Quyết định 10/2009/QĐ-UBND về quy định xét tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
Số hiệu: | 10/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Bình | Người ký: | Bùi Văn Thắng |
Ngày ban hành: | 17/03/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khoa học, công nghệ, Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2009/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 17 tháng 3 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 1091-TB/TU ngày 20/02/2009;
Xét đề nghị của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Ninh Bình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xét tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 17/3/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Quy chế này quy định đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, nguyên tắc, cơ cấu, trình tự, thủ tục xét tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Quy chế này áp dụng đối với tổ chức và cá nhân có liên quan đến xét tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
1. Giải thưởng, Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình (Giải thưởng) là: Giải thưởng cao nhất về lĩnh vực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình để xét tặng cho những công trình khoa học và công nghệ tiêu biểu, nhằm thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và tôn vinh các tập thể, cá nhân có những đóng góp thiết thực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước và sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Công trình khoa học và công nghệ (Công trình) tại Quy chế này được hiểu là: Chương trình, dự án, đề tài, giải pháp có tính chất khoa học độc lập có kết quả cụ thể về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Cụm công trình tại Quy chế này được hiểu là: Tập hợp những công trình trong cùng một lĩnh vực có nội dung liên quan hữu cơ với nhau.
Điều 4. Nguyên tắc xét tặng giải thưởng
1. Giải thưởng được xét thưởng 5 năm 1 lần.
2. Giải thưởng tặng cho một công trình hay một cụm công trình của một tác giả hay đồng tác giả (gọi chung là tác giả).
3. Việc xét tặng giải thưởng phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, chính xác, đúng đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, nguyên tắc, cơ cấu, trình tự, thủ tục quy định tại Quy chế này và quy định khác của pháp luật.
4. Không xét thưởng các công trình nhập thiết bị và công nghệ trong nước, ngoài nước trọn gói, không có giải pháp sáng tạo đổi mới, cải tiến.
5. Tác giả phải chịu trách nhiệm về quyền tác giả của mình đối với công trình dự giải theo quy định của pháp luật.
6. Giải thưởng được xét theo hai bước, từ sơ khảo đến chung khảo. Điểm để xét là điểm trung bình cộng của các thành viên Ban sơ khảo hoặc Hội đồng xét thưởng. Giải thưởng được xét theo số điểm từ cao xuống thấp.
7. Việc xét các giải thưởng phải trên cơ sở về chất lượng công trình dự giải; mỗi lĩnh vực xét thưởng cũng như trong phạm vi toàn giải không nhất thiết phải trao tặng đủ các loại giải theo cơ cấu quy định tại khoản 2 Điều 10, nếu như công trình dự giải không bảo đảm điều kiện xét thưởng tại Điều 6 của Quy định này.
8. Khi có nhiều công trình có số điểm ngang nhau, vượt quá cơ cấu quy định cho mỗi loại giải thì việc xét thưởng ưu tiên theo thứ tự sau:
a) Công trình phục vụ trực tiếp việc sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh;
b) Công trình của tác giả là người dân tộc thiểu số;
c) Công trình của tác giả nữ;
d) Công trình của tác giả trẻ tuổi.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN XÉT THƯỞNG
1. Những công trình của những tác giả trong và ngoài nước có đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh Ninh Bình.
2. Những công trình đã đoạt giải thưởng ở trong và ngoài nước nếu tác giả là người đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Ninh Bình vẫn thuộc đối tượng xét thưởng.
1. Công trình phải được đăng ký tham gia xét thưởng với Hội đồng xét thưởng khoa học và công nghệ của tỉnh.
2. Công trình không vi phạm pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết.
3. Công trình khoa học đã được công bố, áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội trong tỉnh không có tranh chấp về bản quyền.
4. Công trình dự giải phải có căn cứ cụ thể về thời gian, địa điểm công bố, áp dụng và kết quả thực tế; đồng thời phải được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
5. Công trình dự giải phải có báo cáo khoa học, được đánh giá của Hội đồng khoa học chuyên ngành cấp sở (hoặc tương đương); khi cần thiết sẽ được thăm dò ý kiến quần chúng nhân dân nơi áp dụng công trình đó.
6. Công trình phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Quy định này.
Điều 7. Hồ sơ tham dự giải thương
1. Mỗi công trình tham dự giải thưởng phải có 2 bộ hồ sơ và mỗi bộ hồ sơ phải bảo đảm các thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thủ tục hồ sơ tham dự giải thưởng
a) Đơn xin tham dự giải thưởng và danh sách các đồng tác giả (theo mẫu quy định);
b) Bản báo cáo tóm tắt và báo cáo chi tiết công trình;
c) Bản nhận xét, đánh giá (bản gốc) hoặc bản sao có công chứng nhận xét, đánh giá của Hội đồng Khoa học cấp quản lý tương ứng với công trình;
d) Các tài liệu có liên quan khác nếu có như: Bằng độc quyền sáng chế, nhận
xét đánh giá của các đơn vị áp dụng công trình hoặc các tài liệu khác.
Chương III
TIÊU CHUẨN CÔNG TRÌNH ĐOẠT GIẢI
Điều 8. Tiêu chuẩn đối với công trình đoạt giải
1. Có giá trị cao về khoa học và công nghệ, có tính mới, tính sáng tạo.
2. Có tính thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh.
Điều 9. Tiêu chí và thang điểm xét thưởng
1. Tiêu chuẩn đối với các công trình đoạt giải được cụ thể hoá theo thang điểm 100 quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thang điểm chấm xét thưởng đối với các loại công trình
a) Đối với công trình thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.
- Có tính sáng tạo được cụ thể hoá thành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nước từ cấp huyện, thành phố, thị xã hoặc sở, ngành trở lên, tối đa: 30 điểm;
- Được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn: 40 điểm;
- Có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội: 30 điểm.
b) Đối với công trình thuộc lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ
- Tính khoa học: 20 điểm, cụ thể:
+ Có tính sáng tạo: 5 điểm;
+ Có tính tiên tiến: 5 điểm;
+ Lần đầu tiên được áp dụng vào thực tiễn, tối đa: 10 điểm.
- Khả năng áp dụng vào thực tiễn: 35 điểm, cụ thể:
+ Đã được áp dụng vào sản xuất, đời sống: 20 điểm;
+ Có khả năng mở rộng trong sản xuất, đời sống: 15 điểm.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường: 45 điểm, cụ thể:
+ Có hiệu quả kinh tế: 15 điểm;
+ Có hiệu quả xã hội: 15 điểm;
+ Kết quả bảo vệ môi trường: 15 điểm.
Chương IV
CƠ CẤU, GIÁ TRỊ GIẢI THƯỞNG
l. Cơ cấu giải thưởng quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng đối với công trình thuộc từng lĩnh vực khoa học quy định tại điểm a điểm b Khoản 2 Điều 9 của Quy chế này
2. Cơ cấu giải thưởng
a) Một giải A: Trao cho công trình đặc biệt xuất sắc có số điểm cao nhất nhưng phải đạt từ 90 điểm trở lên.
b) Hai giải B: Trao cho công trình đạt mức xuất sắc, có số điểm từ 80 điểm đến 89 điểm.
c) Ba giải C: Trao cho công trình có số điểm từ 70 điểm đến 79 điểm.
d) Năm giải khuyến khích: Trao cho công trình có số điểm từ 60 đến 69 điểm.
1. Giải A trị giá 20 triệu đồng.
2. Giải B trị giá 15 triệu đồng.
3. Giải C trị giá 10 triệu đồng.
4. Giải khuyến khích trị giá 05 triệu đồng.
5. Tác giả có công trình được tặng giải thưởng được cấp giấy chứng nhận của Ban tổ chức giải thưởng và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cùng với số tiền thưởng theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
Kinh phí giải thưởng được trích từ ngân sách, huy động nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm ủng hộ.
Chương V
1. Hội đồng xét thưởng là cơ quan tư vấn do UBND tỉnh quyết định thành lập vào đầu năm có kỳ xét thưởng, có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh chủ trì toàn bộ công việc xét tặng giải thưởng.
2. Thành phần Hội đồng xét thưởng
a) Chủ tịch Hội đồng do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã đảm nhiệm;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng
- Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh là Phó Chủ tịch thường trực;
- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ;
- Mời một đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
c) Uỷ viên Hội đồng có từ 9 đến 11 ủy viên gồm: Một đại diện Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh và một số cán bộ khoa học chuyên ngành am hiểu sâu lĩnh vực xét thưởng.
d) Một ủy viên thư ký do cán bộ Văn phòng Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đảm nhiệm.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét thưởng
a) Tuyển chọn chung khảo và đề xuất danh sách các công trình đoạt giải trình UBND tỉnh xem xét quyết định;
b) Công bố kết quả chung khảo công trình dự giải.
1. Ban sơ khảo do Hội đồng xét thưởng tỉnh thành lập theo từng lĩnh vực khoa học, gồm có:
a) Ban sơ khảo đối với công trình khoa học tự nhiên;
b) Ban sơ khảo đối với công trình khoa học xã hội và nhân văn;
c) Ban sơ khảo đối với công trình ứng dụng và phát triển công nghệ.
2. Ban sơ khảo có Trưởng ban, một phó trưởng ban, bốn ủy viên và một thư ký. Thành phần của Ban sơ khảo là những cán bộ khoa học chuyên ngành có hiểu biết sâu về các lĩnh vực xét thưởng.
3. Ban sơ khảo có nhiệm vụ chấm sơ khảo các công trình tham dự giải khoa học và công nghệ Hoa Lư, đề xuất các công trình được chọn vào chung khảo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng xét thưởng về toàn bộ công việc của mình.
Điều 14. Cơ quan thường trực của Hội đồng xét thưởng
1. Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng xét thưởng.
2. Cơ quan thường trực của Hội đồng xét thưởng có nhiệm vụ
a) Tổ chức tuyên truyền vận động tham gia giải thưởng;
b) Lập Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện xét tặng giải thưởng và dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động xét thưởng theo quy định trình UBND tỉnh quyết định;
c) Giúp Hội đồng xét thưởng thực hiện việc tiếp nhận, bảo quản, phân loại Hồ sơ các công trình dự giải theo chuyên ngành khoa học tạo điều kiện thuận lợi để Ban sơ khảo, Hội đồng xét thưởng làm việc;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng xét thưởng và UBND tỉnh giao.
1. Hội đồng xét thưởng và Ban sơ khảo thực hiện việc xét thưởng công trình dự giải theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, công trình đoạt giải thưởng phải được ít nhất 2/3 tổng số thành viên Ban sơ khảo hoặc Hội đồng xét thưởng tham dự tán thành và phải đạt số điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy định này.
2. Các thành viên Ban sơ khảo và Hội đồng xét thưởng nếu có công trình dự giải thì không được tham gia xét thưởng công trình ấy.
3. Đại diện Ban sơ khảo được mời dự chung khảo, nếu không phải là thành viên Hội đồng xét thưởng thì không được tham gia bỏ phiếu.
Kết quả chung khảo được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và được niêm yết công khai tại Trụ sở cơ quan thường trực của Hội đồng xét thưởng. Thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai do Hội đồng xét thưởng quyết định.
Điều 17. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm việc xét tặng giải thưởng theo quy định của pháp luật.
a) Đơn khiếu nại, tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ và gửi về Chủ tịch Hội đồng xét duyệt Giải thưởng.
b) Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại; không xem xét đơn không có tên, địa chỉ rõ ràng hoặc mạo danh
Điều 18. Quyết định và Trao tặng giải thưởng công trình đoạt giải
Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trao tặng các giải thưởng đối với các công trình đoạt giải theo đề nghị của Hội đồng xét thưởng và tổ chức việc trao tặng giải thưởng.
Điều 19. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy chế này và những quy định khác của pháp luật về giải thưởng sẽ được khen thưởng theo chế độ thi đua, khen thưởng hiện hành. Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định này và những quy định khác của pháp luật về giải thưởng thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức xét giải thưởng và hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan thường trực của Hội đồng xét thưởng tham mưu giúp UBND tỉnh bố trí kế hoạch kinh phí dành cho Giải thưởng và kinh phí bảo đảm cho công tác tổ chức Giải thưởng.
Điều 21. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của Quy chế này nếu có khó khăn, vướng mắc các cá nhân, tổ chức phản ánh về Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.