Quyết định 52/2007/QĐ-BNN phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020
Số hiệu: 52/2007/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành: 05/06/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 29/06/2007 Số công báo: Từ số 420 đến số 421
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ: 52/2007/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RAU QUẢ VÀ HOA CÂY CẢNH ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ công văn số 2349/VPCP-NN ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối, Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 với các nội dung sau:

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Tiếp tục chương trình phát triển rau, quả và hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

- Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: chuối, dứa, nhãn, thanh long, xoài, bưởi, vải, vú sữa...

- Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Trong thời gian tới, đối với rau quả và hoa cây cảnh cần chú trọng đến thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật; còn đối với hồ tiêu cần chú trọng đến thị trường Châu Âu.

- Sản xuất rau hoa quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 2010-2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.

II. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN

a/ Diện tích, sản lượng (Phụ lục 1):

Định hướng quy hoạch theo Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ (Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, đến năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha; diện tích rau đến năm 2010 đạt 700 ngàn ha, đến năm 2020 khoảng 750 ngàn ha; giữ quy mô diện tích hồ tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là 50 ngàn ha); trong đó, đến năm 2010:

- Cây ăn quả:     diện tích: 1,0 triệu ha;     sản lượng: 10 triệu tấn;

Trong đó diện tích cây ăn quả chủ lực xuất khẩu khoảng 255 ngàn ha.

- Rau:                           diện tích: 700 ngàn ha;   sản lượng: 14 triệu tấn;

Trong đó: rau an toàn và rau công nghệ cao khoảng 100 ngàn ha.

- Hồ tiêu:                       diện tích: 50 ngàn ha;     sản lượng: 120 ngàn tấn.

- Hoa cây cảnh: diện tích: 15 ngàn ha;     sản lượng: 6,3 tỷ cảnh.

b/ Kim ngạch xuất khẩu (Phụ lục 2 và 3):

Phấn đấu đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả các loại đạt đạt 760 triệu USD/năm, đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm. Trong đó, đến năm 2010:

- Rau (200 ngàn tấn):                  155 triệu USD

- Quả (430 ngàn tấn):     295 triệu USD 

- Hồ tiêu (120 ngàn tấn):             250 triệu USD

- Hoa (1,5 tỷ cành):                    60 triệu USD

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Quy hoạch

1.1 Về sản xuất nông nghiệp:

- Đối với cây ăn quả: Phát triển diện tích trồng cây ăn quả ở vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng; giảm diện tích cây ăn quả ở các vùng kém lợi thế cạnh tranh là Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ. Chú trọng phát triển các loại cây ăn quả chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Trung du miền núi phía Bắc; gắn sản xuất với bảo quản tiêu thụ tươi và chế biến;

- Đối với rau và gia vị: Chủ yếu bố trí diện tích ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; tỷ trọng diện tích giữa các vùng miền về cơ bản không thay đổi so với phương án của Chương trình đã đề ra. Phát triển mạnh các vùng trồng rau an toàn và rau công nghệ cao ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và tỉnh Lâm Đồng;

- Đối với cây hồ tiêu: Cơ bản không tăng diện tích; duy trì ở mức 50 ngàn ha; tập trung phát triển ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên;

- Đối với hoa cây cảnh: Chủ yếu bố trí diện tích trồng ở Đồng bằng sông Hồng, TP. Hồ Chí Minh, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng tiểu khí hậu như Sa Pa-Lào Cai, Sơn La, Đà Lạt.

1.2 Về Chế biến - Bảo quản:

 - Duy trì năng lực chế biến công nghiệp ở mức 313 ngàn tấn SP/năm như hiện nay; tập trung xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động cung cấp cho các nhà máy chế biến; hạn chế đầu tư thêm các nhà máy lớn, chỉ tập trung đầu tư chiều sâu và đa dạng hoá sản phẩm; phấn đấu đến năm 2010 các dây chuyền chế biến công nghiệp đạt 50-60% so với công suất thiết kế. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá và sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước; xem xét để di chuyển đến vùng phù hợp một số nhà máy không có đủ nguyên liệu chế biến;

- Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến rau quả vừa và nhỏ ở nông thôn, phù hợp với vùng nguyên liệu, thiết bị chủ yếu do cơ khí trong nước chế tạo nhưng phải có công nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Đầu tư các dây chuyền phân loại, sơ chế, đóng gói và bảo quản tại các chợ đầu mối rau hoa quả để phục vụ lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền và phục vụ xuất khẩu.

2. Về Khoa học công nghệ và Khuyến nông

- Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ KHCN về công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh...) phục vụ công tác chọn tạo, nhân giống và bảo vệ thực vật. Kết hợp giữa nghiên cứu khai thác nguồn gen rau, quả và hoa cây cảnh bản địa có giá trị kinh tế, có khả năng cạnh tranh với việc nhập khẩu, khảo nghiệm giống, đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nguồn gốc xuất xứ hàng hoá của sản phẩm;

- Xây dựng quy trình và phối hợp với các hoạt động khuyến nông để triển khai rộng rãi quy trình sản xuất rau quả theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại như bảo quản mát, bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến, chiếu xạ,… để tạo bước đột phá trong khâu bảo quản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời gian bảo quản, vận chuyển đi xa (trong nước cũng như xuất khẩu) và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng;

- Xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất sản phẩm rau quả, chú trọng các quy định bắt buộc để kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, HACCP...

3. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm

- Hoàn thiện hệ thống dịch vụ kinh doanh rau quả và hoa cây cảnh, phát triển thành mạng lưới đồng bộ có chức năng thu mua, đóng gói, bảo quản và phân phối cho thị trường (bán buôn và bán lẻ). Hệ thống dịch vụ kinh doanh này có nhiệm vụ đảm bảo tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho bà con nông dân đồng thời hướng dẫn nông dân sản xuất theo yêu cầu của thị trường thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm;

- Bổ sung các chế tài nhằm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ một cách hiệu quả trong việc gắn kết giữa lợi ích doanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu;

- Xây dựng các Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm kiểm soát chất lượng hàng rau quả xuất, nhập khẩu theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Chính sách hỗ trợ

- Nâng mức hỗ trợ và tổng mức hỗ trợ đối với các mô hình khuyến nông công nghệ cao và các mô hình chế biến bảo quản rau hoa quả nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và bảo quản rau hoa quả (sửa đổi Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/04/2006);

- Ngân hàng chính sách cho các HTX, các hộ nông dân vay trung hạn, dài hạn (theo chu kỳ kinh doanh) để cải tạo vườn tạp, áp dụng quy trình sản xuất GAP đối với cây ăn quả.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xác định danh mục hoặc tiêu chí để xác định các dự án trọng điểm được hỗ trợ đầu tư;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả sản xuất rau quả và hoa cây cảnh, đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững của ngành hàng;

- Chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hành sản xuất tốt theo hướng GAP, chỉ đạo thực hiện các đề tài khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cây trồng;

- Chỉ đạo công tác khuyến nông, đặc biệt là xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao cho rau quả và hoa cây cảnh phục vụ chế biến và xuất khẩu.

2. Các Bộ, Ngành liên quan, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ đảm bảo các yếu tố cần thiết cho ngành rau quả và hoa cây cảnh phát triển theo phương án điều chỉnh đã được phê duyệt.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chỉ đạo các cơ quan liên quan tại địa phương rà soát quy hoạch theo hướng mỗi tỉnh tập trung phát triển 1-2 loại rau, hoa và cây ăn quả chủ lực;

- Chỉ đạo thành lập các Hợp tác xã rau quả và hoa cây cảnh tạo vùng sản xuất tập trung, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún;

- Chỉ đạo ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác rau hoa quả và thực hành sản xuất theo hướng GAP. Chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Điều 2.  Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

 

PHỤ LỤC

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RAU QUẢ VÀ HOA CÂY CẢNH ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN 2020
(Kèm theo Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày  05/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHỤ LỤC 1:
BỐ TRÍ SẢN XUẤT RAU, QUẢ, HOA CÂY CẢNH VÀ HỒ TIÊU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

TT

Cả n­ước

 

Diện tích năm 2005

(1000 ha)

Mục tiêu của Đề án cũ

Phương án điều chỉnh

(đến 2010)

Diện tích

(1000 ha)

Diện tích

(1000 ha)

Sản lượng

(1000 tấn)

I

Rau

635,1

550

700

14000

1

ĐB SH

158,6

130

170

4100

2

TDMN BB

91,1

75

90

1260

3

BTB

68,5

60

80

1080

4

DH NTB

44,0

60

70

860

5

TN

49,0

35

50

1100

6

ĐNB

59,6

70

80

1700

7

ĐBSCL

164,3

120

160

3900

II

Cây ăn quả

767,1

750

1000

10000

1

ĐB SH

79,2

60

90

1160

2

TDMN BB

178,4

170

230

1440

3

BTB

58,5

70

80

720

4

DH NTB

30,2

60

38

300

5

TN

23,1

50

32

300

6

ĐNB

128,4

90

150

1755

7

ĐBSCL

269,3

250

380

4325

III

Hoa cây cảnh

13,2

10,9

15,0

6,3

1

ĐB SH

7,20

5

8,00

3,28

2

ĐNB

1,58

3

2,00

0,84

3

TN

1,80

1,2

2,00

0,86

4

Các vùng khác

2,07

1,7

3,00

1,32

IV

Hồ tiêu

49,2

10

50

120

1

BTB

3,7

 

3,7

6

2

DHNTB

1,2

 

1,3

2

3

TN

13,8

 

14

35

4

ĐNB

29,9

 

30

75

5

ĐBSCL

0,6

 

1

2

PHỤ LỤC 2:

ĐIỀU CHỈNH CHỈ TIÊU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM RAU PHỤC VỤ XUẤT KHẨU

STT

Loại cây

Mục tiêu của Đề án cũ

Ph­ương án điều chỉnh

đến năm 2010

Sản phẩm xuất khẩu            (1000 tấn)

Giá trị KNXK        (tr. USD)

Sản phẩm xuất khẩu             (1000 tấn)

Giá trị KNXK        (tr. USD)

1

Măng tây

150

200

 0

2

Măng ta

150

150

30

20

3

Nấm

100

100

100

100

4

Đậu rau

120

60

10

5

5

Khoai sọ, khoai lang

80

30

 8

6

Cà chua

33

30

 2

7

Rau khác

40

20

50

25

 

Tổng

673

590

200

155

Phụ lục 3: Điều chỉnh chỉ tiêu đối với quả các loại phục vụ xuất khẩu

STT

Loại cây

Mục tiêu của Đề án cũ

Ph­ương án điều chỉnh

đến năm 2010

Sản phẩm xuất khẩu            (1000 tấn)

Giá trị KNXK        (tr. USD)

Sản phẩm xuất khẩu             (1000 tấn)

Giá trị KNXK        (tr. USD)

1

Dứa

120

150

100

85

2

Chuối

500

100

100

35

3

Quả có múi

30

30

30

30

4

Vải

7

10

40

32

5

Xoài

10

10

10

10

6

Thanh long

-

-

90

45

7

Cây ăn quả khác

50

50

60

58

 

Tổng

717

350

430

295