Quyết định 2248/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020
Số hiệu: 2248/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Phạm Văn Sinh
Ngày ban hành: 16/10/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2248/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 16 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG VÀ HẠN CHẾ SẢN XUẤT, SỬ DỤNG GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;

Căn cứ Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng;

Căn cứ Quyết đnh số 1953/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh v/v phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 75/TTr-SXD ngày 10/10/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. Quan điểm phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

1. Quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung tỉnh Thái Bình đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch tng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành kinh tế của tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Phát triển vật liệu xây không nung đảm bảo tính bền vững về các mặt, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự n định xã hội, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, gìn giữ các di tích lịch sử, văn hóa, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.

3. Ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ lớn và tận dụng tối đa tiềm năng khoáng sản sẵn có, các nguồn phế thải của các ngành công nghiệp như tro xỉ nhiệt điện, luyện kim nhằm thỏa mãn nhu cầu xây dựng trong tỉnh và cung cấp cho thị trường các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.

4. Phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô công suất thích hợp; công nghệ tiên tiến, hiện đại; đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, kích thước sản phẩm, đáp ứng yêu cầu chất lượng; tiết kiệm nguyên nhiên liệu sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; kết hợp giữa thiết bị nhập ngoại và thiết bị sản xuất trong nước để đạt hiệu quả đầu tư; khuyến khích việc chế tạo thiết bị cho dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung.

5. Không quy hoạch mới các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung trong khu vực đô thị và nơi tập trung đông dân cư; quy hoạch các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung theo các tuyến sông, tận dụng các vùng đất bãi không thuộc đất trồng lúa nhằm khuyến khích chuyển đổi các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung sang sản xuất gạch không nung. Các dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung đầu tư tại các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung nằm trong các đô thị (thành phố, thị trấn) hoạt động đến hết năm 2020, sau năm 2020 phải di chuyển ra khỏi các đô thị.

6. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư để thu hút mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất vật liệu xây không nung; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và kinh doanh vật liệu xây không nung.

II. Mục tiêu phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

1. Mục tiêu tổng quát:

a) Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương; tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp trong tỉnh; tiết kiệm nhiên liệu than; đáp ứng nhu cầu vật liệu xây trong tỉnh; đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội;

b) Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phn tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng;

c) Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung nhằm thu hút lực lượng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015, đạt tỷ lệ 30-45% vào năm 2020;

b) Sử dụng khoảng 01 triệu m3 phế thải tro xỉ nhiệt điện và luyện kim để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm diện tích các bãi chứa phế thải;

c) Tăng cường kiểm tra, thanh tra thực hiện nghiêm lộ trình hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

III. Phương hướng phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020

1. Phương hướng phát triển các chủng loại sản phẩm vật liệu xây không nung:

a) Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung đến năm 2020:

- Nhu cầu vật liệu xây đến năm 2015 là 995 triệu viên QTC/năm, trong đó:

+ Vật liệu xây không nung: 249 triệu viên, tỷ lệ: 25%;

+ Gạch đất sét nung: 746 triệu viên, tỷ lệ: 75%.

- Nhu cầu vật liệu xây đến năm 2020 là 1.250 triệu viên QTC/năm, trong đó:

+ Vật liệu xây không nung: 570 triệu viên, tỷ lệ: 45%;

+ Gạch đất sét nung: 680 triệu viên, tỷ lệ: 55%.

b) Chủng loại sản phẩm:

- Gạch xi măng cốt liệu: Tỷ lệ gạch xi măng cốt liệu trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 80% vào năm 2015 tương ứng 200 triệu viên và 75% vào năm 2020 tương ứng 428 triệu viên;

- Gạch nhẹ: Tỷ lệ gạch nhẹ trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 20% cho cả giai đoạn năm 2015 và năm 2020 tương ứng 49 triệu viên và 114 triệu viên;

- Gạch khác (vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicát) đạt tỷ lệ khoảng 5% từ năm 2015 trên tổng số vật liệu xây không nung tương ứng 29 triệu viên.

2. Phương hướng áp dụng công nghệ, quy mô công suất sản xuất vật liệu xây không nung:

Sử dụng công nghệ tiên tiến và dần dần tiến tới áp dụng các công nghệ hiện đại với thiết bị chế tạo trong nước kết hợp thiết bị nhập ngoại, quy mô công suất cụ thể như sau:

- Đối với gạch xi măng cốt liệu lựa chọn công suất 5, 7, 10, 15, 20, 30 triệu viên QTC/năm;

- Đối với gạch bê tông khí chưng áp lựa chọn công suất từ 100-150 nghìn m3/năm (tương đương 70 đến 100 triệu viên QTC/năm); gạch bê tông bọt 10-20 nghìn m3/năm (tương đương 7 triệu đến 15 triệu viên QTC/năm);

- Đối với gạch khác lựa chọn công suất từ 5-10 triệu viên/năm.

3. Phương hướng sử dụng vật liệu xây không nung

a) Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình:

- Tại địa bàn thành phố Thái Bình (đô thị loại 3 trở lên) phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung;

- Tại địa bàn các huyện phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung từ nay đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%;

b) Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây);

c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, không phân biệt khu vực đô thị, không phân biệt số tầng, kể cả các công trình xây dựng nhà ở của nhân dân.

IV. Lộ trình hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020

1. Với lò gạch thủ công, lò đứng liên hoàn

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm đối với các chủ lò gạch tái sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công và lò đứng liên hoàn đã yêu cầu chấm dứt sản xuất theo Quyết định 1953/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

2. Đối với lò vòng cải tiến (lò Hoffman): Cho phép được hoạt động đến 31/12/2015, sau năm 2015, các cơ sở phải chuyển đổi sang sản xuất vật liệu xây không nung.

3. Đối với các dây chuyền gạch tuy nen đã cấp phép đang hoạt động

- Các đơn vị sản xuất gạch tuy nen phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất và chủ động đăng ký chuyển đổi dần sang sản xuất vật liệu xây không nung hoặc các loại sản phẩm khác; không bổ sung phát triển thêm các dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung bằng tất cả các loại công nghệ. Các dây chuyền gạch tuy nen trong khu vực đô thị (thành phố, thị trấn) được hoạt động đến hết năm 2020;

- Công ty gạch tuy nen Cầu Nai và Kim Trung thực hiện di chuyển ra khỏi thị trn và khu vực dân cư đến các xã Hng An và xã Tân L sau năm 2014. Công ty cphần gạch tuy nen Minh Tân tại xã Minh Tân huyện Hưng Hà thực hiện di chuyển ra khu vực bãi sông của xã khi chuyển đổi sang sản xuất vật liệu xây không nung;

- Đối với các dây chuyền lò tuy nen đã được chấp thuận đầu tư các sản phẩm bản mỏng gạch ốp lát, ngói trang trí như: Gạch lá dừa, ngói hài, gạch thẻ, gạch nem, không được chuyển đổi sang sản xuất gạch xây đất sét nung.

V. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2015 và 2020

1. Cơ cấu sản phẩm theo quy mô công suất:

Cơ cấu sản phẩm được xác định đáp ứng đủ nhu cầu trong tỉnh và cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận trong đó: Sản phẩm gạch nhẹ chủ yếu đáp ứng nhu cầu cho thị trường ngoài tỉnh, Gạch xi măng cốt liệu chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong tỉnh.

a) Đến năm 2015: Tổng số 380 triệu viên QTC/năm, trong đó:

- Gạch xi măng cốt liệu: 310 triệu viên;

- Gạch nhẹ: 70 triệu viên (Bê tông khí chưng áp: 70 triệu viên, Bê tông bọt: 0);

- Gạch khác: 0.

b) Đến năm 2020: Tổng số 800 triệu viên QTC/năm, trong đó:

- Gạch xi măng cốt liệu: 570 triệu viên;

- Gạch nhẹ: 170 triệu viên (Bê tông khí chưng áp: 140 triệu viên, Bê tông bọt: 30 triệu viên);

- Gạch khác: 30 triệu viên.

2. Mạng lưới phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và 2020:

- Giai đoạn đến năm 2015: Phát triển mạng lưới các dây chuyền đáp ứng tổng công suất 380 triệu viên QTC/năm; Trong đó: Sản phẩm gạch nhẹ quy hoạch 01 dây chuyền công suất 70 triệu viên/năm (đã đăng ký đu tư); sản phẩm gạch xi măng cốt liệu quy hoạch 20 dây chuyền (trong đó: 8 dây chuyền đang sản xuất, 12 dây chuyền đã đăng ký đầu tư) với công suất 180 triệu viên QTC/năm, cần kêu gọi đầu tư một số dây chuyền đáp ứng công suất 130 triệu viên QTC/năm.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Phát triển thêm mạng lưới đáp ứng tổng công suất 420 triệu viên QTC/năm; Trong đó: Sản phẩm gạch nhẹ quy hoạch thêm 01 nhà máy bê tông khí chưng áp công suất 70 triệu viên/năm; gạch khác 30 triệu viên; sản phẩm gạch xi măng - cốt liệu quy hoạch 24 dây chuyền (đã đăng ký đầu tư) tổng công suất 190 triệu viên QTC/năm, cần kêu gọi đầu tư một số dây chuyền công suất 130 triệu viên QTC/năm.

- Tổng cộng đến năm 2020: Phát triển mạng lưới đáp ứng tổng công suất 800 triệu viên QTC/năm; Trong đó: Sản phẩm gạch nhẹ tổng công suất 140 triệu viên/năm, bao gồm 02 dây chuyền; gạch khác 30 triệu viên; gạch xi măng - cốt liệu tổng công suất 370 triu viên/năm, bao gồm 44 dây chuyền (đang sản xuất 08 dây chuyền, đăng ký đầu tư 36 dây chuyền), cần kêu gọi đầu tư với tổng quy mô công suất 260 triệu viên QTC/năm.

Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 169 ha trong đó phần đất thuộc các cơ sở đã đăng ký đầu tư là 143 ha, phần đất dự kiến phát triển đáp ứng 260 triệu viên QTC/năm là khoảng 26ha (ước tính 1ha/10 triệu viên).

(Chi tiết xem tại Phụ lục và Bản đồ quy hoạch kèm theo Quyết định này)

VI. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

1. Giải pháp về nguồn vốn

- Hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn đầu tư nhằm khuyến khích phát triển và tạo điều kiện cho các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung; các dự án sản xuất vật liệu xây không nung;

- Khuyến khích các doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất vật liệu xây không nung bằng mọi hình thức kể cả liên doanh với nước ngoài để tổ chức sản xuất;

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp tác, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài;

- Tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng công trình cấp thoát nước, mở rộng mạng lưới giao thông, mạng lưới điện để đầu tư ngoài hàng rào cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung;

- Các ngân hàng cần tạo điều kiện, ưu tiên cho vay nguồn vốn tín dụng, lãi suất ưu đãi để đu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây không nung; thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp;

- Thu hút nguồn lực về tài chính, vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát triển; về chiến lược lâu dài phải coi đây là nguồn nội lực chủ yếu để phát triển vật liệu xây không nung.

2. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất vật liệu xây không nung, hp chuẩn chất lượng vật liệu không nung tiến tới xây dựng thương hiệu và sản phẩm chủ lực của tỉnh, tuyên truyền các lợi ích từ việc phát triển vật liệu xây không nung sâu rộng trong xã hội;

- Tổ chức các hoạt động về khoa học công nghệ, giới thiệu các công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung tiên tiến, hiện đại đến các nhà đu tư; hướng dẫn nhà đầu tư áp dụng, tiếp nhận chuyển giao các công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất gạch không nung đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư. Hướng dẫn, xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm thu hút đầu tư, phát triển sản xuất gạch không nung. Ưu tiên bố trí vốn cho các đề án nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung và sản xuất thiết bị cho sản xuất vật liệu xây không nung;

3. Giải pháp về nguồn nhân lực.

- Chọn mô hình đào tạo dạy nghề nơi cơ sở sản xuất; cử các chuyên gia giỏi có kinh nghiệm trong dạy nghề, kết hợp với các thợ giỏi đến truyền nghề, kèm cặp nghề cho lao động mới bắt đầu vào nghề; bổ túc các kiến thức về vật liệu xây không nung cho các thợ chính và chủ cơ sở sản xuất;

- Thực hiện tốt các chính sách đào tạo nguồn nhân lực hiện có, ưu tiên cho đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất vật liệu xây không nung; khuyến khích các chương trình đào tạo tạo mới về vật liệu xây dựng, đặc biệt về vật liệu xây không nung;

- Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh; mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp; tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.

4. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Thực hiện hỗ trợ một số doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư xây dựng mới dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung chất lượng cao, ưu tiên các đơn vị đã có truyền thống sản xuất vật liệu xây dựng. Kinh phí hỗ trợ gồm: Hỗ trợ đổi mới công nghệ, vốn khuyến công, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, kinh phí san lấp mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào;

- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng và Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 18/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh v/v tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

5. Giải pháp bảo vệ môi trường

- Rà soát trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch lên mức tối đa;

- Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường; tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường; khi thu hút đầu tư cần ưu tiên những công nghệ ít ô nhiễm môi trường; nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, trong đó yếu tố môi trường cần được xem xét đánh giá kỹ về lượng khí thải, nước thải, rác thải và chất thải nguy hại, để từ đó có phương án quyết định đầu tư ngay từ đầu; xây dựng các quy định cụ thể về giám sát môi trường của các dự án;

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường; thường xuyên tiến hành việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với các cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất hiện có, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp vi phạm về môi trường.

6. Các giải pháp khác

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch xây đất sét nung; thông tin để cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các chủ thể trong hoạt động xây dựng và mọi người dân nhận rõ những ưu điểm, lợi thế trong việc sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung; đồng thời thấy được những tác động tiêu cực của việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung không theo quy hoạch, để tập trung mọi năng lực phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung, góp phần phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của tỉnh ngày càng phát triển bền vững.

VII. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng:

- Tổ chức công bố, quản lý và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ một số doanh nghiệp đi đầu trong việc xây dựng mới dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung chất lượng cao; đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng vật liệu xây không nung, giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra giám sát tình hình thực hiện quy hoạch, đề xuất các phương án điều chỉnh bổ sung, thay thế các đơn vị chậm trễ thực hiện theo phương án quy hoạch được phê duyệt, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung; tình hình sử dụng đất và khai thác đất sét sản xuất gạch đất sét nung; kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các sai phạm về bảo vệ môi trường và quản lý đất đai;

- Phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tăng cường kiểm tra trong việc thực hiện quy hoạch; việc chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò đứng liên hoàn sử dụng nhiên liệu hóa thạch, có giải pháp ngăn chặn triệt để việc tái sản xuất của các chủ lò gạch này;

- Phối hợp với Sở Tài chính và các sở ngành có liên quan rà soát nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch lên mức tối đa.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành đề xuất cơ chế hỗ trợ một số doanh nghiệp đi đầu trong việc xây dựng mới dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung chất lượng cao;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng vật liệu xây không nung, giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích phát triển và tạo điều kiện cho các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung, các dự án sản xuất vật liệu xây không nung; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất vật liệu xây không nung các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư; chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy đnh tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ;

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 18, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Sở Công Thương:

- Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra thị trường, giá cả sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm để được ưu đãi theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 06/01/2009 của Thủ tưng Chính phủ;

- Nghiên cứu sử dụng kinh phí khuyến công hàng năm vào việc hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung;

- Phối hợp với Sở Xây dựng trong công tác quản lý nhà nước và tiến hành các chương trình xúc tiến đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung, chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức các hoạt động về khoa học công nghệ, giới thiệu các công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung tiên tiến, hiện đại đến các nhà đầu tư; hướng dẫn nhà đầu tư lựa chọn dây chuyền sản xuất, công nghệ đảm bảo về môi trường, phù hợp với quy mô sản xuất, ưu tiên lựa chọn thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được. Chủ động xây dựng, đề xuất các chế độ chính sách ưu đãi về nghiên cứu khoa học phát triển vật liệu xây không nung, sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo môi trường, chuyển giao công nghệ;

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung đổi mới công nghệ, đầu tư công nghệ mới, chuyn giao công nghệ, các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật liệu xây không nung, chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung được hưởng các ưu đãi của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, áp dụng ưu đãi về chuyển giao công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ;

- Ưu tiên bố trí vốn cho các đề án nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung và sản xuất thiết bị cho sản xuất vật liệu xây không nung.

6. Sở Giao thông vận tải:

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố lập phương án phát triển hệ thống giao thông đồng bộ phục vụ đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung và vận chuyển vật liệu xây dựng phù hợp với quy hoạch.

7. Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh:

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở ngành có liên quan rà soát trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch lên mức tối đa; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng, hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn đầu tư nhằm khuyến khích phát triển và tạo điều kiện cho các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung; các dự án sản xuất vật liệu xây không nung; thực hiện công tác quản lý Nhà nước về giá vật liệu xây không nung và dịch vụ trên địa bàn;

- Cục Thuế tỉnh hướng dẫn và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất vật liệu xây không nung, chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm đối với các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng - cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên theo quy đnh tại Quyết định số 567/QĐ-TTg .

8. Các Sở, Ban, Ngành có liên quan:

Theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chủ trì và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham gia đề xuất giải quyết các công việc liên quan đến công tác thực hiện, quản lý quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh.

9. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố:

- Triển khai phổ biến Quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 tới các đơn vị, tổ chức cá nhân trên địa bàn để tổ chức thực hiện;

- Quản lý, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây không nung trên địa bàn theo đúng quy hoạch; nghiên cứu định hướng, thu hút sản xuất gạch không nung công suất nhỏ tại các điểm công nghiệp, làng nghề;

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, không cho phép đầu tư xây mới hoặc tái sản xuất (đối với các cơ sở đã chấm dứt hoạt động) gạch đất sét nung bằng lò thủ công và lò đứng liên hoàn trên địa bàn; đôn đc các chủ lò gạch hofftman thực hiện lộ trình chm dứt hoạt động theo quy hoạch;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật liệu xây không nung theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm các cơ sở sản xuất đã công btrên địa bàn;

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy hoạch tại địa phương và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về SXây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.

10. Các tổ chức, cá nhân sản xuất gạch ngói đất sét nung và vật liệu xây không nung:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về sản xuất gạch đất sét nung; không được sử dụng các loại đất sét sau để sản xuất gạch ngói đất sét nung: Đất sản xuất nông nghiệp, đất trong phạm vi các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất thuộc phạm vi bảo vệ hành lang đường giao thông, đê, kè, cầu, cống, đường điện cao thế;

b) Tăng cường quản lý sản xuất, quy trình công nghệ, quản lý kỹ thuật, tăng cường hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sản xuất sản phẩm tốt, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; tăng cường quản trị doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần thay thế loại bỏ các loại gạch thủ công tại các vùng nông thôn trong tỉnh;

c) Chủ động, tích cực thực hiện chủ trương của Chính phủ theo Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, xây dựng phương án chuyển đổi công nghệ sản xuất từ gạch đất sét nung sang vật liệu xây không nung; thực hiện di chuyển và chấm dứt việc sử dụng gạch đất sét nung theo quy hoạch;

d) Các đơn vị đang sản xuất vật liệu xây không nung tích cực cải tiến khoa học kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm; nghiên cứu đu tư mở rộng, sử dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường;

đ) Các đơn vị đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung phải tuân thủ theo quy hoạch về địa điểm và các quy định khác có liên quan.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình được phê duyệt tại Quyết định này thay thế Quy hoạch sản phẩm vật liệu xây thuộc Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Bình đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1953/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
-
Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, XDCB, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Sinh

 

PHỤ LỤC:

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Thái Bình)

TT

Tên cơ sở sản xuất

Địa điểm quy hoạch

Loại sản phẩm

Công suất (Tr.v/năm)

Giai đoạn quy hoạch

Vốn (tỷ đồng)

DT (ha)

Ghi chú

Hiện trạng (năm bắt đầu sx)

QH đến 2015

QH đến 2020

Đầu tư

Đăng ký

 

THÀNH PH THÁI BÌNH

1

Xí nghiệp gạch số 1 Công ty CP VLXD Tiền phong

P.Tiền Phong

Gạch XM cốt liu

10

1997

 

 

11

11

6

Hiện trạng

 

Xí nghiệp gạch Nghĩa Chính - Công ty CP VLXD Thái Bình

P.Phú Khánh

 

 

 

 

 

 

 

2,2

Chuyển đổi

2

Dây chuyn sản xuất gạch xi măng cốt liệu

 

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

8

15

3

Dây chuyn sản xuất gạch silicát

 

Gạch silicát

10

 

 

X

5

10

4

Công ty Xây dựng TNHH dịch vụ thương mại Bắc Hà

P.Tiền Phong

Gạch XM cốt liu

5

2008

 

 

3,5

3,5

0,6

Hiện trạng

5

Quy hoạch các cơ sở đầu tư mới (chưa có địa điểm đầu tư)

Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm (không thuộc vùng đô thị)

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

4

 

 

Dự kiến đầu tư mới

20

 

 

X

10

 

 

 

 

 

65

 

 

 

41,5

39,5

8,8

 

 

HUYN VŨ THƯ

6

Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Vũ Thư

Xã Tự Tân

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

8

10

6

Chuyển đổi

7

Công ty CP gm xây dựng Đại Thắng

Xã Hòa Bình

Gạch XM cốt liu

10

 

 

X

10

40

1,6

Chuyển đổi

8

Xí nghiệp gạch Vũ Hội

Công ty CP VLXD Thái Bình

Xã Vũ Hội

Gạch XM cốt liệu

10

 

 

X

10

15

22

Chuyển đổi

9

Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Hoa Tuấn

Xã Vũ Hội

Gạch XM cốt liệu

5

2005

 

 

5

5

0,6

Hiện trạng

10

Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Quang Tuấn Thái Bình

Xã Song An

Gạch XM cốt liệu

5

 

X

 

4

10

0,4

Đầu tư mới

11

Công ty Xuân Trường Phát

Xã Vũ Hội

Gạch XM cốt liệu

5

2009

 

 

5

5

0,6

Hiện trạng

12

Quy hoạch các cơ sở đầu tư mới (chưa có địa điểm đầu tư)

Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm (không thuộc vùng đô thị)

Gach XM cốt liệu

10

 

X

 

4

 

 

Dự kiến đầu tư mới

 

 

 

 

10

 

 

X

5

 

 

 

 

 

 

 

65

 

 

 

51

85

31,2

 

 

HUYN KIN XƯƠNG

 

Xí nghiệp gạch Quốc Tun Công ty CP VLXD Thái Bình

Quốc Tuấn

Gạch XM cốt liệu

 

 

 

 

 

 

5,8

Chuyển đổi

13

Dây chuyn sản xuất gạch xi măng cốt liệu

 

Gạch XM cốt liệu

10

 

 

X

5

20

14

Dây chuyn sản xuất gạch silicat

 

Gạch Silicát

10

 

 

X

5

10

15

Công ty CP vật liệu xây dựng Đất Nước

Xã Vũ Bình

Gạch XM cốt liệu

10

 

 

X

5

10

5

Chuyển đổi

16

Doanh nghiệp tư nhân cơ khí công nghiệp tàu thủy Nguyễn Văn Tuấn

Xã Minh Tân

BT khí chưng áp

100.000 m3
QTC: 70 tr.v

 

X

 

20

112

2,5

Đầu tư mới

17

Quy hoạch các cơ sở đầu tư mới (chưa có địa điểm đầu tư)

Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm (không thuộc vùng đô thị)

Gạch XM cốt liệu

30

 

X

 

12

 

 

Dự kiến đầu tư mới

 

 

 

 

30

 

 

X

15

 

 

 

 

 

 

 

160

 

 

 

62

152

13,3

 

 

HUYN TIỀN HẢI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Cơ sở sản xuất gạch Biên Hòa

Xã Nam Hà

Gạch XM cốt liệu

5

 

 

X

5

5

1,5

Chuyển đổi

19

Lò gạch của ông Phm Văn Thiêm

Xã Nam Cường

Gạch XM cốt liệu

5

 

 

X

5

5

2

Chuyển đi

20

Lò gạch của ông Trần Quốc Huy

Xã Vũ Lăng

Gạch XM cốt liệu

5

 

 

X

5

5

8

Chuyển đổi

21

Lò gạch của ông Phm Văn Cấp

Xã Đông Lâm

Gạch XM cốt liệu

5

 

 

X

5

5

0,5

Chuyển đổi

22

Xí nghiệp gạch tuynel Tây Tiến - Tiền Hải

Xã Tây Tiến

Gạch XM cốt liệu

5

 

 

X

5

15

3,7

Chuyển đổi

23

Xí nghiệp gạch tuynel Tây Phong huyện Tiền Hải

Xã Tây Phong

Gạch XM cốt liệu

5

 

 

X

5

15

2,7

Chuyển đi

24

Công ty CP Long Hầu GPI

Cụm CN
Trà Lý

Bê tông bọt

15

 

 

X

5

35

2,2

Chuyển đổi

25

Công ty cổ phần đầu XD và thiết kế Phú Thăng Long

Xã Tây Tiến

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

12

20

2

Đầu tư mới

26

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Ngân

Cụm CN Nam Cường

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

5

5

1

Đầu tư mới

27

Công ty TNHH Hoàng Nguyên

Cụm CN Trà Lý

Gạch XM cốt liệu

5

2012

 

 

5

5

0,4

Hiện trạng

28

Quy hoạch các cơ sở đầu tư mới (chưa có địa điểm đu tư)

Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm (không thuộc vùng đô thị)

Gạch XM cốt liệu

20

 

X

 

8

 

 

Dự kiến đầu tư mới

 

 

 

 

20

 

 

X

10

 

 

 

 

 

 

 

110

 

 

 

75

115

24

 

 

HUYỆN THÁI THỤY

29

Công ty Cổ phần VLXD và Chất đốt Thái Bình

Xã Thái Thọ

Gạch XM cốt liệu

15

 

X

 

8

10

5

Chuyển đổi

30

Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Thái Thủy

Xã Thái Thủy

Gạch XM cốt liệu

15

 

X

 

2,5

2,5

5,8

Chuyển đổi

31

Xí nghiệp gạch s 3 - Công ty CP VLXD Tiền Phong

Xã Thái Nguyên

Gạch XM cốt liệu

10

 

 

X

5

5

3

Chuyển đổi

32

Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Cầu Đuống-Sông Hóa

Xã Thụy Việt

Gạch XM cốt liệu

10

 

 

X

5

7

3,7

Chuyển đổi

33

Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt

Xã Thụy Việt

Gạch XM cốt liệu

5

 

 

X

5

10

0,3

Chuyển đổi

34

Công ty CP vật liệu xây dựng Hồng Lộc

Xã Hồng Quỳnh

Gạch XM cốt liệu

10

 

 

X

15

70

3,3

Chuyển đổi

35

Cơ sở sản xuất gạch bê tông Cường Thuấn

Xã Thụy Hồng

Gạch XM cốt liệu

5

2012

 

 

5

10

5

Mở rộng

36

Quy hoạch các cơ sở đầu tư mới (chưa có địa điểm đầu tư)

Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm (không thuộc vùng đô thị)

BT khí chưng áp

100.000m3 QTC: 70 tr.v

 

 

X

20

20

 

Dự kiến đầu tư mới

 

 

 

Gạch XM cốt liệu

20

 

X

 

8

 

 

 

 

 

 

10

 

 

X

5

 

 

 

 

 

 

170

 

 

 

78,5

134,5

26,1

 

 

HUYỆN ĐÔNG HƯNG

37

Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh Sông Diêm

Xã Đông Phong

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

8

10

4,8

Chuyển đổi

38

Công ty CP gạch Đông Tân Phát

Xã Đông Tân

Gạch XM cốt liệu

10

2013

 

 

4

13

0,5

Mở rộng

39

Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Đống Năm

Xã Đông Động

Gạch XM cốt liệu

10

 

 

X

5

20

3,7

Chuyển đổi

40

Công ty Hoa Việt

Xã Hoa Lư

Gạch XM cốt liệu

5

 

 

X

5

10

1

Chuyển đổi

41

Cơ sở sản xuất gạch bê tông Trần Thị Cúc

Xã Đông Á

Gạch XM cốt liệu

5

2012

 

 

3,2

3,2

0,4

Mở rộng

42

Quy hoạch các cơ sở đầu tư mới (chưa có địa điểm đầu tư)

Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm (không thuộc vùng đô thị)

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

4

 

 

Dự kiến đầu tư mới

10

 

 

X

5

 

 

 

 

 

 

60

 

 

 

34,2

56,2

10,4

 

 

HUYN HƯNG HÀ

43

Công ty cổ phần VLXD Kim Trung

Xã Hồng An

Gạch XM cốt liệu

10

 

 

X

8

20

5

Di chuyển và đầu tư mới

44

Công ty cổ phần VLXD Cầu Nai

Xã Tân Lễ

Gạch XM cốt liệu

15

 

X

 

5

10

2

Di chuyn và đầu tư mới

45

Công ty CP Gạch tuynen Minh Tân

Xã Minh Tân

Gạch XM cốt liệu

10

 

 

X

5

9

2,3

Di chuyển và đầu tư mới

46

Doanh nghiệp tư nhân đ gQuang Lân

Thị trấn Hưng Nhân

Gạch XM cốt liệu

5

 

 

X

5

5

0,2

Chuyển đổi

47

Quy hoạch các cơ sở đầu tư mới (chưa có địa điểm đầu tư)

Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm (không thuộc vùng đô thị)

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

4

 

 

Dự kiến đầu tư mới

10

 

 

X

5

 

 

 

 

 

 

 

60

 

 

 

32

44

9,5

 

 

HUYỆN QUỲNH PHỤ

48

Công ty cổ phần xây lắp I

Xã An Bài

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

10

10

3,6

Chuyển đổi

49

Công ty CP Đầu tư và xây dựng IDCO - XN gạch Quỳnh Giao

Xã Quỳnh Giao

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

5

3

2,1

Chuyển đổi

 

Công ty CP Vật liệu và XD hạ tầng Hoa Cương

Xã An Ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

50

Gạch không nung dùng công nghệ đất hóa đá

 

Công nghệ đất hóa đá

10

 

 

X

10

20

3

Chuyển đi

51

Gạch nhẹ

 

Bê tông bọt

15

 

 

X

10

16

52

Công ty TNHH thép đặc biệt Shengli Việt Nam

Xã An Bài

Gạch XM cốt liệu

15

 

 

X

20

20

2,1

Đầu tư mới

53

Công ty Cổ phần xây dựng cơ bản Quỳnh Phụ

Xã Quỳnh Giao

Gạch XM cốt liệu

10

 

X

 

4

16

8,9

Đầu tư mới

54

Quy hoạch các cơ sở đầu tư mới (chưa có địa điểm đầu tư)

Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm (không thuộc vùng đô thị)

Gạch XM cốt liệu

20

 

X

 

8

 

 

Dự kiến đầu tư mới

20

 

 

X

10

 

 

 

 

 

110

 

 

 

77

85

19,7

 

 

Tổng

 

 

800

 

 

 

451,2

711,2

143,0

 

1. Quy hoạch đến năm 2020

a) Về công suất: Tổng công suất 800 triệu viên QTC/năm. Trong đó: Sản phẩm gạch nhẹ tổng công suất 140 triệu viên/năm; gạch khác 30 triệu viên; gạch xi măng - cốt liệu tổng công suất 370 triu viên/năm, cần kêu gọi đầu tư với tổng quy mô công suất 260 triệu viên QTC/năm

b) Về dây chuyền: Tổng cộng có 46 dây chuyền đã đăng ký thực hiện, trong đó: Gạch nhẹ 02 dây chuyền; gạch xi măng - cốt liệu 44 dây chuyền, trong đó: 05 dây chuyền hiện có giữ nguyên công suất, 03 dây chuyền mở rộng nâng công suất, 29 dây chuyền chuyển đổi từ cơ sở sản xuất gạch đất sét nung sang sản xuất vật liệu xây không nung, 9 dây chuyền di chuyển và đầu tư xây dựng mới (đã có nhà đu tư), tại mỗi huyện, thành phố dự kiến Quy hoạch định hướng để kêu gọi đầu tư mới tại các xã nằm ngoài vùng đô thị các cơ sở sản xuất với tổng công suất cần thêm là 260 triệu viên QTC/năm.

2. Quy hoạch theo từng giai đoạn:

a) Giai đoạn đến năm 2015:

- Về công suất: Tổng công suất 380 triệu viên QTC/năm. Trong đó gạch nhẹ quy hoạch 01 nhà máy công suất 70 triệu viên QTC/năm; gạch xi măng cốt liệu hiện có 50 triệu viên QTC/năm, đăng ký đầu tư mới (đã có nhà đầu tư) 130 triệu viên QTC/năm, kêu gọi đầu tư 130 triệu viên QTC/năm.

- Về dây chuyền: Phát trin mạng lưới đáp ứng đủ công suất 380 triệu viên QTC/năm, hiện có 21 dây chuyền đã đăng ký thực hiện quy hoạch đáp ứng công suất 250 triệu viên QTC/năm, cần kêu gọi đầu tư một số dây chuyền với công suất 130 triệu viên QTC/năm.

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Về công suất: Tổng công suất 420 triệu viên QTC/năm, đăng ký đầu tư mới (đã có nhà đầu tư) 290 triệu viên QTC/năm; kêu gọi đầu tư 130 triệu viên QTC/năm.

- Về dây chuyền: Phát trin mạng lưới đáp ứng đủ công suất 420 triệu viên QTC/năm, hiện có 25 dây chuyền đã đăng ký thực hiện quy hoạch đáp ứng công suất 290 triệu viên QTC/năm, cần kêu gọi đầu tư một số dây chuyền với công suất 130 triệu viên QTC/năm.

3. Vị trí đầu tư:

- Đối với các đơn vị đã đăng ký thực hiện quy hoạch, đã xác định được địa điểm đầu tư cần phải thực hiện quá trình đầu tư theo đúng cam kết tại địa điểm đã đăng ký;

- Đối với các dây chuyền sản xuất mới (chưa có nhà đầu tư) địa điểm đầu tư được lựa chn trên nguyên tắc như đã nêu tại mục I của Quyết định này.

- Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 169ha trong đó phn đã đăng ký đầu tư là 143ha, phần cần kêu gọi đầu tư cần khoảng 26 ha (ước tính nhu cầu đất khoảng 1 ha/10 triệu viên).

Ghi chú: Giá trị dự kiến vn đầu tư bao gm chi phí mua sm thiết bị và chuyn giao công nghệ theo báo giá của nhà cung cấp).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 





Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 về trích nộp kinh phí công đoàn Ban hành: 28/03/2014 | Cập nhật: 17/04/2014

Quyết định 733/QĐ-TTg năm 2008 về việc thu hồi Bằng khen Ban hành: 09/06/2008 | Cập nhật: 14/06/2008

Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng Ban hành: 31/07/2007 | Cập nhật: 04/08/2007