Quyết định 34/2015/QĐ-UBND ban hành quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn
Số hiệu: 34/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn Người ký: Vy Văn Thành
Ngày ban hành: 18/11/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2015/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 18 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CẦU, ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: GTVT, NNPTNT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh uỷ; TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh, các Đoàn thể tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh; Báo Lạng Sơn;
- các PVP UBND tỉnh, các Phòng CV, TTTHCB;
- Lưu: VT, VCS.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Vy Văn Thành

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC CẦU, ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34 /2015/QĐ-UBND ngày 18 /11 /2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn; việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt (bao gồm hầm đường bộ, đường ngầm) trên đường giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn.

2. Quy trình bảo trì công trình cầu, đường giao thông nông thôn được thực hiện theo quy định của Nghị định số 114/2010/MĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng và Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ.

3. Việc quản lý, vận hành khai thác cầu thực hiện theo Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn.

4. Việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn thực hiện theo Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn.

Chương II

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC, TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN CẦU, ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

Điều 3. Phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác, tổ chức giao thông trên cầu và đường giao thông nông thôn.

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành khai thác, tổ chức giao thông trên cầu, đường đối với đường hệ thống đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn, đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương, đường trục chính nội đồng trên địa bàn.

2. Chủ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên cầu, đường giao thông nông thôn do mình làm chủ quản lý sử dụng.

Điều 4. Trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên cầu, đường giao thông nông thôn.

1. Sở Giao thông vận tải:

a) Quản lý nhà nước về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường và tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh.

b) Kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ quản lý sử dụng công trình trong việc thực hiện trách nhiệm trong việc quản lý, vận hành khai thác cầu, đường và tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn theo phân cấp.

c) Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phương án xử lý các kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ quản lý, sử dụng công trình đối với cầu và đường giao thông nông thôn trên địa bàn khi bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Quản lý nhà nước về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường và tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện, thành phố.

b) Chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ quản lý sử dụng công trình trong việc thực hiện trách nhiệm trong việc quản lý, vận hành khai thác cầu, đường và tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn theo phân cấp.

c) Tổng hợp tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu, đường và tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn; báo cáo, kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải xử lý đối với cầu và đường giao thông nông thôn trên địa bàn khi bị hư hỏng, xuống cấp không đảm bảo an toàn.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã:

a) Tổ chức quản lý, vận hành khai thác cầu, đường và tổ chức giao thông trên hệ thống đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn, đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương, đường trục chính nội đồng.

b) Kiểm tra, đôn đốc chủ quản lý sử dụng công trình trong việc thực hiện trách nhiệm trong việc quản lý, vận hành khai thác cầu, đường và tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn theo phân cấp.

c) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu, đường và tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn;

d) Báo cáo, kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp huyện giải pháp xử lý đối với cầu và đường giao thông nông thôn trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đảm bảo an toàn.

e) Phát hiện, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại công trình cầu, đường giao thông nông thôn, các công trình giao thông khác, xâm phạm hành lang an toàn đường bộ và các hành vi bị nghiêm cấm khác.

4. Chủ quản lý, sử dụng công trình:

a) Tổ chức quản lý, vận hành khai thác cầu, đường và tổ chức giao thông trên các tuyến đường, cầu do mình làm chủ quản lý, sử dụng.

b) Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý, vận hành khai thác cầu, đường và tổ chức giao thông để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình; báo cáo, kiến nghị các biện pháp giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Chương III

PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CẦU VÀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC BIỆT TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

Điều 5. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, cá nhân là Chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng cầu, đường giao thông nông thôn thì trước khi phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải.

Điều 6. Trách nhiệm phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn:

1. Sở Giao thông vận tải:

a) Kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức, cá nhân là chủ quản lý sử dụng công trình lập, thẩm định, phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn.

b) Chấp thuận bằng văn bản đối với Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ quản lý, sử dụng công trình lập.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Thẩm định, phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn có sử dụng nguồn vốn nhà nước sau khi có văn bản chấp thuận của Sở Giao thông vận tải.

b) Chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ quản lý, sử dụng công trình lập, thẩm định, phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn theo phân cấp quản lý.

c) Xin ý kiến Sở Giao thông vận tải bằng văn bản về chấp thuận quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trước khi thẩm định, phê duyệt.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã:

a) Tổ chức lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt.

b) Kiểm tra, đôn đốc chủ quản lý sử dụng công trình lập, thẩm định, phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn theo phân cấp quản lý.

4. Chủ quản, lý sử dụng công trình:

a) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do mình làm chủ sở hữu không sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước.

b) Xin ý kiến Sở Giao thông vận tải bằng văn bản về chấp thuận quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trước khi phê duyệt.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Xử lý chuyển tiếp:

Đối với các cầu đã đưa vào khai thác phải có Quy trình quản lý, vận hành khai thác theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT và các công trình đặc biệt đã đưa vào khai thác phải có Quy trình quản lý, vận hành khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, rà soát, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ quản lý, sử dụng công trình tổ chức xây dựng, ban hành Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt theo Quy định này.

Điều 8. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông đối với hệ thống cầu, đường giao thông nông thôn, thống kê phân loại đường giao thông nông thôn.

b) Hàng năm, tổng hợp, phân loại cầu, đường giao thông nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông vận tải; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên toàn tỉnh, danh sách các công trình trên đường giao thông nông thôn hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tuyên truyền, phổ biến đến chủ quản lý, sử dụng công trình về trách nhiệm trong quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; trách nhiệm lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn theo Quy định này. Hàng năm, rà soát, tổng hợp danh sách các công trình cầu, công trình đặc biệt phải lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác, báo cáo Sở Giao thông vận tải.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đến chủ quản lý, sử dụng công trình về trách nhiệm trong quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn theo Quy định này.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh trực tiếp về Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kịp thời sửa đổi, bổ sung./.