Quyết định 7264/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới và sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương thành phố Hà Nội
Số hiệu: 7264/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Ngọc Tuấn
Ngày ban hành: 29/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 7264/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một s điu của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 2430/QĐ-UBND ngày 7/5/2014 của Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại tờ trình số 4366/TTr-SCT ngày 26/11/2015 và ý kiến của Sở Tư pháp tại văn bản số 3460/STP-KSTTHC ngày 17/11/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính mới ban hành và 04 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương thành phố Hà Nội (có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng y ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Công thương, Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- Thường trực: TU, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các PCT UBND TP;
- Website Chính phủ;
- VPUBTP: CVP, các PCVP, NC, KT, NN, TH, HCTC;
- Trung tâm Tin học Công báo TP;
- Cổng giao tiếp Điện tử Hà Nội;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn
Ngọc Tuấn

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 7264/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND Thành ph Hà Nội)

Phần I

DANH MỤC CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương Hà Nội

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Căn cứ pháp lý

 

1

Xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực thành ph Hà Nội.

Quản lý Quy hoạch phát triển điện lực.

- Căn cứ Thông tư s33/2014/TT-BCT ngày 10/10/2014 của Bộ Công Thương, quy định một số nội dung rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;

- Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 của UBND TP Hà Nội.

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của S Công Thương Hà Nội

STT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, b sung, thay thế(2)

Lĩnh vực

Ghi chú

Thủ tục hành chính cấp Sở

1

 

Thủ tục Cấp Giy phép Hoạt động điện lực.

Mã thủ tục hành chính: T-HNO-193596-TT

Thông tư s 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ Công Thương Quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực;

Cp Giy phép hoạt động điện lực

 

2

 

Thủ tục Thm định thiết kế cơ sở công trình điện.

Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ, về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Thẩm định

 

3

 

Thủ tục Thẩm định thiết kế xây dựng công trình điện.

Mã thủ tục hành chính: T-HNO-193602-TT (Quy trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình điện)

Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ, về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Thẩm định

 

4

 

Thủ tục Điu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội.

Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương, Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;

- Căn cứ Thông tư s 33/2014/TT-BCT ngày 10/10/2014 của Bộ Công Thương, quy định một số nội dung rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;

- Quyết định số 38/2011/QĐ- UBND ngày 15/12/2011 của UBND TP Hà Nội.

Quản lý Quy hoạch điện.

 

Ghi chú: Thủ tục hành chính s 3: Quy trình Thm tra thiết kế xây dựng công trình điện được sửa đổi bổ sung thay bằng Thủ tục Thẩm định thiết kế xây dựng công trình điện. Mã thủ tục hành chính: T-HNO-193602-TT.

Phần II

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI

Lĩnh vực: Hoạt động điện lực

1. Tên thủ tục: Xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội.

- Trình tự thực hiện:

Tổ chức/cá nhân đề nghị xác nhận phù hợp công trình điện với Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội đến Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả - Sở Công Thương Hà Nội nhận mẫu đơn, điền đầy đủ các thông tin theo mẫu (Có thể tải mẫu đơn từ trang mạng điện tử của Sở Công thương Hà Nội); gửi Hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả - Sở Công Thương Hà Nội; Bộ phận tiếp nhận Hồ Sơ gửi ngay cho Phòng Quản lý điện năng, Lãnh đạo phòng giao nhiệm vụ cho Chuyên viên phụ trách địa bàn kiểm tra đối chiếu với Quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; soạn văn bản theo mẫu, chuyển Lãnh đạo Phòng ký nháy, trình Lãnh đạo Sở ký, ly svăn bản, gửi Bộ phận tiếp nhận Hsơ và trả kết quả - Sở Công Thương Hà Nội để trả kết quả;

- Cách thức thực hiện:

Tổ chức/cá nhân đến tại Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả - Sở Công Thương Hà Nội nhận mẫu đơn, điền đầy đủ các thông tin theo mẫu hoặc Có thể tải mẫu đơn từ trang mạng điện tử của Sở Công thương Hà Nội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 b, gồm:

1. Đơn đề nghị xác nhận công trình điện phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực;

2. Bản sao hợp lệ một trong các loại giy tờ sau:

- Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng dự án;

- Giấy phép xây dựng;

- Quyết định giao đất;

- Hợp đồng thuê đất;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 03 ngày làm việc;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức hoặc cá nhân được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng; phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực và xác định rõ quy mô, địa đim của dự án.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Hà Nội.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ban hành văn bản xác nhận công trình điện phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội.

- Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn: Đơn xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức của Sở Công Thương Hà Nội;

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

- Nghị định số 14/2014 ngày 26/02/2014 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;

- Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương, Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;

- Thông tư số 33/2014/TT-BCT ngày 10/10/2014 của Bộ Công Thương, quy định một số nội dung rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;

- Quyết định 38/2011/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội, về việc ban hành Quy định về Quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 14/8/2012 của UBND TP Hà Nội, V/v ban hành Quy định về quản lý, thu hồi vốn ngân sách Thành phố đầu tư tại các dự án cấp nước hoặc hạng mục cấp nước, hạng mục điện bàn giao cho các đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng sau đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định 03/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 4351/QĐ-BCT ngày 29/8/2011 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020;

- Các Quy hoạch phát triển điện lực các quận, huyện, thị xã giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020 đã được UBND Thành phố phê duyệt.

- Văn bản số 6018/UBND-CT ngày 12/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội, về việc ủy quyền cho Sở Công Thương xem xét cho phép Chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện.

 

2. Thủ tục Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực TP Hà Nội.

- Trình tự thực hiện:

Tổ chức/cá nhân đnghị điều chỉnh, bổ sung công trình điện vào Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội đến Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội nhận mẫu đơn, điền đầy đủ các thông tin theo mẫu (Có thể tải mẫu đơn từ trang mạng điện tử của Sở Công thương Hà Nội); gửi Hsơ tại Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội; Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ gửi ngay cho Phòng Quản lý điện năng thụ lý; Sau 03 ngày làm việc Phòng Quản lý điện năng Thông báo cho Tổ chức/ cá nhân để phối hợp kiểm tra tại hiện trường (Thông báo gửi cho Tổ chức/cá nhân gửi theo Email); Lập biên bản tại hiện trường; Kiểm tra Hồ sơ và Biên bản kiểm tra, soạn văn bản báo cáo Lãnh đạo Phòng ký nháy trình Lãnh đạo Sở duyệt, lấy số văn bản, gửi Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội để trả cho Tổ chức/ cá nhân;

(Các Công trình điện bổ sung vào Quy hoạch, Phòng Quản lý điện năng tổng hợp báo cáo Giám đốc Sở trình UBND TP, Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vào thời gian hàng năm)

- Cách thức thực hiện:

Tổ chức/cá nhân đến tại Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội nhận mẫu đơn, điền đầy đủ các thông tin theo mẫu hoặc Có thể tải mẫu đơn từ trang mạng điện tử của Sở Công thương Hà Nội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 b, gồm:

1. Đơn điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội;

2. Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau:

- Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng dự án;

- Giấy phép xây dựng;

- Quyết định giao đất;

- Hợp đồng thuê đất;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Văn bản của UBND quận, huyện, thị xã về việc thỏa thuận vị trí cột điện, hướng tuyến đường dây điện điều chỉnh, bổ sung công trình điện vào Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội.

4. Văn bản của Công ty điện lực quận huyện, thị xã hoặc Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội về việc thỏa thuận đấu nối, điều chỉnh, bổ sung công trình điện vào Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 10 ngày làm việc;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức/cá nhân được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng, phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực và xác định rõ quy mô, địa điểm, diện tích của dự án.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Hà Nội.

- Kết quả thực hin thủ tục hành chính: Ban hành văn bản điều chỉnh, bổ sung công trình điện vào Quy hoạch phát triển điện lực thành phHà Nội;

- Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn: Đơn điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực TP Hà Nội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức của Sở Công Thương Hà Nội;

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đin lực.

- Nghị định số 14/2014 ngày 26/02/2014 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;

- Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương, Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;

- Thông tư số 33/2014/TT-BCT ngày 10/10/2014 của Bộ Công Thương, quy định một số nội dung rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;

- Quyết định 38/2011/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội, về việc ban hành Quy định về Quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 14/8/2012 của UBND TP Hà Nội, V/v ban hành Quy định về quản lý, thu hồi vốn ngân sách Thành phố đầu tư tại các dự án cấp nước hoặc hạng mục cấp nước, hạng mục điện bàn giao cho các đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng sau đầu tư trên địa bàn TP Hà Nội;

- Quyết định 03/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 4351/QĐ-BCT ngày 29/8/2011 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020;

- Các Quy hoạch phát triển điện lực các quận, huyện, thị xã giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020 đã được UBND Thành phố phê duyệt.

- Văn bản số 6018/UBND-CT ngày 12/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội, về việc ủy quyền cho Sở Công Thương xem xét cho phép Chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện.

 

3. Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động điện lực

- Trình tự thực hiện:

Tổ chức/cá nhân đnghị cấp giấy phép hoạt động điện lực đến Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội nhận mẫu đơn, điền đầy đủ các thông tin theo mẫu (Có thể tải mẫu đơn từ trang mạng điện tử của Sở Công thương Hà Nội); gửi Hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội; Bộ phận tiếp nhận Hồ Sơ gửi ngay cho Phòng Quản lý điện năng, Lãnh đạo phòng giao nhiệm vụ cho Chuyên viên phụ trách địa bàn kim tra đối chiếu với các quy định và thực hiện kim tra thực tế tại cơ sở; soạn văn bản theo mẫu, chuyển Lãnh đạo Phòng ký nháy, trình Lãnh đạo Sở ký, lấy số văn bản, gửi Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội để trả kết quả; (thời gian 11 ngày làm việc)

- Cách thức thực hiện:

Đến tại Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội nhận mẫu đơn, đin đầy đủ các thông tin theo mẫu hoặc Có thể tải mẫu đơn từ trang mạng điện tử của Sở Công thương Hà Nội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, gồm:

* Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực (tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công các công trình điện), hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (theo mẫu 01, TT 10 ban hành kèm theo quy trình này);

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép;

c) Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính (Mu 7a);

d) Danh sách các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia chính đã thực hiện;

e) Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn;

f) Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vn của tchức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vn;

g) Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm các nội dung quy định tại Khoản a và Khoản b mục này.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.

* H sơ đề nghị cấp giấy phép phân phối điện và bán lẻ điện gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt động điện lực (theo mẫu 01, TT 10);

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đnghị cp giy phép;

c) Danh sách trích ngang cán bộ quản lý, người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành (theo mẫu 7b);

d) Bản sao Bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận tốt nghiệp, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành;

e) Danh mục các hạng mục công trình lưới điện chính do tổ chức đang quản lý vận hành hoặc chuẩn bị tiếp nhận theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

g) Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định;

h) Bản sao Thỏa thuận đấu nối hoặc Hợp đồng đấu nối;

i) Bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động;

k) Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm các nội dung quy định tại Khoản a và Khoản b mục này.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 11 ngày làm việc;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức/cá nhân có nhu cầu và có đủ năng lực hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Hà Nội.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ban hành 03 bản giấy phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp Giấy phép.

- Lệ phí: Nộp 700 000 đ/ một lần cấp Giấy phép hoạt động điện lực; (Theo Quy định tại Quyết định số 63/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND TP, về việc thu lệ phí cấp Giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn TP Hà Nội);

- Phí thẩm định cấp phép (Theo Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp Giấy phép trong lĩnh vực điện lực)

+ Lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện nông thôn: 1.080.000,

+ Lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện: 800.000,0đ.

- Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

- Yêu cầu, điều kin thực hin thủ tục hành chính:

+ Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;

+ Có hồ sơ hợp lệ để cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực;

+ Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Điện lực ngày 03/12/2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;

Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 Quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của Giấy phép hoạt động điện lực;

Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND 22/8/2008 của UBND Thành phố về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức của Sở Công Thương Hà Nội;

Văn bản số 9583/UBND-CT ngày 16/12/2013 của UBND Thành phố về việc ủy quyền cấp phép hoạt động điện lực trên địa bàn Thành phố.

 

4. Thủ tục Thẩm định thiết kế xây dựng công trình điện

- Trình tự thực hiện:

Tổ chức/cá nhân đnghị thẩm định thiết kế xây dựng công trình điện nộp Tờ trình (theo mẫu) kèm theo hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả - Sở Công Thương Hà Nội; Bộ phận tiếp nhận Hồ Sơ kiểm tra đầu mục hồ sơ theo danh mục quy định, nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và làm thủ tục chuyển hồ sơ cho phòng Quản lý điện năng thực hiện thẩm định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.

Phòng Quản lý điện năng thực hiện việc thẩm định sơ bộ ra thông báo bổ sung hoàn thiện hồ sơ hoặc thực hiện thẩm định luôn nếu hồ sơ hợp lệ. Tùy yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình thẩm định có thể kiểm tra thực tế, có văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy nổ và các nội dung khác theo quy định của pháp luật và/hoặc giới thiệu cá nhân tổ chức tư vấn thẩm tra toàn bộ hoặc một phần nội dung thẩm định. Khi thẩm định xong soạn thảo văn bản trình Lãnh đạo Sở ký, lấy số văn bản, gửi Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội để trả kết quả;

Thời gian thực hiện (bao gồm thời gian thẩm định sơ bộ): Không quá 25 ngày đối với công trình cấp II, III; Không quá 15 ngày đối với công trình còn lại.

- Cách thức thực hin:

Tchức/cá nhân nộp Tờ trình (theo mẫu tải từ trang mạng điện tử của Sở Công thương Hà Nội) kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng công trình điện tại Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội.

- Thành phần, số Iượng hồ sơ: 01 bộ, gồm:

1. Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình (theo mẫu).

2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật).

3. Thiết kế cơ sở phần điện được phê duyệt cùng dự án đầu tư (hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được duyệt đối với thiết kế một bước).

4. Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có).

5. Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định).

6. Báo cáo tổng hợp của Chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.

7. Thỏa thuận đấu nối với Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội, Công ty điện lực địa phương hoặc các đơn vị phân phối điện khác.

8. Thỏa thuận địa điểm xây dựng trạm biến áp và hướng tuyến đường dây điện của cơ quan có thẩm quyền (theo quy định).

9. Biên bản điều tra hiện trạng công trình hạ tầng kỹ thuật đang sử dụng phải di chuyển của cơ quan có thẩm quyền đối với công trình đền bù GPMB.

10. Các tài liệu khẳng định năng lực của đơn vị tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế (Giấy phép hoạt động điện lực của nhà thầu lập thiết kế công trình; Chứng chỉ hành nghề của các chủ nhiệm khảo sát, thiết kế; Chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng của người lập dự toán).

11. Bản sao hồ sơ khảo sát xây dựng liên quan đến các bản vẽ và thuyết minh thiết kế (nếu có).

12. Chỉ dẫn kỹ thuật (theo quy định).

13. Tài liệu thiết kế (01 bộ), gồm:

+ Thuyết minh thiết kế (kèm file mềm thuyết minh thiết kế định dạng word, font chữ Times new roman).

+ Các bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công.

+ Dự toán công trình (kèm file mềm): Công trình có thẩm định dự toán.

- Thời hạn giải quyết:

+ Không quá 30 ngày làm việc đối với công trình cấp II, III.

+ Không quá 20 ngày làm việc đối với công trình còn lại.

kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Công trình điện thuộc thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng công trình của Sở Công Thương hoặc công trình điện không thuộc đối tượng bắt buộc nhưng Tổ chức/cá nhân đầu tư xây dựng có nhu cầu đề nghị Sở Công Thương thẩm định thiết kế xây dựng công trình.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Hà Nội.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ban hành 01 văn bản thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng công trình điện.

- Phí, lệ phí: Có thu phí thẩm định theo quy định.

- Tên mẫu đơn: Tờ trình Thẩm định thiết kế và dự toán (nếu có) xây dựng công trình.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp của thủ tục hành chính:

+ Luật Điện lực năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực năm 2012;

+ Luật Đầu tư công 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

+ Luật Xây dựng s 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014;

+ Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực;

+ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.

+ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

+ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

+ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

+ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầy tư xây dựng;

+ Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

+ Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý, thực hiện Quy hoạch phát trin điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội;

+ Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn thành ph Hà Nội;

+ Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành các nội dung thuộc quyền của y ban nhân dân thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của chính phủ giao cho v bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 

5. Thủ tục Thẩm định thiết kế cơ sở công trình điện:

- Trình t thực hin:

+ Nộp hồ sơ: Tổ chức/cá nhân nộp Tờ trình (theo mẫu)/ hoặc văn bản đề nghị tham gia thẩm định của cơ quan chủ trì thẩm định kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở dự án điện tại Bộ phận TNHS&TKQ.

+ Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận kiểm tra đầu mục hồ sơ: Nếu hồ sơ đầy đủ theo đầu mục hồ theo quy định viết phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ hành chính giao cho tổ chức/cá nhân. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo đầu mục hồ theo quy định thì chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn tổ chức/cá nhân làm thủ tục hồ sơ theo quy định.

+ Chuyển giao hồ sơ cho phòng chuyên môn: Bộ phận TNHS&TKQ Chuyển hồ sơ kèm theo phiếu giao nhận hồ sơ hành chính cho phòng Quản lý điện năng để xem xét, thẩm định.

+ Nhận và phân công thực hiện: Lãnh đạo phòng ký tiếp nhận hồ sơ do bộ phận TNHS&TKQ chuyển giao và phân công chuyên viên phòng Quản lý điện năng thực hiện thẩm định.

+ Thẩm định sơ bộ và kiểm tra thực tế tại công trình (nếu cần).

+ Thẩm định (Khi hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện để thẩm định): Có thể có Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm định theo quy định của pháp luật hoặc Văn bản giới thiệu tư vấn thẩm tra thiết kế cơ sở công trình.

+ Lãnh đạo Sở ký duyệt.

+ Ban hành văn bản.

+ Trả kết quả Thủ tục hành chính.

- Cách thức thực hiện: Tổ chức/cá nhân nộp Tờ trình (theo mẫu tải từ trang mạng điện tử của Sở Công thương Hà Nội) kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở công trình điện tại Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả- Sở Công Thương Hà Nội.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, gồm:

(1). Tờ trình thẩm định thiết kế cơ sở công trình điện (theo mẫu)

(2). Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác);

(3). Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án;

(4). Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

(5). Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị (nếu cần);

(6). Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có):

- Thỏa thuận đấu nối với Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội, Công ty điện lực địa phương hoặc các đơn vị phân phối điện khác.

- Thỏa thuận địa điểm xây dựng trạm biến áp và hướng tuyến đường dây điện của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

- Biên bản điều tra hiện trạng công trình hạ tầng kỹ thuật đang sử dụng phải di chuyển của cơ quan có thẩm quyền (Đối với công trình đền bù GPMB).

- Các văn bản khác có liên quan.

(7). Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, tổng mức đầu tư (dự toán):

- Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;

- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán).

- Thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.

(8). Hồ sơ năng lực của tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế:

- Giấy phép hoạt động điện lực.

- Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, cán bộ lập dự toán.

- Thời hạn giải quyết: (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

+ Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm B.

+ Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm C.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan khi tham gia quản lý, đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Hà Nội.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản Thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của dự án;

- Lệ phí: Có thu phí thẩm định theo quy định.

- Tên mẫu đơn: Tờ trình Thẩm định thiết kế cơ sở công trình điện.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Điện lực năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực năm 2012;

+ Luật Đầu tư công 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

+ Luật Xây dựng s 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014;

+ Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực;

+ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.

+ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

+ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

+ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

+ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầy tư xây dựng;

+ Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

+ Quyết định số 38/2011/-UBND ngày 15/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội;

+ Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội;

+ Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành các nội dung thuộc quyền của y ban nhân dân thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày ….. tháng …… năm …….

Đ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

Kính gửi: Sở Công Thương Hà Nội.

Tên tổ chức đề nghị:.....................................................................................................

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):..............................................................................

Có trụ sở giao dịch chính tại:………………………..Điện thoại:…………Fax:…………..

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………ngày ... tháng ..... năm …....

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………….do………………cấp ngày…………mã số doanh nghiệp……………….đăng ký lần……..ngày....tháng……..năm…..

Giấy phép hoạt động điện lực s: ………. do…………….. cấp ngày………….(nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:....................................................................................

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

-..................................................................................................................................

-..................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

-..................................................................................................................................

-..................................................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương Hà Nội cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

Công ty (HTX)……………….xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

BM QLĐN 05- 01

(TÊN TỔ CHỨC)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:     /

Hà Nội, ngày   tháng   năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận sự phù hợp với “Quy hoạch phát triển điện lực TP Hà Nội”

Kính gửi: Sở Công Thương Hà Nội.

(Tên Tổ chức/ cá nhân)………………………………………………………..

Địa chỉ…………………………………..số điện thoại………………………………………

Mã số Doanh nghiệp....................................................................................................

Mã số thuế...................................................................................................................

(Tchức/ cá nhân) được Cơ quan có thẩm quyền Quyết định phê duyệt dự án đầu tư Quyết định số………….; Dự án đã Giấy phép xây dựng số………..; Hợp đồng thuê đất………; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…………..

Để đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho mục đích: sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt ….... của (Tổ chức/cá nhân). Khối lượng xây dựng như sau:

- Quy mô công suất:

- Nguồn cấp điện dự kiến:

- Địa điểm xây dựng:

- Thời gian xây dựng:

Thực hiện Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 về việc ban hành Quy định về quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề nghị Sở Công Thương Hà Nội xác nhận sự phù hợp công trình điện với Quy hoạch phát triển điện lực để (Tổ chức/cá nhân) tổ chức triển khai theo quy định./.

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BM QLĐN 04.01.

(TÊN TỔ CHỨC)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:     /

Hà Nội, ngày   tháng   năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Điều chỉnh “Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội”

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân TP Hà Nội.
-
Sở Công thương Hà Nội.
- UBND quận, huyện, thị xã…..
- Công ty điện lực………

(Tên Tổ chức/ cá nhân)................................................................................................

Mã số Doanh nghiệp....................................................................................................

Địa chỉ………………………………………………….số điện thoại………………………

Email:…………………………………………..Fax…………………………………………

Mã số thuế...................................................................................................................

Để đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho mục đích: sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt ... của (Tổ chức/cá nhân). Nội dung như sau:

1. Các thông tin về xây dựng công trình điện:

- Tên công trình:

- Địa điểm xây dựng:

- Quy mô công suất:

- Nguồn cấp điện:

- Thời gian dự kiến xây dựng:

2. Nguyên nhân điều chỉnh:

(Nêu các lý do, nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung công trình điện vào Quy hoạch)

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

3. Hồ sơ điều chỉnh:

a) Căn cứ pháp lý để điều chỉnh, bổ sung công trình điện vào Quy hoạch phát triển điện lực, bao gồm: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư:……………..hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê đất………………; hoặc Giấy phép xây dựng …………………

 

BM-QLĐN-02-01
…./…/2015

1. Văn bản pháp lý:

- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác);

- Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có);

- Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án;

- Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án;

- Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

2. Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, tổng mức đầu tư (dự toán):

- Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;

- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán).

- Thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.

3. Hồ sơ năng lực của tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế:

- Giấy phép hoạt động điện lực.

- Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, cán bộ lập dự toán.

(Tên chủ đầu tư) trình Sở Công Thương thẩm định dự án đầu tư xây dựng (tên công trình) với các nội dung nêu trên./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
…….

Đại diện chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

BM-QLĐN-03-01
…./…/2015

(Tên Chủ đầu tư)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:

…….., ngày ….. tháng …… năm .…

 

TỜ TRÌNH

Thẩm định thiết kế và dự toán (nếu có) xây dựng công trình

Công trình:……………………………….

 

Kính gửi: S Công Thương Hà Nội

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND Thành phố ban hành quy định về quản lý phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số .... ngày..... của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).

(Tên Chủ đầu tư) trình Sở Công Thương thẩm định thiết kế và dự toán (nếu có) xây dựng công trình ……………….với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG CỦA CÔNG TRÌNH

1. Tên công trình:

2. Cấp công trình:

3. Thuộc dự án: Theo Quyết định đầu tư được duyệt.

4. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên hệ (điện thoại, địa chỉ, ...):

5. Địa điểm xây dựng:

6. Giá trị dự toán xây dựng công trình:

Trong đó:

Chi phí xây dựng:

Chi phí thiết bị:

Chi phí quản lý dự án:

Chi phí tư vấn ĐTXD:

Chi phí khác:

Chi phí dự phòng:

7. Nguồn vốn đầu tư:

8. Nhà thầu lập thiết kế và dự toán (nếu có) xây dựng công trình:

9. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

10. Các thông tin khác có liên quan:

II. DANH MỤC HỒ GỬI KÈM BAO GỒM

1. Văn bản pháp lý:

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (đối với BCKTKT: văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình).

- Hồ sơ thiết kế cơ sở phần điện được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng (hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được duyệt đối với thiết kế một bước).

- Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có).

- Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

- Báo cáo tổng hợp của Chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.

- Thỏa thuận đấu nối với Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội, Công ty điện lực địa phương hoặc các đơn vị phân phối điện khác.

- Thỏa thuận địa điểm xây dựng trạm biến áp và hướng tuyến đường dây điện của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

- Đối với công trình đền bù GPMB: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận công trình, tài sản nằm trong diện đền bù, GPMB.

- Các văn bản khác có liên quan.

2. Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán:

- Hồ sơ khảo sát xây dựng (nếu có);

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh, bản vẽ, dự toán (nếu có) kèm theo file mềm.

3. Các tài liệu khẳng định năng lực của đơn vị tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế:

- Giấy phép hoạt động điện lực.

- Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, cán bộ lập dự toán.

(Tên chủ đầu tư) trình Sở Công Thương thẩm định thiết kế và dự toán (nếu có) xây dựng công trình (tên công trình) với các nội dung nêu trên./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
………..

Đại diện chủ đầu tư
(K
ý, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du)

 





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010