Quyết định 391/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
Số hiệu: 391/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Liêm
Ngày ban hành: 02/02/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 15/03/2016 Số công báo: Số 16
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 391/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HOA, CÂY KIỂNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố;

Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 3978/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2015;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2613/SNN-KHTC ngày 26 tháng 10 năm 2015 về trình duyệt đề cương và dự toán kinh phí của dự án Quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030; ý kiến đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 11442/TTr- SKHĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 về thẩm định đề cương và dự toán kinh phí của dự án Quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án quy hoạch: Quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.

2. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Mục tiêu, yêu cầu của dự án quy hoạch:

Lập Quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở thực hiện công tác quản lý nhà nước, tham gia định hướng phát triển ngành hàng nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, đề xuất chính sách hỗ trợ thiết thực để phát triển sản xuất kinh doanh ngành hàng hoa cây kiểng bền vững.

4. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch.

- Phạm vi lập quy hoạch: Các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp.

- Thời kỳ lập quy hoạch: 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

5. Nhiệm vụ của dự án quy hoạch:

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh hoa cây kiểng giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015, xác định những kết quả đã đạt được; đồng thời tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại; xem đây là căn cứ để lập các phương án phát triển hoa cây kiểng đến năm 2030.

- Phân tích theo hệ thống các nguồn lực liên quan đến phát triển hoa cây kiểng (vị trí địa lý kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,…), xác định mức độ đã huy động và tiềm năng còn có thể tiếp tục khai thác phát triển các nguồn lực giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2030 đối với từng lĩnh vực một cách hiệu quả cao.

- Xây dựng phương án quy hoạch cho phát triển các loại hoa, cây kiểng chủ lực giai đoạn trung hạn 2016 - 2020 một cách khoa học, hợp lý, đồng thời đề xuất các chỉ tiêu cho xây dựng phương án quy hoạch dài hạn đến năm 2030.

- Xây dựng hệ thống các giải pháp và tổ chức thực hiện phương án quy hoạch được chọn cho từng giai đoạn, đảm bảo phương án có tính khả thi.

6. Sản phẩm của dự án Quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030: báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề, hệ thống bản đồ ....

7. Dự toán kinh phí thực hiện: 1.766.553.000 đồng (Một tỷ, bảy trăm sáu mươi sáu triệu năm trăm năm mươi ba ngàn đồng)

8. Tiến độ thực hiện: Thời gian thực hiện dự kiến 9 tháng (Từ tháng 1/2016 đến tháng 9/2016).

(Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đính kèm)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Thanh Liêm

 

ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HOA, CÂY KIỂNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 391/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

Các lý do chủ yếu cần phải tiến hành lập quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030:

1. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước, đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật mạnh. Thành phố đang trong quá trình đô thị hoá và mở rộng, với mục tiêu trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước, của khu vực Đông Nam Á. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần IX xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và 6 chương trình đột phá. Trong Chương trình đột phá về hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, Thành phố tập trung nguồn lực phát triển nhanh các ngành, sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng cao. Đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt chú ý nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, đi đầu cả nước trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả cao, bền vững. Hoa, cây kiểng là một trong các sản phẩm chủ lực của nền nông nghiệp đô thị Thành phố. Việc lựa chọn các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa, cây kiểng là một hướng đi đúng về nông nghiệp sinh thái.

2. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành chương trình mục tiêu phát triển hoa cây kiểng cho giai đoạn 2004 - 2010 (theo Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2004) và giai đoạn 2011 - 2015 (theo Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011), xác định hoa cây kiểng là một trong những ngành hàng chủ lực của nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình phát triển hoa, cây kiểng đã được các ban ngành, địa phương của Thành phố phối hợp triển khai thực hiện khá thành công. Sản xuất hoa cây kiểng phát triển nhanh, diện tích hoa, kiểng từ 665 ha (2003) lên 1.910 ha (năm 2010) và đạt 2.130 ha (năm 2014). Giá trị sản xuất từ 69,8 tỷ đồng năm 2005 lên 636,5 tỷ đồng năm 2010 và đạt 1.223 tỷ đồng năm 2014. Song, trong quá trình phát triển sản xuất hoa cây kiểng cũng bộc lộ những bất cập như sau:

- Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng của Thành phố Hồ Chí Minh, việc quy hoạch sử dụng đất đai thay đổi lớn, ảnh hưởng đến phân bố các vùng trồng hoa, cây kiểng, từ đó cần phải xem xét bố trí lại nguồn lực để khai thác hiệu quả hơn.

- Tổ chức sản xuất hoa cây kiểng thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các nông hộ, giữa các hợp tác xã hay doanh nghiệp dẫn đến mất cân đối cung cầu thị trường, sản phẩm khó tiêu thụ, có lúc nguồn cung thiếu phải nhập khẩu khá tốn kém.

- Sản xuất hoa, cây kiểng ở Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn quy mô nông hộ, nhỏ manh mún nên khả năng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khó khăn. Sản phẩm chất lượng không đồng đều và đặc biệt khó đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu số lượng lớn.

- Thị trường tiêu thụ, giá một số sản phẩm hoa, cây kiểng không ổn định, lại bị cạnh tranh mạnh từ các địa phương khác dẫn đến thu nhập bấp bênh, do đó một số hộ bỏ nghề, hay chuyển sang sản xuất cầm chừng.

- Sản xuất cung ứng giống hoa, cây kiểng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, phần lớn giống mới, giống có chất lượng đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

- Các chính sách hỗ trợ sản xuất hoa, cây kiểng của Thành phố được đánh giá là khá tốt so với các địa phương trong cả nước (như vay vốn hỗ trợ lãi suất cho sản xuất, đầu tư khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật), nhưng còn thiếu các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến ứng dụng vào sản xuất hay chính sách khuyến khích mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.

3. Để triển khai thực hiện Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ cùng với xây dựng nông thôn mới trong điều kiện đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, việc bố trí, sắp xếp lại ngành hàng sản xuất hoa, cây kiểng để lựa chọn các mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp ổn định sau năm 2020 của Thành phố, nhằm tạo ra các sản phẩm hoa, cây kiểng độc đáo đáp ứng nhu cầu của người dân Thành phố và các vùng lân cận, đồng thời tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân ở các xã ven đô là cần thiết.

4. Phát triển hoa, cây kiểng có định hướng và hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, sử dụng tài nguyên hợp lý, nâng cao thu nhập cho người sản xuất mà còn mang lại cảnh quan, môi trường sinh thái, lành mạnh, phong phú cho Thành phố được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thành phố cũng như Thành phố xanh, sạch, đẹp trong mắt du khách nước ngoài.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH

1. Nhóm các văn bản của Trung ương Đảng, Chính phủ

- Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”.

- Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020.

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn.

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định số 62/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

- Nghị quyết số 02/NQ-CP , ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

2. Nhóm các văn bản của Bộ ngành Trung ương

- Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây kiểng đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.

- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

- Quyết định số 139/QĐ-BNN-KH ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ.

3. Nhóm các văn bản của Thành phố Hồ Chí Minh

- Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Quy hoạch sản xuất Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

- Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

- Quyết định số 446/QĐ-UBND , ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

- Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015.

- Quyết định số 5997/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 4896/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Đề án phát triển sinh vật cảnh trên địa bàn Thành phố từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 2307/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc Ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và ngân sách Thành phố năm 2015; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2015.

- Quyết định số 3978/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

III. MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

Lập Quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở thực hiện công tác quản lý nhà nước, tham gia định hướng phát triển ngành hàng nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, đề xuất chính sách hỗ trợ thiết thực để phát triển sản xuất kinh doanh ngành hàng hoa cây kiểng bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh hoa cây kiểng giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015, xác định những kết quả đã đạt được; đồng thời tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại; xem đây là căn cứ để lập các phương án phát triển hoa cây kiểng đến năm 2030.

- Phân tích theo hệ thống các nguồn lực liên quan đến phát triển hoa cây kiểng (vị trí địa lý kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,…), xác định mức độ đã huy động và tiềm năng còn có thể tiếp tục khai thác phát triển các nguồn lực giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2030 đối với từng lĩnh vực một cách hiệu quả cao.

- Kế thừa có chọn lọc theo hệ thống các kết quả nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và của quy hoạch ngành đã thực hiện đến thời điểm tiến hành nghiên cứu lập quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng. Đồng thời dự báo các tác động có liên quan (thị trường, sức cạnh tranh của sản phẩm, khoa học – công nghệ, đất đai dành cho nông nghiệp (trong đó riêng cho hoa cây kiểng), quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu…), từ đó luận chứng đầy đủ cơ sở cho việc lập các phương án phát triển hoa, cây kiểng giai đoạn trung hạn 2016 - 2020 và dài hạn đến năm 2030.

- Xây dựng phương án quy hoạch cho phát triển các loại hoa, cây kiểng chủ lực giai đoạn trung hạn 2016 - 2020 khoa học, hợp lý, đồng thời đề xuất các chỉ tiêu cho xây dựng phương án quy hoạch dài hạn đến năm 2030.

- Xây dựng hệ thống các giải pháp và tổ chức thực hiện phương án quy hoạch được chọn cho từng giai đoạn, đảm bảo phương án có tính khả thi.

IV. GIỚI HẠN PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG LẬP QUY HOẠCH

1. Phạm vi lập quy hoạch

Nghiên cứu trên toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên cần điều tra sâu sắc làm rõ thực trạng sản xuất, kinh doanh hoa cây kiểng ở các địa phương trọng yếu có tiềm năng phát triển (Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Quận 9).

2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch

- Đối tượng lập quy hoạch các chủng loại hoa cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh gồm.

+ Nhóm hoa cây kiểng lâu năm.

+ Nhóm hoa ngắn ngày (hoa nền).

- Đối tượng không gian trồng hoa, cây kiểng.

+ Hoa cây kiểng lâu năm trồng trên đất vườn, đất ruộng chuyên canh.

+ Hoa cây kiểng ngắn ngày trồng trên đất vườn, đất ruộng chuyên canh hay luân canh, xen canh với cây trồng khác.

+ Hoa cây kiểng trồng ở không gian khác (sân nhà, công viên, công trình khác…).

- Đối tượng điều tra nghiên cứu lập quy hoạch cho 3 khâu là sản xuất - sơ chế bảo quản - tiêu thụ.

+ Kết quả sản xuất, thuận lợi, khó khăn.

+ Thu hoạch, sơ chế, vận chuyển.

+ Tiêu thụ (hình thức tiêu thụ, thị trường…).

- Các nội dung về đầu tư xây dựng.

+ Xây dựng cải tạo đất ruộng, vườn.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- Tổ chức sản xuất, kinh doanh hoa cây kiểng.

- Thời kỳ lập quy hoạch:

+ Thời kỳ lập quy hoạch: Giai đoạn trung hạn 2016 - 2020 và giai đoạn dài hạn 2020 - 2030.

+ Số liệu hiện trạng theo chu kỳ 2000 - 2005, 2006 - 2010, cập nhật đến năm 2015.

+ Số liệu phân theo đơn vị hành chính quận, huyện (những quận, huyện còn đất canh tác hoa cây kiểng).

+ Số liệu quy hoạch cho giai đoạn trung hạn 2016 - 2020 và giai đoạn dài hạn 2020 - 2030.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1. Đánh giá nguồn lực có liên quan và thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh hoa cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh

1.1- Tổng quan tình hình sản xuất - tiêu thụ hoa cây kiểng

1.1.1- Khái quát lịch sử hình thành phát triển ngành sản xuất hoa cây kiểng.

- Cả nước.

- Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các vùng sản xuất chính của Thành phố Hồ Chí Minh.

1.1.2- Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Vị trí, vai trò của ngành hàng hoa, cây kiểng.

- Khái quát diễn biến sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng.

1.2- Đánh giá các nguồn lực liên quan đến phát triển sản xuất hoa, cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh

1.2.1- Đánh giá các nguồn tài nguyên tự nhiên.

- Vị trí địa lý - kinh tế.

- Điều kiện khí hậu - thời tiết.

- Rút ra những thuận lợi và hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất hoa cây kiểng.

- Tài nguyên đất.

- Đánh giá tài nguyên đất về quy mô diện tích.

- Đánh giá tài nguyên đất theo đặc điểm thổ nhưỡng.

- Tài nguyên nước và chế độ thủy văn.

- Các tài nguyên khác.

1.2.2- Các nguồn lực kinh tế - xã hội.

- Các nguồn lực kinh tế.

- Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.

- Đánh giá tác động của công nghiệp - dịch vụ đến sản xuất hoa cây kiểng.

- Nguồn lực xã hội.

1.3- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh

1.3.1- Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất hoa, cây kiểng.

- Đất chuyên canh trồng hoa, cây kiểng (hoa, cây kiểng trồng ở ruộng, vườn, nhà lưới, nhà màng).

- Đất trồng hoa, cây kiểng ở ruộng luân canh với cây ngắn ngày khác.

- Đất có khả năng chuyển đổi sang trồng chuyên canh hoa, cây kiểng.

1.3.2- Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất hoa, cây kiểng.

- Phân tích tài chính - kinh tế các hệ thống canh tác hoa, cây kiểng.

Sản lượng, giá trị sản lượng, chi phí, giá thành, lợi nhuận, thu nhập bình quân trên 1 đơn vị diện tích trồng hoa, cây kiểng. So sánh mức độ cạnh tranh của sản xuất hoa, cây kiểng với các hệ thống canh tác khác có thể chuyển đổi mở rộng diện tích hoa, cây kiểng.

- Đánh giá thực trạng diện tích - sản lượng hoa, cây kiểng qua các năm.

- Đánh giá mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất hoa, cây kiểng.

- Đánh giá tình hình tiêu thụ hoa, cây kiểng (tiêu thụ nội Thành phố Hồ Chí Minh, xuất ra các tỉnh và xuất khẩu).

- Đánh giá các chính sách đã và đang có hiệu lực thi hành đối với sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng.

1.4- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch ở giai đoạn trước

Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, đề án quy hoạch phát triển sản xuất hoa cây kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2015:

- Đánh giá các chỉ tiêu phát triển trong quy hoạch sản xuất hoa cây cảnh hay quy hoạch có liên quan với kết quả sản xuất hiện tại.

- Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, đề án phát triển hoa Cây cảnh.

- Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng (cả thành công và chưa thành công) đến các chỉ tiêu quy hoạch phát triển.

- Xác định những thuận lợi, khó khăn thực hiện quy hoạch và ý kiến, nguyện vọng của các đối tượng tham gia sản xuất trong các vùng quy hoạch hoa cây kiểng.

2. Phân tích, dự báo các yếu tố tác động đến phát triển của ngành hàng hoa, cây kiểng thành phố trong thời kỳ quy hoạch

2.1- Một số định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố

2.1.1- Định hướng chung phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2- Định hướng phát triển tổng thể ngành nông nghiệp.

2.1.3- Vai trò quan trọng của ngành hàng chủ lực hoa, cây kiểng.

2.1.4- Định hướng cụ thể phát triển ngành hàng hoa cây kiểng.

2.2- Phân tích, dự báo các yếu tố tác động đến phát triển ngành hoa cây kiểng Thành phố trong thời kỳ quy hoạch

2.2.1- Dự báo chung về mối quan hệ, tác động qua lại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến sản xuất hoa, cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh.

- Dự báo tác động tích cực.

- Dự báo những trở ngại, khó khăn.

2.2.2- Dự báo cụ thể.

- Dự báo thị trường tiêu thụ và xem xét tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Dự báo khoa học - công nghệ ứng dụng vào phát triển hoa, cây kiểng.

- Dự báo quỹ đất nông nghiệp và đất phát triển hoa, cây kiểng đến 2020.

- Dự báo dân số - lao động và cơ cấu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, trong lĩnh vực hoa, cây kiểng từng giai đoạn: 2016 - 2020, 2020 - 2030.

- Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (nhiệt độ bình quân, lượng mưa bình quân năm 2020, 2030 theo các kịch bản) đến sản xuất hoa cây kiểng.

3. Quy hoạch hoa cây kiểng trên địa bàn Thành phố đến năm 2030

3.1- Quan điểm phát triển

3.1.1- Phát triển sản xuất hoa, cây kiểng là một trong những ngành hàng chủ lực của nông nghiệp Thành phố, được quan tâm khuyến khích đầu tư nhiều hơn nữa. Tạo điều kiện tái cơ cấu nền nông nghiệp Thành phố theo hướng hiệu quả cao, bền vững.

3.1.2- Phát triển hoa, cây kiểng trên cơ sở khai thác tối ưu về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực xã hội (đất đai, thị trường, vốn, khoa học công nghệ…) và gắn chặt với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.

3.1.3- Ưu tiên đầu tư cho vùng ven đô thị, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đẩy nhanh tốc độ xây dựng nông thôn mới.

3.1.4- Chú trọng đầu tư sản xuất hoa cây kiểng ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt chú ý đến công tác giống.

3.1.5- Tạo ra cảnh quan, môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng sống của người dân Thành phố Hồ Chí Minh và hỗ trợ phát triển ngành du lịch hiệu quả.

3.2- Mục tiêu phát triển

3.2.1- Mục tiêu tổng quát.

Hình thành, phát triển nhanh nền nông nghiệp đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đầu trong cả nước. Trong đó sản xuất hoa cây kiểng là đối tượng chính được đầu tư sản xuất theo công nghệ cao kết hợp công nghệ truyền thống, đủ khả năng cung cấp phần lớn nhu cầu hoa cây kiểng cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tạo nên mảng xanh, môi trường sinh thái góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

3.2.2- Mục tiêu cụ thể.

- Diện tích, sản lượng từng nhóm hoa, cây kiểng đến năm 2030;

- Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu hoa, cây kiểng của Thành phố Hồ Chí Minh;

- Sản lượng hoa, cây kiểng hàng hoá xuất cho thị trường các tỉnh trong nước;

- Sản lượng hoa, cây kiểng xuất khẩu;

- Giá trị sản lượng trung bình 1 ha sản xuất hoa, cây kiểng;

3.3- Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích thống kê theo hệ thống.

- Phương pháp điều tra, khảo sát và tính toán quy hoạch theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN345-98.

- Phương pháp điều tra nhanh nông hộ, nông thôn (PRA).

- Phương pháp bản đồ.

- Phương pháp hội thảo, chuyên gia.

- Phương pháp phân vùng thích nghi.

- Phương pháp tiếp cận nhiều chiều

3.4- Nội dung quy hoạch

3.4.1- Phương án phát triển hoa, cây kiểng đến năm 2030.

- Diện tích canh tác hoa cây kiểng đến năm 2030.

- Sản lượng hoa cây kiểng phân theo các nhóm.

- Giá trị sản lượng tương ứng.

- Lợi nhuận của phương án (tổng lợi nhuận, trung bình 1 ha có thể chia theo nhóm hoa, cây kiểng chủ lực).

3.4.2- Phân vùng, chọn vùng trồng hoa cây kiểng chủ lực.

- Phân vùng phát triển hoa, cây kiểng.

+ Chọn vùng chuyên canh sản xuất hoa, cây kiểng.

+ Phân vùng phát triển các đối tượng hoa, cây kiểng chủ lực.

+ Tỷ lệ diện tích, sản lượng của các vùng chuyên canh so với phương án.

3.4.3- Tiến độ thực hiện phương án phát triển hoa, cây kiểng.

- Phát triển diện tích hoa, cây kiểng qua từng năm của từng giai đoạn 2016 - 2020 và 2020 - 2030.

- Sản lượng hoa theo các nhóm qua từng năm của từng giai đoạn 2016 - 2020 và 2020 - 2030 và theo địa bàn hành chính.

3.4.4- Những chỉ tiêu quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng đến năm 2030.

- Chỉ tiêu về tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành hoa cây kiểng.

- Quy mô, phân bố và các giải pháp riêng biệt cho phát triển sản xuất từng loại hoa cây kiểng.

- Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản.

- Chất lượng, thương hiệu, tính cạnh tranh.

- Khả năng tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Các chỉ tiêu khác có liên quan đến quy hoạch bố trí phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa cây kiểng trên địa bàn Thành phố đến năm 2030.

3.5- Phân tích, dự báo tác động của phương án quy hoạch đến môi trường

3.5.1- Nghiên cứu, đánh giá khái quát diễn biến môi trường thành phố trong quá trình phát triển hoa, cây kiểng thời gian qua.

3.5.2- Phân tích, dự báo khái quát các khía cạnh và mức độ tác động đến môi trường trong trường hợp dự án được đưa vào thực hiện.

3.6- Nhu cầu vốn đầu tư cho các giai đoạn phát triển

3.6.1- Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phương án được chọn.

- Vốn đầu tư cho sản xuất.

- Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư cho các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, khuyến nông, xúc tiến thương mại…

3.6.2- Nguồn vốn đầu tư.

3.6.3- Tiến độ đầu tư theo năm.

4. Đề xuất hệ thống giải pháp thực hiện quy hoạch và sơ bộ xem xét lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường

4.1- Đề xuất hệ thống giải pháp thực hiện quy hoạch

4.1.1- Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển hoa, cây kiểng giai đoạn trung hạn 2016 - 2020 và dài hạn 2020 - 2030.

4.1.2- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật – công nghệ mới vào phát triển hoa cây kiểng.

4.1.3- Hoạt động khuyến nông và đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực vào phát triển hoa cây kiểng.

4.1.4- Tổ chức sản xuất theo các loại hình kinh tế hợp tác, doanh nghiệp và tăng cường liên kết sản xuất các sản phẩm hàng hoá chủ lực

4.1.5- Đề xuất một số cơ chế chính sách nhằm thực hiện khuyến khích phát triển sản xuất hoa, cây kiểng.

4.1.6- Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất hoa, cây kiểng giai đoạn trung hạn 2016 - 2020.

4.1.7- Xúc tiến thương mại, xây dựng một số nhãn hiệu hàng hoá (hoặc đăng ký xuất xứ hàng hoá) và mở rộng thị trường tiêu thụ.

4.2- Sơ bộ xem xét lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường

4.2.1- Lợi ích kinh tế.

4.2.2- Lợi ích xã hội.

4.2.3- Dự báo tác động môi trường và biện pháp khắc phục.

5. Kết luận và kiến nghị

VI. SẢN PHẨM CỦA QUY HOẠCH

1. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030: 12 bộ.

2. Các loại bản đồ màu tỷ lệ 1/50.000 (Mỗi loại 05 bộ) gồm:

- Bản đồ hiện trạng sản xuất hoa, cây kiểng Thành phố Hố Chí Minh năm 2015.

- Bản đồ quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng giai đoạn 2016 - 2020 (phương án chọn).

- Bản đồ quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng giai đoạn 2020 - 2030 (phương án chọn).

- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hoa, cây kiểng giai đoạn 2016 - 2020.

- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hoa, cây kiểng giai đoạn 2020 - 2030.

- Đĩa CD ghi báo cáo tổng hợp, các phụ lục và bản đồ màu: 02 bộ.

VII. THỜI GIAN

1. Thực hiện năm 2016, khoảng 09 tháng, kể từ khi ký hợp đồng.

2. Những cam kết chi tiết hơn và các điều khoản đảm bảo, sẽ được ghi cụ thể trong hợp đồng, thời gian dự phòng là 01 tháng.

VIII. TỔ CHỨC XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân Thành phố.

2. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cơ quan góp ý, thẩm định.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Sở Tài chính.

- Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các Sở, ngành khác có liên quan.

4. Cơ quan phê duyệt quy hoạch: Ủy ban nhân dân Thành phố.

IX. DỰ TOÁN CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH

1. Cơ sở pháp lý để lập dự toán

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

- Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung;

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN Ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành đơn giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND , ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và định mức phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2012, 2013, 2014 và 9 tháng của năm 2015 của Thành phố Hồ Chí Minh được Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh công bố.

2. Nhu cầu chi phí thực hiện xây dựng quy hoạch trên nền bản đồ tỷ lệ 1/50.000

2.1. Nhu cầu chi phí thực hiện xây dựng quy hoạch (trong đơn giá-theo Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT).

- Căn cứ theo Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND , ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và định mức phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì định mức chi phí tối đa cho các dự án Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và sản phẩm chủ yếu của Thành phố được tính như sau:

Áp dụng công thức tính tại Điều 7 và các phụ lục I, II, III, VII, XI của Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT thì tổng mức chi phí tối đa cho dự án lập quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu (hoa cây kiểng) được áp dụng theo công thức:

GQHN = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 x Qn x K.

K: hệ số điều chỉnh lương tối thiểu và mặt bằng giá tiêu dùng, K = K1+K2, trong đó:

K1 = 0,3 x Chỉ số giá tiêu dùng được cấp có thẩm quyền công bố tại thời điểm tính toán.

K2 = 0,7 x hệ số điều chỉnh lương tối thiểu. Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu được xác định = Mức lượng tối thiểu khi nhà nước thay đổi tại thời điểm tính toán chia cho 830.000 đồng/tháng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính theo công thức hướng dẫn tại Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và định mức phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, hệ số CPI từ tháng 3/2012 đến tháng 9/2015 được tính theo bảng 01 dưới đây:

Bảng 01: Hệ số CPI được tính từ tháng 3/2012 đến tháng 9/2015

Tháng

CPI

Quy đổi

Tăng/giảm

Tháng

CPI

CPI %

Tăng/giảm

năm 2012

năm 2014

Tháng 1

 

 

 

Tháng 1

1,004

100,4

0,4

Tháng 2

1,00

100

0

Tháng 2

1,0024

100,24

0,24

Tháng 3

1,0012

100,12

0,12

Tháng 3

0,9954

99,54

-0,46

Tháng 4

1,0008

100,08

0,08

Tháng 4

0,9996

99,96

-0,04

Tháng 5

1,0006

100,06

0,06

Tháng 5

1,0036

100,36

0,36

Tháng 6

0,9957

99,57

-0,43

Tháng 6

1,0058

100,58

0,58

Tháng 7

0,9943

99,43

-0,57

Tháng 7

1,0012

100,12

0,12

Tháng 8

1,0066

100,66

0,66

Tháng 8

1,0005

100,05

0,05

Tháng 9

1,0121

101,21

1,21

Tháng 9

1,0113

101,13

1,13

Tháng 10

1,004

100,4

0,4

Tháng 10

0,9997

99,97

0,12

Tháng 11

1,001

100,1

0,1

Tháng 11

0,9964

99,64

0,05

Tháng 12

1,0017

100,17

0,17

Tháng 12

0,9964

99,64

1,13

năm 2013

năm 2015

Tháng 1

1,0044

100,44

0,44

Tháng 1

0,9952

99,52

-0,48

Tháng 2

1,01

101

1

Tháng 2

0,9996

99,96

-0,04

Tháng 3

0,9971

99,71

-0,29

Tháng 3

1,0016

100,16

0,16

Tháng 4

0,9967

99,67

-0,33

Tháng 4

1,0003

100,03

0,03

Tháng 5

0,9984

99,84

-0,16

Tháng 5

1,003

100,3

0,3

Tháng 6

1,0012

100,12

0,12

Tháng 6

1,0062

100,62

0,62

Tháng 7

1,0017

100,17

0,17

Tháng 7

1,0011

100,11

0,11

Tháng 8

1,0031

100,31

0,31

Tháng 8

0,9988

99,88

-0,12

Tháng 9

1,0313

103,13

3,13

Tháng 9

0,9953

99,53

-0,47

Tháng 10

1,0017

100,17

0,17

 

 

 

 

Tháng 11

1,0017

100,17

0,17

 

 

 

 

Tháng 12

1,0039

100,39

0,39

 

 

 

 

Áp dụng công thức tính theo hướng dẫn tính CPI của Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND , ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố, thì CPI tháng 9/2015 so với tháng 2/2012 = 1,0895

Như vậy K1= 0,3 x 1,0895 = 0,3269

Hệ số điều chỉnh K2 = 0,7 x (1.150.000 đồng/830.000 đồng) = 0,9699

Hệ số K = K1 + K2 = 0,3269 + 0,9699 = 1,2968

Hệ số Qn = 0,17 (Trồng trọt)

GiáQH hoa cây kiểng TP.HCM = 850 triệu đồng x 1,0 x 4,5 x 1,08 x 0,17 x 1,2968 = 910,703736 triệu đồng.(1) (Chín trăm mười triệu, bảy trăm lẻ ba ngàn bảy trăm ba mươi sáu đồng)

Thuế VAT (10%) của chi phí trực tiếp = {(1) – [(1)*13,5%)]}*10% = {910,703736 – [(910,703736 *13,5%)]}*10% = 78,775873 triệu đồng (2)

Ghi chú: (1) *13,5% là chi phí quản lý và điều hành (theo quy định của Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT)

Kinh phí thực hiện quy hoạch trong đơn giá (sau thuế) là: (1) + (2) = 910,703736 triệu đồng + 78,775873 triệu đồng = 989,479609 triệu đồng = 989.479.609 đồng. Làm tròn: 989.480.000 đồng (3). Chi tiết xem tại phụ lục.

2.2. Chi phí đánh giá chất lượng môi trường phục vụ quy hoạch hoa, cây kiểng (Ngoài đơn giá - theo các văn bản khác).

Bảng 02: Tổng hợp chi phí đánh giá chất lượng môi trường đất, nước vùng nghiên cứu

Số TT

Khoản mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền
(đồng)

Ghi chú

 

KINH PHÍ CÁC KHOẢN THEO CÁC VĂN BẢN KHÁC

 

 

 

 

TT 18/2014/TT-BTNMT và Bộ Đơn giá QTMT của tp. Hồ Chí Minh

I

KINH PHÍ TRƯỚC THUẾ

 

 

 

606.424.950

1

Chi phí phân tích mẫu đất (theo QĐ 59/2012/QĐ-BNNPTNT: As, Cd, Pb, Cu, Zn)

mẫu

100

5.038.879

503.887.900

2

Chi phí phân tích mẫu nước (theo QĐ 59/2012/QĐ-BNNPTNT: Hg, Cd, As, Pb)

mẫu

35

2.929.630

102.537.050

II

THUẾ VAT (10%)

%

10

606.424.950

60.642.495

 

III. TỔNG KINH PHÍ SAU THUẾ

 

 

 

667.067.445

 

(LÀM TRÒN SỐ)

 

 

 

667.067

.000

 

Chi phí đánh giá chất lượng môi trường phục vụ QH bố trí hoa, cây kiểng (làm tròn số) là 667.067.000 đồng (4)

2.3. Chi phí xây dựng bản đồ đất và đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch trồng hoa, cây kiểng (Ngoài đơn giá– theo Quyết định 07/2006/QĐ-BNN Ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tổng diện tích trồng hoa trên địa bàn Thành phố (theo số liệu Trung tâm Khuyến nông cung cấp) hiện nay diện tích canh tác là 1.580 ha, diện tích gieo trồng là 2.130 ha, nên khi lập các loại bản đồ chuyên đề chỉ tính theo diện tích này. Ở dự án này, phần lớn các bản đồ chuyên đề về đất đai được xây dựng dựa trên nền bản đồ đất cũ tỷ lệ 1/50.000 (do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp điều tra, bổ sung xây dựng năm 2005 trong chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và có kế thừa một số kết quả nghiên cứu đất đai ở các dự án trước (Khi dự toán có giảm trừ theo bảng tính bên dưới). Tuy nhiên, do phải nghiên cứu mức độ thích nghi đất đai cho từng vùng đất chi tiết đối với từng loại hoa cây kiểng nên phải tiến hành điều tra, khảo sát đất đai chi tiết trên nền bản đồ tỷ lệ lớn 1/10.000. Áp dụng đơn giá tại Bảng số 3 theo Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành đơn giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bảng 03: Tổng hợp chi phí xây dựng các tài liệu chuyên đề về đất đai và đánh giá thích nghi đất đai phục vụ Quy hoạch hoa, cây kiểng

Số TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền
(đồng)

I

Chi phí điều tra bổ sung lập bản đồ thổ nhưỡng (tỷ lệ 1/10.000)

 

 

 

76.972.007

1

Chi phí theo đơn giá tại bảng 3, QĐ 07/2006/QĐ- BNN ký hiệu: (a)

Ha

1580

41.638

65.788.040

2

Chi phí hội thảo, thẩm định, quản lý (7% x a)

%

7

65.788.040

4.605.163

3

Thuế giá trị gia tăng (10% x a)

%

10

65.788.040

6.578.804

 

Kinh phí sau giảm trừ (Mức áp dụng 80% - Kế thừa 20%)

đồng

 

76.972.007

61.577.605

II

Chi phí điều tra bổ sung lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoa cây kiểng năm 2015 (tỷ lệ 1/10.000)

 

 

 

21.241.678

1

Chi phí theo đơn giá tại bảng 3, QĐ 07/2006/QĐ- BNN ký hiệu: (a)

Ha

1580

11.540

18.233.200

2

Chi phí hội thảo, thẩm định, quản lý (6,5% x a)

%

7

18.233.200

1.185.158

3

Thuế giá trị gia tăng (10% x a)

%

10

18.233.200

1.823.320

 

Kinh phí sau giảm trừ (Mức áp dụng 90% - Kế thừa 10%)

đồng

 

21.241.678

19.117.510

II

Chi phí lập bản đồ thích nghi (tỷ lệ 1/10.000)

 

 

 

29.311.307

1

Chi phí theo đơn giá tại bảng 3, QĐ 07/2006/QĐ-

Ha

1580

15.924

25.159.920

 

BNN ký hiệu: (a)

 

 

 

 

2

Chi phí hội thảo, thẩm định, quản lý (6,5% x a)

%

6,5

25.159.920

1.635.395

3

Thuế giá trị gia tăng (10% x a)

%

10

25.159.920

2.515.992

 

Kinh phí sau giảm trừ (Mức áp dụng 100% - Kế thừa 0%)

đồng

 

29.311.307

29.311.307

TỔNG DỰ TOÁN

 

 

 

110.006.422

(LÀM TRÒN SỐ)

 

 

 

110.006.000

Chi phí xây dựng bản đồ đất, bản đồ hiện trạng và đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch trồng hoa, cây kiểng (làm tròn số) là: 110.006.000 đồng. (5)

Tổng chi phí lập quy hoạch hoa cây kiểng trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sau thuế (làm tròn số) là: (3) + (4) + (5) = 989.480.000 đồng + 667.067.000 đồng + 110.006.000 đồng = 1.766.553.000 đồng (Một tỷ, bảy trăm sáu mươi sáu triệu năm trăm năm mươi ba ngàn đồng).

 

Phụ lục: Chi phí cho các khoản của dự án Quy hoạch phát triển Hoa, cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 (Chi phí trong đơn giá theo Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT)

STT

NỘI DUNG

Tỉ lệ (%)

Thành tiền (đồng)

A

CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH BỐ TRÍ HOA CÂY KIỂNG TRƯỚC THUẾ

100

910.703.736

I

Chi phí xây dựng đề cương và dự toán

2,5

22.767.593

1

Chi phí cho xây dựng đề cương và trình duyệt đề cương

1,5

13.660.556

1.1

Chi phí xây dựng đề cương, nhiệm vụ

0,9

8.196.334

1.2

Hội thảo, xin ý kiến chuyên gia thống nhất và trình duyệt

0,6

5.464.222

2

Lập dự toán kinh phí theo đề cương đã thống nhất và trình duyệt

1

9.107.037

II

Chi phí nghiên cứu xây dựng, báo cáo dự án quy hoạch

84

764.991.138

1

Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

7

63.749.262

2

Chi phí thu thập, bổ sung số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch

4

36.428.149

3

Chi phí khảo sát thực tế

20

182.140.747

4

Chi phí thiết kế quy hoạch

53

482.672.980

4.1

Phân tích, đánh giá vai trò vị trí của ngành nông nghiệp của TP

1

9.107.037

4.2

Phân tích, dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển ngành của khu vực, cả nước tác động tới phát triển ngành của TP trong thời kỳ quy hoạch.

3

27.321.112

4.3

Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp của TP.

4

36.428.149

4.4

Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển

3

27.321.112

4.5

Nghiên cứu đề xuất phương án phát triển

6

54.642.224

4.6

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu.

20

182.140.747

-

Luận chứng các phương án và giải pháp phát triển ngành NN TP

5

45.535.187

-

Dự báo và xây dựng phương án phát triển nguồn nhân lực.

1

9.107.037

-

Dự án và xây dựng phương án phát triển công nghệ

1

9.107.037

-

Xây dựng phương án giải pháp bảo vệ môi trường.

1,5

13.660.556

-

Xây dựng các phương án tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư

4

36.428.149

-

Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm

1,5

13.660.556

-

Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ phân bố SX

3

27.321.112

-

Xác định các giải pháp về cơ chế chính sách, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện.

3

27.321.112

4.7

Xây dựng báo cáo tổng hợp và hệ thống báo cáo liên quan

8

72.856.299

4.7.1

Xây dựng báo cáo đề dẫn

1

9.107.037

4.7.2

Xây dựng báo cáo tổng hợp

6

54.642.224

4.7.3

Xây dựng báo cáo tóm tắt

0,6

5.464.222

4.7.4

Xây dựng văn bản thẩm định

0,2

1.821.407

4.7.5

Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch

0,2

1.821.407

4.8

Xây dựng hệ thống bản đồ điều chỉnh quy hoạch

8

72.856.299

III

Chi phí quản lý và điều hành

13,5

122.945.004

1

Chi phí quản lý dự án của Ban quản lý

4

36.428.149

2

Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán

1,5

13.660.556

3

Chi phí thẩm định quy hoạch

4,5

40.981.668

4

Chi phí công bố quy hoạch

3,5

31.874.631

B

VAT 10% x (I+II)

10

78.775.873

C

KINH PHÍ SAU THUẾ

 

989.479.609

 

TỔNG KINH PHÍ SAU THUẾ (Làm tròn số)

 

989.480.000