Quyết định 1604/QĐ-UBND Kế hoạch Bảo tồn và phát huy Võ cổ truyền Bình Định năm 2017
Số hiệu: 1604/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 09/05/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1604/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 09 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH NĂM 2017

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 3818/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy Võ cổ truyền Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 620/TTr-SVHTT ngày 25/4/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Bảo tồn và phát huy Võ cổ truyền Bình Định năm 2017.

Điều 2. Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Du lịch, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh;
- Công an tỉnh;
- PVP CN; .
- Lưu: VP, K16.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn
Thanh

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1604/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong Đề án bảo tồn và phát huy Võ cổ truyền Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án).

- Xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Yêu cầu:

- Bám sát các mục tiêu của Đề án, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Các hoạt động của Kế hoạch phải bảo đảm tính khả thi, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

II. NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT - NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn những giá trị tiêu biểu của Võ cổ truyền Bình Định.

Nhiệm vụ 1: Tập hợp các tài liệu, sách, báo cáo khoa học, các đề tài đã được các tác giả, nhà nghiên cứu trước đây thực hiện để tổng hợp, đánh giá, xây dựng phương án, giải pháp tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác sưu tầm, bảo tồn các giá trị tiêu biểu của Võ cổ truyền Bình Định.

Tổ chức Lớp tập huấn Võ cổ truyền Bình Định (cả về lý thuyết và thực hành) cho lực lượng võ sư, huấn luyện viên các huyện, thị xã, thành phố để tiếp tục truyền dạy những bài thiệu, bài quyền, binh khí, chân dung các võ sư, võ nhân tiêu biểu (đã được nghiên cứu, sưu tầm, tập hợp) cho thế hệ kế cận nhằm phát triển mạnh mẽ phong trào tập luyện trong các tầng lớp nhân dân, nâng cao công tác bảo tồn những giá trị tiêu biểu và làm cơ sở để phát huy Võ cổ truyền Bình Định.

Nhiệm vụ 2: Tiếp tục sưu tầm, biên tập các bài thảo, bài thiệu võ quyền, thập bát ban binh khí, bài thuốc võ gia truyền, chân dung các võ sư, võ nhân tiêu biểu của Võ cổ truyền Bình Định (ngoài những tài liệu, sách, đề tài đã được triển khai thực hiện trước đây) để xây dựng hình ảnh và lưu giữ chân dung võ sư, võ nhân, những giá trị độc đáo của các bài quyền, thập bát ban binh khí, các bài thuốc võ còn lưu giữ trong dân gian và có nguy cơ thất truyền.

Tổ chức Hội thảo Khoa học nhằm thống nhất các nội dung của Võ cổ truyền Bình Định bao gồm biểu trưng, võ phục, các bài thiệu, bài thảo võ quyền, thập bát ban binh khí, bài thuốc võ gia truyền; chân dung các võ sư, võ nhân tiêu biểu của Võ cổ truyền Bình Định; Đồng thời tiếp tục thảo luận và xây dựng các giải pháp phát huy, tiến đến xây dựng, hồ sơ trình UNESCO công nhận Võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Nhiệm vụ 3: Hỗ trợ phục hồi, bảo tồn và phát huy các hoạt động văn hóa Võ cổ truyền Bình Định tại các huyện, thị xã, thành phố nhằm góp phần duy trì phát triển các hoạt động đặc trưng của Võ cổ truyền Bình Định đồng thời khích lệ tinh thần các võ sư, huấn luyện viên tại cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển phong trào Võ cổ truyền tại địa phương.

Nhiệm vụ 4: Tiếp tục hỗ trợ chế độ hàng tháng cho võ sư phụ trách 06 võ đường tiêu biu biểu diễn phục vụ khách tham quan du lịch trong năm 2017. Mức hỗ trợ bằng hệ số 1,0 mức lương cơ sở/người/tháng.

Hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất cần thiết cho các võ đường nhằm khuyến khích, động viên các võ sư, huấn luyện viên tại cơ sở (Mỗi võ đường đầu tư không quá 20 triệu đồng).

Các võ đường được hỗ trợ kinh phí phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:

+ Quá trình hoạt động: tối thiểu là 10 năm.

+ Về chuyên môn nghiệp vụ: Có bằng cấp chuẩn từ cấp 16 (chuẩn Võ sư) trở lên do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp. Đồng thời thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về Võ cổ truyền do Trung ương và địa phương tổ chức.

+ Về hoạt động phong trào: đảm bảo lực lượng võ sinh tham gia luyện tập thường xuyên (từ 50 võ sinh trở lên), tích cực cử võ sinh thi đấu, đạt nhiều thành tích tại các Giải Võ cổ truyền toàn tỉnh thường niên và các giải đấu giao hữu do các huyện, thị xã, thành phố tổ chức.

Các tiêu chí để xét hỗ trợ phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và thông báo bằng văn bản đến Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao, Hội Võ thuật các huyện thị xã, thành phố, đảm bảo công khai, minh bạch. Đồng thời quá trình đánh giá, xét chọn, phải có sự phối hợp, thống nhất giữa Hội đồng chuyên môn tuyển chọn với chính quyền địa phương nơi võ đường đang hoạt động.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ tại các võ đường để đánh giá hiệu quả hoạt động khi được đầu tư, lắng nghe các khó khăn, vướng mắc, các ý kiến đề xuất, kiến nghị từ các võ đường. Từ đó có phương án, giải pháp phù hợp để tiếp tục xây dựng và phát triển Võ cổ truyền Bình Định trong những năm tiếp theo.

2. Quảng bá, phát huy các giá trị của Võ cổ truyền Bình Định.

Nhiệm vụ 1: Thường xuyên viết bài, đăng tải, cập nhật thông tin về hoạt động Võ cổ truyền Bình Định trên website của Sở Văn hóa và Thể thao cũng như tại website các sở, ban, ngành trong tỉnh. Phối hợp các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương xây dựng các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, bài viết chuyên đề và định kỳ trên các báo, đài về võ đường, võ sư, võ nhân tiêu biểu của Võ cổ truyền Bình Định.

Nhiệm vụ 2: Đẩy mạnh phát triển Võ cổ truyền Bình Định trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Biên soạn, hoàn thiện chương trình huấn luyện, đào tạo; tổ chức lớp tập huấn nội dung giảng dạy Võ cổ truyền Bình Định cho đội ngũ giáo viên thể dục tại các trường học. Phấn đấu mỗi trường phổ thông có 01 câu lạc bộ Võ cổ truyền; đồng thời đưa nội dung thi đấu của bộ môn Võ cổ truyền Bình Định trong Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bình Định năm học 2017 - 2018.

Ngoài ra, tiếp tục xây dựng, tổ chức và phát triển các lớp phong trào Võ cổ truyền Bình Định tại các trường, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và trong các lực lượng vũ trang của tỉnh.

Nhiệm vụ 3: Xây dựng và hình thành phong trào tập luyện Võ cổ truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.

Chọn 03 khu dân cư làm thí điểm để xây dựng và tổ chức hoạt động câu lạc bộ Võ cổ truyền. Tổ chức khảo sát về nhu cầu tập luyện của người dân tại địa bàn khu dân cư được chọn, từ đó xây dựng các bài tập phù hợp, lôi cuốn, kích thích tinh thần tham gia tập luyện cho người dân. Hình thức tập luyện bao gồm các bài Võ cổ truyền kết hợp tập dưỡng sinh, các động tác tự vệ, các bài tập nâng cao sự dẻo dai, thể lực phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng...

Nhiệm vụ 4: Phát huy Võ cổ truyền Bình Định gắn với nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao tỉnh nhà.

Hoàn thiện chương trình, hệ thống đào tạo, quản lý vận động viên xuyên suốt từ cơ sở đến các tuyến đội tuyển. Tăng cường nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho lực lượng huấn luyện viên đảm bảo công tác huấn luyện, đào tạo.

Nâng cao chất lượng các kỳ thi phong cấp đai; mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, trọng tài, giám định; nâng cấp, mở rộng hệ thống các giải đấu Võ cổ truyền của Bình Định, đăng cai tổ chức các giải đấu cấp quốc gia và quốc tế.

Thường xuyên cử đoàn Võ cổ truyền tham gia thi đấu tại các giải đấu cấp quốc gia và quốc tế, biểu diễn tại các chương trình sự kiện, kỳ liên hoan võ thuật do các tỉnh, thành phố trong nước và các quốc gia trên thế giới tổ chức.

Nhiệm vụ 5: Gắn kết Võ cổ truyền Bình Định với hoạt động du lịch của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tổ chức khảo sát, đánh giá về nhu cầu của khách du lịch đối với hoạt động Võ cổ truyền Bình Định. Kết hợp lồng ghép kêu gọi xúc tiến đầu tư phát triển du lịch gắn với hoạt động Võ cổ truyền Bình Định tại các chương trình hội thảo, tọa đàm về du lịch Bình Định.

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phối hợp các công ty lữ hành giới thiệu sản phẩm du lịch đặc thù với Võ cổ truyền Bình Định tại các Hội chợ triển lãm, Hội nghị xúc tiến về du lịch trong và ngoài nước. Xây dựng, hình thành câu lạc bộ Võ cổ truyền Bình Định tại các điểm du lịch. Phối hợp xây dựng, hình thành các tour, tuyến du lịch trong đó kết hợp tham quan du lịch với thưởng thức chương trình biểu diễn Võ cổ truyền Bình Định.

Kiểm tra, đánh giá các võ đường đã đầu tư và một số võ đường có tiềm năng, từ đó xây dựng phương án hỗ trợ, khôi phục nhằm nâng cao công tác bảo tồn và phục vụ du lịch. Đồng thời có chế độ hỗ trợ lực lượng võ sinh thường trực tại các võ đường biểu diễn phục vụ khách tham quan du lịch.

Thường xuyên tổ chức lớp tập huấn cho các võ đường tiêu biểu để biểu diễn phục vụ khách du lịch thường niên nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cho học viên trong đón tiếp, tổ chức biểu diễn phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế xây dựng chương trình, kịch bản biểu diễn thống nhất, đặc trưng; hướng dẫn xây dựng phương pháp giúp khách du lịch được trải nghiệm thực tế tập Võ cổ truyền.

(Có Phụ Lục triển khai thực hiện Kế hoạch kèm theo)

III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn ngân sách cấp tỉnh đã phân bổ cho các sở, ban, ngành năm 2017 nguồn ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố năm 2017 và nguồn huy động xã hội hóa, tài trợ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung Kế hoạch Bảo tồn và Phát huy Võ cổ truyền Bình Định năm 2017, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí từng nội dung công việc; phối hợp với Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện; kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo đề xuất UBND tỉnh giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Tài chính phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định dự toán kinh phí thực hiện các nội dung công việc trong kế hoạch. Đồng thời cân đối, bố trí kinh phí thực hiện báo cáo đề xuất UBND tỉnh. Theo dõi, quản lý các nguồn kinh phí thực hiện.

3. Các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ vào nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai thực hiện Kế hoạch này.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch nêu trên, nếu có vấn đề phát sinh; vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quy định tại Quyết định số 1604/QĐ-UBND ngày 09/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

THỜI GIAN THỰC HIỆN

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

GHI CHÚ

I

NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM, BẢO TỒN NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH

 

1

- Nghiên cứu, tập hợp các tài liệu, sách, phim, các đề tài đã được thực hiện trước đây.

- Tổ chức các lớp tập huấn Võ cổ truyền Bình Định cho lực lượng võ sư, huấn luyện viên tại các huyện, thị xã, thành phố. (Dự kiến năm 2017, tổ chức 02 đợt tập huấn) .

Quý II

Quý IV

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh

 

2

Khảo sát, sưu tầm, biên tập các bài thảo, bài thiệu võ quyền, thập bát ban binh khí, bài thuốc võ gia truyền, chân dung các võ sư, võ nhân tiêu biểu của Võ cổ truyền Bình Định (ngoài những tài liệu, đề tài đã được triển khai thực hiện trước đây)

Quý II

Quý III

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở Tài chính, Y tế, Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh.

 

3

Tổ chức Hội thảo Khoa học về bảo tồn, phát huy và phát triển Võ cổ truyền Bình Định.

Quý III

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Tài chính
Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh

 

4

Hỗ trợ phục hồi, bảo tồn, phát huy và phát triển các hoạt động văn hóa Võ cổ truyền Bình Định tại các huyện, thị xã, thành phố; Tiếp tục hỗ trợ chế độ hàng tháng cho võ sư phụ trách 06 võ đường tiêu biểu biểu diễn phục vụ khách tham quan du lịch trong năm 2017; Hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất cho các võ đường nhằm khuyến khích, động viên các võ sư, huấn luyện viên tại cơ Sở.

Thường xuyên trong năm 2017

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh

 

5

Tổ chức kiểm tra định kỳ tại các võ đường để kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động khi được đầu tư

Thường xuyên trong năm 2017

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh

 

II

QUẢNG BÁ, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH

1

Thường xuyên viết bài, đăng tải, cập nhật thông tin về hoạt động Võ cổ truyền Bình Định trên website của Sở Văn hóa và Thể thao cũng như tại website các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Quý II

Sở Văn hóa và Thể thao Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Tài chính, Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh

 

2

Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên báo, đài, Website...

Thường xuyên trong năm 2017

Sở Văn hóa và Thể thao
Sở Thông tin và Truyền thông

Các Cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương

 

3

Tổ chức Lớp tập huấn nội dung giảng dạy Võ cổ truyền Bình Định cho đội ngũ giáo viên thể dục, thể thao tại các trường học trong tỉnh (Thực hiện theo Chỉ thị 03/CT-UBND ngày 08/01/2016)

Tháng 8

Sở Văn hóa và Thể thao Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Tài chính
Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh

 

4

Xây dựng và tổ chức hoạt động câu lạc bộ Võ cổ truyền tại 03 khu dân cư thí điểm.

Quý III

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh

 

 

 





Chỉ thị 03/CT-UBND về thực hiện đầu tư công năm 2020 Ban hành: 23/01/2020 | Cập nhật: 22/02/2020

Chỉ thị 03/CT-UBND về công tác quân sự, quốc phòng năm 2019 Ban hành: 25/02/2019 | Cập nhật: 25/03/2019

Chỉ thị 03/CT-UBND về công tác tìm kiếm cứu nạn năm 2017 Ban hành: 15/03/2017 | Cập nhật: 03/04/2017

Chỉ thị 03/CT-UBND tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 Ban hành: 10/01/2014 | Cập nhật: 15/04/2014