Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Số hiệu: 45/2014/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 03/12/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 17/01/2015 Số công báo: Từ số 57 đến số 58
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Y tế - dược, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2014/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định của Chính phủ số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định của Chính phủ số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định của Chính phủ số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư Liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bao gồm:

a. Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên;

b. Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d. Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản;

đ. Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương (Khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014).

(sau đây gọi tắt là cơ sở).

4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở nêu tại các Khoản 1, 2, 3 của Điều này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Các mức lỗi:

a) Lỗi nghiêm trọng: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn hoặc các quy định, ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

b) Lỗi nặng: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn hoặc các quy định, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.

c) Lỗi nhẹ: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn hoặc các quy định, có thể ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm.

2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm nông lâm thủy sản.

3. Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán vật tư nông nghiệp.

4. Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.

5. Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, bao gói, bảo quản để tạo ra sản phẩm vật tư nông nghiệp.

6. Truy xuất nguồn gốc là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông sản phẩm.

7. Vật tư nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón hữu cơ và phân bón khác, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Điều 4. Căn cứ kiểm tra

1. Các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn Việt Nam.

2. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Điều 5. Cơ quan kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra cấp trung ương: Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cơ quan kiểm tra cấp địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 6. Các hình thức kiểm tra

1. Kiểm tra, xếp loại: Là hình thức kiểm tra có thông báo trước, nhằm kiểm tra đầy đủ các nội dung về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở; được áp dụng đối với:

a) Cơ sở được kiểm tra lần đầu;

b) Cơ sở đã được kiểm tra đạt yêu cầu nhưng sửa chữa, mở rộng sản xuất;

c) Cơ sở đã được kiểm tra không đạt yêu cầu nhưng sau đó đã khắc phục xong sai lỗi;

d) Cơ sở đã được kiểm tra đạt yêu cầu nhưng hoãn kiểm tra định kỳ có thời hạn quá 06 (sáu) tháng;

đ) Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng bị thu hồi hoặc thay đổi chủ sở hữu, có thay đổi điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm so với ban đầu.

2. Kiểm tra định kỳ: Là hình thức kiểm tra không thông báo trước, được áp dụng đối với các cơ sở đã được xếp loại đạt yêu cầu nhằm giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

3. Kiểm tra đột xuất: Là hình thức kiểm tra không báo trước, được áp dụng khi:

a) Có khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp tới cơ sở có vi phạm về điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;

b) Có thông tin phản ánh của người tiêu dùng hoặc phương tiện thông tin đại chúng về vi phạm liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của cơ sở;

c) Theo yêu cầu quản lý, theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.

Điều 7. Nội dung, phương pháp kiểm tra

1. Nội dung kiểm tra:

a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị;

b) Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm;

c) Chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn và ghi nhãn hàng hóa đang áp dụng;

d) Lấy mẫu kiểm nghiệm: Việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về chất lượng, an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

2. Phương pháp kiểm tra: Gồm kiểm tra hiện trạng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh; kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có liên quan; lấy mẫu khi cần thiết.

Điều 8. Các hình thức xếp loại

1. Loại A (tốt): Áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

2. Loại B (đạt): Áp dụng đối với các cơ sở cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; vẫn còn một số sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

3. Loại C (không đạt): Áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Tiêu chí xếp loại cụ thể cho từng loại hình cơ sở được quy định tại Biên bản kiểm tra ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Tần suất kiểm tra

1. Tần suất kiểm tra áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn được quy định như sau:

a) Cơ sở xếp loại A: 1 lần/2 năm;

b) Cơ sở xếp loại B: 1 lần/ năm;

c) Cơ sở xếp loại C: Thời điểm kiểm tra lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định, nhưng không quá 6 tháng tính từ thời điểm kiểm tra xếp loại C.

2. Tần suất kiểm tra áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định như sau:

a) Cơ sở xếp loại A: 1 lần/ năm;

b) Cơ sở xếp loại B: 2 lần/năm;

c) Cơ sở xếp loại C: Thời điểm kiểm tra lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định, nhưng không quá 3 tháng tính từ thời điểm kiểm tra xếp loại C. Nếu thời điểm kiểm tra lại trùng với thời điểm mùa vụ đã kết thúc thì đợt kiểm tra lại sẽ được thực hiện khi bắt đầu vào mùa vụ kế tiếp.

Điều 10. Yêu cầu đối với Trưởng đoàn, kiểm tra viên và người lấy mẫu

1. Yêu cầu đối với Trưởng đoàn:

a) Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực kiểm tra;

b) Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra, các khóa đào tạo kiểm tra viên;

c) Đã tham gia ít nhất 05 (năm) đợt kiểm tra trong lĩnh vực kiểm tra.

2. Yêu cầu đối với kiểm tra viên

a) Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực kiểm tra;

b) Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra và các khóa đào tạo kiểm tra viên.

3. Yêu cầu đối với người lấy mẫu:

a) Có chuyên môn phù hợp;

b) Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc có chứng chỉ, giấy chứng nhận tham gia đào tạo hoặc tập huấn có nội dung về lấy mẫu.

Điều 11. Phí và lệ phí

1. Việc thu phí kiểm tra, kiểm nghiệm; lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

2. Đối với hoạt động kiểm tra chưa có quy định của Bộ Tài chính về việc thu phí có liên quan, Cơ quan kiểm tra lập kế hoạch, dự trù kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

Chương II

KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG LÂM THỦY SẢN; CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Mục 1: KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG LÂM THỦY SẢN

Điều 12. Thống kê, lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Cơ quan kiểm tra thống kê, lập danh sách các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp nêu tại Điều 5 Thông tư này theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách này là cơ sở để cơ quan kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra.

Điều 13. Thông báo kế hoạch kiểm tra

1. Đối với hình thức kiểm tra, xếp loại: Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo kế hoạch kiểm tra tới cơ sở được kiểm tra trước thời điểm kiểm tra ít nhất 05 ngày làm việc (bằng một trong các hình thức như: thông báo trực tiếp; fax; email, gửi theo đường bưu điện). Kế hoạch kiểm tra gồm:

a) Thời điểm dự kiến kiểm tra;

b) Phạm vi, nội dung, hình thức kiểm tra;

c) Các yêu cầu chuẩn bị nhân sự, hồ sơ để làm việc với Đoàn kiểm tra.

2. Đối với hình thức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, kế hoạch kiểm tra được thông báo tại cuộc họp mở đầu của Đoàn kiểm tra tại cơ sở.

Điều 14. Thành lập đoàn kiểm tra

1. Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra cần nêu rõ:

a) Căn cứ kiểm tra;

b) Phạm vi, nội dung, hình thức kiểm tra;

c) Tên, địa chỉ của cơ sở được kiểm tra;

d) Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn;

đ) Trách nhiệm của cơ sở và Đoàn kiểm tra.

2. Trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm thông báo tới các cơ quan phối hợp có liên quan đề nghị cử người tham gia Đoàn kiểm tra.

Điều 15. Tiến hành kiểm tra tại cơ sở

1. Đoàn kiểm tra công bố Quyết định thành lập đoàn, nêu rõ mục đích và nội dung kiểm tra.

2. Tiến hành kiểm tra thực tế (điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh), kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn (nếu cần), lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 Thông tư này.

3. Lập biên bản kiểm tra và họp kết thúc, thông báo kết quả kiểm tra.

Điều 16. Biên bản kiểm tra

1. Mẫu biên bản kiểm tra

a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn: Theo các mẫu nêu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản: Theo các mẫu nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cơ sở không thuộc loại hình cơ sở nêu trong Phụ lục III thì áp dụng mẫu biên bản nêu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Yêu cầu đối với biên bản kiểm tra

a) Phải được đoàn kiểm tra lập tại cơ sở ngay sau khi kết thúc kiểm tra;

b) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra;

c) Ghi rõ các hạng mục không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và thời hạn yêu cầu cơ sở khắc phục các sai lỗi;

d) Nêu kết luận chung về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và dự kiến mức xếp loại cơ sở;

đ) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở về kết quả kiểm tra, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);

e) Có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở, đóng dấu giáp lai của cơ sở (nếu có) vào biên bản kiểm tra hoặc ký từng trang trong trường hợp cơ sở không có con dấu;

g) Trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản kiểm tra thì Đoàn kiểm tra phải ghi: “Đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản” và nêu rõ lý do đại diện cơ sở không ký. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn kiểm tra;

h) Được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại Cơ quan kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.

Điều 17. Xử lý kết quả kiểm tra

Sau khi thẩm tra biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thực hiện như sau:

1. Trường hợp kiểm tra, xếp loại:

a) Công nhận và thông báo kết quả kiểm tra cho các cơ sở được xếp loại A hoặc B. Đối với cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng, tần suất kiểm tra định kỳ được xác định theo nhóm ngành hàng có mức xếp loại thấp nhất.

b) Thông báo cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ sở không khắc phục sai lỗi, tiếp tục được xếp loại C, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.

2. Trường hợp kiểm tra định kỳ, đột xuất:

a) Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất kiểm tra áp dụng trong thời gian tới.

b) Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ sở không khắc phục sai lỗi, tiếp tục được xếp loại C, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.

3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được xếp loại A hoặc loại B theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

4. Nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời công khai kết quả phân tích mẫu.

5. Cơ quan kiểm tra không công nhận cơ sở được xếp loại A hoặc B đối với cơ sở có kết quả kiểm nghiệm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm. Việc xem xét công nhận kết quả xếp loại A hoặc B được thực hiện sau khi cơ sở điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục; được cơ quan kiểm tra thẩm tra đạt yêu cầu.

6. Cơ quan kiểm tra thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Mục 2: CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 18. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan kiểm tra quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào kiểm tra thì cơ quan đó cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;

c) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên);

d) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);

đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP:

a) Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;

b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;

c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:

a) Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 18 Thông tư này.

b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo Phụ lục V gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

6. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.

b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP:

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP.

7. Trong trường hợp có các quy định riêng về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở thực phẩm nông lâm thủy sản có tính đặc thù thì áp dụng theo các quy định riêng đó.

Điều 19. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

1. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là các cơ quan nêu tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Cơ quan cấp giấy được phân công, ủy quyền việc cấp giấy cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

2. Các đối tượng được cấp giấy xác nhận:

a) Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.

b) Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh tại các cơ sở.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quản lý giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư Liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

4. Việc kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm được thực hiện bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm bao gồm 30 câu, trong đó có 20 câu về nội dung kiến thức chung, 10 câu về nội dung kiến thức chuyên ngành, thời gian làm bài kiểm tra 45 phút.

5. Tài liệu về nội dung kiến thức an toàn thực phẩm và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Quy định cơ quan kiểm tra nêu tại Điều 5, khoản 2 Thông tư này trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Chỉ đạo Sở Tài chính thẩm định, trình phê duyệt kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm cho các Cơ quan kiểm tra theo quy định.

Điều 21. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ quan kiểm tra nêu tại Điều 5, khoản 2 Thông tư này trên địa bàn tỉnh.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong phạm vi được phân công trên địa bàn tỉnh.

3. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản) theo chế độ báo cáo hiện hành.

Điều 22. Cơ quan kiểm tra cấp trung ương

1. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác kiểm tra trong toàn hệ thống từ trung ương đến địa phương.

2. Hướng dẫn áp dụng thống nhất tài liệu, biểu mẫu, phương pháp kiểm tra đối với các cơ sở được phân công quản lý. Đề xuất, xây dựng và trình Bộ ban hành mẫu Biên bản kiểm tra chi tiết phù hợp với tính chất đặc thù của cơ sở.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra viên trong toàn hệ thống từ trung ương đến địa phương.

4. Trực tiếp tổ chức kiểm tra, chứng nhận đối với các cơ sở theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Thông báo công khai trên trang web của cơ quan kiểm tra và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách các cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.

6. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của cơ quan kiểm tra địa phương.

7. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; bảo mật thông tin theo quy định hiện hành.

8. Báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản) theo chế độ báo cáo hiện hành.

Điều 23. Cơ quan kiểm tra cấp địa phương

1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra.

3. Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi phân công trong địa bàn tỉnh/ thành phố.

4. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.

5. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh/ thành phố (qua Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản) theo chế độ báo cáo hiện hành.

Điều 24. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh

1. Bố trí người có đủ thẩm quyền đại diện cho cơ sở để làm việc với Đoàn kiểm tra.

2. Tạo điều kiện cho Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, lấy mẫu tại hiện trường; cung cấp đầy đủ thông tin, mẫu vật, hồ sơ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.

3. Khắc phục đầy đủ sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra và gửi báo cáo bằng văn bản về Cơ quan kiểm tra theo đúng thời hạn nêu trong biên bản kiểm tra.

4. Niêm yết công khai biên bản kiểm tra tại cơ sở sản xuất.

5. Nộp phí, lệ phí kiểm tra, chứng nhận theo quy định.

6. Thu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.

7. Được quyền khiếu nại với Cơ quan kiểm tra trong trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra.

8. Thông báo cho cơ quan kiểm tra trong trường hợp dừng sản xuất, kinh doanh, giải thể, thay đổi địa điểm sản xuất, thay đổi điều kiện sản xuất hoặc thay đổi chủ sở hữu.

Điều 25. Trưởng đoàn, kiểm tra viên

1. Trưởng đoàn

a) Điều hành và chỉ đạo các thành viên trong Đoàn kiểm tra thực hiện đúng các nội dung đã ghi trong quyết định kiểm tra.

b) Bảo đảm tính khách quan, chính xác, trung thực trong quá trình kiểm tra.

c) Ký biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan kiểm tra và trước pháp luật về kết quả kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện.

d) Đưa ra kết luận cuối cùng của Đoàn kiểm tra về kết quả kiểm tra.

đ) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được kiểm tra và bảo mật kết quả kiểm tra khi chưa có công nhận và thông báo kết quả kiểm tra của Cơ quan kiểm tra.

2. Kiểm tra viên

a) Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

b) Thực hiện các nội dung công việc theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra.

c) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, phương pháp kiểm tra, lấy mẫu; đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực khi thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu.

d) Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả thực hiện các công việc được phân công với Trưởng Đoàn.

đ) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được kiểm tra và bảo mật kết quả kiểm tra khi chưa có công nhận và thông báo kết quả kiểm tra của Cơ quan kiểm tra.

Điều 26. Điều khoản chuyển tiếp

Các giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sẽ tiếp tục có hiệu lực đến hết thời điểm hiệu lực được ghi trong giấy chứng nhận.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2015.

2. Thông tư này thay thế các Thông tư: số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 về việc sửa đổi Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011; số 35/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2012 về việc sửa đổi Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011; số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 về việc sửa đổi Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011; số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn; văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BNNPTNT ngày 14/2/2014.

Điều 28. Sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Công báo Chính phủ; Website Chính phủ;
- Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ KH-CN;
- Tổng Cục Hải quan;
- Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Lưu: VT, QLCL.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC I

THỐNG KÊ, LẬP DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN VÀ THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Mã s
(nếu có)

Tên cơ sở

Địa chỉ

Nhóm sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Loại hình cơ sở

Ký hiệu

1

Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản

BB 1.1

2

Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

BB 1.2

3

Cơ sở kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

BB 1.3

4

Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản

BB 1.4

5

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm

BB 1.5

6

Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm

BB 1.6

7

Cơ sở sản xuất thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản

BB 1.7

8

Cơ sở kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản

BB 1.8

9

Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp

BB 1.9

10

Cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính

BB 1.10

11

Cơ sở kinh doanh ging cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính

BB 1.11

12

Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác

BB 1.12

13

Cơ sở kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác

BB 1.13

14

Cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

BB 1.14

15

Cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

BB 1.15

16

Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn

BB 1.16

17

Cơ sở sản xuất hạt giống cây trồng nông nghiệp

BB 1.17

18

Cơ sở kinh doanh hạt giống cây trồng nông nghiệp

BB 1.18

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, PHÂN LOẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/20
14/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn)

TT

Loại hình cơ sở

Ký hiệu

A

Sản phẩm thủy sản

 

1

Tàu cá

BB 2.0

2

Cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh

BB 2.1

3

Cảng cá

BB 2.2

4

Ch

BB 2.3

5

Cơ sở thu mua thủy sản

BB 2.4

6

Cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản đăng ký hộ kinh doanh (cơ sở sơ chế, chế biến thủy nhỏ lẻ)

BB 2.5

7

Cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm đăng ký hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm nhỏ lẻ)

BB 2.6

8

Cơ sở sản xuất thủy sản khô đăng ký hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất thủy sản khô nhỏ lẻ)

BB 2.7

9

Cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản đăng ký doanh nghiệp (cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản quy mô doanh nghiệp)

BB 2.8

10

Cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm đăng ký doanh nghiệp (cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm quy mô doanh nghiệp)

BB 2.9

11

Cơ sở sản xuất thủy sản hàng khô đăng ký doanh nghiệp (cơ sở sản xuất thủy sản hàng khô quy mô doanh nghiệp)

BB 2.10

12

Cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản

BB 2.11

B

Sản phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trừ thủy sản)

 

13

Trại chăn nuôi gia cầm

BB 2.12

14

Trại chăn nuôi lợn

BB 2.13

15

Trang trại chăn nuôi bò sữa

BB 2.14

16

Cơ sở giết m gia cầm

BB 2.15

17

Cơ sở giết mổ gia súc

BB 2.16

C

Sản phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật

 

18

Cơ sở sản xuất rau, quả, chè

BB 2.17

19

Cơ sở sơ chế rau, quả

BB 2.18

20

Cơ sở chế biến rau quả

BB 2.19

21

Cơ sở chế biến chè

BB 2.20

22

Cơ sở chế biến điều

BB 2.21

23

Cơ sở chế biến cà phê nhân

BB 2.22

24

Cơ sở chế biến cà phê rang, cà phê rang xay (cà phê bột), cà phê hòa tan

BB 2.23

D

Cơ sở sản xuất nước đá phục vụ sản xuất và bảo quản nông thủy sản thực phẩm

BB 2.24

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN CHƯA NÊU TẠI PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/20
14/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Loi hình cơ sở

Ký hiệu

1

Cơ sở sản xuất ban đầu sản phẩm có nguồn gốc động vật (bao gồm cả thủy sản)

BB 3.1

2

Cơ sở sản xuất ban đu sản phẩm có nguồn gốc thực vật

BB 3.2

3

Cơ sở thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến nông lâm thủy sản

BB 3.3

4

Chợ đầu mối, đu giá nông lâm thủy sản.

BB 3.4

5

Cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản (chuyên doanh)

BB 3.5

6

Kho lạnh bảo quản sản phẩm nông lâm thủy sản

BB 3.6

7

Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản (gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản).

BB 3.7

 

PHỤ LỤC V

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

CERTIFICATE
OF COMPLIANCE WITH FOOD SAFETY REGULATIONS

……………………………………

(tên Cơ quan cấp giấy)

Cơ sở/ Establishment:

Mã số/ Approval number:

Địa chỉ/ Address:

Điện thoại/ Tel:                                                           Fax:

 

Đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm:

Has been found to be in compliance with food safety regulations for following products:

1.

2.

3.

Số cấp/ Number:                             / XXXX / NNPTNT-YYY

Có hiệu lực đến ngày        tháng          năm      

Valid until (date/month/year)

(*) và thay thế Giấy chứng nhận số: …….          cấp ngày          tháng           năm

and replaces The Certificate N°………                   issued on (day/month/year)

 

 

……., ngày     tháng     năm/ …., day/month/year
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

 

 

XXXX: 4 chữ s của năm cấp giấy

YYY: chữ viết tắt tên Tỉnh theo tên viết tắt địa phương, nơi cơ sở SXKD được kiểm tra, chứng nhận điều kiện ATTP.

(*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại

 

PHỤ LỤC VI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày…… tháng….. năm……

ĐƠN Đ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ..................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Mã số (nếu có): ...........................................................................................................

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ..............................................................................

.......................................................................................................................................

4. Điện thoại………………….. Fax……………………..

Email…………………………………….

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: .....................................................

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:

Đề nghị …………… (tên cơ quan kiểm tra) ………… cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại:...................................................................................................................

 

 

Đại diện cơ sở
(K
ý tên, đóng dấu)

 

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

-

 

PHỤ LỤC VII

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày…… tháng….. năm……

 

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ....................................................................................

2. Mã số (nếu có): .............................................................................................................

3. Địa chỉ: .........................................................................................................................

4. Điện thoại:…………………. Fax: …………………. Email: ..................................................

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước

£

DN 100% vốn nước ngoài

£

DN liên doanh với nước ngoài

£

DN c phần

£

DN tư nhân

£

Khác

£

 

 

(ghi rõ loại hình)

 

6. Năm bắt đu hoạt động: ................................................................................................

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ...............................................

8. Công suất thiết kế: ........................................................................................................

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ..........................................

10. Thị trường tiêu thụ chính: ..............................................................................................

II. MÔ TẢ V SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh ................ m2, trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm : ........................ m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : ......................................... m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm : ........................................ m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: ................................ m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : ................................. m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

S lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng

£

Nước giếng khoan

£

Hệ thống xử lý:           

£

Không

£

Phương pháp xử lý: ……………………………………………………………..

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất         £

Mua ngoài        £

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: …………………………………

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:

……………………………………………………………………………………………………..

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ……………………………… người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: ………………người.

+ Lao động gián tiếp: ………………người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……….. người; trong đó ………… của cơ sở và ………… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phn chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,…..)

 

9. Phòng kiểm nghiệm

- Của cơ sở £                           Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:...................

.......................................................................................................................................

- Thuê ngoài £                          Tên những PKN gửi phân tích:..........................................

.......................................................................................................................................

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

Điều 3. Nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
...

4. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý.

Xem nội dung VB
Điều 13. Thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký.

2. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Xem nội dung VB
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan được quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

Bộ hồ sơ bao gồm:

1. Đối với tổ chức:

a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

b) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

d) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2. Đối với cá nhân:

a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

b) Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

c) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 11. Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

1. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.

2. Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý.

3. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này có trách nhiệm cấp giấy xác nhận. Mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Điều 12. Quản lý Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

1. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp.

2. Các cá nhân đã được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sẽ được thừa nhận khi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm sản phẩm tương tự.

Xem nội dung VB




Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm Ban hành: 25/04/2012 | Cập nhật: 27/04/2012