Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
Số hiệu: 10/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Văn Tùng
Ngày ban hành: 06/06/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-UBND

Hải Phòng, ngày 06 tháng 06 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, ngành thực thi hoạt động quản lý chất lượng nông lâm thủy sản như: Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để triển khai thực hiện, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 2481/2015/QĐ-UBND ngày 02/11/2015 quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, Kế hoạch số 497/KH-UBND ngày 12/4/2016 thực hiện Năm cao điểm vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: đến nay, nhiều địa phương chưa quan tâm và chđộng triển khai thực hiện, chưa tập trung tuyên truyn, nâng cao nhận thức về vai trò của việc tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm chỉ chủ yếu ở khâu sơ chế, chế biến, lưu thông, chưa chú trọng đến việc quản lý từ khâu sản xuất ban đầu và kiểm soát nguồn gốc nguyên vật liệu.

Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Năm cao điểm vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện ngay một số nội dung sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; hướng dẫn áp dụng các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản cho người dân gắn với việc tổ chức lại sản xuất để hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;

- Tổ chức rà soát, thống kê, lập danh sách và tiến hành kiểm tra, xếp loại và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp; có biện pháp tuyên truyền hiệu quđể người tiêu dùng nhận biết về sản phẩm an toàn thực phẩm, thông tin về các chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn, địa chỉ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn;

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và nội dung Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 và Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các địa phương;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý các cơ sở vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; công khai danh sách các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Phối hợp với các địa phương, các ngành, cơ quan chức năng trong việc thu hồi giy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở bị xếp loại C hai lần liên tiếp, buộc dừng đi với cơ sở thuộc diện phải đăng ký kinh doanh mà sau khi hoạt động không thực hiện đăng ký kinh doanh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, quận

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 và Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 2481/2015/QĐ-UBND ngày 02/11/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; hướng dẫn áp dụng các quy trình sản xuất đm bảo an toàn thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản cho người dân để hình thành các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thống kê, lập danh sách các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót. Thực hiện thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, buộc dừng hoạt động cơ sở bị xếp loi C hai lần liên tiếp, cơ sở thuộc diện bắt buộc phải đăng ký kinh doanh mà chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện thng kê, tổ chức cho các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm và tiến hành kiểm tra việc thực hiện cam kết.

- Chỉ đạo các phòng ban chức năng của huyện, quận đẩy mạnh việc cấp giy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc diện bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

- Tổ chức thống kê, lập danh sách các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn; tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm với chủ cơ sở sản xuất, nông hộ; kiểm tra việc thực hiện cam kết và xử lý vi phạm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; hướng dẫn áp dụng các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản cho người dân;

- Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương các cơ sở không thực hiện ký cam kết hoặc thực hiện không đúng nội dung cam kết mà không thực hiện các biện pháp khắc phục. Phối hợp chặt chẽ trong hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu.

- Lưu giữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động triển khai ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ tại địa phương;

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ, hàng tháng, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các Sở: YT, CT, TTTT;
- CATP;
- UBND các quận, huyện;
- Đài PTTHHP, Báo HP, Báo ANHP;
- C
ng TTĐTTP;
- CPVP;
- CV: NN, YT, CT, NC;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tùng