Quyết định 446/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
Số hiệu: | 446/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Đặng Ngọc Dũng |
Ngày ban hành: | 21/03/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 446/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 3 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 455/SLĐTBXH ngày 01/3/2018 về việc đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo đúng mục tiêu đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Ngoại vụ, Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 21/3/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án 161), UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch Thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch thực hiện Đề án 161), gồm các nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
Thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của tỉnh nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 mang lại lợi ích cho người dân, lấy người dân làm trung tâm và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân về thực hiện mục tiêu Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Huy động tối đa các nguồn lực để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân.
1. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân
a) Nội dung hoạt động:
- Tăng cường sự tham gia của các Sở, ban ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình, chính sách, pháp luật hoạt động liên quan đến các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an sinh xã hội, khoa học công nghệ, văn hóa, tôn giáo, môi trường, biến đổi khí hậu, hoạt động tình nguyện, đối ngoại và hội nhập quốc tế nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật đối với người dân liên quan đến các lĩnh vực của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân để tăng cường sự tham gia trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát, đánh giá chương trình, chính sách, pháp luật và các hoạt động liên quan đến người dân; đặc biệt chú trọng thực hiện các chính sách, tổ chức các hoạt động liên quan đến những đối tượng yếu thế trong xã hội như: người nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già không nơi nương tựa, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa,...
- Nâng cao trách nhiệm của các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị xã hội trong việc đề ra các giải pháp, tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án,... liên quan đến các lĩnh vực của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Thường xuyên tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách không còn phù hợp hoặc chồng chéo và đề xuất bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng, nâng cao chất lượng các dịch vụ công. Đầu tư đồng bộ, tăng cường ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến và giải quyết các thủ tục hành chính, nhằm tạo thuận lợi và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
b) Đơn vị thực hiện: Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị xã hội có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
2. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng hòa nhập
a) Nội dung hoạt động:
- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực, trong cộng đồng ASEAN và các nước có quan hệ hợp tác với Quảng Ngãi như Lào, Thái Lan, Singapore; phối hợp tổ chức giới thiệu, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước và của tỉnh có liên quan đến cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN thông qua các lễ hội văn hóa đặc sắc của tỉnh, các hội nghị, hội thảo quốc tế; tham gia các sự kiện về ngoại giao văn hóa, xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch của tỉnh nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và tỉnh Quảng Ngãi đến bạn bè quốc tế nói chung và các nước trong ASEAN nói riêng.
- Giảm dần các rào cản, bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, thông tin và gia đình; đẩy mạnh việc tiếp cận của người dân về vấn đề bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và các chính sách về an sinh xã hội.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch và giải pháp thiết thực, hiệu quả, đảm bảo người dân thụ hưởng, tiếp cận đầy đủ, công bằng, đúng pháp luật các dịch vụ xã hội, phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, giáo dục, việc làm, giảm nghèo bền vững.
- Thúc đẩy, bảo vệ quyền và lợi ích của các đối tượng yếu thế, đối tượng đặc thù trong xã hội; chú trọng đảm bảo và thực hiện đầy đủ quyền, các chính sách cho người khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo và người có công với cách mạng.
b) Đơn vị thực hiện:
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị xã hội có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
3. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng bền vững
a) Nội dung hoạt động:
- Tổ chức các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng và cập nhật kiến thức đối ngoại, hội nhập quốc tế, kỹ năng tiếp cận, giao lưu với các nước, trong đó chú trọng đến tình hình phát triển về văn hóa, xã hội của các nước trong cộng đồng ASEAN cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
- Bảo tồn, quản lý bền vững đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; xử lý nghiêm đối với các hành vi làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất sử dụng công nghệ xanh thân thiện với môi trường để từng bước xây dựng cộng đồng bền vững về môi trường, hướng tới một ASEAN xanh, sạch, đẹp.
- Xây dựng cộng đồng có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu vì một môi trường bền vững với sự tham gia tích cực của các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng, khu vực tư nhân và các đối tác quốc tế. Tăng cường triển khai công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy quản lý rừng bền vững, nâng cao nhận thức vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tăng cường triển khai công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên biển một cách bền vững. Xây dựng các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả, các phương án phòng, chống thiên tai, tăng cường kiểm tra và đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi, hồ chứa và các công trình thủy lợi; chủ động và có những giải pháp đối phó kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất khi xảy ra thiên tai, lũ lụt. Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững với việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, quản lý rác thải và sử dụng nhiên liệu hiệu quả.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho các cấp, các ngành, UBND các huyện, thành phố và toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động về các quy định của biến đổi khí hậu, tác hại và sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường, người dân. Đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu; khuyến khích người dân tích cực tham gia và ứng dụng các biện pháp để nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
b) Đơn vị thực hiện:
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị xã hội có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
4. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng tự lực tự cường
a) Nội dung hoạt động:
- Phối hợp vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố và phát triển mối quan hệ đoàn kết và hữu nghị, cổ vũ và hỗ trợ sự hợp tác, giao lưu về kinh tế, xã hội, khoa học, văn hóa giữa nhân dân Quảng Ngãi với nhân dân các nước.
- Tăng cường khả năng dự báo, ứng phó, thích ứng và khả năng phục hồi nhanh, hiệu quả trước xu thế hội nhập sâu, rộng, toàn diện với thế giới trên tất các các lĩnh vực.
- Tăng cường khả năng ứng phó với các nguy cơ gây hại đến sức khỏe của người dân như nguy cơ sinh học, hóa học, phóng xạ, hạt nhân và các nguy cơ tiềm ẩn hoặc mới phát sinh. Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện; tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh; tạo lối sống lành mạnh trong Nhân dân, đảm bảo tốt vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tạo môi trường có lợi cho sức khỏe của Nhân dân.
- Nâng cao năng lực của các bộ máy, cơ quan, tổ chức và người dân để thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu.
- Tăng cường an sinh xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương, những người sống trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và biến đổi môi trường khác như: đối tượng là người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em, người nghèo, những người sống gần sông, suối, biển, những nơi dễ bị sạt lở, lũ lụt,...
- Tăng cường và phát huy tối đa vai trò của hệ thống tài chính, dự phòng lương thực, thực phẩm, nước, năng lượng và chuẩn bị mạng lưới an sinh xã hội để ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra.
- Tăng cường các biện pháp phòng, chống ma túy; triển khai, áp dụng các phương pháp cai nghiện ma túy hiệu quả tại các cơ sở cai nghiện ma túy và tại gia đình. Nỗ lực tổ chức thực hiện các biện pháp hướng tới một ASEAN “không ma túy”.
b) Đơn vị thực hiện: Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị xã hội có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
5. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng năng động
a) Các nội dung hoạt động:
- Xây dựng một xã hội mở và thích ứng, trong đó áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, khuyến khích các hoạt động tình nguyện và thúc đẩy hình ảnh của ASEAN. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin và truyền thông đến người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong việc tham gia vào các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường các hoạt động tình nguyện quốc tế trong ASEAN.
- Xây dựng một xã hội sáng tạo, đổi mới và thích ứng với việc tăng cường tính cạnh tranh của nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập ASEAN và quốc tế. Thúc đẩy hợp tác khu vực trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, nhất là đối với các nước có nền khoa học và giáo dục tiên tiến.
- Từng bước xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh trong ASEAN. Xây dựng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng và có khả năng thích ứng, đổi mới, phát triển văn hóa kinh doanh trong thời kỳ hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
- Tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và các sự kiện lớn có quy mô quốc gia, khu vực. Tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, trong đó tập trung vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam và ASEAN.
b) Đơn vị thực hiện: Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị xã hội có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
- Tháng 4 năm 2018: Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, các Sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố ban hành kế hoạch hành động thực hiện Đề án 161.
- Năm 2020: Đánh giá giữa kỳ; tổ chức sơ kết 5 năm.
- Năm 2025: Đánh giá cuối kỳ; tổ chức tổng kết.
1. Rà soát, lồng ghép và tổ chức thực hiện các nội dung Đề án 161 vào trong các kế hoạch, chính sách, chương trình của tỉnh
- Rà soát hệ thống pháp luật, chính sách, chương trình, chiến lược, tiêu chuẩn, tổ chức bộ máy của tỉnh để thực hiện các mục tiêu và biện pháp chiến lược của Kế hoạch Tổng thể của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Đề án 161 và Kế hoạch thực hiện Đề án 161 đến năm 2025.
- Nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp chiến lược thực hiện phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và của tỉnh Quảng Ngãi.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy định, cơ chế, chính sách để thực hiện các mục tiêu.
- Xây dựng và lồng ghép vào các chiến lược, chương trình hành động và các kế hoạch cụ thể để thực hiện.
- Tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động.
2. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, Đề án 161
- Tăng cường các hoạt động truyền thông về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.
- Biên soạn và phát hành các ấn phẩm truyền thông về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và các hoạt động, thành tựu của cơ quan chuyên ngành, tiến độ thực hiện Đề án 161.
- Tổ chức tập huấn, diễn đàn đối thoại, hội thảo với các cơ quan truyền thông, báo chí để truyền thông về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
3. Tăng cường hệ thống thông tin, báo cáo, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu
- Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, báo cáo, giao ban định kỳ giữa các cơ quan liên quan.
- Nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị về chủ trương, chính sách hợp tác ASEAN.
- Định kỳ đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu.
4. Thúc đẩy vận động, thu hút nguồn lực
- Tổ chức vận động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế, các đối tác của ASEAN.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để thực hiện các hoạt động của Đề án 161.
5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để thực hiện Đề án 161
- Bố trí nhân lực chuyên trách về hợp tác ASEAN đáp ứng yêu cầu hội nhập ASEAN và việc thực hiện Đề án 161 và Kế hoạch thực hiện Đề án 161.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho công chức, viên chức làm công tác hợp tác ASEAN nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về nghiệp vụ và ngoại ngữ để tham gia tích cực vào hợp tác khu vực.
- Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ hợp tác ASEAN trong khuôn khổ khu vực, đa phương và song phương.
- Nâng cao năng lực điều phối chung và phối hợp hiệu quả để thực hiện các mục tiêu của tỉnh Quảng Ngãi, của Quốc gia và các mục tiêu chung của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Kinh phí thực hiện do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, trợ giúp kỹ thuật của các đối tác bên ngoài và các nhà tài trợ quốc tế, song phương, khu vực và các nhà tài trợ trong nước.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức thực hiện nội dung Đề án 161 trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện Đề án 161 và Kế hoạch thực hiện Đề án 161 hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban ngành bố trí kinh phí thực hiện Đề án 161 trong dự toán ngân sách hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan vận động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức để thực hiện Đề án 161.
4. Sở Ngoại vụ: Thúc đẩy thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, xúc tiến, trao đổi, làm việc với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các đối tác trong cộng đồng ASEAN để xúc tiến, thu hút, vận động các nguồn lực nhằm triển khai hiệu quả Đề án 161 và Kế hoạch thực hiện Đề án 161.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Ngoại vụ, Tỉnh đoàn và UBND các huyện, thành phố:
- Hàng năm dự toán kinh phí thực hiện Đề án 161 gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện.
- Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Đề án 161 theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan trong khuôn khổ Đề án 161 và Kế hoạch thực hiện Đề án 161 đã được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban ngành liên quan để đánh giá giữa kỳ vào năm 2020 và đánh giá cuối kỳ vào năm 2025 về kết quả thực hiện Đề án 161.
Trên đây là nội dung Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế./.
Quyết định 161/QĐ-TTg về xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho địa phương dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 Ban hành: 31/01/2018 | Cập nhật: 02/02/2018
Quyết định 161/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 Ban hành: 25/01/2016 | Cập nhật: 27/01/2016
Quyết định 161/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo Ban hành: 30/01/2015 | Cập nhật: 05/02/2015
Quyết định 161/QĐ-TTg năm 2009 về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ năm 2009 Ban hành: 09/02/2009 | Cập nhật: 16/02/2009
Quyết định 161/QĐ-TTg năm 2008 phê chuẩn miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2004-2009 Ban hành: 04/02/2008 | Cập nhật: 13/02/2008
Quyết định 161/QĐ-TTg năm 2007 Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020 Ban hành: 05/02/2007 | Cập nhật: 10/03/2007