Quyết định 1261/QĐ-UBND về Chương trình Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2018
Số hiệu: 1261/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Lê Văn Nưng
Ngày ban hành: 05/06/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1261/QĐ-UBND

An Giang, ngày 05 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH AN GIANG NĂM 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 26/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;

Căn cứ Thông tư số 90/2015/TTLT-BTC-BKHĐT ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;

Căn cứ Công văn số 8145/BKHĐT-ĐTNN ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 122/TTr-SKHĐT ngày 01 tháng 6 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2018.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Trung tâm XTĐT phía Nam;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu HCTC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH AN GIANG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 05/ 6 /2018 của UBND tỉnh An Giang)

I. Kết quả hoạt động Xúc tiến đầu tư năm 2017

1. Hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư:

- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tham dự hội nghị hội thảo, thông báo doanh nghiệp hướng đến các đối tác tiềm năng đầu tư mạnh vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đông Nam Á và Châu Mỹ La tinh.

- Tổ chức tiếp và làm việc với 3 đoàn doanh nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc. Cụ thể: đoàn Công ty Tsuno - Nhật Bản giới thiệu Dự án Sản xuất và phát triển ứng dụng của dầu gạo và cám trích ly; Hiệp hội Chế biến thực phẩm Thành phố Incheon - Hàn Quốc đến làm việc với UBND tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư và khảo sát doanh nghiệp Antesco nhằm hợp tác đầu tư; Hiệp hội thịt bò Nhật Bản làm việc với UBND tỉnh để trao đổi về cơ hội hợp tác đầu tư nhà máy sơ chế rơm rạ tại An Giang đề xuất về Nhật làm thức ăn cho bò.

- Tham dự Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Việt Nam và tỉnh Quảng trị. Đây là hội thảo lần đầu tiên Bộ ngành trung ương tổ chức ho một tỉnh, nội dung hình thức được đổi mới, tập trung định hướng, sự phối hợp giữ chính phủ, tỉnh và sự tham gia của nhà đầu tư.

2. Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư; xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:

- Để phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở ngành liên quan rà soát, cập nhật nội dung, danh mục dự án để làm tài liệu phục vụ xúc tiến đầu tư.

- Thực hiện tái bản tài liệu Cẩm nang An Giang mời gọi đầu tư (Anh và Việt).

- Xây dựng tài liệu xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch phục vụ tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng theo yêu cầu của Ban tổ chức.

- Cập nhật thông tin kinh tế xã hội, môi trường đầu tư để giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thu thập thông tin, biên soạn tài liệu phục vụ Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh nông nghiệp.

- Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư phối hợp đối tác là Truyền thông Quế Anh thực hiện video clip “An Giang hướng đến Trung Tâm du lịch đầu tàu ĐBSCL” song ngữ Việt - Anh phục vụ hội nghị đầu tư thường niên vào Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 5 tại Cần Thơ.

3. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư:

- Tham gia hội nghị đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long lần 5 do VCCI tổ chức. Giới thiệu 6 dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng vốn đầu tư 1.129 tỷ đồng. Đồng thời bên lề hội nghị trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc trưng, danh mục dự án trọng điểm của tỉnh bên lề hội nghị.

- Tham gia các sự kiện xúc tiến đầu tư, thương mại tại Đà Nẵng nhân sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC. Cung cấp tài liệu An Giang tiềm năng đầu tư thương mại và du lịch gởi Ban tổ chức và tham gia gian hàng triển lãm thành tựu kinh tế xã hội và giới thiệu tiềm năng An Giang.

- Cung cấp thông tin về An Giang gửi Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam để đưa lên cổng thông tin Cơ sở dữ liệu đầu tư Việt Nam thuộc Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Phối hợp Tạp chí Văn hóa Doanh nhân - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện Đặc san đối ngoại của tỉnh với 12 bài viết về thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang, Đặc san được trình bày bằng song ngữ Việt - Anh, phát hành vào tháng 12/2017 và phục vụ tuyên truyền cho các hội viên của Tổng hội Đài Thương tại VN, VCCI, thương vụ VN tại Đài Loan…

4. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư:

- Tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp, nhà đầu tư như Công ty TNHH Samsung Engineering Vietnam, Công ty TNHH MTV Chân Trời Mới - Phần Lan - FRP và Công Ty TNHH SX & TM Song Hoàng, Công ty TNHH năng lượng Thạnh Phát, Công ty Cổ phần sản xuất & xuất nhập khẩu Việt Phúc... đến tìm hiểu, đầu tư trong lĩnh vực xử lý nước, xử lý nước thải, rác thải, năng lượng, bệnh viện, giống chuối công nghệ cao, ...

- Thường xuyên thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp thông tin trực tiếp và đưa tin hoạt động xúc tiến đầu tư, môi trường đầu tư, cơ sở dữ liệu đầu tư lên trang thông tin điện tử của Trung tâm Xúc tiến để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu, tra cứu.

5. Hoạt động đào tạo tập huấn:

- Tổ chức 3 lớp tập huấn ”Xây dựng nhãn mác, bao bì cho hàng hóa ở An Giang”; “Nghiên cứu thị trường phát triển thiết kế” và “Kỹ năng tiếp thị xuất khẩu” cho các đơn vị, doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức trong việc thiết kế xây dựng nhãn mác, bao bì, nâng cao giá trị của sản phẩm, phù hợp xu hướng tại thị trường trong nước và thế giới. Có trên 250 học viên tham dự gồm đại diện của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, cán bộ thuộc Sở ngành, huyện thị thành phố.

- Tham gia lớp tập huấn xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến tổ chức cho các tỉnh khu vực phía Nam.

6. Hoạt động hợp tác về xúc tiến đầu tư:

- Tham gia các hoạt động ngoại giao hợp tác như: Gặp gỡ Hoa kỳ, Gặp gỡ các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại tỉnh Long An do Bộ Ngoại giao tổ chức; Giao lưu kết nối tỉnh Aichi (Nhật Bản) do Công ty Minh Trân tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh .

- Thường xuyên quan hệ hợp tác với Trung tâm Xúc tiến các tỉnh thành phía Nam, VCCI Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam; Phối hợp Sở ngành và huyện thị thành trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư. Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, Hiệp Hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, ...

II. Quan điểm, định hướng và mục tiêu Chương trình xúc tiến đầu tư:

1. Quan điểm:

- Thu hút đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, cần phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Thu hút các nguồn lực, khoa học tiến bộ để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhằm phát triển sản xuất hàng hóa, thương mại - dịch vụ và du lịch, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

- Phát huy lợi thế của tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, tranh thủ cơ chế chính sách, nguồn lực phân bổ của Trung ương đầu tư có hiệu quả để tạo hiệu ứng lan tỏa và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

- Thu hút đầu tư tạo hướng phát triển trên cơ sở sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tốt môi trường, phát huy lợi thế sẵn có, đảm bảo phát triển bền vững.

- Phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với việc giữ vững an ninh - quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

2. Định hướng:

- Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh, gắn kết với các hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành Trung ương và một số địa phương trên cả nước.

- Tăng cường công tác thông tin và truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, chính sách và môi trường đầu tư của tỉnh đến với các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước; khai thác thông tin từ nhiều nguồn trên mạng, báo chí, tạp chí chuyên ngành về xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

- Phát huy lợi thế cạnh tranh và thế mạnh của tỉnh để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, bảo quản, ... các nhóm sản phẩm được xác định trong Kế hoạch được duyệt; tiếp tục mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, bệnh viện, môi trường; các dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong các lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, đồ dùng gia đình, công nghiệp hỗ trợ; có chọn lọc lựa chọn các dự án quy mô lớn có tính cạnh tranh cao và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia.

- Xem việc cải thiện môi trường đầu tư là công việc trọng tâm trong công tác xúc tiến đầu tư, lấy công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ làm hạt nhân hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai đầu tư, kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả.

3. Mục tiêu:

- Tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền, lấy cải cách hành chính là khâu đột phá, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy hành chính. Cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng về năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh.

- Tăng cường công tác hợp tác đối ngoại với các Tham tán đầu tư; cơ quan xúc tiến, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam. Thường xuyên giữ mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức xúc tiến trong nước.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng theo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và các trang thông tin chuyên ngành nhằm giúp cho doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tăng cường quảng bá môi trường đầu tư; Tổ chức hội nghị, hội thảo; gặp gỡ nhà đầu tư để trao đổi và mời về tỉnh.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến đầu tư. Xác định danh mục dự án ưu tiên trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch, công nghiệp phụ trợ; xây dựng cơ sở dữ liệu từng lĩnh vực phục vụ xúc tiến đầu tư.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về thông tin thương mại, đầu tư; hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản thương mại. Nâng chất lượng hoạt động cổng thông tin điện tử của các đơn vị trong tỉnh.

- Nâng cao năng lực cán bộ về nghiệp vụ xúc tiến đầu tư.

III. Nội dung Chương trình xúc tiến đầu tư:

1. Hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư:

- Tập trung vào các đối tác lớn, doanh nghiệp tiềm năng đang đầu tư và có hướng đầu tư vào Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapre, Malaysia, Mỹ, Úc, New Zealand ... Hợp tác đầu tư các đối đối mối quan hệ ngoại giao với An Giang như Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, ...

- Phối hợp tham tán Việt Nam tại các nước xây dựng kế hoạch tổ chức các đoàn ra xúc tiến đầu tư gắn với xúc tiến thương mại đối tác khu vực Asean (Singapore, Malaysia), Châu Mỹ (Mexico, Brasil), đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Nghiên cứu tổ chức đi gặp lại các đối tác: Nhật Bản, Hàn Quốc, ...

- Đón tiếp, mời đoàn vào Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Israel, ... đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của tỉnh. Tăng cường kết nối thông qua tiếp đón đoàn vào, chuẩn bị trao đổi thông tin, kết hợp xúc tiến hợp tác kinh doanh và đầu tư giữa doanh nghiệp An Giang với doanh nghiệp nước ngoài theo hình thức chuỗi liên kết.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc thường xuyên gặp gỡ nhà đầu tư để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án đã được chấp thuận đầu tư hoạt động có hiệu quả.

- Tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ, các dự án đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, các dự án thân thiện môi trường, nhưng không quên yếu tố giải quyết việc làm: sản xuất các linh phụ kiện phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô, may mặc…

2. Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu, ấn phẩm, danh mục dự án phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:

- Cập nhật lại thông tin, số liệu, tài liệu theo định kỳ phục vụ cho hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư. Đổi mới công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin, số liệu của tỉnh mang tính khác biệt.

- Thường xuyên cập nhật và phổ biến chính sách, thông tin về môi trường đầu tư, cải cách hành chính, các thủ tục đầu tư, Đề án tạo quỹ đất và mặt bằng khu - cụm công nghiệp để thông tin kịp thời cho nhà đầu tư.

- Tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp công nghệ cao theo Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 11/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 11/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 như phát triển các sản phẩm lúa gạo, thủy sản, rau màu, nấm ăn, dược liệu, chăn nuôi, cơ sở hạ tầng giao thông,... ưu tiên kêu gọi đầu tư trên địa bàn.

- Rà soát Danh mục dự án khả thi, quan trọng trong các lĩnh vực ưu tiên mời gọi đầu tư của tỉnh (du lịch, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ, hạ tầng giao thông, y tế,...); xây dựng đề cương chi tiết để phục vụ cho công tác xúc tiến mời gọi đầu tư.

- Nghiên cứu lựa chọn các dự án hướng tới hình thức kêu gọi đầu tư phù hợp theo quy định. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư được phân chia theo từng lĩnh vực và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu gồm: brochure, profile; video clip để phục vụ cho Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2018. Tài liệu, ấn phẩm dịch ra các thứ tiếng để phục vụ đối tác dễ tìm hiểu.

3. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư:

- Thường xuyên giới thiệu quảng bá môi trường đầu tư kinh doanh nhân các sự kiện xúc tiến đầu tư, ngoại giao đối ngoại để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng thế mạnh và ưu tiên đầu tư phát triển của tỉnh.

- Tích cực tham gia diễn đàn, hội nghị - hội thảo về xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài để thông tin quảng bá về môi trường đầu tư và danh mục dự án mời gọi đầu tư của tỉnh.

- Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang nhằm tuyên truyền, giới thiệu thành tựu kinh tế - xã hội, tiềm năng, thế mạnh và chính sách mời gọi đầu tư của tỉnh.

- Nghiên cứu tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư chuyên đề (Khu công nghiệp - kinh tế cửa khẩu…)

- Tổ chức Gặp gỡ doanh nghiệp Nhật Bản nhân sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản theo Kế hoạch số 524/KH-UBND ngày 14/9/2017 của UBND tỉnh.

- Nghiên cứu tổ chức (hoặc phối hợp VCCI Cần Thơ tổ chức) “Gặp gỡ Singapore tại An Giang” chủ đề liên kết hợp tác sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa doanh nghiệp An Giang với doanh nghiệp Singapore.

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến, tiếp cận đối tác đầu tư giới thiệu dự án trọng điểm, dự án nông nghiệp và du lịch của tỉnh.

- Thực hiện quảng bá đăng tải thông tin các chương trình xúc tiến đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư để cộng đồng doanh nghiệp biết và đăng ký tham gia. Phối hợp với cơ quan báo đài thực hiện chuyên đề quảng bá xúc tiến đầu tư.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc thường xuyên gặp gỡ nhà đầu tư hiện hữu để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án đã được cấp phép hoạt động có hiệu quả.

- Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, các nước trong khu vực ASEAN.

4. Hoạt động đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư:

- Nghiên cứu tổ chức, phối hợp tổ chức 1-2 lớp đào tạo kỹ năng xúc tiến đầu tư cho cán bộ làm công tác xúc tiến của sở ngành, huyện, thị, thành và doanh nghiệp. Tích cực tham gia các lớp xúc tiến đầu tư do Bộ ngành và các đơn vị tổ chức.

- Lựa chọn cử cán bộ tham dự các chương trình đào tạo tập huấn do Bộ ngành Trung ương và các tỉnh tổ chức.

- Nghiên cứu mời các chuyên gia nước ngoài về truyền dạy kinh nghiệm làm xúc tiến đầu tư cho cán bộ nghiệp vụ; tầm nhìn và chiến lược xúc tiến cho cán bộ lãnh đạo Sở, ngành tỉnh và huyện, thị, thành phố.

5. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư:

- Cung cấp thông tin kịp thời cho nhà đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, quy định pháp luật, cơ chế chính sách, quy hoạch định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, các thủ tục đầu tư, tình hình đất đai và mặt bằng các khu - cụm công nghiệp.

- Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư, khảo sát mặt bằng, kết nối với doanh nghiệp tỉnh.

- Thường xuyên theo dõi hoạt động, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

6. Hoạt động hợp tác về xúc tiến đầu tư:

- Duy trì tốt mối quan hệ hợp tác với các tổ chức xúc tiến các nước như EuroCham, Amcham, Kotra, Jetro, ... tìm hiểu đối tác và nhu cầu mở rộng đầu tư để có chương trình hợp tác mời gọi đầu tư vào các dự án trọng điểm của tỉnh.

- Hợp tác với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau thực hiện Chương trình hợp tác phát triển các Khu công nghiệp, Khu kinh tế giai đoạn 2016-2020.

- Thường xuyên gặp gỡ Bộ ngành Trung ương tranh thủ thông tin định hướng đầu tư của đối tác có quan hệ hợp tác giữa Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên xúc tiến đầu tư như nông nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng, ...

- Tiếp tục giữ mối quan hệ phối hợp với Sở ngành, huyện thị thành phố, hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan xúc tiến tỉnh thành trong việc tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.

IV. Giải pháp thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư:

Để thực hiện được những mục tiêu, định hướng đề ra, cũng như nội dung Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phát triển doanh nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ và Kế hoạch số 38- KH/TU ngày 30/11/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai cam kết của tỉnh với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về cam kết hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

3. Rà soát lại cơ chế, chính sách để có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận.

4. Trong cải cách hành chính:

- Tiếp tục triển khai Quy chế phối hợp thực hiện một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính về đầu tư trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2016 và Văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp để đảm bảo thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ trong 01 ngày làm việc, thời gian quyết định chủ trương đầu tư chỉ trong 16 ngày (theo quy định là 35 ngày làm việc).

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế liên kết số 148/QCLK-SKHĐT-NH ngày 30/8/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang về đăng ký tài khoản cho doanh nghiệp và Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang với Công ty cổ phần Misa về việc “tặng phần mềm kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập” .

5. Hỗ trợ tiếp cận đất đai, mở rộng mặt bằng đầu tư sản xuất kinh doanh:

- Triển khai Đề án số 338/ĐA-UBND ngày 07/6/2017 đề án tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020. Theo đó, Đề án xác định nhu cầu quỹ đất cho từng mục tiêu, đảm bảo yêu cầu về quỹ đất phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; thu hút đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, thương mại - dịch vụ và công nghiệp; Đề án xác định cơ chế nguồn vốn và cơ chế tạo quỹ đất cho từng mục tiêu.

- Thực hiện cơ chế thỏa thuận, chấp thuận đầu tư trước, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm đưa dự án đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

6. Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tham tán Việt Nam, Văn phòng Đại diện xúc tiến thương mại tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam… để vận động thu hút đầu tư vào tỉnh.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị Thường trực Chương trình có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: Triển khai “Chương trình xúc tiến đầu tư 2018 tỉnh An Giang”; Theo dõi tình hình thực hiện và tổng hợp kết quả hoạt động về công tác xúc tiến báo cáo định kỳ 6 tháng/năm.

2. Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương, Ngoại vụ, Ban Quản lý Khu kinh tế và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư... theo chức năng và nhiệm vụ chủ động triển khai lồng ghép vào hoạt động của đơn vị thực hiện Chương trình này.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực địa bàn quản lý. Đồng thời thực hiện cơ chế phối kết hợp chặt chẽ giữa Sở, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện.

4. Định kỳ 6 tháng và cả năm các Sở, ngành, huyện, thị, thành báo cáo và cung cấp thông tin về kết quả thực hiện; kiến nghị và đề xuất phương hướng tới gửi đơn vị thường trực để tổng hợp báo cáo...

5. Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc báo cáo thường xuyên với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện các hoạt động của các sở, ban, ngành liên quan.

VI. Phụ lục kèm theo

1. Phụ lục 1: Tổng hợp đề xuất các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2018 của tỉnh An Giang (theo mẫu Biểu thống kê quy định tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

2. Phụ lục 2: Danh mục hợp tác và kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh An Giang.

3. Phụ lục 3: Các chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh An Giang.

 

PHỤ LỤC 1:

TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh An Giang)

TT

Loại hoạt động XTĐT

Thời gian tổ chức

Đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện

Thời gian tổ chức thực hiện

Địa điểm tổ chức

Mục đích/ Nội dung của hoạt động

Ngành/ lĩnh vực kêu gọi đầu tư

Địa bàn / tỉnh /vùng kêu gọi đầu tư

Căn cứ triển khai hoạt động

Đơn vị phối hợp

Kinh phí triệu đồng

Trong nước

Nước ngoài

Tổ chức/cơ quan trong nước

Tổ chức/ cơ quan nước ngoài

Doanh nghiệp

Ngân sách Nhà nước cấp

Chương trình XTĐT Quốc gia

Khác (tài trợ)

Trong nước

Nước ngoài

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

Hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư

1.1

Tổ chức Đoàn xúc tiến kết hợp tham gia hội chợ và xúc tiến đầu tư (Úc/ Trung Quốc, ....)

Quý II/2018

Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT

Quý II/2018

 

x

Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư

 

Úc/Trung Quốc

 

Sở, ngành tỉnh

 

x

x

400

 

 

1.2

Tổ chức mời đoàn vào, kết nối đầu tư nước ngoài (Nhật Bản, Pháp, Séc, Israel…)

2018

Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT

2018

x

 

Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư

 

Tỉnh An Giang

 

Sở, ngành tỉnh

 

x

x

50

 

 

2

Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu, ấn phẩm, danh mục dự án phục vụ cho hoạt động XTĐT

2.1

Cẩm nang An Giang mời gọi đầu tư

2018

Sở KH&ĐT

2018

x

 

Phục vụ Hội nghị XTĐT và công tác xúc tiến

 

 

 

Sở ngành liên quan

 

 

 

 

 

 

2.2

Video cliap “ An Giang - Tiềm năng và cơ hội đầu tư”

2018

Sở KH&ĐT

2018

x

 

Phục vụ Hội nghị XTĐT và công tác xúc tiến

 

 

 

Sở ngành liên quan

 

 

 

 

 

 

3

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chí nh sách, tiềm năng, và cơ hội đầu tư

3.1

Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang

Tháng 8/2018

Sở KH&ĐT

Tháng 8/2018

x

 

Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư

 

Tỉnh An Giang

 

Sở, ngành tỉnh

 

x

x

 

 

 

3.2

Tham gia hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Vùng ĐBSCL 2018

Tháng 10/2018

Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT

Tháng 10/2018

x

 

Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư

đa ngành

 

 

Sở, ngành tỉnh

 

 

 

150

 

 

3.3

Truyền thông, quảng bá môi trường đầu tư

2018

Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT

2018

x

 

Quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh.

đa ngành

 

 

Sở, ngành tỉnh

 

 

 

115

 

 

4

Hoạt động đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư

 

Tập huấn về xúc tiến đầu tư, thương mại

2018

Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT

2018

x

 

Tập huấn nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

 

200

 

 

5

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư

 

Hỗ trợ nhà đầu tư và doanh nghiệp đến An Giang tìm hiểu về môi trường đầu tư, hướng dẫn thủ tục, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư

2018

Sở KH&ĐT

2018

x

 

Giúp doanh nghiệp đầu tư

đa ngà nh

 

 

Sở, ngành tỉnh

 

 

 

25

 

 

6

Hoạt động hợp tác về xúc tiến đầu tư

6.1

Quan hệ bộ ngành, cơ quan xúc tiến

2018

Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT

2018

 

 

Tranh thủ và phối hợp thực hiện

đa ngà nh

 

 

Sở, ngành tỉnh

 

 

 

100

 

 

6.2

Hợp tác nghiên cứu khảo sát với các tổ chức xúc tiến trong và ngoài nước

2018

Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT

2018

 

 

Phối hợp thực hiện

đa ngà nh

 

 

Sở, ngành tỉnh

 

 

 

50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC HỢP TÁC VÀ KÊU GỌI ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh An Giang)

TT

DANH MỤC DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

QUY MÔ

TỔNG VỐN (tỷ đồng)

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN

I

NÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

1

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thoại Sơn

200 ha

1.000

Sở NN&PTNT

2

Dự án năng lượng mặt trời kết hợp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tịnh Biên

250 ha

6.000

Sở NN&PTNT

3

Cụm công nghiệp sản xuất Lúa gạo Japonica bền vững

Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn

10.000 ha

1.100

Sở NN&PTNT

4

Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh An Giang

Tịnh Biên

10 ha

200

Sở NN&PTNT

5

Dự án đầu tư liên kết phát triển chuỗi giá trị gia tăng bò thịt

Tri Tôn, Tịnh Biên

110 ha

2.000

Sở NN&PTNT

6

Khu liên hợp nghiên cứu sản xuất cá tra giống

Thoại Sơn

200 ha

1.500

Sở NN&PTNT

7

Dự án trồng chuối cấy mô công nghệ cao theo chuỗi giá trị

Tri Tôn

500 ha

145

Sở NN&PTNT

8

Dự án làng bè nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái Cù Lao Giêng

Chợ Mới

100 ha mặt nước

2.000

Sở NN&PTNT

9

Nhà máy chế biến rau củ quả

Chợ Mới

10 ha

200

Sở NN&PTNT

10

Dự án chuỗi cung cấp thịt heo an toàn trên địa bàn tỉnh

Tri Tôn

3 ha

500

Sở NN&PTNT

11

Cụm Công nghiệp sản xuất Nếp bền vững

Phú Tân

5.000 ha

875

Sở NN&PTNT

12

Sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao trên địa bàn thành phố Long Xuyên

Long Xuyên

100 ha

51

UBND Long Xuyên

13

Sản xuất cá tra thương phẩm chất lượng cao trên địa bàn thành phố Long Xuyên

Long Xuyên

300 ha

154

UBND Long Xuyên

II

THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - DU LỊCH

 

 

 

 

1

Khu du lịch cồn Phó Ba

TP. Long Xuyên

80 - 100 ha

4.696

UBND TP.Long Xuyên

2

Khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh

TP. Long Xuyên

249,51 ha

222

UBND TP.Long Xuyên

3

Khu du lịch nghỉ dưỡng Núi Tà Pạ

Tri Tôn

200 ha

1.000

Sở VH,TT&DL

4

Khu du lịch sinh thái cộng đồng ba xã Cù Lao Giêng

Chợ Mới

 

 

Sở VH,TT&DL

5

Khu du lịch Hồ Soài So

Tri Tôn

49 ha

500

Sở VH,TT&DL

6

Khu trung tâm hành hương (tượng Di Lặc - chùa Phật Lớn - chùa Vạn Linh)

Tịnh Biên

43,66 ha

500

Sở VH,TT&DL

7

Khu nghỉ dưỡng + vọng cảnh vồ Bồ Hong

Tịnh Biên

22,54 ha

400

Sở VH,TT&DL

8

Khu văn hóa dân gian và tín ngưỡng (phía Tây - Bắc khu trung tâm hành hương)

Tịnh Biên

34,16 ha

300

Sở VH,TT&DL

9

Khu văn hóa các dân tộc (Hồ Tà Lọt)

Tịnh Biên

120 ha

250

Sở VH,TT&DL

10

Khu bảo tồn sinh thái (vồ Bà, đỉnh Chư Thần)

Tịnh Biên

39,29 ha

120

Sở VH,TT&DL

11

Khu TM và vui chơi giải trí Vĩnh Xương

Tân Châu

62 ha

450

Ban QLKKT

12

Khu TM - DV - DL và vui chơi giải trí đặc biệt khu vực cửa khẩu Tịnh Biên

Tịnh Biên

25 ha

500

Ban QLKKT

13

Khu TM DV và vui chơi giải trí Tịnh Biên

Tịnh Biên

45 ha

900

Ban QLKKT

14

Khu TM - CN cửa khẩu Khánh Bình (gđ2)

An Phú

13 ha

260

Ban QLKKT

15

Khu Du lịch Búng Bình Thiên

An Phú

706,8 ha

600

UBND huyện An Phú

16

Khu du lịch lòng hồ Trương Gia Mô

TP. Châu Đốc

10 ha

200

UBND TP.Châu Đốc

17

Khu du lịch sinh thái bãi bồi Vĩnh Mỹ

TP. Châu Đốc

38 ha

700

UBND TP.Châu Đốc

18

Khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng thành phố Châu Đốc

TP. Châu Đốc

68,18 ha

190

UBND TP.Châu Đốc

19

Trung tâm thương mại Bắc Cống Vong

Thoại Sơn

6 ha

100

UBND huyện Thoại Sơn

20

Khu đất trung tâm văn hóa thành phố Long Xuyên

Long Xuyên

1,63 ha

120

UBND thành phố Long Xuyên

21

Khai thác khu đất sân vận động tỉnh An Giang

Long Xuyên

3,5 ha

713

Sở VH,TT&DL

22

Khai thác khu đất trụ sở công an tỉnh

Long Xuyên

1,1 ha

503

Công an tỉnh

III

CÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

1

Khu công nghiệp Vàm Cống

Long Xuyên

200 ha

1.500

Ban QLKKT

2

Khu công nghiệp Bình Long mở rộng

Châu Phú

120 ha

900

Ban QLKKT

3

Khu công nghiệp Bình Hòa mở rộng

Châu Thành

98 ha

700

Ban QLKKT

4

Khu công nghiệp Hội An

Chợ Mới

100 ha

900

Ban QLKKT

5

Khu Công nghiệp Xuân Tô

Tịnh Biên

150 ha

850

Ban QLKKT

6

Cụm Công nghiệp Châu Phong

Tân Châu

30 ha

175

UBND thị xã Tân Châu

7

Cụm Công nghiệp Long An

Tân Châu

20 ha

117

UBND thị xã Tân Châu

8

Cụm Công nghiệp Long Sơn

Tân Châu

35 ha

437

UBND thị xã Tân Châu

9

Cụm Công nghiệp Tân Châu

Tân Châu

20 ha

200

UBND thị xã Tân Châu

10

Cụm Công nghiệp Vĩnh Xương

Tân Châu

20 ha

117

UBND thị xã Tân Châu

11

Cụm Công nghiệp Tân Thành

Thoại Sơn

18,8 ha

100

UBND huyện Thoại Sơn

12

Cụm công nghiệp Mỹ Phú

Châu Phú

95 ha

400

UBND huyện Châu Phú

13

Cụm Công nghiệp An Cư

Tịnh Biên

28 ha

50

UBND huyện Tịnh Biên

14

Cụm Công nghiệp An Nông

Tịnh Biên

35 ha

70

UBND huyện Tịnh Biên

IV

GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

 

 

 

1

Cầu Thuận Giang

Chợ Mới - Phú Tân

2.500. m

3.375

Sở GTVT

V

XÂY DỰNG - ĐÔ THỊ

 

 

 

 

1

Tạo quỹ đất Khu đô thị Đông đường tránh Bắc rạch Long Xuyên

Long Xuyên

408 ha

1.000

UBND TP.Long Xuyên

2

Khu đô thị Nam thành phố Long Xuyên

Long Xuyên

377,45 ha

8.440

UBND TP.Long Xuyên

3

Nâng cấp đô thị thành phố Châu Đốc

Châu Đốc

123,53 ha

1.528

UBND TP.Châu Đốc

VI

DỊCH VỤ Y TẾ

 

 

 

 

1

Bệnh viện Tim mạch An Giang

Long Xuyên

6 ha, 400 giường

1.050

Sở Y tế

 

PHỤ LỤC 3:

CÁC CHÍNH SÁCH, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh An Giang)

1. Ban hành Quyết định số 2000/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020; Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 20/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang triển khai thực hiện năm 2018 Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020.

2. Ban hành Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 08/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng năm 2020; gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang; Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 27/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

3. Ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang.

4. Ban hành Quyết định số 2524/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang.

5. Ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Quy chế phối hợp trong giải quyết hồ sơ, thủ tục đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh An Giang.

6. Ban hành Quyết định số 98/2016/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.

7. Bản cam kết giữa Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.

8. Ban hành Chương trình hành động số 377/CTr-UBND ngày 14/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

9. Ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 23/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc triển khai thực hiện Cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.

10. Ban hành Đề án số 338/ĐA-UBND ngày 07/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đề án tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020.

11. Ban hành Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 11/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2017 - 2018.

12. Văn bản số 2016/UBND-KTTH ngày 17/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thực hiện quy trình thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh An Giang.

13. Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 08/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về Phát triển doanh nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020.

14. Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 19/3/2018 triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang.