Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2013 kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng theo kế hoạch 2100/KH-TTCP
Số hiệu: 73/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Chẩu Văn Lâm
Ngày ban hành: 18/10/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 18 tháng 10 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, RÀ SOÁT, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO PHỨC TẠP, TỒN ĐỌNG THEO KẾ HOẠCH SỐ 2100/KH-TTCP NGÀY 19/9/2013 CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ

Thực hiện Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ về tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài để hạn chế tối đa các tình huống phức tạp phát sinh, góp phần đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài là nhiệm vụ thường xuyên của các ngành, các cấp; phấn đấu hàng năm giải quyết dứt điểm trên 90% số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

3. Quá trình triển khai có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương để trao đổi, tháo gỡ vướng mắc và thống nhất biện pháp giải quyết; tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm tạo sự đồng thuận trong quá trình giải quyết.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Cấp tỉnh

1.1. Đối các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giải quyết lần 2 mà công dân chưa đồng tình, vẫn tiếp tục khiếu nại:

Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan rà soát, lập danh sách và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập các tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xem xét lại việc giải quyết, tổ chức đối thoại với công dân. Căn cứ kết quả kiểm tra, xem xét lại vụ việc, tùy theo từng trường hợp để tham mưu việc giải quyết, cụ thể:

- Đối với vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật, bảo đảm có lý, có tình thì tham mưu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết vụ việc và thông báo công khai theo quy định.

- Đối với vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng do điều kiện, hoàn cảnh gia đình công dân đặc biệt khó khăn thì xem xét, nghiên cứu, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh vận dụng chính sách xã hội và điều kiện cụ thể của địa phương để xem xét, quyết định để hỗ trợ nhằm bảo đảm công dân ổn định cuộc sống, chấm dứt khiếu nại.

- Đối với vụ việc đã được giải quyết chưa đúng pháp luật, có sai sót, thì tham mưu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục xem xét, quyết định giải quyết lại vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và chỉ đạo các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định ngay, không để kéo dài.

1.2. Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân tỉnh:

 Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, thống kê những vụ việc khiếu nại, tố cáo mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao cho các sở, ban, ngành xác minh, báo cáo đề xuất giải quyết hoặc các đơn vị đã có báo cáo kết quả xác minh, đề xuất giải quyết báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, nhưng đến nay chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết, cụ thể:

- Đối với vụ việc đã có đầy đủ cơ sở để giải quyết thì tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết dứt điểm.

- Đối với vụ việc trong quá trình giải quyết gặp vướng mắc trong áp dụng pháp luật, trong đánh giá, sử dụng chứng cứ, trong xác định phương án giải quyết thì tùy theo tính chất vụ việc có liên quan đến các bộ, ngành chức năng, tham mưu văn bản cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xin ý kiến hoặc đề nghị các bộ, ngành chức năng phối hợp (như: về đất đai: Bộ Tài nguyên và Môi trường; về nhà ở: Bộ xây dựng; về chính sách xã hội: Bộ Lao động Thương Binh xã hội...).

- Đối với vụ việc liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc có tính chất rất phức tạp thì tham mưu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với Thanh tra Chính phủ để thống nhất có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để giải quyết.

2. Cấp huyện

- Tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài thuộc thẩm quyền đảm bảo theo quy định của pháp luật.

- Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng thuộc thẩm quyền trong quá trình giải quyết gặp vướng mắc trong áp dụng pháp luật, trong đánh giá, sử dụng chứng cứ, trong xác định phương án giải quyết thì tùy theo tính chất vụ việc có liên quan đến các sở, ngành chức năng của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo xin ý kiến hoặc đề nghị các sở, ngành chức năng phối hợp.

- Định kỳ hàng quý, năm tiến hành rà soát, lập danh sách các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phức tạp, tồn đọng thuộc thẩm quyền chưa giải quyết dứt điểm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Thanh tra tỉnh để tổng hợp.

3. Các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác

- Tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp thuộc thẩm quyền đảm bảo theo quy định của pháp luật.

- Đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng thuộc thẩm quyền trong quá trình giải quyết gặp vướng mắc trong áp dụng pháp luật, trong đánh giá, sử dụng chứng cứ, trong xác định phương án giải quyết thì tùy theo tính chất vụ việc có liên quan đến các sở, ngành chức năng, Thủ trưởng các đơn vị báo cáo xin ý kiến của các sở, ngành chức năng liên quan giúp đỡ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Biện pháp thực hiện

1.1. Các ngành, các cấp tiến hành việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng trên địa bàn tỉnh phải thực hiện nghiêm túc, thận trọng, tạo được sự đồng thuận, thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật, tình hình thực tiễn của địa phương để thống nhất phương án giải quyết.

1.2. Tổ chức đối thoại với công dân với sự tham gia của tổ chức có liên quan để xem xét, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của công dân gắn với giáo dục, thuyết phục, giải thích, hướng dẫn pháp luật để công dân hiểu rõ và chấp hành phương án đã được thống nhất giải quyết.

2. Phân công nhiệm vụ

2.1. Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc việc rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh.

Định kỳ tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp theo quy định.

2.2. Các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng thuộc thẩm quyền.

- Tiến hành rà soát, lập danh sách các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phức tạp, tồn đọng thuộc thẩm quyền trước ngày 30/9/2013 chưa giải quyết dứt điểm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Thanh tra tỉnh để tổng hợp.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Thanh tra tỉnh) kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp thuộc thẩm quyền theo quy định.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh; (thực hiện)
- Chủ tịch các huyện, TP các sở, ban, ngành ; (thực hiện);

- Thanh tra tỉnh; (thực hiện)
- Chánh VP, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Trưởng, Phó, các Phòng NC,TCD;
- Lưu VT, TCD(V.).

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Chẩu Văn Lâm