Quyết định 3384/QĐ-UBND năm 2016 về kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2017
Số hiệu: 3384/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 06/09/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3384/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT NĂM 2017

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2673/SNN&PTNT-TT ngày 31 tháng 8 năm 2016 về việc tham mưu ban hành Kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2017.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành, đơn vị có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2017.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Quyền

 

KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THANH HÓA NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3384/QĐ-UBND ngày 06/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2016

I. Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính

Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2016 đạt 435.028ha, bằng 99,1% KH và 98,0% so CK; tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 1,72 triệu tấn. Trong đó: Vụ Đông, diện tích gieo trồng 49.089ha, đạt 96,3% KH và 98,1% so CK; sản lượng lương thực 93.778 tấn, đạt 88,6% KH và 93,9% so CK. Vụ Chiêm Xuân, diện tích gieo trồng 216.228ha, đạt 99,6% KH và 98,3% so CK; sản lượng lương thực 869.977 tấn, đạt 103,5% KH và 99,5% so CK. Vụ Thu Mùa, diện tích gieo trồng đạt 169.711ha, đạt 99,2% KH và 97,7% so CK; sản lượng lương thực ước đạt 762.634 tấn. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá so sánh năm 2010) cả năm ước đạt 13.578,9 tỷ đồng, đạt 100,2% so KH và 100,8% so CK (tăng 542 tỷ đồng).

Kết quả sản xuất một số cây trồng chính, như sau:

1. Cây lúa: diện tích lúa cả năm 253.992ha, đạt 105% KH và 98,8% CK; sản lượng ước đạt 1.486.895 tấn, đạt 106,2% KH và 100% CK. Vụ Chiêm Xuân 123.454ha, đạt 105,5 KH và 99,1% CK; năng suất 64,4 tạ/ha, đạt 101,4 KH và 102,2 CK; sản lượng 795.305 tấn, đạt 107% KH và 101,3% CK. Vụ Mùa 130.538ha (lúa nước 127.562ha, lúa nương rẫy 2.976ha), đạt 103,6% KH và 98,6% CK; năng suất ước đạt 53 tạ/ha; sản lượng ước đạt 691.851 tấn.

2. Cây ngô: diện tích ngô cả năm 52.927ha, đạt 88,2% KH và 93,2% CK, năng suất bình quân ước đạt 45,2 tạ/ha, sản lượng ngô ước đạt 239.233 tấn, đạt 89% KH và 97,6% CK. Vụ Đông 20.138ha, đạt 89,5% KH và 94,8% CK; năng suất 46,6 tạ/ha, đạt 99,1% KH và 99,1% CK; sản lượng 93.778 tấn, đạt 88,7% KH và 93,9% CK. Vụ Xuân 17.012ha, đạt 89% KH và 93,7% CK; sản lượng 74.672 tấn, đạt 87,3% KH và 97,7% CK. Vụ Thu 15.777 ha, đạt 85,3% KH và 90,7% CK; sản lượng ước đạt 70.783 tấn.

3. Cây lạc: diện tích cả năm 11.974ha, đạt 102,3% KH và 93,4% CK; sản lượng ước đạt 23.423 tấn, đạt 104,8% KH và 93,4% CK; trong đó: vụ Đông diện tích 1.468ha, sản lượng 1.022 tấn; vụ Xuân diện tích 9.341ha, sản lượng 20.168 tấn; vụ Thu diện tích 1.165ha, sản lượng ước đạt 2.233 tấn.

4. Cây đậu tương: diện tích cả năm 3.642ha, đạt 74,3% KH và 89,2% CK; sản lượng ước đạt 5.700 tấn, đạt 74% KH và 91% CK; trong đó: vụ Đông diện tích 2.692ha, sản lượng 4.179 tấn; vụ Xuân diện tích 233ha, sản lượng 361 tấn; vụ Thu diện tích 722ha, sản lượng ước đạt 1.155 tấn.

5. Cây mía: diện tích niên vụ 2016-2017 đạt 29.000ha, bằng 96,7% KH, giảm 3.200ha so CK; năng suất ước đạt 64,2 tấn/ha, đạt 102% KH, tăng 6,23 tấn/ha so CK; sản lượng dự kiến 1.861.800 tấn đạt 100% KH và CK. Trong đó, diện tích mía nguyên liệu đạt 26.650ha, bằng 91,6% KH, giảm 3.200ha so CK; năng suất dự kiến 65,8 tấn/ha, đạt 103,5% KH, tăng 8,3 tấn/ha so CK; sản lượng dự kiến 1.73 triệu tấn, đạt 93,3% KH, tăng 7.400 tấn so so CK.

6. Cây sắn: diện tích 17.500ha, đạt 120,7% KH, giảm 169ha so CK; năng suất ước đạt 145 tạ/ha, đạt 93,5% KH và giảm 2,4 tạ/ha so CK; sản lượng đạt 253.750 tấn, giảm 8.159 tấn so CK. Trong đó, sắn nguyên liệu: diện tích 11.000ha, đạt 100% KH; năng suất 163,1 tạ/ha đạt 95,9% KH và giảm 0,9 tạ/ha so CK; sản lượng 179.400 tấn, đạt 96% KH, giảm 7.600 tấn so CK.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2016

Năm 2016, tỉnh ta tiếp tục thực hiện tái cơ cấu sản xuất trồng trọt trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp. Vụ Đông mưa lớn đúng vào thời vụ gieo trồng ngô, đậu tương (hai đợt mưa lớn xảy ra trong từ ngày 12-23/9/2015) gây khó khăn cho việc thu hoạch lúa mùa và ngập úng gần 1.600ha ngô và đậu tương đã trồng, một số diện tích phải gieo trồng lại. Vụ Chiêm Xuân, đầu vụ thời tiết nắng ấm, đến thời vụ cấy gặp rét đậm, rét hại kéo dài và mưa bất thường (từ ngày 22-28/01/2016 nhiệt độ xuống thấp có nơi từ 6-80C, kèm theo mưa lớn, có nơi mưa trên 100mm như Yên Định 124mm, Đò Lèn 120mm, Triệu Sơn 138mm,...) làm thiệt hại gần 30.000ha lúa, trên 1.000ha mạ xuân muộn bị chết. Vụ Mùa nắng hạn đầu vụ, tại các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia có 750ha thiếu nước phải gieo cấy muộn và gần 3.500ha lúa đã cấy ở các huyện khác bị hạn nặng. Tuy nhiên, các cấp, các ngành đã có sự cố gắng trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, cùng với nỗ lực của nông dân trong toàn tỉnh nên sản xuất trồng trọt năm 2016 đã đạt được những kết quả quan trọng.

1. Công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ nông dân sản xuất của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở được triển khai đồng bộ, chủ động, cụ thể, sát thực và sáng tạo

Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2016 sớm hơn so với năm 2015 trên 01 tháng (Quyết định số 3355/QĐ-UBND , ngày 04/9/2015); tổ chức giao ban thường kỳ và đột xuất; ban hành các công điện, công văn chỉ đạo kịp thời các ngành, địa phương ứng phó với các tình huống bất thuận của thời tiết, sâu bệnh; kịp thời hỗ trợ cấp ứng kinh phí khắc phục thiên tai và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2016 (Quyết định số 1376/QĐ-UBND và Quyết định số 1377/QĐ-UBND , ngày 21/4/2016). Mặt khác, các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất trồng trọt.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động xây dựng, triển khai phương án sản xuất các vụ trong năm, làm cơ sở định hướng cho các địa phương trong chỉ đạo, hướng dẫn nông dân về cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả cao. Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, phân công các tổ công tác thường xuyên phối hợp với các địa phương thăm đồng, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nông dân gieo trồng kịp thời vụ và giải quyết các vướng mắc trong quá trình sản xuất.

Các địa phương trong tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức triển khai kế hoạch, phương án sản xuất; kịp thời giải quyết và đáp ứng các yêu cầu của sản xuất, như: hỗ trợ giống cho diện tích lúa chết rét phải gieo cấy lại, giải quyết điện, nước cho chống hạn, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các yêu cầu khác của sản xuất.

Công tác khuyến nông, thông tin, tuyên truyền, tập huấn đã được Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các địa phương và Đài PTTH tỉnh thường xuyên thực hiện, giúp nông dân nâng cao nhận thức về sản xuất hiệu quả, an toàn thực phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất hàng hóa,...

2. Việc thực hiện tái cơ cấu trồng trọt trên địa bàn tỉnh bước đầu đạt kết quả, hiệu quả; sản phẩm lợi thế tiếp tục được quan tâm phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt Phương án chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản, giai đoạn 2016 - 20120 (Quyết định 2326/QĐ-UBND , ngày 01/7/2016). Năm 2016, toàn tỉnh chuyển đổi 3.288,1ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác và trồng lúa kết hợp nuôi cá, đạt 70% KH; trong đó: chuyển sang trồng ớt 976ha, thuốc lào 650ha, kết hợp lúa - cá 427,8ha, rau 448ha, ngô 447ha, ngô dày làm thức ăn chăn nuôi 120ha, lạc 134ha,... Lũy kế từ năm 2014 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi 8.957ha đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác, lợi nhuận tăng ít nhất 20% so với trồng lúa, cá biệt nhiều đối tưng cây trồng cho hiệu quả cao như ớt gấp 6 lần so trồng lúa, dưa xuất khẩu, khoai tây gấp 3-5 lần so trồng lúa. Toàn tỉnh đã chuyển đổi 1.961,7ha mía đồi độ dốc cao, mía ruộng hiệu quả thấp sang trồng cây khác như ngô, gai xanh, dứa, cam, cây lâm nghiệp; 1.214ha các loại cây trồng kém hiệu quả như lúa, sắn và các cây trồng khác sang trồng mía.

Diện tích lúa chất lượng cao cả năm 2016 đạt 64.534ha, tăng 1.932ha so với CK. Các loại cây trồng khác có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn và nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích; chọn giống có năng suất, chất lượng cao, bố trí chân đất phù hợp, có thị trường tiêu thụ ổn định để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

Vùng mía thâm canh năm 2015 - 2016 đạt 7.000ha, tăng 330ha so CK; trong đó, diện tích cánh đồng lớn đạt 804ha tăng 312ha so với CK (bình quân diện tích mỗi cánh đồng từ 20 - 30ha). Đã có trên 8 nghìn hộ tích tụ đất trồng mía với diện tích từ 1 - 5ha/hộ; trên 750 hộ có diện tích trên 5ha/hộ. Cơ giới hóa khâu làm đất trồng mía khoảng 27.000ha, đạt 92,3% diện tích; khâu trồng 1.200ha, chiếm 0,4% tổng diện tích; khâu thu hoạch 12 nghìn ha chiến 4% tổng diện tích.

Các sản phẩm lợi thế tiếp tục được quan tâm phát triển: Vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng hiệu quả cao cả năm đạt 126.448ha, tăng 2,1% so với CK; vùng ngô thâm canh đạt 8.000ha, tăng 14,3% so CK; rau an toàn 379ha, tăng 89,5% so CK; hoa cây cảnh 40ha, tăng 14,3% so CK.

3. Nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được triển khai làm cơ sở nhân ra diện rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất

Các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được triển khai áp dụng rộng rãi trên địa bàn:

- Mô hình sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ, quy mô 100ha ở vụ Xuân và 180ha ở vụ Mùa tại huyện Thiệu Hóa bước đầu đạt kết quả, hiệu quả. Đây là một trong những mô hình đầu tiên thực hiện tổ chức sản xuất nông nghiệp theo phương pháp hữu cơ với hình thức thuê đất để sản xuất theo cánh đồng lớn.

- Mô hình ứng dụng ngô biến đổi gen, quy mô 50ha tại huyện Thọ Xuân cho thấy hiệu quả sản xuất ngô tăng trên 5 triệu đồng/ha từ việc giảm công làm cỏ và thuốc trừ sâu do giống kháng được thuốc trừ cỏ gốc glyphosate và kháng sâu đục thân, đục bắp.

- Các mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp cho cây mía: thu hoạch mía bằng máy (công suất 150-200 tấn/ngày/máy) tại Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn; trồng bằng máy tại huyện Thạch Thành, quy mô 500ha tập trung, ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật; các mô hình sản xuất cây gai lấy sợi dệt tại huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc và Cẩm Thủy,...

- Các mô hình sử dụng phân bón chuyên dụng cho thâm canh từng loại cây trồng được Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông thực hiện tại nhiều địa phương đạt kết quả tốt, được nông dân chấp nhận và sử dụng ra sản xuất đại trà, như: phân bón N.P.K si lic chuyên bón lót, chuyên bón thúc cho ngô; phân bón Lúa 1, Lúa 2 chuyên bón lót và bón thúc cho lúa; phân bón Mía 1, Mía 2 chuyên bón lót và bón thúc cho mía; phân bón chuyên cho cây lạc,...

- Mô hình sản xuất giống khoai tây Đức (Marabel) quy mô gần 300ha theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong vụ Đông và vụ Đông Xuân tại các huyện: Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Nông Cống, Nga Sơn,... đạt kết quả tốt; mô hình liên kết sản xuất rau quả giữa huyện Hậu Lộc và Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao mang lại lợi nhuận cho người sản xuất 70 triệu đồng/ha/năm,...

- Nhiều mô hình thử nghiệm các giống cây trồng mới có năng suất chất lượng cao đạt kết quả tốt, như: các giống lúa chất lượng như Thuần Việt 2, Thuần Việt 7, Lam Sơn 8, TBR225, HN6, M1-NĐ, SV181,... và các giống ngô biến đổi gen của các Công ty Sygenta, Monsanto, CP, Bioosed,... làm cơ sở để nhân rộng ra sản xuất đại trà ở các vụ và năm tiếp theo tại các vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh.

- Các mô hình trình diễn khuyến nông, mô hình phát triển sản xuất các huyện 30A, mô hình phát triển xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai có hiệu quả là cơ sở để các địa phương nhân ra diện rộng như Mô hình chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô thâm canh năng suất cao, ớt cay an toàn và xây dựng thí điểm cánh đồng lớn trong sản xuất lúa đạt năng suất chất lượng hiệu quả tại xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương và xã Định Tường, huyện Yên Định; mô hình ứng dụng hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa lai (SRI); mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp; mô hình thâm canh bưởi Da xanh, Na dai quy mô trang trại;...

4. Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất được quan tâm, đảm bảo cho sản xuất phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND , ngày 29/3/2016 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các ngành tham mưu ban hành Quy định về phân cấp quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm. Thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục và tăng cường thanh tra đột xuất để xử lý các vi phạm. Các loại giống, phân bón, thuốc BVTV đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ sản xuất của nông dân, cung ứng kịp thời và đảm bảo chất lượng.

Dịch vụ cơ giới hóa đã được chú trọng: đối với sản xuất lúa, cơ giới hóa khâu làm đất đạt 90%, khâu gieo cấy 20,5%, thu hoạch 35,8%; sản xuất ngô: làm đất 66,5%, thu hoạch 19,3%; sản xuất mía: làm đất 92,3%, chăm sóc 10,6%, thu hoạch 4%; sản xuất sắn: làm đất 49,5%,...

Dịch vụ mạ khay, máy cấy được hình thành ở nhiều huyện, nhất là tại các huyện: Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Triệu Sơn,... giúp nông dân tiết kiệm giống, thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận.

Vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp thể hiện rõ nét hơn trong việc cung ứng các dịch vụ về vật tư, giống, phân bón, khoa học kỹ thuật và tham gia chỉ đạo sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp như sản xuất lúa giống, ngô giống, rau hoa quả chế biến, xuất khẩu.

Dịch vụ tưới, tiêu đã được các Công ty thủy nông chủ động phối hợp với các địa phương và các hợp tác xã triển khai thực hiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nước cho gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

5. Các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất được triển khai kịp thời và hiệu quả

Vụ Đông năm 2015-2016, UBND tỉnh đã phê duyệt quyết toán kinh phí chính sách hỗ trợ cho các huyện 17.000 triệu đồng, số kinh phí còn lại (4.468 triệu đồng) UBND tỉnh giao UBND các huyện chủ động nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định.

Thực hiện Quyết định số 5637/QĐ-UBND và Quyết định số 5643/QĐ-UBND, ngày 31/12/2015 về chính sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi và chính sách tái cơ cấu nông nghiệp, năm 2016 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1376/QĐ-UBND và Quyết định số 1377/QĐ-UBND , ngày 21/4/2016, trong đó lĩnh vực trồng trọt gồm: Chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất chất lượng, hiệu quả cao cho các xã miền núi, diện tích thực hiện 2.318ha, kinh phí hỗ trợ 27.578 triệu đồng; Chính sách hỗ trợ phát triển rau an toàn tập trung, kinh phí hỗ trợ 16.128,5 triệu đồng; Chính sách hỗ trợ mua máy thu hoạch mía và hệ thống tưới mía mặt ruộng, kinh phí hỗ trợ 7.950 triệu đồng; Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt, kinh phí hỗ trợ 16.682,5 triệu đồng. Kết quả thực hiện các chính sách như sau:

Các địa phương, đơn vị đã tổ chức triển khai chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa đến các xã, thị trấn; phê duyệt, thông báo kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị để thực hiện, hiện nay đang tổ chức thiết kế, giải phóng mặt bằng để thi công vào mùa khô năm 2016 (riêng huyện Yên Định đang tổ chức thi công).

Triển khai thực hiện chính sách liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt đạt 1.361ha trong đó 1.001ha ớt, 165ha khoai tây và rau các loại, 195ha cây thức ăn chăn nuôi. Theo báo cáo của UBND các huyện, toàn tỉnh đã tổ chức thực hiện 42 mô hình liên kết với tổng diện tích các loại cây trồng là 11.850,6ha. Một số mô hình được đánh giá có kết quả và hiệu quả cao như mô hình liên kết sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ tại huyện Thiệu Hóa; mô hình liên kết sản xuất khoai tây thương phẩm tại các huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn, Nông Cống; mô hình liên kết sản xuất lúa giống tại huyện Yên Định, Thọ Xuân, Nông Cống; mô hình liên kết sản xuất ớt xuất khẩu tại các huyện Yên Định, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa; Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp du nhập 01 giống mía chất lượng cao; nhân giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô dự kiến đạt 1 triệu cây; dự kiến vụ mía 2017 - 2018 có đủ giống trồng cho 3.000ha mía trồng bằng giống nuôi cấy mô.

III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2016

Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất trồng trọt năm 2016 vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là:

- Diện tích vụ Đông chỉ đạt 96,3% kế hoạch. Nguyên nhân là do hiệu quả sản xuất vụ Đông thấp nên không khuyến khích được các hộ gia đình tham gia sản xuất; việc xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông chưa sát với tình hình thực tế; một số địa phương chưa thực sự quan tâm, thậm chí buông lỏng trong việc chỉ đạo sản xuất vụ Đông.

- Thu mua mía nguyên liệu đạt thấp so với kế hoạch đề ra do diện tích và năng suất giảm. Nguyên nhân là do thời tiết nắng hạn kéo dài ở đầu vụ và diện tích mía trồng trên độ dốc trên 15% còn lớn đã ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng mía; chi phí đầu vào trong sản xuất mía ngày càng cao, trong khi giá thu mua nguyên liệu thấp, làm giảm hiệu quả trồng mía; việc đưa các giống mía có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và ứng dụng công nghệ hiện đại trong canh tác còn hạn chế.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp. Nguyên nhân là do tình hình thời tiết diễn biến bất thường, cực đoan; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; địa bàn rộng, địa hình phức tạp nhất là miền núi, hạ tầng đã được quan tâm đầu tư nhưng mới chủ yếu phục vụ sản xuất lúa, thị trường tiêu thụ nông sản còn khó khăn, không ổn định; bên cạnh đó công tác tham mưu tuyên truyền, quy hoạch, chỉ đạo ở một số địa phương còn hạn chế; việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật còn chậm, công tác thu hút đầu tư và nguồn lực đầu tư còn chưa đáp ứng nhu cầu.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2017

Sản xuất trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2017 có vai trò rất quan trọng, đó là: đảm bảo nhu cầu đời sống ngày càng cao của nhân dân, đáp ứng được nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi và đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu theo tinh thần Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 287- QĐ/TU ngày 27/5/2016. Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch và Chương trình hành động thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Kết quả và kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành sản xuất của các cấp, các ngành thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thời vụ gieo trồng, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm được nâng lên tầm cao mới, góp phần cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu sản xuất trồng trọt năm 2017.

Các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, của Trung ương tiếp tục được triển khai thực hiện; đặc biệt là cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi và tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sản xuất và tạo thêm động lực cho nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các chương trình, dự án đầu tư phục vụ sản xuất, nhất là các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng đã và đang được xây mới, cải tạo, nâng cấp đưa vào sử dụng ngày càng có hiệu quả.

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, là cơ sở để tổ chức lại sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt, nhất là các doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, Công ty Công Nông nghiệp Tiến Nông,...

Các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh; cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được ứng dụng nhanh trên địa bàn là điều kiện thuận lợi cho sản xuất trồng trọt năm 2017 và các năm tiếp theo.

2. Khó khăn

Tình hình hội nhập khu vực và thế giới, là thách thức lớn cho sản xuất trồng trọt trong việc cạnh tranh về chất lượng an toàn thực phẩm và giá cả nông sản hàng hóa.

Tình hình biến đổi khí hậu và diễn biến thời tiết bất thường, cực đoan tiếp tục gây khó khăn lớn cho sản xuất trồng trọt năm 2017.

Giá các loại nông sản như lúa gạo, mía đường, sắn, mủ cao su và một số nông sản khác ở mức thấp ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư thâm canh của bà con nông dân vào sản xuất trồng trọt.

Diện tích sản xuất các loại cây trồng nói chung hầu hết là nhỏ lẻ, manh mún, lao động trong nông nghiệp thiếu hụt nhất là vào các thời điểm giao mùa như làm đất, thu hoạch cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất trồng trọt.

II. MỤC TIÊU

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 438.000ha, trong đó: vụ Đông 50.000ha, vụ Xuân 217.000ha, vụ Thu Mùa 171.000ha; giá trị sản xuất trồng trọt 13.660 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 81,1 tỷ đồng so với năm 2016; sản lượng lương thực có hạt trên 1,6 triệu tấn, trong đó: vụ Đông trên 91.800 tấn, vụ Xuân 806.900 tấn, vụ Thu Mùa 730.600 tấn.

Diện tích, sản lượng các loại cây trồng chính: lúa 240.000ha, sản lượng 1.381.800 tấn; ngô 54700ha, sản lượng 246.100 tấn; mía nguyên liệu 29.000ha, sản lượng 1,9 triệu tấn; sắn 14.000ha, sản lượng 231.000 tấn (sắn nguyên liệu 11 nghìn ha, sản lượng 192,5 nghìn tấn); rau 38.000ha, sản lượng 475.000 tấn; lạc 12.200ha, sản lượng 22.500 tấn; đậu tương 4.570ha, sản lượng 7.100 tấn.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp ủy, chính quyền huyện, xã và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu sản xuất trồng trọt

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu sản xuất trồng trọt trong điều kiện biến đổi khí hậu. Mỗi huyện, xã cần chủ động tổ chức triển khai kế hoạch, phương án sản xuất kịp thời, xây dựng lịch thời vụ, cơ cấu giống hợp lý, từ đó có các giải pháp để chỉ đạo, hướng dn và hỗ trợ nông dân thực hiện đạt kết quả.

Trọng tâm là thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi đất trồng lúa; khuyến khích tích tụ ruộng đất cho sản xuất lớn; kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư liên doanh, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; gieo trồng đúng cơ cấu giống, thời vụ đã được hướng dẫn, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch sản xuất cả năm và từng vụ.

Tăng cường công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, giám sát việc thực hiện các chính sách.

2. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Tỉnh ủy tại Quyết định số 287-QĐ/TU ngày 27/5/2016

Chỉ đạo quyết liệt việc chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để thực hiện Quyết định 2326/QĐ-UBND , ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh chuyển đổi 4.954ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản. Đối với việc chuyển đổi từ trồng lúa sang ngô, được hưởng chính sách theo Quyết định số 915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương thực hiện theo Hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 6926/BNN-TT ngày 17/8/2016.

Tập trung phát triển các cây trồng có giá trị theo hướng tập trung, thâm canh trên quy mô lớn gắn với các cơ sở chế biến, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, hệ thống canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh, tạo ra chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Tập trung phát triển các sản phẩm lợi thế như lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; rau an toàn; hoa, cây cảnh; mía thâm canh; cây ăn quả, cây thức ăn chăn nuôi.

3. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng và cơ cấu giống

Chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành kế hoạch, gieo trồng 50.000ha câu vụ Đông đạt hiệu quả kinh tế cao. Ưu tiên mở rộng diện tích các loại cây trồng ở vụ đông sớm ưa ấm (ngô, đậu tương, lạc, bí xanh, ớt, khoai lang,...) gieo xong trước ngày 05/10; mở rộng diện tích gieo trồng các cây rau màu vụ đông ưa lạnh, có giá trị kinh tế cao như hành tỏi, khoai tây, rau cao cấp,... để đảm bảo mục tiêu diện tích vụ đông và tăng thu nhập cho nông dân (riêng khoai tây trồng sau ngày 15/10).

Hướng dẫn, chỉ đạo nông dân lựa chọn các giống cây trồng thích hợp với từng vùng, từng địa phương: Mở rộng diện tích các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận; ưu tiên sử dụng các giống ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sản xuất lúa: mở rộng diện tích gieo trà lúa Xuân muộn và trà lúa Mùa sớm trên 90% tổng diện tích gieo cấy để né tránh mưa bão, hạn chế tác hại của sâu bệnh, tạo đột biến về năng suất, sản lượng và tạo quỹ đất cho vụ đông năm sau. Khắc phục tình trạng trà lúa Xuân muộn gieo quá sớm và trà lúa Mùa sớm gieo quá muộn tại một số địa phương. Mỗi địa phương chỉ nên cơ cấu từ 4-5 giống lúa chủ lực, có năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết và kháng các loại sâu bệnh chủ yếu. Tập trung vào 3 nhóm giống lúa chính là: nhóm giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt; nhóm giống lúa lai năng suất cao, chất lượng khá và nhóm giống lúa thuần, lúa lai có năng suất cao, có thị trường tiêu thụ và phục vụ cho chế biến.

Đối với cây màu: hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương lựa chọn các giống cây trồng thích hợp với từng vùng, từng địa phương, có thị trường tiêu thụ để mở rộng diện tích, như: ngô, ngô dầy, lạc, khoai tây Đông Xuân, rau an toàn, hoa, cây thức ăn gia súc,... đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc bố trí các cây màu trên đất lúa được chuyển đổi. Ngoài thời vụ gieo trồng cần quan tâm đến tranh thủ thời tiết có mưa, đất đủ ẩm để gieo trồng, chăm sóc và linh hoạt các hình thức tưới có hiệu quả cho cây trồng.

4. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất trồng trọt nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất

Triển khai thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật như làm đất, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm để đạt hiệu quả cao trong sản xuất; triển khai mở rộng chương trình tiết kiệm nước tưới cho cây trồng, chương trình canh tác cây trồng theo phương pháp hữu cơ, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”; chương trình 3 giảm, 3 tăng (ICM), thực hiện canh tác cây trồng theo các nội dung để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp triển khai các mô hình sản giống năng suất cao, chất lượng tốt, mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất; mô hình sử dụng phân tổng hợp, phân bón chuyên cho các loại cây trồng, phân viên nén cho lúa, ngô; mô hình tưới mía, cày sâu bón vôi trong thâm canh mía; mô hình phát triển rau an toàn; mô hình trồng hoa, cây cảnh, thâm canh cây trồng trong nhà lưới, nhà kính; mô hình xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn đầu tư sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cây trồng,...

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, nhất là cơ giới hóa đồng bộ nhằm tranh thủ được thời vụ, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nông dân quy trình kỹ thuật sản xuất, nhất là hướng dẫn bố trí cơ cấu giống, lịch thời vụ; các biện pháp sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả và an toàn. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để tăng thời lượng các chương trình, chuyên mục chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các nhân tố mới, các điển hình mới trên báo, sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh để nhân dân biết, thực hiện.

Tăng cường phối hợp với các viện, học viện, các cơ sở nghiên cứu và các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tiếp nhận các giống cây trồng mới có năng suất chất lượng cao đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh. Quản lý chặt chẽ công tác khảo nghiệm sản xuất, khảo nghiệm sản xuất thử và đề nghị công nhận giống cây trồng mới theo đúng quy định hiện hành.

5. Chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất với quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm nhằm tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ phát triển hàng hóa đáp ứng hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững

Tiếp tục khuyến khích tích tụ ruộng đất theo quy định của pháp luật; coi đây là bước đột phá trong thay đổi hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Tích tụ ruộng đất cần thực hiện linh hoạt, bằng nhiều hình thức như các hộ trao đổi, cho thuê mượn đất, góp đất hoặc cho các doanh nghiệp thuê đất để liên kết sản xuất,...

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trồng trọt; thực hiện tốt việc khảo sát, dự báo thị trường hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, sản xuất theo hợp đồng, đáp ứng nhu cầu thị trường; quan tâm chế biến, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể bao gồm tổ hợp tác và hợp tác xã, trong đó nòng cốt là hợp tác xã. Xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết giữa HTX, nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác trong cung ứng các loại vật tư cho sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và giải quyết thị trường đầu ra cho nông dân thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ sản xuất về vật tư nông nghiệp, nước tưới, cơ giới hóa, phòng trừ sâu bệnh

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các quy định về quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông sản thực phẩm. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp; nhất là tăng cường kiểm tra đột xuất, sớm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm; đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở vi phạm để cảnh báo cho nông dân biết và chủ động lựa chọn vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng.

Triển khai thường xuyên việc phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương và các ngành liên quan với Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân tỉnh và các tổ chức đoàn thể thực hiện giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng vào công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có kế hoạch cung ứng đủ giống, vật tư, phân bón cho nông dân đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đúng chủng loại, kịp thời vụ, giá cả hợp lý và tạo điều kiện cho nông dân ứng trước vật tư thông qua hợp đồng cung ứng vật tư và thu mua sản phẩm với các doanh nghiệp. Tăng cường các hoạt động dịch cơ giới hóa trong sản xuất để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tập trung vào các khâu: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch; đối với cây lúa tập trung phát triển mạnh khâu dịch vụ mạ khay, máy cấy, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

Các công ty thủy nông kiểm tra, phát hiện hư hỏng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi để đáp ứng kịp thời cho chống hạn và chống úng. Trước mắt, phối hợp với các cấp thực hiện tốt công tác ra quân làm thủy lợi mùa khô; nạo vét kênh mương, để phát huy tốt năng lực tưới của các công trình. Xây dựng và triển khai thực hiện phương án tưới, tiêu trong điều kiện đối phó với biến đổi khí hậu.

Hệ thống bảo vệ thực vật cần thường xuyên theo dõi diễn biến của tình hình thời tiết, sâu bệnh; duy trì chế độ giao ban, báo cáo định kỳ, phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở với các cấp, các ngành để chỉ đạo ứng phó kịp thời với các diễn biến thời tiết, sâu bệnh xảy ra. Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo và công tác dịch vụ phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả và an toàn không để sâu bệnh phát sinh thành dịch, đặc biệt lưu ý các đối tượng sâu bệnh chính như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá lúa, bệnh đốm sọc vi khuẩn,...

7. Tổ chức tốt việc triển khai và thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trồng trọt

Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi và chính sách tái cơ cấu nông nghiệp năm 2016 theo Quyết định số 5637/QĐ-UBND và Quyết định số 5643/QĐ-UBND, ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh.

Hướng dẫn thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của Trung ương, như Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồng lúa; Quyết định số 915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ việc chuyển đất lúa sang trồng ngô và các sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới để tạo thêm động lực cho sản xuất trồng trọt tiếp tục phát triển.

Ngoài các chính sách của Trung ương, của tỉnh, tùy theo điều kiện của từng địa phương cần có thêm cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển trồng trọt và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nói chung, trồng trọt nói riêng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng triển khai kế hoạch sản xuất năm 2017; theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, sinh trưởng phát triển của cây trồng để kịp thời chỉ đạo sản xuất, có phương án khắc phục kịp thời thiệt hại nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh; thực hiện tốt công quản lý nhà nước đối với các loại vật tư nông nghiệp thuộc ngành quản lý như giống cây trồng, phân bón hữu cơ, phân bón khác, thuốc bảo vệ thực vật,...

Xây dựng và triển khai phương án sản xuất các vụ trong năm và chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất trồng trọt; tập trung vào công tác thủy lợi đảm bảo tưới tiêu kịp thời, các hoạt động phòng trừ sâu bệnh, thực hiện các phương án giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trên địa bàn.

Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất trồng trọt năm 2017 trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện và các đơn vị rà soát quy hoạch các loại cây trồng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch; triển khai nhân rộng và tổng kết các mô hình phát triển sản xuất trồng trọt; phối hợp với các huyện xây dựng kế hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2017, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch. Chủ trì xây dựng kế hoạch khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt; chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các địa phương về quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất.

4. Sở Công thương

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các loại phân bón vô cơ, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến sản xuất và quyền lợi của nông dân; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu sản xuất trồng trọt năm 2017.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất của huyện; chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất ở các xã, thị trấn và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt kết quả cao nhất; có phương án chủ động khắc phục thiên tai, dịch bệnh có thể xảy trong sản xuất.

Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Tuyên truyền, triển khai các đề án, chương trình và chính sách của Trung ương, của tỉnh như Chương trình xây dựng nông thôn mới, chính sách quản lý và sử dụng đất lúa, chính sách hỗ trợ phát triển tái cơ cấu ngành nông nghiệp,... Đồng thời, căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác rà soát, quy hoạch từng loại cây trồng; chịu trách nhiệm theo phân cấp trong công tác quản lý nhà nước đối với các loại vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng địa phương.

6. Các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có liên quan

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các sở, ngành và các đoàn thể có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, tham gia tuyên truyền và tạo mọi điều kiện thuận lợi để toàn tỉnh triển khai sản xuất trồng trọt năm 2017 giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả cao./.

 

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÁC CÂY TRỒNG CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM 2017

Đơn vị

Diện tích gieo trồng cây ngắn ngày năm 2017

Diện tích một số cây trồng chính cả năm 2017

Diện tích chuyển đổi đất trồng lúa năm 2017

Cả năm

Vụ Đông

Vụ Chiêm Xuân

Vụ Thu - Mùa

Lúa

Ngô

Lạc

Đậu tương

Sắn

Mía nguyên liệu

Tổng toàn tỉnh

438.000

50.000

217.000

171.000

240.000

54.700

12.200

4.570

14.000

29.000

4.954

TP. Thanh Hóa

11.850

1.050

5.800

5.000

8.000,0

750

150

 

 

 

350

TX. Sầm Sơn

2.900

50

1.450

1.400

2.200,0

150

20

 

 

 

30

TX. Bỉm Sơn

2.600

100

1.950

550

1.100,0

150

10

 

 

790

27

Thọ Xuân

30.100

5.500

13.800

10.800

15.500,0

4.350

450

340

700

2.600

400

Đông Sơn

10.400

600

4.900

4.900

8.500,0

100

 

20

 

 

295

Nông Cống

28.700

2.200

14.000

12.500

20.000,0

900

500

20

 

770

300

Triệu Sơn

27.200

2.900

12.600

11.700

19.500,0

2.000

550

200

100

920

400

Quảng Xương

19.950

2.250

8.800

8.900

13.500,0

1.200

450

 

 

 

250

Hà Trung

15.850

800

8.600

6.450

11.500,0

1.200

150

 

 

700

329

Nga Sơn

16.100

1.600

7.400

7.100

9.100,0

900

1.400

20

 

 

150

Yên Định

30.100

5.800

12.800

11.500

18.500,0

4.000

70

1.100

 

690

500

Thiệu Hóa

21.700

3.000

9.700

9.000

16.200,0

2.450

100

650

 

90

280

Hoằng Hóa

23.400

4.300

9.700

9.400

13.800,0

3.300

1.460

400

 

 

300

Hậu Lộc

16.500

2.600

7.150

6.750

9.500,0

1.550

1.100

200

 

 

240

Tĩnh Gia

21.000

2.900

9.900

8.200

9.800,0

1.400

4.000

 

 

30

150

Vĩnh Lộc

15.900

3.200

6.900

5.800

9.000,0

3.000

100

600

50

430

188

Thạch Thành

22.300

2.000

13.800

6.500

9.300,0

3.200

50

100

600

5.250

0

Cẩm Thủy

19.400

2.700

9.800

6.900

7.500,0

5.850

150

250

450

2.140

50

Ngọc Lặc

21.500

1.300

13.200

7.000

6.800,0

4.800

350

30

1.950

3.000

70

Lang Chánh

7.080

600

4.180

2.300

2.500,0

1.300

150

100

1.400

600

20

Như Xuân

14.950

950

10.150

3.850

4.800,0

800

80

 

2.400

3.900

50

Như Thanh

11.350

1.100

6.250

4.000

6.100,0

1.150

200

 

100

3.140

140

Thường Xuân

10.250

700

6.200

3.350

5.100,0

1.150

280

200

1.100

1.850

30

Bá Thước

14.800

1.000

8.500

5.300

4.800,0

2.500

300

100

1.000

2.100

300

Quan Hóa

7.450

100

4.850

2.500

2.200,0

2.650

30

40

1.950

 

40

Quan Sơn

7.720

650

3.920

3.150

2.300,0

2.200

100

200

1.250

 

50

Mường Lát

6.950

50

700

6.200

2.900,0

1.700

 

 

950

 

15

 

 





Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về chăm lo Tết Tân Sửu năm 2021 Ban hành: 31/12/2020 | Cập nhật: 23/02/2021