Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án bồi duỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 2014-2020
Số hiệu: 567/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/04/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 01/05/2014 Số công báo: Từ số 471 đến số 472
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 567/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRẺ Ở XÃ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điu 1. Phê duyệt Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 2014 - 2020 với các nội dung sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tng quát:

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2014 - 2020, góp phn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tạo sự chuyển biến cơ bản vnhận thức và hành vi của cán bộ, công chức trẻ xã đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay;

- Cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, cần thiết cho cán bộ, công chức trẻ ở xã;

- Trang bị phương pháp, cách tiếp cận về chính trị, pháp luật và quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã;

- Rèn luyện năng lực tư duy logic, tư duy hệ thống, năng lực tham mưu, đxuất thực hiện chính sách; năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của cán bộ, công chức trẻ ở xã.

- Phấn đấu đến năm 2020 bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho 100% cán bộ, công chức trẻ của 2.333 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

2. Đối tượng của Đề án là cán bộ, công chức trẻ đang công tác ở xã có tuổi đời không quá 30 tuổi.

3. Phạm vi của Đề án được áp dụng đối với cán bộ, công chức trẻ đang công tác tại 2.333 xã theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015. Cụ th như sau:

a) Giai đoạn I của Đề án (từ năm 2014 đến năm 2016) thực hiện đối với 1.223 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo quy định tại:

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

- Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ vviệc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

b) Giai đoạn II của Đề án (từ năm 2017 đến năm 2020) thực hiện đối với 1.110 xã còn lại theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Nội dung bồi dưỡng

a) Những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước dành cho cán bộ, công chức trẻ ở xã;

b) Những giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại,... trên địa bàn xã.

c) Các kỹ năng đối với cán bộ, công chức trẻ ở xã:

- Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Kỹ năng thiết kế và tổ chức thực hiện quy chế làm việc;

- Kỹ năng hệ thống hóa các văn bản pháp luật chuyên ngành;

- Kỹ năng và phương pháp tổ chức làm việc (quản trị thời gian, lập lịch công tác, phân công, phối hp, kiểm tra, giám sát và đánh giá công việc);

- Kỹ năng tham mưu, đề xuất giải quyết công việc;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính;

- Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động công vụ;

- Kỹ năng thuyết trình;

- Kỹ năng làm việc nhóm;

- Kỹ năng xử lý vi phạm hành chính;

- Kỹ năng xây dựng và bảo vệ chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở xã.

5. Thời gian, địa đim và hình thức bồi dưỡng

a) Thời gian bồi dưỡng: 05 ngày/lớp.

b) Địa điểm tổ chức lớp bồi dưỡng: Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án để hạn chế việc di chuyển của học viên.

c) Hình thức bồi dưỡng: Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, mỗi lớp không quá 50 học viên.

6. Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên là những người có kiến thức sâu, rộng về quản lý nhà nước ở cấp xã, có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn trực tiếp tham gia biên soạn tài liệu và giảng dạy, gồm:

a) Chuyên gia, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý Trung ương;

b) Lãnh đạo một số sở, ngành, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Bộ Nội vụ; giảng viên của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giảng viên của các cơ sở đào tạo khác phù hợp với yêu cầu của khóa bồi dưỡng.

7. Tiến độ thực hiện Đề án

a) Giai đoạn I (từ năm 2014 đến năm 2016) thực hiện các nội dung sau:

- Điu tra, khảo sát thực trạng và xác định nhu cầu bồi dưỡng cán bộ công chc trẻ ở xã thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án làm cơ sở xây dựng tài liệu bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng;

- Xây dựng tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã;

- Tchức bi dưỡng thí đim cho 23 xã để rút kinh nghiệm triển khai thực hiện đi với các xã còn lại thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án;

- Tập hun đội ngũ giảng viên, báo cáo viên về phương pháp tổ chức bồi dưỡng theo chương trình và tài liệu đã được cấp có thm quyền phê duyệt;

- Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trẻ của 1.200 xã. Trong quá trình thực hiện, căn cứ tình hình thực tế có thể đẩy nhanh tiến độ tổ chức các lớp bi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu và tổ chức tổng kết giai đoạn I của Đề án.

- Sơ kết Đề án vào năm 2016.

b) Giai đoạn II (từ năm 2017 đến năm 2020) thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ của 1.110 xã còn lại;

- Hướng dn, kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc tổ chức bồi dưng cán bộ, công chức trẻ ở xã theo phân cấp;

- Tổng kết Đề án vào năm 2020.

8. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện

a) Kinh phí thực hiện:

- Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn I của Đề án là 54.920 triệu đồng;

- Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch triển khai Đề án, Bộ Nội vụ xây dựng dự toán chi tiết gửi Bộ Tài chính để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

- Trên cơ sở kết quả tổng kết giai đoạn I, Bộ Nội vụ tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ kinh phí thực hiện giai đoạn II của Đề án cho phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

b) Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ ngân sách Trung ương và huy động các nguồn tài chính hp pháp khác đbảo đảm thực hiện các hoạt động sau đây:

- Kinh phí điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng trình độ và nhu cầu bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức trẻ ở xã;

- Kinh phí xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã;

- Kinh phí tổ chức mở lớp bồi dưỡng gồm: In ấn tài liệu, thuê hội trường, thuê phương tiện đi lại, chi trả thù lao cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; văn phòng phẩm, phương tiện hỗ trợ giảng dạy, chi phí quản lý và công tác phí; hỗ trợ cho cán bộ, công chức trẻ xã tham dự lp bồi dưng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động bồi dưỡng;

- Kinh phí tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương tổ chức bồi dưỡng;

- Kinh phí tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực Đề án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung sau:

a) Điều tra, khảo sát thực trạng và xác định nhu cầu bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức trẻ ở xã;

b) Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã;

c) Tổ chức bồi dưỡng thí điểm để rút kinh nghiệm làm cơ sở bsung, chỉnh lý, hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng và phương pháp tổ chức bồi dưỡng;

d) Tổ chức tập huấn đội ngũ giảng viên, báo cáo viên;

đ) Chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức bồi dưng cho cán bộ, công chức trẻ ở xã; giải quyết theo thẩm quyền những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án;

e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan kim tra, đánh giá kết quả bồi dưng;

g) Tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án;

h) Hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả triển khai thực hiện Đề án và đề xuất sửa đổi, bsung nếu thấy cần thiết.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ bảo đảm nguồn kinh phí và hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung của Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Phi hợp với Bộ Nội vụ điều tra, khảo sát thực trạng và xác định nhu cầu bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức trẻ ở xã;

b) Phối hp với Bộ Nội vụ tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trẻ ở xã theo nội dung Đán và đề xuất khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, gửi Bộ Nội vụ tổng hp;

c) Bảo đảm chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức trẻ được cấp xã cử đi bồi dưỡng.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, TTKHĐGD, các Vụ, Cục, đơn vị trc thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng