đồng/1 dự án.

d) Thời điểm hỗ trợ:

Sau khi công trình đã được đầu tư, đưa vào sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền công nhận cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ du lịch theo quy định.

4. Hỗ trợ xử lý chất thải rắn và xây dựng nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch.

4.1. Hỗ trợ xử lý chất thải rắn

a) Điều kiện được hỗ trợ: Đầu tư mới hoặc nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn, được cơ quan chức năng thẩm định.

b) Nguyên tắc hỗ trợ:

- Theo địa điểm được thống nhất đầu tư và đơn giá xây dựng của Nhà nước.

- Đạt tiêu chuẩn theo quy định.

c) Mức hỗ trợ một lần cho 01 công trình:

Theo thực tế, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/1 dự án đầu tư.

d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định.

4.2. Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch.

a) Điều kiện được hỗ trợ: Xây mới hoặc nâng cấp cải tạo nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, trạm dừng chân dọc tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh.

b) Nguyên tắc hỗ trợ:

- Theo địa điểm được thống nhất đầu tư và đơn giá xây dựng của Nhà nước.

- Đạt tiêu chuẩn theo quy định, có hồ sơ, thiết kế xây dựng, có báo cáo thẩm định của ngành chức năng.

c) Mức hỗ trợ một lần cho một công trình: Theo thực tế, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/1 dự án đầu tư.

b) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo đạt tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước.

5. Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng

5.1. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị và xây dựng công trình nhà vệ sinh tại các nhà có phòng ở cho khách du lịch thuê (Homestay).

a) Điều kiện hỗ trợ: Các hộ gia đình kinh doanh homestay đầu tư tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng đã được ra mắt hoặc đang triển khai đầu tư xây dựng gắn với xây dựng nông thôn mới theo Quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Quyết định ra mắt hoạt động, hoặc theo Đề án xây dựng làng văn hóa du lịch đã được UBND các huyện, thành phố phê duyệt; các hộ dân thuộc diện dự án bảo tn Phố cổ Đồng Văn theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.

b) Nội dung hỗ trợ gồm:

- Đầu tư xây dựng mới nhà vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường.

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, cải tạo cảnh quan, thiết kế kiến trúc trong nhà phục vụ khách lưu trú;

c) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ trực tiếp một lần tối đa không quá 60 triệu đồng/nhà. Suất đầu tư xác định theo đơn giá xây dựng Nhà nước thông báo;

d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đủ điều kiện được thẩm định và công nhận loại hạng homestay theo quy định.

5.2. Hỗ trợ sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch:

a) Điều kiện hỗ trợ: Các sản phẩm thuộc các làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận hoặc đã có dự án đầu tư phát triển làng nghề được UBND cấp huyện phê duyệt thuộc quy hoạch phát triển làng nghề của tỉnh;

b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 20 triệu đồng/1 tổ chức, cá nhân;

c) Thời điểm hỗ trợ: Đã có sản phẩm thủ công truyền thống xuất bán phục vụ du lịch được chính quyền xã, thôn xác nhận.

5.3. Hỗ trợ lãi suất tiền vay cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc vừa sản xuất vừa hoạt động kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch:

a) Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian 3 năm; mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 100 triệu đồng/tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng gồm: Các hộ gia đình, hợp tác xã sản xuất nghề thủ công truyền thống, đồ mỹ nghệ, thổ cẩm truyền thống (có đăng ký tham gia phát triển du lịch cộng đồng và có xác nhận của UBND xã); HTX dịch vụ du lịch, Ban quản lý làng văn hóa du lịch, đội văn nghệ dân gian, Hội nghệ nhân dân gian tại thôn bản (được thành lập theo Quyết định của cấp có thẩm quyền); các thuyết minh viên tại thôn bản (có chứng nhận qua đào tạo hoặc chứng chỉ bồi dưỡng do cơ quan có thẩm quyền cấp);

b) Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian 3 năm; mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 200 triệu đồng/hợp tác xã, làng nghề thủ công truyền thống được UBND tỉnh công nhận hoặc đã có dự án đầu tư phát triển làng nghề do UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc quy hoạch phát triển làng nghề theo từng giai đoạn của tỉnh.

6. Hỗ trợ đầu tư khai thác du lịch hang động

a) Điều kiện hỗ trợ: Đầu tư tại các hang động trên địa bàn tỉnh có giá trị về văn hóa, lịch sử, cảnh quan, đủ điều kiện tổ chức đầu tư khai thác du lịch đã được cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát đánh giá tiềm năng, đảm bảo điều kiện và tính khả thi khai thác.

b) Nội dung hỗ trợ gồm: Hỗ trợ đầu tư cải tạo, xây dựng, mua sắm các trang thiết bị, xây dựng công trình phụ trợ, các dịch vụ hỗ trợ trong và ngoài hang động tại điểm du lịch.

c) Định mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ kinh phí trực tiếp một lần bằng 05% tổng mức đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/công trình, dự án cải tạo;

- Xuất đầu tư theo đơn giá xây dựng theo định mức thông báo của nhà nước.

d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi công trình được đầu tư đưa vào sử dụng, có hồ sơ đề nghị và được công nhận hoặc nằm trong quy hoạch là điểm du lịch theo quy định.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành và được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 8 năm 2016, thay thế Điều 8, Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tnh về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

7. Nghị quyết về thông qua Danh mục các công trình, dự án thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất (bổ sung) năm 2016 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Thông qua Danh mục các dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất (bổ sung) năm 2016 trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:

a) Danh mục các công trình, dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích công cộng: toàn tỉnh gồm 86 công trình (trong đó: thành phố 10 dự án; Mèo Vạc 6 dự án; Đồng Văn 3 dự án; Yên Minh 5 dự án; Quản Bạ 6 dự án; Bắc Mê 20 dự án; Vị Xuyên: 10 dự án; Hoàng Su phì: 16 dự án; Xín Mần 03 dự án; Bắc Quang 5 dự án; Quang Bình 2 dự án);

Các dự án được nêu rõ địa chỉ, tổng diện tích đất thu hồi (5.862.019 m2), dự kiến tổng kinh phí bồi thường (64.547 triệu đồng) và nguồn vốn để thực hiện bồi thường.

b) Danh mục các công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất: toàn tỉnh gồm 19 công trình; tổng diện tích 750.617m2 (trong đó: Đồng Văn 1 dự án; Yên Minh 1 dự án; Quản Bạ 3 dự án; Bắc Mê 1 dự án; Vị Xuyên 3 dự án; Su Phì 9 dự án; Xín Mần: 1 dự án)

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

Như vậy là Nghị quyết đã thông qua 105 công trình dự án (86 dự án thu hồi đất và 19 dự án chuyển mục đích sử dụng đất).

8. Nghị quyết về việc đề nghị phê duyệt tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Hà Giang năm 2016.

HĐND quyết định: Phê duyệt tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Hà Giang năm 2016 là 2.403 biên chế, cụ thể:

1. Biên chế giao các Sở, cơ quan ngang sở thuộc tỉnh: 1.317 biên chế.

(Giảm 04 chỉ tiêu của một số sở, ngành do giảm trừ 50% số lượng biên chế nghỉ hưu, nghỉ tinh giản theo quy định; tăng 01 chỉ tiêu của một Sở. Như vậy giảm 03 biên chế so với năm 2015);

2. Biên chế giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: 1.077 biên chế. (giữ nguyên so với chỉ tiêu đã giao năm 2015)

3. Biên chế chưa sử dụng: 09 biên chế. (Trong đó 06 biên chế của Văn phòng Đoàn ĐBQH đã bàn giao về Trung ương, Bộ Nội vụ chưa có ý kiến thu hồi và 03 biên chế do nghỉ hưu, tinh giản);

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

9. Nghị quyết về việc đề nghị phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các đơn vsự nghiệp công lập và chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tỉnh Hà Giang năm 2016.

Hội đồng nhân dân tỉnh: Phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và hp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tỉnh Hà Giang năm 2016 là 26.835 chỉ tiêu, cụ thể như sau:

1. Chỉ tiêu giao cho các đơn vị thực hiện: 26.769 chỉ tiêu, trong đó:

a) Sự nghiệp Y tế: 4.098 chỉ tiêu (giữ nguyên như năm 2015)

b) Sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 656 chỉ tiêu, (giảm 01 chỉ tiêu so với năm 2015)

c) Sự nghiệp khác: 810 chỉ tiêu (tăng 04 chỉ tiêu so với năm 2015)

d) Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: 20.895 chỉ tiêu, (giảm 67 chtiêu so với năm 2015);

e) Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 310 chỉ tiêu, (tăng 01 chỉ tiêu so với năm 2015);

Lý do: tăng là do thành lập Trung tâm Dịch vụ Hành chính công và điều chuyển một số chỉ tiêu cho các đơn vị khác để tăng cường viên chức. Giảm là do tinh giản biên chế, nghỉ hưu, do sát nhập một số đơn vị, đặc biệt giảm ở sự nghiệp giáo dục đào tạo do tính toán định mức slượng người làm việc/số trường, lớp học sinh theo quy định hiện hành.

2. Chỉ tiêu chưa sử dụng: 66 chỉ tiêu, trong đó: Sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 01 chỉ tiêu; Sự nghiệp khác: 01 chỉ tiêu; Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: 64 chỉ tiêu.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

10. Nghquyết về quy định mức thu học phí tại các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021.

Quy định về mức học phí tại các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại các cơ sở giáo dục công lập.

a) Đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.

- Năm học 2016-2017 (theo phụ lục số 01 đính kèm Đ cương này)

- Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021: Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo để quyết định mức học phí cho phù hợp. (Khi chỉ so giá tiêu dùng bình quân của năm sau tăng từ 5% trở xuống: UBND tỉnh thông báo thực hiện theo quy định mức học phí của năm học trước; Khi chỉ số giá tiêu dùng bình quân của năm sau tăng trên 5%: Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh mức học phí)

b) Đối với giáo dục thường xuyên: Theo mức học phí quy định tại Điểm a của các trường phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn.

2. Mức học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học (hệ cao đẳng) và giáo dục nghề nghiệp hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư.

a) Đối với trung cấp chuyên nghiệp: Theo phụ lục số 02 đính kèm Đ cương này.

b) Đối với giáo dục đại học (hệ cao đẳng): Theo phụ lục số 03 đính kèm Đề cương này.

c) Khung mức học phí đối với Trung cấp nghề và cao đẳng nghề:

- Đối với trung cấp nghề: Theo phụ lục số 04 đính kèm Đề cương này.

- Đối với cao đẳng nghề: Theo phụ lục số 05 đính kèm Đề cương này.

Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể mức học phí đối với ngành, nghề đào tạo của giáo dục nghề nghiệp tương ứng với khung học phí đã quy định tại Nghị quyết này.

d) Mức học phí học lại.

Tăng thêm 10% so với mức học phí được cấp có thẩm quyền quy định.

3. Mức học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học (hệ cao đẳng) và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ giáo dục thường xuyên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí bằng 130% mức học phí của hệ đào tạo chính quy quy định tại Khoản 2.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Khóa XVII, Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 21 tháng 7 năm 2016; có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2016, được áp dụng từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021.

11. Nghị quyết về việc thông qua Quy hoạch bảo tn và phát triển bền vững 5 khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã quyết định thông qua Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững 05 khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020:

* Quy hoạch về diện tích: Tổng diện tích quy hoạch 05 khu rừng đặc dụng là 52.412,52 ha, trong đó:

- Vườn quốc gia Du già - Cao nguyên đá Đồng Văn là 15.006,3 ha.

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh là 15.012 ha.

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Quang là 8.563,05 ha.

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn là 5.039,37 ha.

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê là 8.791,8 ha.

* Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn và tiến độ đầu tư: Tổng vốn đầu tư quy hoạch 5 khu rừng đặc dụng là 464.291,30 triệu đồng trong đó:

- Vườn quốc gia Du già - Cao nguyên đá Đồng Văn: Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch đến năm 2020 là 153.347,14 triệu đồng.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh: Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch đến năm 2020 là 154.576,75 triệu đồng.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang: Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch đến năm 2020 là: 48.879,56 triệu đồng.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn: Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch đến năm 20201à 44.817,6 triệu đồng.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê: Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch đến năm 2020 là 62.670,25 triệu đồng.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

12. Nghị quyết về Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang (thay thế Nghị quyết số 190/2015/NQ- HĐND ngày 07/7/2015 của HĐND tỉnh Quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh).

Nghị quyết Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:

1. Đối tượng áp dụng:

a) Các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại;

b) Các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

2. Về mức thu phí: (Có phụ lục kèm theo Đề cương này)

3. Đơn vị thu: Cục thuế tỉnh; Chi cục thuế các huyện, thành phố.

4. Quản lý và sử dụng nguồn thu phí

a) Quản lý phí:

- Tỷ lệ phân chia nguồn thu phí: Ngân sách tỉnh hưởng 40%; Ngân sách cấp huyện hưởng 60%.

- 100% số thu phí ngân sách cấp tỉnh hưởng được sử dụng 20% để bổ sung cho Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh.

b) Nội dung chi từ nguồn thu phí:

- Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

- Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

Nghị quyết này được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2016 (Thay thế Nghị quyết số 190/2015/NQ- HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang).

13. Nghị quyết về việc bổ sung Nghị quyết số 124/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2014 của HĐND tỉnh Hà Giang về việc thông qua danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc đối tượng đầu tư trực tiếp cho vay của Quỹ Đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang.

Nghị quyết thông qua danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc đối tượng đầu tư trực tiếp và cho vay của Quỹ đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:

1. Các công trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng: Y tế; Giáo dục - Đào tạo; Giao thông; Thủy lợi; Phát triển điện.

2. Các công trình, dự án đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nưc thải, rác thải, khí thải, đầu tư hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thải, đầu tư sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

3. Các dự án xây dựng, di chuyển, sắp xếp, hiện đại hóa các khu nghĩa trang.

4. Các dự án xây dựng, kết cấu hạ tầng trong Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, Khu công nghiệp Bình Vàng (huyện Vị Xuyên), Cụm công nghiệp Nam Quang (huyện Bắc Quang).

5. Các dự án phụ trợ bên ngoài hàng rào Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, Khu công nghiệp Bình Vàng (huyện Vị Xuyên), Cụm công nghiệp Nam Quang (huyện Bắc Quang).

6. Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo hồ chứa nước, các dự án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

7. Các công trình, dự án đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội (nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá sinh viên...)

8. Các dự án xã hội hóa hạ tầng xã hội: Mở rộng bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, chỉnh trang đô thị, hạ tầng khu dân cư, khu đô thị, khu tái định cư, văn hóa, thể dục thể thao, công viên.

9. Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo khu du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

10. Lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác tại tỉnh, bao gồm:

a. Các phương án, dự án phát triển hạ tầng phục vụ Du lịch trên địa bàn tỉnh gồm nhà hàng (đạt chuẩn phục vụ khách du lịch) và khách sạn (đạt tiêu chuẩn ba sao trở lên).

b. Các phương án, dự án phát triển hạ tầng trong vùng động lực của tỉnh (Thành phố Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê)

c. Các phương án, dự án phát triển kinh tế biên mậu (hạ tầng kỹ thuật: Chợ biên giới, kho cha hàng, bến bãi, hệ thng đường giao thông).

d. Các phương án, dự án đầu tư công trình trọng điểm của tỉnh.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 124/NQ-HĐND ngày 11 tháng 07 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tnh thông qua danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc đối tượng đầu tư trực tiếp, cho vay của quỹ đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tnh Hà Giang Giai đoạn 2014 - 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.

14. Nghị quyết ban hành Quy định về phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn ging cây lâm nghiệp, rừng giống trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:

1. Đối tượng áp dụng:

a) Tổ chức, cá nhân là chủ cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bình tuyển, công nhận.

b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống.

c) Cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước có liên quan.

2. Mức thu phí:

a) Giống cây lâm nghiệp:

 - Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ (cây trội): Mức thu 800.000đ/1 lần bình tuyển, công nhận.

- Phí bình tuyển, công nhận vườn cây đầu dòng: Mức thu 2.000.000đ/1 lần bình tuyển, công nhận.

- Phí bình tuyển, công nhận vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống cây lâm nghiệp: Mức thu 4.500.000đ/1 lần bình tuyển, công nhận.

b) Giống cây công nghiệp và cây ăn quả:

- Phí bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: Mức thu 2.000.000đ/1 lần bình tuyển, công nhận.

- Phí bình tuyển, công nhận lại cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: Mức thu 1.400.000đ/1 lần bình tuyển, công nhận.

3. Đơn vị thu phí: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Quản lý và sử dụng tiền thu phí:

a) Đơn vị thu được trích 80% số tiền phí thu được để trang trải chi phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống; 20% nộp ngân sách cấp tỉnh.

b) Sử dụng nguồn thu phí để lại cho đơn vị thu

Thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành của nhà nước, sử dụng để chi cho các nội dung sau đây: Công tác phí cho cán bộ đi thực tế hiện trường; Chi phí văn phòng phẩm, hội nghị, bin đeo cây; Chi phí trực tiếp khác có liên quan đến nhiệm vụ thu phí.

Nghị quyết này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.

15. Nghị quyết về quy định phân cấp thẩm quyền điều chuyển, thanh lý, cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc tnh Hà Giang quản lý.

Quy định phân cấp thẩm quyền điều chuyển, thanh lý, cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc tỉnh Hà Giang quản lý cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện), cụ thể như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Quản lý đô thị (đối với thành phố) hoặc Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng (đối với các huyện) trong các trường hợp sau:

a) Giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp huyện quản lý;

b) Giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp huyện với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Giữa các xã khi có sự điều chỉnh, phân loại hệ thống đường bộ của cấp có thẩm quyền.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh lý, cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp huyện, cấp xã quản lý trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.

16. Nghị quyết về việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Đặt tên 04 tuyến đường và 14 tuyến phố trên địa bàn thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ (Có Phụ lục kèm theo Đề cương này)

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

17. Nghị quyết về việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã thảo luận và quyết nghị: Đặt tên 05 tuyến đường, 7 tuyến phố trên địa bàn thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang (Có Phụ lục kèm theo Đề cương này);

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

18. Nghị quyết phê duyệt Đề án phân loại đô thị loại V đối với xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.

Thông qua Đề án phân loại đô thị loại V đối với xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đạt 71,65/100 điểm, với các tiêu chuẩn đạt được như sau:

1. Tiêu chuẩn chức năng đô thị: Đạt 13/15 điểm.

2. Tiêu chuẩn quy mô dân số toàn đô thị: Đạt 8,15/10 điểm.

3. Tiêu chuẩn mật độ dân số: Đạt 0/5 điểm.

4. Tiêu chuẩn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: Đạt 5/5 điểm.

5. Tiêu chuẩn hệ thống công trình hạ tầng đô thị: Đạt 39/55 điểm.

6. Tiêu chuẩn kiến trúc, cảnh quan đô thị: Đạt 6,5/10 điểm.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

* Theo quy định điểm tối thiểu để được công nhận đô thị loại V phải đạt 70/100 đim. Như vậy xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đủ tiêu chuẩn, đủ điểm đạt đô thị loại V.

19. Nghị quyết phê duyệt Đề án phân loại đô thị loại V đối với thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn.

Thông qua Đề án phân loại đô thị loại V đối với thị trấn Phố Bảng, huyện Đng Văn, tỉnh Hà Giang đạt 72,14/100 điểm, với các tiêu chuẩn đạt được như sau:

1. Tiêu chuẩn chức năng đô thị: Đạt 11,1/15 điểm.

2. Tiêu chuẩn quy mô dân số toàn đô thị: Đạt 3,44/10 điểm.

3. Tiêu chuẩn mật độ dân số: Đạt 5/5 điểm.

4. Tiêu chuẩn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: Đạt 5/5 điểm.

5. Tiêu chuẩn hệ thống công trình hạ tầng đô thị: Đạt 39,5/55 điểm.

6. Tiêu chuẩn kiến trúc, cảnh quan đô thị: Đạt 7,1/10 điểm.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

* Theo quy định điểm tối thiểu để được công nhận đô thị loại V phải đạt 70/100 điểm. Như vậy thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đủ tiêu chuẩn, đủ điểm đạt đô thị loại V.

20. Nghị quyết phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020.

Phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu cụ thể.

1.1. Thực hiện giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 4%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm trên 6%/năm.

1.2. Bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng lên 2 lần so với năm 2015;

1.3. Phấn đấu trên 98,2% người dân tham gia BHYT, 100% hộ gia đình có người ốm đau được được đưa đi khám chữa bệnh; tỷ lệ huy động trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99%, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt trên 75%, 100% hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 không có khả năng tự cải thiện nhà ở được hỗ trợ xóa nhà tạm; trên 90% dân số thành thị được sử dụng nước sạch, 86% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 90% hộ gia đình khu vực nông thôn sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; 90% hộ dân được tiếp cận, cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

1.4. Phấn đấu 100% thôn, bản có đường đi được xe cơ giới; 94,4% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia.

2. Các chỉ tiêu cần đt được đến năm 2020.

- Tlệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 22,60%, có trên 35.000 hộ thoát nghèo bền vững;

- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đạt 30 triệu đồng/năm;

- Phấn đấu 845.000 người tham gia BHYT;

- Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99%,

- 4.117 hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 không có khả năng tự cải thiện nhà ở, hộ gia đình chính sách người có công được hỗ trợ xóa nhà tạm;

- Trên 102.000 người dân thành thị được sử dụng nước sạch, 592.000 người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;

- 127.000 hộ gia đình khu vực nông thôn sử dụng hố xí/nhà tiêu hp vệ sinh;

- 165.000 hộ dân được tiếp cận, cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các chương trình phát thanh truyền hình, sách, ấn phẩm truyền thông.

- Phấn đấu ít nhất 01 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP;

- 38 xã, 24 thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí của Trung ương quy định;

- 2.069 thôn, bản, tổ dân phố có đường đi được xe cơ giới;

- 173.000 hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia.

3. Đối tượng thực hiện:

a) Người/hộ nghèo; người/hộ cận nghèo, người/hộ mới thoát nghèo, người/hộ dân tộc thiểu số; người/hộ gia đình làm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

b) Xã nghèo; xã, thôn đặc biệt khó khăn;

c) Huyện nghèo;

4. Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2016-2020.

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

II. CÁC NGHỊ QUYẾT DO THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH TRÌNH:

21. Nghị quyết về việc ban hành Nội quy các kỳ họp của HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Đđảm bảo cho các Kỳ họp của HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 (nhiệm kỳ mới) tiến hành dân chủ khách quan và tuân thủ theo đúng các quy định của Pháp luật. Vì vậy tại Kỳ họp này đã ban hành Nghị quyết về Nội quy các Kỳ họp, áp dụng cho cả nhiệm kỳ 5 năm (2016-2021); (Nội quy quy định cụ thể: Trách nhiệm của Chủ tọa Kỳ họp; trách nhiệm của Đại biểu HĐND tỉnh; Trách nhiệm của Thư ký; trách nhiệm của Đại biểu mời dự Kỳ họp; trách nhiệm của phóng viên Báo, Đài TW và địa phương,...)

22. Nghị quyết về việc ban hành đề án: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII, NK 2016-2021;

Nhằm cụ thhóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và của HĐND..., để tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm và chất lượng hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND trong nhiệm kỳ 2016 - 2021. Vì vậy, tại Kỳ họp này HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về việc ban hành đề án: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt đng HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII, NK 2016-2021.

Đthực hiện tt mục tiêu nêu trên, Đề án đưa ra một số giải pháp như sau:

Nâng cao chất lượng Kỳ họp HĐND tỉnh; Đổi mới, nâng cao chất lượng giám sát; đặc biệt là đổi mới nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri (ngoài TXCT theo luật định, đán mở rộng các hình thức TXCT như: TXCT qua các cuộc họp tại nơi cư trú; tiếp xúc cử tri trên truyền hình; Hội nghị TXCT trực tuyến); đồng thời nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết HĐND tỉnh; nâng cao chất lượng tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân và nâng cao chất lượng công tác đối ngoại.

23. Nghị quyết Quy định về chế độ chi tiêu tài chính đảm bảo hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Căn cứ Nghị quyết số 1026/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo hoạt động của Đại biểu hội đồng nhân dân;

Trên cơ sở Kế thừa Nghị quyết số 49/2012/NQ-HĐND , ngày 14/7/2012 của HĐND tỉnh về Quy định một số nội dung chi, định mức chi đảm bảo hoạt động của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang. HĐND tỉnh đã quyết định ban hành Nghị quyết Quy định về chế độ chi tiêu tài chính đảm bảo hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Nghị quyết đã bổ sung, điều chỉnh một số nội dung chi cho các Ban HĐND cấp xã (theo Khoản 3 Điều 32, Luật tổ chức chính quyền địa phương: HĐND cấp xã thành lập Ban Kinh tế xã hội, Ban Pháp chế...):

- Bổ sung thêm phụ cấp kiêm nhiệm cho Trưởng, Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm cấp xã: mức phụ cấp bằng 0,1 lương cơ sở/tháng/người.

- Đặc biệt điều chỉnh tiền trang phục cho đại biểu HĐND các cấp chung một mức là 2.500.000/bộ/1 đại biểu (NQ 49 cấp tỉnh 2,5 trđ/bộ, cấp huyện 2,2 trđ/bộ, cấp xã 1,8 trđ/bộ). Mỗi một đại biểu được 02 bộ/1 nhiệm kỳ.

Trên đây là những nội dung và kết quả chủ yếu của Kỳ họp thứ Hai - HĐND tỉnh khóa XVII, trên cơ sở đề cương này các vị đại biểu HĐND tỉnh tham khảo, lựa chọn nội dung phù hợp với địa bàn ứng cử để báo cáo với cử tri. Tùy khu vực hoặc đối tượng cử tri, đại biểu HĐND tỉnh có thể lựa chọn hoặc chuẩn bị thêm những nội dung, số liệu chi tiết, cụ thể hơn để báo cáo với cử tri./.

 

PHỤ LỤC

MỨC HỌC PHÍ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP TỪ NĂM HỌC 2016-2017 ĐẾN NĂM HỌC 2020-2021
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 19/2016/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

 

Phụ lục số 01

MỨC HỌC PHÍ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG

STT

Nội dung

Mức học phí năm học 2016-2017
(1.000 đồng/tháng/học sinh)

I

GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG CÔNG LẬP

 

1

Các phường thuộc thành phố Hà Giang

 

a

Mầm non

50

b

Trung học cơ sở

35

c

Trung học phổ thông

45

2

Các xã thuộc thành phố Hà Giang và các thị trấn (trừ thị trấn Phó Bảng huyện Đồng Văn; các thôn vùng III của xã vùng I và vùng II)

 

a

Mầm non

40

b

Trung học cơ sở

25

c

Trung học phổ thông

35

3

Các xã còn lại (bao gồm các xã biên giới, các xã có điu kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các thôn vùng III của xã vùng I, vùng II; thị trn Phó Bảng huyện Đng Văn)

 

a

Mầm non

28

b

Trung học cơ sở

12

c

Trung học phổ thông

22

II

GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Áp dụng bằng mức học phí quy định tại phần I

 

Phụ lục số 02

MỨC HỌC PHÍ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP CHƯA TỰ ĐẢM BẢO CHI ĐẦU TƯ VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN

TT

Khối ngành đào tạo

Mức học phí

(Đơn vị tính: 1.000 đồng/tháng/học sinh)

Năm học 2016- 2017

Năm học 2017- 2018

Năm học 2018 - 2019

Năm học 2019- 2020

Năm học 2020-2021

I

Đào tạo hệ chính quy

 

 

 

 

 

1

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

330

370

400

440

480

2

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghthuật; khách sạn, du lịch

390

430

470

520

580

3

Y, dược

480

530

580

640

700

II

Đào tạo hệ giáo dục thường xuyên

Bằng 130% mức học phí quy định tại phần I

 

Phụ lục số 03

MỨC HỌC PHÍ CAO ĐẲNG TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP CHƯA TỰ ĐẢM BẢO CHI ĐẦU TƯ VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN

TT

Khối ngành đào tạo

Mức học phí

(Đơn vị tính: 1.000 đồng/tháng/học sinh)

Năm học 2016- 2017

Năm học 2017- 2018

Năm học 2018 - 2019

Năm học 2019- 2020

Năm học 2020-2021

I

Đào tạo hệ chính quy

 

 

 

 

 

1

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

380

410

450

500

550

2

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

440

490

540

600

660

3

Y, dược

540

600

660

730

800

II

Đào tạo hệ giáo dục thường xuyên

Bng 130% mức học phí quy định tại phn I

 

Phụ lục số 04

MỨC HỌC PHÍ TRUNG CẤP NGHỀ TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP CHƯA TỰ ĐẢM BẢO CHI ĐẦU TƯ VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN

Số TT

Khối ngành đào tạo

Khung mức học phí

(Đơn vị tính: 1.000 đồng/tháng/học sinh)

Năm học 2016- 2017

Năm học 2017- 2018

Năm học 2018- 2019

Năm học 2019- 2020

Năm học 2020-2021

I

Đào tạo hệ chính quy

 

 

 

 

 

1

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

210-330

230-370

260-400

280-440

310-480

2

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

250-390

280-430

300-470

330-520

370-580

3

Y, dược

310-480

340-530

370-580

410-640

450-700

II

Đào tạo hệ giáo dục thường xuyên

Bng 130% mức học phí quy định tại phn I

 

Phụ lục số 05

MỨC HỌC PHÍ CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP CHƯA TỰ ĐẢM BẢO CHI ĐẦU TƯ VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN

STT

Khối ngành đào tạo

Khung mức học phí Đơn vị tính: 1.000 đồng/tháng/sinh viên

Năm học 2016- 2017

Năm học 2017- 2018

Năm học 2018- 2019

Năm học 2019- 2020

Năm học 2020-2021

I

Đào tạo hệ chính quy

 

 

 

 

 

1

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

240-380

260-410

290-450

320-500

350 - 550

2

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

280-440

310-490

350-540

380-600

420-660

3

Y, dược

350-540

380-600

420-660

460-730

510-800

II

Đào tạo hệ giáo dục thường xuyên

Bng 130% mức học phí quy định tại phn I

 

PHỤ LỤC

TUYẾN ĐƯỜNG, TUYẾN PHỐ ĐẶT TÊN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĨNH TUY, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
(Kèm theo Nghị quyết số: 20/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

1. Tên các tuyến đường thị trấn Vĩnh Tuy:

STT

Điểm đầu điểm cuối

Đặt tên đường

Độ dài (m)

1

Km 212 + 850 Quốc lộ 2 đến Km 205 Quốc lộ 2

TRẦN PHÚ

7.850

2

Km 212 Quốc lộ 2 đến Km 0 + 670 ĐH.08

TỰ TRỌNG

670

3

Km 210 + 500 Quốc lộ 2 đến Km 1 + 430 đi Vĩnh Hảo - Hùng An

NGÔ GIA TỰ

1.430

4

Km 207 Quốc lộ 2 đến Km 1 + 100 TL 183

LÊ HỒNG PHONG

1.100

5

Km 205 + 100 Quốc lộ 2 đến Km 0 + 640 đi tổ dân phố Bình Long

VÕ THỊ SÁU

640

2. Tên các tuyến phố thị trấn Vĩnh Tuy

STT

Lý trình và điểm đầu, điểm cuối

Đặt tên phố

Độ dài (m)

1

Km 211 + 100 Quốc lộ 2 đến Km 0 + 950 đi thôn Tân Thành

NGUYỄN VIẾT XUÂN

950

2

Km 209 + 980 Quốc lộ 2 đến Km 1 + 450 đi Xóm Mới

CHU VĂN AN

1.450

3

Km 209 + 880 Quốc lộ 2 đến Km 0 + 150 đi Xóm Ca Nô

TRẦN QUỐC TOẢN

150

4

Km 209 + 720 Quốc lộ 2 đến Km 1 + 550 đi Ba Luồng - Vĩnh Hảo

NGÔ QUYN

1.550

5

Km 209 + 250 Quốc lộ 2 đến Km 1 + 200 đi thôn Ngòi Cò

HỮU NGHỊ

1.200

6

Km 208 + 150 Quốc lộ 2 đến Km 0 + 120 đi tổ dân phố Quyết Tiến

PHAN CHU TRINH

120

7

Km 205 + 400 Quốc lộ 2 đến Km 0 + 260 đi tổ dân phố Bình Long

HOÀNG DIỆU

260

 

PHỤ LỤC

TUYẾN ĐƯỜNG, TUYẾN PHỐ ĐẶT TÊN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TAM SƠN, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 21/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

1. Tên các tuyến đường thị trấn Tam Sơn:

TT

Điểm đầu và điểm cuối các tuyến đường

Tên đường

Độ dài (m)

1

Từ nhà khách Tam Sơn đến Trung tâm Viễn thông huyện (giáp địa phận xã Quản Bạ)

TRẦN PHÚ

2.100

2

Giao với đường Trần Phú (ngã ba Trường PTDT Nội trú huyện) đến Thôn Bảo An, hết địa phận thị trấn Tam Sơn (giáp địa phận xã Thanh Vân)

NGUYỄN TRÃI

3.700

3

Giao với đường Trần Phú quốc lộ 4C đến giao với đường Nguyễn Trãi

BÀ TRIỆU

1.100

4

Giao với đường Bà Triệu (Ngã tư cổng UBND tỉnh thị trấn Tam Sơn) đến thôn Thượng Sơn (giáp địa phận xã Thanh Vân)

LÊ LỢI

3.200

2. Tên các tuyến phố thị trấn Tam Sơn:

TT

Điểm đầu và điểm cuối các tuyến phố

Tên phố

Độ dài (m)

1

Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C đến cổng Huyện ủy giao cắt với phố Lê Hồng Phong

HAI BÀ TRƯNG

90

2

Giao với đường Bà Triệu đến cổng Công an huyện

LÊ HNG PHONG

200

3

Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C (gần đến cổng nhà khách Tam Sơn) đến giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C

TRẦN QUC TOẢN

1.100

4

Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C đến giao với đường Ngô Quyền

TRN HƯNG ĐẠO

1.200

5

Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C đến Công ty CP Vật tư Nông - Lâm nghiệp huyện

QUANG TRUNG

500

6

Giao với đường Bà Triệu đến giao với đường Nguyễn Trãi

YẾT KIÊU

700

7

Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C đến giao với đường Bà Triệu

NGUYN DU

50

8

Giao với đường Nguyễn Trãi đến giao với đường Lê Lợi

SÙNG DÚNG LÙ

600

9

Giao với đường Nguyễn Trãi đến giao với đường Lê Lợi

TRẦN QUANG KHẢI

800

10

Giao với đường Nguyễn Trãi đến giao với đường Lê Lợi

LÊ ĐẠI HÀNH

1.000

11

Giao với đường Nguyễn Trãi đến giao cắt với đường Lê Lợi (đến chân núi thuộc địa phận đội 3 thôn Nà Chang)

LÊ LAI

1.500

12

Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C đến giao với đường Trần Hưng Đạo

VÕ THỊ SÁU

150

13

Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C (Qua cổng nhà khách Tam Sơn) đến hết địa phận thôn Thượng Sơn, giao với đường đi liên xã Tùng Vài - Cao Mã Pờ - Tả Ván

HOÀNG VĂN THỤ

5.200

14

Giao với đường Trần Quốc Toản đến giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C

NGÔ QUYN

1.700

 

PHỤ LỤC

MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 22/2016/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

STT

LOẠI KHOÁNG SẢN

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

I

Khoáng sản không kim loại

 

 

1

Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa, bazan)

m3

60.000

2

Đá Block

m3

80.000

3

Quặng đá quý: Ô-pan (opan) quý màu đen; A-dít; Rô-đô- lít (rodolite): Py-rốp (pyrope); Bê-rin (berin): Sờ-pi-nen (spinen); Tô-paz (topaz), thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam

tấn

70.000

4

Sỏi, cuội, sạn

m3

6.000

5

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

3.000

6

Đá vôi, đá sét làm xi măng, các loại đá làm phụ gia xi măng (laterit, puzolan...); khoáng chất công nghiệp (barit, flourit, bentonit và các loại khoáng chất khác)

tấn

3.000

7

Cát vàng

m3

4.000

8

Cát trắng

m3

6.000

9

Cát đen

m3

5.000

10

Các loại cát khác

m3

3.000

11

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

2.000

12

Sét làm gạch, ngói

m3

2.000

13

Thạch cao

m3

3.000

14

Cao lanh

m3

6.000

15

Phen-sờ-pát (fenspat)

m3

7.000

16

Các loại đất khác

m3

2.000

17

Gờ-ra-nit (granite); Sét chịu lửa: Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite); talc, diatomit, Mi-ca (mica), Thạch anh kỹ thuật; Pi-rít (pirite); phốt-pho-rít (phosphorite)

tấn

30.000

18

Nước khoáng thiên nhiên

m3

3.000

19

A-pa-tít (apatit), séc-pen-tin (secpentin)

tấn

4.000

20

Graphit, sericit

tấn

5.000

21

Than các loại

tấn

8.000

22

Khoáng sản không kim loại khác

tấn

30.000

II

Quặng khoáng sản kim loại

 

 

1

Quặng sắt

tấn

50.000

2

Quặng măng-gan

tấn

40.000

3

Quặng vàng; quặng bạc; quặng chì; quặng kẽm

tấn

250.000

4

Quặng đất hiếm

tấn

60.000

5

Quặng thiếc

tấn

220.000

6

Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), Quặng ăng-ti-mon (antimon)

tấn

50.000

7

Quặng nhôm, Quặng bô-xít (bauxite)

tấn

30.000

8

Quặng đồng, Quặng ni-ken (niken)

tấn

50.000

9

Quặng cô-ban (coban), Quặng mô-lip-đen (molipden), Quặng thủy ngân, Quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-đi (vanadi)

tấn

250.000

10

Quặng khoáng sản kim loại khác

tấn

30.000

III

Khai thác khoáng sản tận thu

Bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng

 





Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND về kế hoạch đầu tư công năm 2017 Ban hành: 08/12/2016 | Cập nhật: 28/02/2017