Quyết định 10/2009/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 38/2008/QĐ-UBND về cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô tải để thanh toán cước vận chuyển hàng hóa, tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
Số hiệu: 10/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Lê Hữu Lộc
Ngày ban hành: 02/04/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 10/2009/QĐ-UBND

Quy Nhơn, ngày 02 tháng 4 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 38/2008/QĐ-UBND NGÀY 10/11/2008 CỦA UBND TỈNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ TẢI ĐỂ THANH TOÁN CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA, TÀI SẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 15/12/2003 của Chính phủ Quy Định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
Căn cứ Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp Lệnh giá;
Căn cứ Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 10/11/2008 của UBND tỉnh về việc quy định cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô tải để thanh toán cước vận chuyển hàng hóa, tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 358/TTr-STC ngày 05/3/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung điểm 1, Mục I của Bảng phụ lục số 1: Biểu cước vận tải bằng ô tô và điểm 3, 4, 5 của phụ lục số 02: Hướng dẫn tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô ban hành kèm theo Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 10/11/2008 của UBND tỉnh (có các phụ lục kèm theo).

Các nội dung khác vẫn giữ nguyên theo Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 10/11/2008 của UBND tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thực hiện sau 10 ngày, kể từ ngày ký và điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 10/11/2008 của UBND tỉnh.

Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Trưởng ban Dân tộc và Miền Núi, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hữu Lộc

 

BẢNG PHỤ LỤC SỐ 1

BIỂU CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ
(Kèm theo Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 02/4/2009 của UBND tỉnh)

I. Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô

1. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1:

- Hàng bậc 1 bao gồm: đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại:

Đơn vị tính: đồng/tấn/km

Cự ly (km)

Mức cước vận tải đường loại 1

Mức cước vận tải đường loại 2

Mức cước vận tải đường loại 3

Mức cước vận tải đường loại 4

Mức cước vận tải đường loại 5

Mức cước vận tải đường loại 6

1

2

3

4

5

6

1

8.816

10.491

15.422

22.362

32.425

47.017

2

4.881

5.808

8.538

12.380

17.950

26.028

3

3.511

4.178

6.142

8.905

12.913

18.723

4

2.873

3.419

5.025

7.287

10.566

15.320

5

2.519

2.998

4.407

6.390

9.265

13.434

6

2.276

2.709

3.982

5.773

8.371

12.138

7

2.099

2.498

3.671

5.323

7.719

11.193

8

1.960

2.333

3.429

4.972

7.209

10.453

9

1.847

2.198

3.231

4.684

6.792

9.849

10

1.754

2.087

3.068

4.449

6.451

9.354

11

1.674

1.992

2.928

4.246

6.157

8.927

12

1.599

1.903

2.798

4.057

5.882

8.529

13

1.524

1.813

2.665

3.865

5.604

8.126

14

1.454

1.713

2.544

3.689

5.349

7.756

15

1.390

1.655

2.432

3.527

5.114

7.415

16

1.332

1.585

2.330

3.379

4.899

7.103

17

1.291

1.536

2.258

3.274

4.747

6.883

18

1.258

1.497

2.201

3.191

4.627

6.710

19

1.221

1.453

2.136

3.098

4.492

6.513

20

1.181

1.405

2.066

2.995

4.343

6.297

21

1.133

1.348

1.982

2.874

4.167

6.043

22

1.090

1.297

1.907

2.764

4.008

5.812

23

1.050

1.250

1.837

2.664

3.863

5.601

24

1.015

1.208

1.776

2.575

3.734

5.414

25

983

1.170

1.719

2.493

3.615

5.241

26

951

1.132

1.664

2.413

3.499

5.073

27

920

1.095

1.609

2.333

3.383

4.905

28

888

1.057

1.554

2.253

3.267

4.737

29

858

1.021

1.500

2.176

3.154

4.574

30

832

990

1.455

2.109

3.058

4.435

31-35

806

960

1.411

2.045

2.966

4.300

36-40

784

933

1.371

1.988

2.883

4.180

41-45

767

912

1.341

1.945

2.820

4.089

46-50

751

893

1.313

1.094

2.761

4.003

51-55

728

866

1.274

1.847

2.678

3.883

56-60

698

831

1.221

1.771

2.567

3.723

61-70

661

786

1.155

1.675

2.429

3.523

71-80

615

732

1.077

1.561

2.264

3.282

81-90

563

670

985

1.428

2.070

3.002

91-100

503

598

880

1.276

1.850

2.682

101-140

435

518

762

1.104

1.601

2.322

141-299

360

429

630

914

1.325

1.921

300->

278

330

486

704

1.021

1.481

 

PHỤ LỤC SỐ 2

HƯỚNG DẪN TÍNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ
(Kèm theo Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 02/4/2009  của UBND tỉnh)

3. Các quy định về cước cơ bản tại mục I Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô thuộc phụ lục số 01:

a. Đơn giá cước cơ bản tại mục I Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trong Quyết định này được quy định cho hàng bậc 1, vận chuyển trên 6 loại đường ở 43 cự ly.

Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2, bậc 3, bậc 4 được tính theo hệ số đối với đơn giá cước cơ bản của hàng hóa bậc 1.

Đơn vị tính cước là Đồng/Tấn Kilômet (đ/TKm).

b. Phương pháp tính cơ bản theo các cự ly:

- Vận chuyển hàng hóa trên cùng một loại đường: Vận chuyển hàng ở cự ly nào, loại đường nào thì sử dụng đơn giá cước ở cự ly, loại đường đó để tính cước.

Ví dụ 1: Vận chuyển 10 tấn hàng bậc 1, cự ly 30 Km, trên đường loại 1. Tính cước cơ bản như sau:

Áp dụng đơn giá cước ở cự ly 30Km, hàng bậc 1, đường loại 1 là. Cước được thu là:

832 đ/tkm x 30 km x 10 t = 249.600 đ.

- Vận chuyển hàng hóa trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác nhau thì dùng đơn giá cho khoảng cách toàn chặng đường, ứng với từng loại đường để tính cước cho từng loại đường rồi cộng lại.

Ví dụ 2. Vận chuyển 10 tấn hàng bậc 1, khoảng cách vận chuyển 140 Km; trong đó gồm 70 Km đường loại 1, 30 Km đường loại 2 và 40 Km đường loại 3, và 5 Km đường loại 5. Tính cước cơ bản như sau:

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly 140Km của đường loại 1, hàng bậc 1, để tính cước cho 70 Km đường loại 1:

435 đ/tkm x 70 km x 10 t = 304.500 đ

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly 140 Km của đường loại 2, hàng bậc 1, để tính cước cho 30 km đường loại 2:

518đ/tkm x 30km x 10t = 155.400đ

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly 140 Km của đường loại 3, hàng bậc 1, để tính cước cho 40 km đường loại 3:

762đ/tkm x 40 km x 10t =304.800đ

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly 140 Km của đường loại 5, hàng bậc 1, để tính cước cho 5km đường loại 5:

1.104đ/t/km x 5km x 10t =55.200đ

Cước toàn chặng là:

304.500đ + 155.400đ +304.800đ +55.200đ = 918.900đ

4. Các loại chi phí khác ngoài cước vận chuyển hàng hóa quy định tại phụ lục 1:

a. Chi phí huy động phương tiện:

Quãng đường huy động có chiều dài dưới 3Km không tính tiền huy động. Khi phương tiện vận tải được huy động từ bãi đỗ xe (của đơn vị vận tải, đội xe) đi xa trên 3 Km đến địa điểm khác làm việc trong một thời gian. Xong công việc phương tiện vận tải lại về nơi xuất phát ban đầu thì được tính một lần huy động phương tiện (trừ trường hợp bên chủ hàng không bố trí được chỗ ở cho công nhân lái phương tiện và chỗ để phương tiện).

Tiền huy động phương tiện được tính theo công thức sau:

Tiền huy động phương tiện =

[ (Tổng số km xe chạy - 3km xe chạy đầu x 2) - ( số km xe chạy có hàng x 2)] x Đơn giá cước hàng bậc 1, đường  loại 1 ở cự ly trên 100 Km x Trọng tải đăng ký phương tiện.

b. Chi phí phương tiện chờ đợi:

- Thời gian xếp dỡ làm thủ tục giao nhận trong một chuyến vận chuyển là 1 giờ, quá thời gian quy định trên, bên nào gây nên chậm trễ thì bên đó phải trả tiền chờ đợi (kể cả chủ phương tiện đưa xe đến thiếu so với khối lượng vận chuyển giữ trong hợp đồng).

- Tiền chờ đợi quy định cho các loại xe là 15.000đ/tấn-xe-giờ và 6.000đ/tấn - moóc-giờ.

- Việc quy tròn số lẻ như sau: Dưới 15 phút không tính; Từ 15 phút đến 30 phút tính 30 phút; Trên 30 phút tính là 1 giờ.

c. Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hóa:

Những hàng hóa (hàng cồng kềnh, tinh vi, dễ vỡ, hàng nặng, hàng rời ...) khi vận chuyển đòi hỏi phải chèn lót, chằng buộc thì ngoài tiền cước, chủ phương tiện được thu thêm tiền chèn lót, chằng buộc bao gồm tiền công, khấu hao vật liệu, dụng cụ.

Phí chèn lót, chằng buộc do chủ hàng và chủ phương tiện thỏa thuận và ghi vào hợp đồng vận chuyển.

Chủ phương tiện vận tải chịu trách cung cấp vật liệu, dụng cụ, nhân lực để thực hiện các công việc chèn lót, chằng buộc hàng hóa.

d. Phí đường cầu, phà.

Trường hợp phương tiện vận chuyển trên đường có thu phí đường, cầu, phà thì chủ hàng phải thanh toán tiền phí đường, cầu, cho chủ phương tiện theo đơn giá do Nhà nước quy định.

đ. Chi phí vệ sinh phương tiện:

Phương tiện vận tải đưa đến xếp hàng hóa phải được quét dọn sạch sẽ; vệ sinh thông thường do bên vận tải đảm nhiệm không tính tiền.

Trường hợp vận chuyển hàng hóa là các loại vôi, xi măng rời, hàng dơ bẩn ... thì chủ hàng phải trả tiền làm vệ sinh cho bên chủ phương tiện theo giả thỏa thuận giữa hai bên.

5. Một số ví dụ tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô:

Ví dụ l: Vận chuyển 12 tấn muối iốt trên quãng đường miền núi có cự ly 30km đường loại 5, sử dụng phương tiện có trọng tải nhỏ (3tấn), cước vận chuyển tính như sau:

1. Mức cước cơ bản:

3.058đ/tkm x 1,4 (HB4) x 30km x 12t = 1.541.232đ

2. Các quy định được cộng thêm tiền cước:

- Sử dụng phương tiện có trọng tải từ 3T trở xuống (áp dụng khoản 2/II Phụ lục 1): 1.541.232đ x 30% = 462.370đ

3. Tổng số tiền cước vận chuyển là:

1.541.232đ + 462.370đ = 2.003.602đ

Ví dụ 2: Vận chuyển 25 tấn xăng bằng xe Stéc (có sử dụng thiết bị hút xả), cự ly 42km đường loại 2, cước vận chuyển tính như sau:

1. Mức cước cơ bản.

912đ/tkm x 1.3 (HB3) x 42km x 25t = 1.244.880đ

2. Các quy định được cộng thêm tiền cước:

- Sử dụng xe stéc (áp dụng điểm 4.2 khoản 4/II Phụ lục1):

1.244.880đ x 20% = 249.976đ

- Sử dụng thiết bị hút xả (áp dụng điểm a/4.3 khoản 4/II Phụ lục1)

2.500đ x 25tấn = 62.500đ

3. Tổng số tiền cước vận chuyển là.

1.244.880đ + 249.976đ + 62.500đ = 1.556.356đ

Ví dụ 3: Vận chuyển 22 tấn phân hóa học trên quãng đường có cự ly 85km (trong đó 5km đường loại 3, 30km đường loại 4 và 50km đường loại 5), xe có trọng tải 5 tấn nhưng chỉ chở được 4 tấn (hệ số sử dụng trọng tải bằng 80% ), sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng, cước vận chuyển tính như sau:

1. Mức cước cơ bản:

(895đ/tkm x 5km + 1.428đ/tkm x 30km + 2.070đ/tkm x 50km) x 1,3 (HB3) = (4.475đ/t + 42.840đ/t + l03.500đ/t) x 1,3 = 196.060đ/t

2. Các quy định được cộng thêm tiền cước:

Sử dụng phương tiện 03 cầu chạy xăng (áp dụng khoản 1/II phụ lục1):

Tiền cuớc 1 tấn do phương tiện chạy xăng:

196.060đ/t x 30% = 58.818đ/t

3. Tiền cước một tấn hàng là:

196.060đ/t + 58.818đ/t = 254.878đ/tấn

4. Do hàng vận chuyển chỉ xếp được 80% trọng tải đăng ký phương tiện, áp dụng quy định tại điểm b khoản 6/II phụ lục l tiền cước l tấn là:

(254.878đ/tấn x 5t x 90%) : 4tấn (thực chở) = 286.738đ/tấn

5. Tổng tiền cước 1à:

286.738đ/tấn x 22tấn = 6.308.236đ

Ví dụ 4: Xe ô tô 5 tấn được điều từ bãi đỗ xe (điểm A) đến địa điểm B cự ly dài 50km, để vận chuyển hàng từ điểm B đi đến điểm C có cự ly dài 100km, sau khi xong việc trở về điểm đỗ A, tiền huy động phí được tính như sau:

-Tổng số km xe chạy từ A đến C là: 150km x 2 = 300km

- Số km phải trừ theo quy định là: 3km x 2 = 6km

- Số km xe chạy có hàng là từ B đến C là: 100 km x 2 = 200 km

- Đơn giá cước hàng bậc l, đường loại 1, cự ly 100km là 503đ/km

Tiền huy động phí là:

(300 km - 6 km - 200 km) x 503đ/tkm x 5tấn = 236.410đ.

 





Nghị định 170/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giá Ban hành: 25/12/2003 | Cập nhật: 07/12/2012