Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg về tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Số hiệu: 124/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Lâm Văn Bi
Ngày ban hành: 05/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 124/KH-UBND

Cà Mau, ngày 05 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 24/CT-TTG NGÀY 02/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐÔ THỊ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị đảm bảo an sinh xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị nêu trên như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các yêu cầu, nhiệm vụ theo nội dung Chỉ thị số 24/CT-TTg , ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể hóa giải pháp, nhiệm vụ tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị đảm bảo an sinh xã hội, nhằm đảm bảo nguyên tắc đa dạng có tính chia sẻ giữa Nhà nước và xã hội.

- Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý nhà nước trong việc hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau lập đề án phát triển đô thị tại các đô thị do mình quản lý, làm cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoạch định các dự án đầu tư phát triển đô thị và góp phần thúc đẩy khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, tích cực huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vng, phấn đấu sớm đưa kinh tế tỉnh Cà Mau đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về Chương trình phát triển đô thị, làm cơ sở định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về đầu tư xây dựng các dự án, công trình phát triển Hệ thống dịch vụ xã hội đô thị mang tính hệ thống, bền vững; đảm bảo chất lượng và tiết kiệm nguồn lực và tài nguyên.

2. Yêu cầu

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác lập, quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2017 - 2020; trong đó: Có sự lồng ghép chặt chẽ các mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội cụ thể cùng nguồn lực thực hiện, làm cơ sở để lập kế hoạch đầu tư các công trình hạ tầng xã hội đồng bộ theo đúng tiến độ; đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả nguồn lực cho phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị phục vụ an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; đưa các chỉ tiêu cần đạt được về dịch vụ xã hội đô thị đảm bảo an sinh xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 05 năm của địa phương để triển khai, thực hiện; bố trí quỹ đất cho phát triển hạ tầng xã hội phù hợp với mục tiêu phát triển của từng giai đoạn theo quy hoạch đô thị, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, giám sát trách nhiệm của các chủ đầu tư phát triển đô thị trong việc đầu tư xây dựng công trình cũng như cung cấp dịch vụ cho người dân; các sở, ngành và đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ để tham gia xây dựng các chính sách về phát triển dịch vụ xã hội đô thị.

II. NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ chung

Xác định Hệ thống dịch vụ xã hội đô thị là nội hàm của Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau, do vậy cần giải quyết 02 nhóm chương trình lớn là nhóm chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng khung và nhóm chương trình xây dựng mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau thuộc Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau. Cụ thể:

- Đối với nhóm chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng khung: Sẽ tập trung đề xuất các chương trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật diện rộng kết nối các đô thị trong tỉnh (giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, chất thải rắn,...); các chương trình xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội diện rộng thuộc quản lý của Trung ương hoặc phục vụ cấp vùng, cấp quốc gia sẽ được xác định trong nhóm chương trình xây dựng mạng lưới đô thị.

- Nhóm chương trình xây dựng mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Sẽ gồm 3 nội dung: Một là lập quy hoạch hoặc đề án; hai là các chương trình xây dựng phục vụ nâng loại đô thị; ba là các chương trình xây dựng đô thị theo quy hoạch. Các chương trình xây dựng phục vụ nâng loại đô thị sẽ đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn đã được Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua nhằm đạt chuẩn nâng loại đô thị theo quy định tại Nghị quyết số 1210/NQ-UBTVQH 13 về phân loại đô thị. Các chương trình xây dựng đô thị theo quy hoạch sẽ đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhưng tuân thủ đán Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt.

Theo đó, nhiệm vụ cần phải thực hiện cho các đô thị trong giai đoạn đến năm 2030 như sau:

- Ưu tiên phát triển đô thị tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò chủ đạo thúc đy phát triển các vùng đô thị trong tỉnh. Đầu tư các dự án phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục cải tạo, điều chỉnh quy hoạch các đô thị hiện hữu theo các tiêu chí phân loại đô thị.

- Giai đoạn 2017 - 2020: Hệ thống đô thị toàn tỉnh gồm 12 đô thị trong đó: 01 đô thị loại I là thành phố Cà Mau, 02 đô thị loại IV (Năm Căn, Sông Đốc), 09 đô thị loại V (Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Thới Bình, U Minh, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc). Trong đó, có 03 đô thị loại V dự kiến thành lập mới (Khánh Hội, Khánh Bình Tây và Đất Mũi).

- Giai đoạn 2020 - 2025: Hệ thống đô thị toàn tỉnh gồm 21 đô thị trong đó: 01 đô thị loại I là thành phố Cà Mau; 02 đô thị loại III (Năm Căn, Sông Đốc); 04 đô thị loại IV (Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Cái Đôi Vàm); 14 đô thị loại V (Thới Bình, U Minh, Rạch Gốc, Rạch Tàu (Đất Mũi), Thanh Tùng, Trần Thi, Phú Tân, Vàm Đầm (Nguyễn Huân), Hưng Mỹ, Khánh Hội, Khánh An, Trí Phải, Khánh Bình Tây, Tân Thuận).

- Giai đoạn đến năm 2025 - 2030: Hệ thống đô thị toàn tỉnh gồm 21 đô thị trong đó: 01 đô thị loại I là thành phố Cà Mau; 02 đô thị loại III (Năm Căn, Sông Đốc); 07 đô thị loại IV (Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Thới Bình, U Minh, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc), 11 đô thị loại V (Rạch Tàu (Đất Mũi), Thanh Tùng, Trần Thới, Phú Tân, Vàm Đầm (Nguyễn Huân), Hưng Mỹ, Khánh Hội, Khánh An, Trí Phải, Khánh Bình Tây, Tân Thuận).

Một số chỉ tiêu chính về phát triển đô thị theo các giai đoạn:

Số TT

Địa bàn

NĂM 2020

NĂM 2030

Dân số ĐT
(người)

Dân số NT
(người)

Tổng
cộng
(người)

Tlệ Đô thị hóa (%)

Dân số ĐT
(người)

Dân số NT
(người)

Tổng
cộng
(người)

Tỷ lệ Đô th hóa (%)

 

Toàn tỉnh

540.000

870.000

1.410.000

38,3

756.000

769.000

1.525.000

49,57

1

Thành phố Cà Mau

215.000

140.000

355.000

60,56

320.000

100.000

420.000

76,19

2

Huyện Thới Bình

27.700

112.300

140.000

19,79

36.000

109.000

145.000

24,83

3

Huyện U Minh

38.400

68.600

107.000

35,89

49.800

65.200

115.000

43,30

4

Huyện Trần Văn Thời

80.400

114.600

195.000

41,23

113.900

86.100

200.000

56,95

5

Huyện Cái Nước

42.800

100.200

143.000

29,93

54.800

92.200

147.000

37,28

6

Huyện Phú Tân

37.600

72.400

110.000

34,18

47.600

70.400

118.000

40,34

7

Huyện Đầm Dơi

38.300

151.700

190.000

20,16

49.700

145.300

195.000

25,49

8

Huyện Năm Căn

28.200

56.800

85.000

33,18

43.400

51.600

95.000

45,68

9

Huyện Ngọc Hiển

31.600

53.400

85.000

37,18

40.800

49.200

90.000

45,33

Lộ trình phát triển mạng lưới đô thị Cà Mau đến năm 2020, định hưng đến năm 2030:

STT

Tên đô thị

Loại đô thị

Hiện trạng

Đến 2020

Đến 2025

Đến 2030

I

Các đô thị hiện hữu

 

 

 

 

1

Thành phố Cà Mau

II

I

I

I

2

Thị trấn Sông Đốc

IV

IV

III

III

3

Thị trấn Năm Căn

IV

IV

III

III

4

TT Trần Văn Thời

V

V

IV

IV

5

Thị trấn Đầm Dơi

V

V

IV

IV

6

Thị trấn Cái Nước

V

V

IV

IV

7

Thị trấn Thới Bình

V

V

V

IV

8

Thị trấn U Minh

V

V

V

IV

9

Thị trấn Cái Đôi Vàm

V

V

IV

IV

10

Thị trấn Rạch Gốc

V

V

V

IV

II

Các đô thị dự kiến hình thành

 

 

 

 

1

Thị trấn Rạch Tàu (Đất Mũi)

 

 

V

V

2

Thị trấn Thanh Tùng

 

 

V

V

3

Thị trấn Trần Thới

 

 

V

V

4

Thị trấn Phú Tân

 

 

V

V

5

Thị trấn Vàm Đầm (Nguyễn Huân

 

 

V

V

6

Thị trấn Hưng Mỹ

 

 

V

V

7

Thị trấn Khánh Hội

 

V

V

V

8

Thị trấn Khánh An

 

 

V

V

9

Thị trấn Trí Phải

 

 

V

V

10

Thị trấn Khánh Bình Tây

 

V

V

V

11

Thị trấn Tân Thuận

 

 

V

V

Nhu cầu vn đầu tư hạ tầng cho các đô thị.

STT

Tên đô thị

Tổng nhu cầu vốn đầu tư
(Tỷ đồng)

Giai đoạn đầu tư

2017 - 2020

2020 - 2030

I

Các đô thị hiện hữu

 

 

 

1

Thành phố Cà Mau

27.042

9.281

17.762

2

Thị trấn Sông Đốc

3.763

1.263

2.500

3

Thị trấn Năm Căn

1.219

1.209

10

4

TT Trần Văn Thời

770

350

420

5

Thị trấn Đầm Dơi

284

264

20

6

Thị trấn Cái Nước

503

493

10

7

Thị trấn Thi Bình

322

292

30

8

Thị trấn U Minh

301

271

30

9

Thị trấn Cái Đôi Vàm

384

354

30

10

Thị trấn Rạch Gốc

40

20

20

II

Các đô thị dự kiến hình thành mới

 

 

 

1

Thị trấn Rạch Tàu (Đất Mũi)

 

 

 

2

Thị trấn Thanh Tùng

 

 

 

3

Thị trấn Trần Thi

222

35

187

4

Thị trấn Phú Tân

 

 

 

5

Thị trấn Vàm Đầm (Nguyễn Huân)

 

 

 

6

Thị trấn Hưng Mỹ

227

30

197

7

Thị trấn Khánh Hội

 

 

 

8

Thị trấn Khánh An

 

 

 

9

Thị trấn Trí Phải

 

 

 

10

Thị trấn Khánh Bình Tây

620

510

110

11

Thị trn Tân Thuận

 

 

 

Chỉ tiêu về nâng cao chất lượng nhà ở, hoàn thiện hệ thng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

STT

Tên đô thị

Hiện trạng năm 2015 (Tỷ lệ %)

Giai đoạn đến

2020 (Tỷ lệ %)

2030 (Tỷ lệ %)

I

Hạ tầng xã hội đô thị

 

 

 

1

Y tế

85

95

100

2

Giáo dục

 

96

100

3

Văn hóa

 

93

100

4

Thương mại

 

85

95

II

Chất lượng về nhà

 

 

 

1

Nhà ở kiên cố

28,29

55

75

2

Nhà ở bán kiên cố

46,75

27,5

15

3

Nhà ở thiếu kiên cố

22,45

16,5

10

4

Nhà ở đơn sơ

2,51

1,0

0,0

III

Hạ tầng kỹ thuật đô thị

 

 

 

1

Tỷ lệ dân dùng nước sạch

100

100

100

2

Hệ thống thoát nước

 

68

90

3

Đường giao thông đạt tiêu chuẩn

 

80

90

4

Cấp điện

97,5

100

100

5

Thu gom, xử lý chất thải rắn

90

100

100

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau xây dựng, ban hành và triển khai các định hướng phát triển dịch vụ xã hội đô thị gắn liền với việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và quốc gia. Hướng dẫn, giám sát các địa phương cụ thể hóa các định hướng phát triển dịch vụ xã hội đô thị trong các chương trình, kế hoạch phát triển của từng đô thị; nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh ban hành hệ thống các tiêu chí đánh giá về chất lượng đô thị trong đó có các tiêu chí đánh giá về hạ tầng xã hội và dịch vụ xã hội đô thị. Nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng các mô hình tổ chức quản lý, vận hành các công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường đô thị và nhà ở xã hội hiệu quả.

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về phát triển đô thị, đầu tư xây dựng, nhà ở và kinh doanh bất động sản, các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan khác phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ xã hội đô thị.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, cụ thể hóa và hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư để đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh cung cấp dịch vụ xã hội đô thị; xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn vốn cho xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội đô thị theo quy định hiện hành và phù hợp khả năng cân đối ngân sách, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, cụ thể hóa và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý sử dụng quyết toán các nguồn kinh phí từ ngân sách đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ xã hội.

- Xây dựng các cơ chế tài chính, chính sách về thuế, phí, lệ phí liên quan đến cung cấp dịch vụ xã hội đô thị, tạo môi trường minh bạch, bình đẳng để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển dịch vụ xã hội đô thị. Rà soát, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với các dự án cung cấp dịch vụ xã hội đô thị được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

2.4. Các Sở: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì phối hợp với các Sở: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau lập, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, quy hoạch tng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tại các cấp theo thẩm quyền, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch và chương trình phát triển của từng đô thị.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xã hội hóa và phát triển dịch vụ xã hội đô thị.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của cán bộ và người dân về chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội bảo đảm an sinh xã hội.

2.5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu xây dựng, cụ thể hóa và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người có công với cách mạng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội tại các đô thị.

2.6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các sở, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng, cụ thể hóa và hoàn thiện các chính sách pháp luật về đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các lĩnh vực dịch vụ xã hội đô thị.

2.7. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, đánh giá và xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong khu dân cư, đô thị chuyển vào khu, cụm công nghiệp và làng nghề. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng, cụ thể hóa và hoàn thiện các chính sách pháp luật về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại. Định hướng phát triển hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại trên hệ thng các đô thị trên địa bàn tỉnh.

2.8. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau

- Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả nguồn lực cho phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị phục vụ an sinh xã hội trên địa bàn; xác định và đưa các chỉ tiêu về dịch vụ xã hội (chỉ tiêu về việc làm, thu nhập, giảm nghèo, trợ giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chỉ tiêu về giáo dục, y tế, cấp nước sinh hoạt...) vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 05 năm của địa phương để triển khai, thực hiện.

- Bố trí quỹ đất để xây dựng hạ tầng xã hội phù hợp mục tiêu phát triển của từng giai đoạn theo quy hoạch đô thị, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; giám sát trách nhiệm của các chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị trong việc triển khai xây dựng các công trình cũng như cung cấp dịch vụ cho người dân.

- Phối hợp với các ngành, các đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện các chính sách về phát triển dịch vụ xã hội đô thị.

III. GIẢI PHÁP

1. Về nguồn vốn thực hiện

- Các dự án hạ tầng khung về cơ bản đã được bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh đến 2020.

- Các dự án hạ tầng khung đến 2030 là đề xuất căn cứ trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh và quy hoạch xây dựng vùng tỉnh để bố trí vốn thực hiện.

- Đối với đầu tư xây dựng mạng lưới các đô thị: Bên cnh các nguồn vốn đã bố trí theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, đề xuất xã hội hóa hoặc các nguồn đầu tư khác.

- Đối với Danh mục các loại hình có thể kêu gọi đầu tư xã hội hóa, hoặc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác gồm có: Y tế, giáo dục, TDTT, vui chơi giải trí, hạ tầng xã hội và hạ tầng gắn liền với các dự án bất động sản.

2. Về các dự án ưu tiên đầu tư

- Chương trình đầu tư xây dựng thành phố Cà Mau lên đô thị loại I.

- Chương trình đầu tư xây dựng thị trấn Sông Đốc và Năm Căn lên đô thị loại III.

- Chương trình đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội (Y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại...) tại các đô thị trung tâm, các đô thị động lực, đặc biệt tại các đô thị trong danh mục nâng loại và xây mới.

- Chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo tính đồng bộ, kết nối cao phục vụ yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

- Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Chương trình phát triển giao thông vận tải.

- Chương trình phát triển kinh tế dịch vụ

- Chương trình bảo vệ môi trường.

- Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

3. Các giải pháp khác

- Nâng cao năng lực quản lý và quy hoạch đô thị.

- Các chính sách về thị trường bất động sản.

- Tập trung tạo điều kiện cho các dự án lớn và chương trình lớn.

- Các chính sách về tài chính đô thị, đặc biệt là kêu gọi đầu tư xã hội hóa và tạo nguồn thu từ đất và thị trường bất động sản.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Yêu cầu Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mình chủ động phối hợp với Sở Xây dựng triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Xây dựng trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc có văn bản báo cáo, đề xuất qua Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- CT, các PCT Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, TP Cà Mau;
- CVP, các PVP UBND tỉnh (vic);
- Phòng QH- XD (Ut
01), NN-TN, NC, TH, KT;
- Lưu: VT, Tu104.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lâm Văn Bi