Quyết định 315/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án thu ngân sách từ lĩnh vực dịch vụ cửa khẩu, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018-2020
Số hiệu: 315/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Hoàng Xuân Ánh
Ngày ban hành: 30/03/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 315/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 30 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THU NGÂN SÁCH TỪ LĨNH VỰC DỊCH VỤ CỬA KHẨU, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH12 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án thu ngân sách từ lĩnh vực dịch vụ cửa khẩu, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018-2020”.

Điều 2. Giao cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện liên quan tổ chức thực hiện Đề án này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy chế làm việc. Giao Cục Thuế tỉnh chủ trì, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Đề án theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành: Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tư pháp, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy (b/c);

- TT.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- HU, HĐND các huyện biên giới;
- VP: CVP, các PCVP, CV: TH, NĐ, CN,
Cổng TTĐT tỉnh (scan);
- Lưu VT, TH(D2).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

ĐỀ ÁN

THU NGÂN SÁCH TỪ LĨNH VỰC DỊCH VỤ CỬA KHẨU, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 315 /QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN, CƠ SỞ PHÁP LÝ

I - SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, có chiều dài đường biên giới trên 333 km tiếp giáp với khu tự trị Dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, có 9 huyện biên giới, gồm có 01 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Tà Lùng), các cửa khẩu chính (cửa khẩu Trà Lĩnh, cửa khẩu Sóc Giang và cửa khẩu Lý Vạn), một số cửa khẩu phụ (cửa khẩu Pò Peo và Hạ Lang) và nhiều lối mở biên giới trên toàn tuyến là tiềm năng, thuận lợi cho việc tổ chức triển khai hợp tác phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và du lịch.

Trong những năm qua, để phát triển kinh tế cửa khẩu, giai đoạn 2011-2015 Tỉnh ủy Cao Bng đã ban hành Chương trình số 10-CT/TU ngày 29/4/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 947/KH-UBND ngày 27/5/2011 về phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2011-2015. Ngày 11/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg về thành lập Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bng. Hoạt động thương mại biên giới, phát triển kinh tế cửa khu đã thúc đy phát triển thương mại, dịch vụ, đầu tư, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân biên giới, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng phát triển.

Giai đoạn 2016-2020, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 11/CTr-TU ngày 29/4/2016 về phát triển Kinh tế đối ngoại giai đoạn 2016-2020, tỉnh xác định kinh tế cửa khẩu tiếp tục là mũi nhọn kinh tế của tỉnh. Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng trong đó lấy thương mại cửa khẩu là động lực chính để phát triển. Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo hướng đồng bộ, tập trung, hình thành các trung tâm có sức lan tỏa và liên kết theo hướng mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác hiệu quả các điều kiện tiềm năng của khu vực, tích lũy tim lực gắn phát triển kinh tế với mở rộng hợp tác, giữ gìn ổn định an ninh biên giới. Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu trthành một trọng điểm phát trin của tỉnh Cao Bằng, một trong những cửa ngõ trong kết nối quan hệ thương mại Asean - Việt Nam - Trung Quốc. Bên cạnh đó, phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để thu hút đầu tư qua đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, đã có trên 47 dự án đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 6.200 tỷ đồng và 28 triệu USD; trong đó, có trên 29 dự án đã hoàn thành xây dựng đi vào hoạt động, nhiều dự án đang tiếp tục được triển khai đầu tư xây dựng.

Với mục tiêu phát triển Khu kinh tế cửa khẩu nêu trên, công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước được đặt ra nhm đảm bảo nguồn thu ngân sách tương xng với Kế hoạch phát triển kinh tế cửa khẩu, đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2922/QĐ-UBND ngày 30/12/2011, Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 phê duyệt Đề án thu ngân sách từ lĩnh vực dịch vụ, cửa khẩu, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thực hiện Đề án đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng cường quản lý thuế, tăng thu ngân sách Nhà nước.

Từ giữa năm 2016 đến nay, nhiều chính sách thuế đưc ban hành sửa đổi, bổ sung (như Luật sửa đổi bổ sung các Luật về thuế có hiệu lực thi hành t 01/7/2016 đã sửa đổi, bổ sung nhiều Luật thuế). Đặc biệt Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13, Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 có hiệu lực thi hành; thực hiện Nghị định số 69/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bng năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020; Thực hiện lộ trình cải cách Hệ thống Thuế giai đoạn 2015 - 2020, trong thời gian ti Lut Quản lý thuế và chính sách thuế tiếp tục được sửa đổi, bổ sung.

Để tăng cường công tác thu ngân sách từ khu vực kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018-2020, đảm bảo phù hợp với với quy định về chính sách pháp luật thuế hiện hành, đồng thời quản lý bao quát được tất cả các ngun thu (bao gồm cả các nguồn mới phát sinh, các nguồn thu có tiềm năng khai thác tăng thu…), quản lý hiệu quả hơn nữa các nguồn thu tại Khu kinh tế cửa khu của tỉnh, cn thiết ban hành Đề án thu ngân sách Nhà nước từ lĩnh vực dch vụ, ca khu, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018-2020

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ QUẢN LÝ THU TỪ DỊCH VỤ CỬA KHẨU, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Căn cứ pp lý để quản lý thu từ dịch vụ, cửa khẩu, xuất, nhập khẩu hàng hóa thực hiện theo quy định các Luật, chính sách thuế, phí và lệ p, các khon thu về đất, các chính sách về các cửa khẩu, khu kinh tế hiện hành cụ thể:

- Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật s 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11;

- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008, Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi một số điều của Luật thuế GTGT;

- Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ;

- Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008, Luật số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;

- Luật thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;

- Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế; Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;

- Luật Phí, Lệ phí số 97/2015/QH13;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Phần II

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ ÁN THU NGÂN SÁCH TỪ LĨNH VỰC DỊCH VỤ, CỬA KHẨU, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2922/QĐ-UBND NGÀY 30/12/2011, QUYẾT ĐỊNH SỐ 2029/QĐ-UBND NGÀY 30/10/2015 CỦA UBND TỈNH CAO BẰNG

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỬA KHẨU, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế cửa khẩu, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng chương trình hành động, thực hiện cơ chế thu hút đầu tư, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh đã tạo thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu, nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ, hàng hóa lưu thông thuận lợi. Mặt khác, nhờ sự phát triển giao thương hàng hóa sôi động tại khu kinh tế cửa khẩu, kéo theo nhu cầu giao dịch bất động sản tăng, người dân, doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuê đất, từng bước góp phần ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Song song với việc phát triển kinh tế, công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước luôn được quan tâm. Sau khi Đề án thu ngân sách từ lĩnh vực dịch vụ cửa khẩu, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quy chế phối hợp thu thuế, phí giữa các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu, hằng năm ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác thu ngân sách. Nhờ đó, công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trong Khu kinh tế cửa khẩu được tăng cường quản lý, góp phần tăng thu ngân sách. Việc triển khai thực hiện đề án đạt được những kết quả tích cực, số thu ngân sách hằng năm đóng góp quan trọng vào tổng thu ngân sách của tỉnh và các huyện có diện tích thuộc Khu kinh tế cửa khẩu. Hiệu quả của kinh tế cửa khẩu mang lại đã góp phần tăng trưởng kinh tế, là tiền đề cho việc phát triển theo hướng bền vững, chắc chắn.

II. KẾT QUẢ THU THUẾ, PHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỬA KHẨU, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2012-2017

1. Kết quả thu ngân sách (thu nội địa) tại khu vực kinh tế cửa khẩu của tỉnh:

Năm 2011 (khi chưa thực hiện đề án) tổng thu ngân sách đạt 41,3 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 8,4% trong tổng thu nội địa toàn tỉnh

Năm 2012 (Thực hiện Đề án theo Quyết định số 2922/QĐ-UBND): tổng thu ngân sách đạt 66,7 tỷ đồng; tăng 61% so với năm 2011;

Năm 2013 tổng thu ngân sách đạt 173,8 tỷ đồng; tăng 161% so với năm 2012;

Năm 2014 tổng thu ngân sách đạt 159 tỷ đồng; giảm 8% so với năm 2013;

Năm 2015 (Thực hiện Đề án theo Quyết định số 2029/QĐ-UBND) tổng thu ngân sách đạt 226,7 tỷ đồng; tăng 43% so với năm 2014

Năm 2016 tổng thu ngân sách đạt 270,3 tỷ đồng; tăng 19% so với năm 2015; chiếm tỷ trọng 23,1% trong tổng thu nội địa toàn tỉnh.

Năm 2017 tổng thu ngân sách đạt 296,9 tỷ đồng; tăng 9,8% so với năm 2016; chiếm tỷ trọng 22,3 % trong tổng thu nội địa toàn tỉnh.

2. Kết quả thu nội địa chi tiết khu vực kinh tế, sắc thuế

BIU CHI TIẾT THU NỘI ĐỊA KHU KINH TCỬA KHẨU GIAI ĐOẠN 2012-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2012
Số tiền thuế, phí nộp NSNN

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015

NĂM 2016

NĂM 2017

Stiền thuế, phí nộp NSNN

 

Số tiền thuế, phí nộp NSNN

% so với năm trước

Số tiền thuế, phí nộp NSNN

% so với năm trước

Số tiền thuế, phí nộp NSNN

% so với năm trước

Số tiền thuế, phí nộp NSNN

% so với năm trước

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TNG THUẾ, PHÍ

66.683

173.828

261

159.057

92

226.753

143

270.306

119

296.912

109,8

1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

2.488

3.818

153

3.738

98

5.239

140

3.997

76

2.182

54,6

Thuế TNDN

258

1.313

510

632

48

399

63

648

162

445

68,7

Thuế Tài nguyên

287

408

142

415

102

423

102

562

133

119

21,2

Thuế Giá trị gia tăng

1.642

1.858

113

2.064

111

2.178

106

1.472

68

1.056

71,7

Thuế tiêu thụ đc biệt

129

103

80

276

267

77

28

74

97

62

83,8

Thuế môn bài

57

79

139

93

118

73

78

77

107

103

133,8

Tiền phạt, thu khác

115

57

49

259

457

2.090

808

1.163

56

397

34,1

2. Hộ kinh doanh

1.313

1.332

101

1.901

143

1.566

82

2.022

129

4.519

205,2

Thuế Tài nguyên

22

3

12

14

513

4

32

6

134

 

 

Thuế Giá trị gia tăng

1.014

1.043

103

1.500

144

1.201

80

1.624

135

4.192

258,1

Thuế tiêu thụ đc bit

0

0

 

79

 

103

130

112

109

88

78,6

Thuế môn bài

233

254

109

256

101

257

100

279

109

146

52,3

Tiền phạt, thu khác

44

32

72

53

166

1

1

1

128

93

9.300

3. Thuế Thu nhp cá nhân

382

510

133

664

130

724

109

983

136

1.857

188,9

4. Thu tiền sử dụng đất

5.197

5.139

99

3.293

64

5.693

173

4.640

81

3.505

75,5

5. Thu tiền thuê đất

185

151

81

257

171

272

106

950

349

453

47,7

6. Phí và lệ phí

56.480

161.185

285

147.536

92

211.455

143

255.859

121

284.064

111

Trong đó: Phí bến bãi từ PTVT cho HH ra, vào khu vực ca khẩu, lối mở/ Phí SD công trình KCHT, CTDV, TICC trong khu vực cửa khẩu

55.199

159.404

289

144.104

90

210.976

146

254.773

121

282.915

111

7. Các khoản thu khác

639

1.694

265

1.667

98

1.803

108

1.856

103

334

18

III. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THU NGÂN SÁCH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2029/QĐ-UBND:

1. Thu phí đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu, lối mở, cặp chợ biên giới:

Đối với các phương tiện vận tải chở hàng hóa ra vào khu vực 3 cửa khẩu tại Phục Hoà, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Lý Vạn có thành lập Ban quản lý cửa khẩu có trạm kiểm soát liên hp, sự phối hợp quản lý thu phí tương đối cht chẽ. Đối với các cửa khẩu khác, cặp chợ biên giới, lối mở biên giới các xe vận chuyển hàng rời, sang tải hàng hóa... công tác quản lý thu phí đã được triển khai thực hiện theo quy chế phối hợp thu phí cửa khẩu, tuy nhiên vẫn còn khó khăn trong việc thu đi với các mặt hàng rời, hàng gạo.

* Nguyên nhân:

- Do một số UBND huyện chưa thực hiện hiệu quả, chặt chẽ công tác quản lý, giám sát việc xuất nhp khu qua các li mở, cặp chợ biên giới trên địa bàn.

- Các lực lượng chức năng như Biên phòng, Đội chống thất thu ngân sách của huyện, Chi cục Thuế, Ban quản lý cửa khẩu chưa phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, giám sát thu phí tại các lối mở, cặp chợ biên gii theo đúng quy chế phối hợp thu phí tại Quyết định số 1136/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của UBND tỉnh.

- Địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu tnh rộng, nhiu li mở biên giới phân tán trên địa bàn các xã của huyện biên giới, lực lượng tham gia quản lý thu phí còn hạn chế về thời gian, slượng.

2. Thu thuế, phí đối với các kho bãi, bến bãi đỗ bốc xếp, các bãi gửi xe tạm.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tại khu vực kinh tế cửa khẩu có trên 35 dự án đầu tư thương mại về dịch vụ kho, bãi phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được cấp chủ trương hoặc giấy chứng nhận đầu tư (trong đó có trên 33 dự án có vốn đầu tư trong nước trên 1.400 tỷ đồng; có trên 70 bãi đỗ xe, bãi gửi xe tạm tự phát của các cá nhân, hộ gia đình.

Đi với các kho bãi xuất, nhp khu hàng hóa theo các dự án đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu, nhiu kho bãi đã và đang hoàn thin đi vào hoạt động kinh doanh, một số doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục kê khai thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, số thuế nộp chưa tương xứng với quy mô hoạt động kinh doanh, chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa kê khai giá dịch vụ kho, bến, bãi...

Đối với các bãi gửi tạm và tự phát do cá nhân, hộ gia đình tự đầu tư, đa số không có giấy phép kinh doanh, sử dụng đất nông nghiệp làm kho bãi, các cơ quan chức năng còn lúng túng trong công tác tham mưu, giám sát thực hiện quản lý nguồn thu, dẫn đến khó khăn thu thuế đối với loại hình này.

* Nguyên nhân:

- Phần lớn các kho bãi chlàm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất một phn, phn diện tích đất thuê, mua thêm của cá nhân, hộ gia đình hoặc các bãi tự phát của cá nhân, hộ gia đình hầu hết chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng chưa thường xuyên quan tâm trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu các tổ chức cá nhân, hgia đình kinh doanh loại hình dịch vụ kho, bãi thực hiện đúng quy định của Nhà nước về thủ tục đầu tư, quản lý đất đai, kê khai giá dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ NSNN.

- Việc tổ chức, sắp xếp xây dựng các kho, bến bãi đỗ bốc xếp, sang tải hàng hóa các ngành chức năng chưa phối hợp quản lý tốt, đặc biệt là các kho bãi tự phát của hộ gia đình, cá nhân, khó khăn cho công tác quản lý cấp đăng ký kinh doanh, quản lý đăng ký kê khai nộp thuế.

- Nhiều doanh nghiệp ngoài tỉnh có dự án đầu tư vào địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu, khi dự án đi vào hoạt động không thành lập chi nhánh, hoặc thực hiện hình thc kế toán hoạch toán phụ thuộc "công ty mẹ" ở ngoài tỉnh Cao Bằng, do mới bt đu đi vào hoạt động, thuế giá trị gia tăng đầu vào khấu trừ còn ln... dn đến s thuế nộp tại tỉnh Cao Bằng thấp.

Phần III

MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP THU NGÂN SÁCH TỪ LĨNH VỰC DỊCH VỤ CỬA KHẨU, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2018- 2020.

I. MỤC TIÊU

Huy động nguồn thu ngân sách từ lĩnh vực dịch vụ cửa khẩu xuất nhập khẩu phải bảo đảm tính hợp lý, đúng pháp luật, chính sách thuế, đảm bo tăng thu trên cơ sở phát triển ổn định, vững chắc của Khu kinh tế cửa khẩu. Căn ccác Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh để làm cơ sở xác định, tính toán, dự báo các nguồn thu có tính chất đột phá cho giai đoạn 2018-2020. Phấn đấu thu ngân sách tại Khu kinh tế cửa khẩu hàng năm tăng trưởng bình quân trên 15%, đến năm 2020 thu nội địa đạt trên 450 tđồng, tăng gấp trên 2 lần so với năm 2015; thu nội địa giai đoạn 2016-2020 phấn đấu đạt trên 1.730 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2011-2015.

II. GIẢI PHÁP THU NGÂN SÁCH TỪ LĨNH VỰC DỊCH VỤ, CỬA KHẨU XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2018-2020.

Để quản lý tốt mọi nguồn thu thuế, phí phát sinh từ lĩnh vực dịch vụ cửa khẩu, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn, khai thác tối đa lợi thế từ các cửa khu, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, kho trung chuyển hàng hóa nông lâm thủy hải sản tại khu vực cửa khẩu, cơ chế thí điểm đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan được Chính phủ, Bộ Công Thương chấp thuận, cần có sự phối hợp đng bộ với các giải pháp cụ thể giữa các ngành liên quan, cụ thể:

1. Xác định các nguồn cần tập trung khai thác tăng thu:

- Thu từ phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh cần quản lý thu triệt để đối với các xe chở hàng hóa qua cửa ngách, lối mở.

- Thu từ khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh:

+ Tăng cường quản lý thu thuế đối với các dịch vụ bốc xếp, sang tải hàng hóa; dịch vụ kho tạm, bãi gửi, đỗ xe; dịch vụ xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là dịch vụ vận chuyển hàng hóa, xuất khẩu gạo.

+ Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ ăn ung, nhà hàng, khách sạn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và hộ kinh doanh.

+ Tăng cường quản lý, khai thác nguồn thu thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động kinh doanh dịch vụ karaokê.

+ Quản lý chặt chẽ, chống thất thu thuế từ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

- Thu tiền sử dụng đất (từ đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất), tiền thuê đất (từ đấu giá quyền thuê đất).

2. Xác định các nguồn thu cụ thể (dự kiến nguồn thu):

2.1. Thu phí

- Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu đối với phương tiện ô tô chở hàng hóa ra vào cửa khẩu, khu vực biên giới, dự kiến đây là nguồn thu chủ yếu trong giai đoạn 2015-­2020 hằng năm thu ổn định và tăng thu bình quân 13%, dự kiến đến năm 2020 số thu từ phí khu vực cửa khẩu trên 300 tỷ đồng.

2.2. Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh (Các sắc thuế: thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt...)

+ Thu từ dịch vụ lưu kho, lưu bến, lưu bãi của phương tiện và hàng hóa xuất nhập khẩu: hằng năm đều tăng thu, dự kiến đến năm 2020 số thu từ dịch vụ này đạt trên 15 tỷ đồng.

+ Thu từ dịch vụ bốc xếp, sang tải hàng hóa: dự kiến đến năm 2020 đạt trên 5 tỷ đồng.

+ Thu từ dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, casino, karaokê dự kiến đến năm 2020 đạt trên 10 tỷ đồng

+ Thu từ hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản, hoạt động kinh doanh dịch vụ, thương mại khác dự kiến đến năm 2020 đạt trên 20 tỷ đồng.

2.3. Các khoản thu về đất đai:

- Thu tiền sử dụng đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất ở, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Thu tiền thuê đất thông qua đấu giá quyền thuê đất đối với các địa điểm xây dựng các kho, bãi dỡ, bốc xếp, sang tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Bao gồm thu tiền thuê đất thông qua đấu giá đối với các trường hợp trả tiền thuê đất hàng năm và các trường hợp trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

- Thu tiền cho thuê nhà và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

- Thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở vượt hạn mức và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trong khu kinh tế.

Dự kiến nguồn thu từ đất đai hằng năm bình quân 10 tỷ đồng.

2.4. Các khoản thu khác:

Thu từ thuế thu nhập cá nhân; một số loại phí và lệ phí khác, dự kiến đến năm 2020 đạt trên 10 tỷ đồng.

Nếu thực hiện được Đề án tăng thu ngân sách từ lĩnh vực dịch vụ, cửa khẩu, xuất nhập khẩu hàng hóa theo các nội dung trên, số thu từ thuế và phí tại Khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh hằng năm tăng bình quân trên 40 tỷ đồng.

3. Các biện pháp, giải pháp:

3.1. Đối với cơ chế, chính sách và cải cách thủ tục hành chính:

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phấn đấu cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), qua đó tạo môi trường đầu tư lành mạnh, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư. Rà soát, bỏ rào cản, bãi bỏ hoặc bổ sung, sửa đổi các quy định thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh không còn phù hợp, tạo cơ chế thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư đủ hấp dẫn và khả thi, tăng thêm cơ hội đầu tư và kinh doanh vào khu vực kinh tế cửa khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối bạn hàng, mở rộng thị trường và tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa qua các cửa khẩu, điểm chợ biên giới; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh.

Phối hp với các Bộ ngành Trung ương thúc đẩy chủ trương xây dựng mô hình Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc), triển khai xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khu trung chuyển hàng hóa nông - lâm - thủy sản tại khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, các dự án hạ tầng quan trọng tại Khu kinh tế cửa khẩu.

Nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch tại các cửa khẩu, lối mở đã được phê duyệt. Thực hiện công bố quy hoạch đã được phê duyệt để các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhu cầu đầu tư, thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh trong Khu kinh tế được tiếp cận quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất trong Khu kinh tế cửa khẩu.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện đúng quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng, về hoạt động sản xuất kinh doanh; nắm bắt kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư để kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp. Đồng thời, kịp thời phát hiện các dự án đầu tư sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả các ưu đãi đầu tư, nhất là đất đai và cơ sở hạ tầng; kịp thời thu hồi và chuyển giao các nguồn lực cho những dự án hiệu quả hơn.

3.2. Đối với thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu

- Nghiên cứu xây dựng phương án thực hiện thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu đối với các phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại các đầu mối giao thông bắt đầu đi vào địa phận Khu kinh tế cửa khẩu hoặc từ các đầu mối giao thông vào tỉnh Cao Bằng nhằm quản lý thu triệt để, chống thất thu ngân sách. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 27/7/2017 về tăng cường công tác thu khoản phí trên đảm bảo đúng, đủ, kịp thời...

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp thu phí ban hành kèm theo Quyết định số 1136/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng phù hợp với việc thay đổi phương án thu phí nêu trên đồng thời cần bổ sung nội dung việc giám sát các lực lượng chức năng thực hiện quy chế phối hợp.

3.3. Thu từ khu vực Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh:

- Tăng cường giám sát, kiểm tra đăng ký thuế, kê khai nộp thuế của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

- Đối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh có dự án đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu phải thực hiện đăng ký thuế, kê khai nộp thuế tại địa phương theo quy định.

- Đối với giá dịch vụ dịch vụ lưu kho, lưu bãi (kho, bến, bãi) hàng hóa xuất nhập khẩu: Yêu cầu các chủ bãi phải có giấy phép kinh doanh, đăng ký thuế, niêm yết, kê khai giá, nộp thuế theo quy định .

- Đối với các bến bãi đỗ bốc xếp, các bãi gửi xe tạm: thực hiện đăng ký thuế, kê khai giá dịch vụ làm cơ sở cho việc quản lý và thu thuế.

- Thu từ dịch vụ bốc xếp, sang tải hàng hóa: Quản lý theo hướng đưa vào các hợp tác xã, tổ hợp bốc vác để thu thuế.

- Thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn: Tăng cường hiệu quả quản lý thu từ các lĩnh vực này. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ việc kê khai thuế nộp thuế hằng tháng, hằng quý đúng theo thực tế phát sinh. Đối với cá nhân, hộ kinh doanh cần rà soát chặt chẽ, điều tra doanh thu để đưa đúng đối tượng thuộc diện phải nộp thuế vào quản lý thu thuế (lệ phí môn bài, thuế khoán), thường xuyên điều tra doanh thu định kỳ, Chi cục Thuế phối hợp chặt chẽ với Hội đồng tư vấn thuế xã để điều chỉnh kịp thời mức thuế của các hộ đang quản lý sát thực tế.

- Thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ casinô, kinh doanh dịch vụ karaokê: Quản lý theo đúng quy định, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ casinô, kinh doanh dịch vụ karaokê phát triển. Thường xuyên rà soát, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaokê trên địa bàn, đưa hết các hộ kinh doanh loại hình này vào diện quản lý thu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các ngành chức năng liên quan để quản lý, kiểm tra chặt chẽ hoạt động, mức doanh thu phát sinh, số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của doanh nghiệp kinh doanh casinô, các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh dịch vụ karaokê trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu.

- Thu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế cửa khẩu: Ủy ban nhân dân huyện biên giới chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Ban quản lý cửa khẩu, các ngành bám sát tiến độ xây dựng, nghiệm thu các hạng mục công trình và tiến độ giải ngân của các chủ đầu tư để thu thuế theo quy định.

3.4. Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

- Trên cơ sở quy hoạch các cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh, dự án nhà ở khu đô thị mới để thu tiền thuê đất, thu tiền sử dụng đất.

- Quản lý chặt chẽ nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế, đất ở vượt hạn mức theo quy định.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN

1. Cc Thuế tỉnh:

- Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác tổ chức thu các loại thuế, phí tại khu kinh tế cửa khẩu, quản lý thu từ hoạt động kinh doanh các loại dịch vụ cửa khẩu, xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn­;

- Xây dựng (sửa đổi, bổ sung) quy chế phối hợp và quy trình thu, nộp thuế phí và lệ phí tại các trạm kiểm soát liên hp, các điểm thông quan hàng hóa và khu vực cửa khẩu nhằm đảm bảo thu phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện thống nhất tại các cửa khẩu.

- Phối hợp với các cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện xây dựng mức giá dịch vụ kho, bến, bãi và quá trình thực hiện kiểm đếm, thng kê slượng, kê khai thu, nộp ngân sách theo quy định;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện biên giới; Chỉ đạo các Chi cục Thuế thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế tăng cường các biện pháp thu đúng, đủ các loại thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất thu tiền sử dụng đất phát sinh, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.

2. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh:

- Phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác thu thuế, phí và lệ phí. Chủ trì kiểm tra, giám sát việc thu, nộp đối với phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu trên đa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc niêm yết, công khai giá dịch kho, bến, bãi trong địa bàn khu kinh tế cửa khẩu tỉnh được giao quản lý theo quy định.

- Chỉ đạo các Ban Quản lý cửa khẩu trong công tác phối hợp quản lý thu thuế, phí. Quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, phương tiện vận tải chở hàng hóa ra, vào khu vực cửa khẩu, lối mở, cặp chợ biên giới thuộc địa bàn quản lý.

- Phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin các dự án đầu tư; tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh.

3. Kho bạc Nhà nước tỉnh:

- Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước các huyện phối hợp với cơ quan Thuế thu thuế, phí, các khoản thu ngân sách vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.

- Đối với các Trạm liên hp: cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và hạch toán khoản thu phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước kịp thời, đúng quy định. Căn cứ các khoản phí, lệ phí tại các trạm liên hp có số thu lớn Kho bạc tổ chức thu phí, lệ phí cửa khẩu tại các điểm giao dịch thường xuyên ngoài trụ sở theo quyết định của Bộ Tài chính hoặc ủy nhiệm thu cho Ngân hàng thương mại theo quy định.

4. Cục Hải quan tỉnh:

- Tổ chức quản lý chặt chẽ thu thuế xuất, nhập khẩu trên địa bàn;

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan thực hiện tốt quy trình thu phí tại khu vực cửa khẩu, lối mở.

- Cung cấp trao đổi thông tin theo đúng quy định tại quy chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngành.

5. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Chủ trì phối hợp với các lực lượng, các ngành chức năng liên quan đảm bảo duy trì an ninh, trật tự, xác định điểm đặt các Trạm kiểm soát khu vực cửa khẩu, lối mở theo quy định.

- Chỉ đạo lực lượng Biên phòng làm nhiệm vụ tại khu vực cửa khẩu, lối m, cặp chợ biên giới kiểm tra, giá soát hiệu quả việc xuất nhập cảnh khu vực biên giới và phối hợp với các cơ quan thực hiện thu thuế, phí theo quy định.

6. S Tài chính:

- Thực hiện các quy định về giá, các chính sách thu đối với các lĩnh vực thuộc thẩm quyền, hướng dẫn đôn đốc các khoản thu khác ngân sách, xử lý kịp thời, đúng quy định các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách.

- Rà soát và soạn thảo quy định về tỷ lệ % thuê đất, hệ số điều chỉnh giá đất hằng năm phù hợp thực tế địa phương. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định giá đất cụ thể và giá khởi điểm để đấu giá đất.

- Phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn các đơn vị thực hiện kê khai giá dịch vụ kho, bến, bãi theo đúng quy định tại Luật Giá; phối hợp kiểm tra việc thực hiện kê khai niêm yết giá đối với các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ kho, bến, bãi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí, vốn cho việc giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, xây dựng hạ tầng phục vụ cho việc đấu giá quyền sử dụng đất, quyền thuê đất.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì phối hợp với cơ quan thuế trong việc cấp giấy phép kinh doanh và cấp mã số thuế kịp thời cho người nộp thuế;

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn, kinh phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư, tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư.

8. Sở Công Thương:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về các hoạt động xúc tiến thương mi biên giới, phát triển các hoạt động của điểm chợ biên giới; hỗ trợ thương nhân tổ chức phân phối hàng hóa qua cửa khẩu, điểm chợ biên giới.

- Phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan Thuế về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khu qua địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc: Chi cục Quản lý thị trường, Thanh tra Sở tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, gian ln thương mại, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lậu thuế...

9. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Thực hiện hiệu quả công tác tham mưu UBND tỉnh trong quản lý quy hoạch sử dụng đất đai, công tác thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận đối với tổ chức trong nước; tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2014 tại khu vực kinh tế cửa khẩu theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

10. Sở Xây dựng:

soát và lập điều chỉnh quy hoạch các xã, thị trấn, khu kinh tế cửa khẩu; xác định khu vực đất ở, đất sản xuất kinh doanh để có thể đưa ra đấu giá.

Chỉ đạo, rà soát kiểm tra, cấp giấy phép xây dựng đối với đối tượng thuộc chức năng và thẩm quyền quản lý tại địa bàn biên giới cửa khẩu.

11. Sở Tư pháp:

Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ Đấu giá tài sản hướng dẫn và phối hợp với ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá đất theo quy định.

12. Ủy ban nhân dân các huyện:

- Khẩn trương ban hành quyết định thành lập và tiếp tục chỉ đạo đội chống tht thu ngân sách (và đôn đốc thu hi nợ đọng) của các huyện hoạt động hiệu quả, đảm bảo thu đúng, đủ, thu kịp thời nộp vào ngân sách.

- Chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với cơ quan Thuế trong công tác quản lý và khơi tăng nguồn thu ngân sách, chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế, gian lận thương mại trong phạm vi địa bàn quản lý; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với Chi cục Thuế trong công tác quản lý thu ngân sách nhằm thu đúng, thu đvà kịp thời vào ngân sách Nhà nước.

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch xây dựng được duyệt lập kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất (bao gồm cả đất ở và đất sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại) hằng năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm cơ sở thực hiện; phối hợp với các sở, ngành liên quan công bố danh mục thu hút vốn đầu tư tại địa bàn huyện.

- Tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu vực quy hoạch phát triển đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền và giám sát việc sử dụng đất; Kiểm soát chặt chẽ, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước. Việc xem xét hỗ trợ (nếu có) theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Căn cứ nội dung Đề án, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đạt kết quả. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, bất cập phản ánh về UBND tỉnh (qua Cục Thuế tỉnh - cơ quan Thường trực tổng hợp) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 





Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về chăm lo Tết Canh Tý 2020 Ban hành: 28/12/2019 | Cập nhật: 19/02/2020

Chỉ thị 10/CT-UBND về tổ chức các kỳ thi năm 2015 Ban hành: 01/06/2015 | Cập nhật: 09/06/2015

Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2013 về cải tiến lề lối làm việc Ban hành: 28/06/2013 | Cập nhật: 30/11/2013