Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 23-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Số hiệu: 63/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Tống Quang Thìn
Ngày ban hành: 05/06/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 05 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 23-CTR/TU NGÀY 28/7/2014 CỦA TỈNH ỦY NINH BÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW NGÀY 09/6/2014 HỘI NGHỊ LẦN THỨ 9 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC

Thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết s33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (sau đây gọi tắt là Nghị quyết s 33-NQ/TW khóa XI); Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 28/7/2014 của Tỉnh ủy Ninh Bình thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW khóa XI, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những quan đim, chủ trương, định hướng thể hiện quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Cụ thể hóa những nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Tỉnh ủy và tổ chức thực hiện, nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố tích cực, chủ động trong việc tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra.

- Việc xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ phải gắn với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, đảm bảo khả thi; gn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của ngành, địa phương, đơn vị, phù hợp với điều kiện chung của tỉnh, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng văn hóa và con người Ninh Bình trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống của vùng đất Cố đô lịch sử thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, tiến bộ hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Củng cố ý thức tuân thủ pháp luật, đcao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình và cộng đồng, ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng thôn, làng, khu phố và trong mỗi gia đình.

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị văn hóa, phát triển văn học nghệ thuật, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và tham gia nhiu hơn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; thu hẹp khoảng cách trong hưởng thụ văn hóa gia thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền trong tỉnh.

- Bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; kế thừa phát huy các giá trị văn hóa, các chuẩn mực đạo đức, nếp sống, lối sng truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần tạo động lực tinh thần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội xây dựng quê hương, đất nước.

2. Một số ch tiêu cụ th đến năm 2020

- 85% số hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa; 80% số làng (thôn, xóm) đạt danh hiệu làng văn hóa; 85% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;

- 75% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 55% phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh;

- 100% số làng (thôn, xóm), tổ dân phố có nhà văn hóa - khu thể thao; xây dựng tủ sách gắn với nhà văn hóa; 80,7% số xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa - khu thể thao; 100% số huyện, thành phố có nhà văn hóa thiếu nhi, có thư viện.

- 27,5% gia đình thể thao; 650 câu lạc bộ thể thao tại các cơ quan xí nghiệp, các xã, phường, thị trấn; 100% trường phổ thông tổ chức tốt hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa; 7/8 huyện, thành phố có sân vận động đạt tiêu chuẩn.

- Hằng năm ngân sách tỉnh bố trí kinh phí để tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp từ 20-25 di tích cấp tỉnh; dành kinh phí đối ứng để tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia.

- Động viên, khuyến khích đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức trên địa bàn tích cực sáng tác những tác phẩm có chất lượng, phản ánh trung thực, sinh động, sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.

- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Tng bước ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức, lối sống; chống các quan điểm sai trái gây ảnh hưởng xấu đến xây dựng văn hóa và ổn định xã hội.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

- Phổ biến, quán triệt sâu rộng tới cán bộ đảng viên và nhân dân các quan đim, đường lối, chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam.

- Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền. Chú trọng tuyên truyền gương người tốt việc tốt, những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến.

- Tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền về văn hóa, con người Ninh Bình với các hình thức phong phú, đa dạng góp phần củng cố, nâng cao nhận thức về văn hóa và vai trò của xây dựng văn hóa, con người trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Chú trọng tuyên truyền xây dựng hình ảnh con người Ninh Bình thanh lịch, sáng tạo, chăm lao động và giàu nghĩa khí, giàu lòng tự trọng, giàu tình yêu thương con người, có hiu biết và ý thức trách nhiệm công dân.

2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, nhân văn, nhân ái, đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, bảo vệ môi trường trong mỗi gia đình, trong các khu dân cư, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế văn hóa công sở. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hương ước, quy ước đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với tính chất, đặc điểm của khu dân cư.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới, đô th văn minh.

- Xây dựng kế hoạch hằng năm triển khai Chương trình thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Kế hoạch truyền thông về phát triển phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 08/7/2016 về xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn, văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020.

- Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong sinh hoạt công cộng, trong giao tiếp và ứng xử, trong giao thông, thương mại, lễ hội, vui chơi, giải trí... chú trọng xây dựng văn hóa, văn minh trong hoạt động du lịch, dịch vụ. Tăng cường thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Duy trì và phát huy các yếu tố tích cực, các giá trị nhân văn, nhân đạo, tiến bộ trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng loại bỏ dần các yếu tố mê tín, dị đoan, các hủ tục lạc hậu trong thực hiện các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, các cộng đồng dân cư.

- Xây dựng các điểm quy định để cộng đồng nhân dân thông tin, quảng cáo, rao vặt, tránh tình trạng để người dân thông tin không tập trung, mất mỹ quan đô thị.

3. Xây dựng con người Ninh Bình phát triển toàn din

- Tiếp tục nghiên cứu, phổ biến, giới thiệu về lịch sử, truyền thống cách mạng, các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, nâng cao hiu biết, bồi đắp, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và các tầng lớp nhân dân.

- Thực hiện công tác giáo dục nghệ thuật; phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người.

- Triển khai hiệu thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, dòng họ. Khơi dậy tình đoàn kết, yêu thương gắn bó, ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với bạn bè, đồng nghiệp, giữa con người với con người trong xã hội.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện các kế hoạch của UBND tỉnh: Kế hoạch số 947/KH-UBND ngày 26/11/2012 về thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 03/11/2014 về thực hiện chương trình hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020, Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 09/8/2016 về thực hiện Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; đẩy mạnh các hoạt động thể thao quần chúng; đổi mới, tăng cường nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục thể chất trong trường học.

4. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị

- Chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong các tổ chức Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang... Trong đó trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy, gắn bó với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động. Xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng; đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành sinh hoạt thường xuyên của các tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan đơn vị trong tỉnh.

5. Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, các loại hình nghệ thuật truyền thống gắn với phát triển du lịch.

- Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn, phục vụ cho công tác giáo dục lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng, xây dựng quê hương, phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong quá trình xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đối với những di sản văn hóa tiêu biểu đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

- Thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng, kháng chiến, giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của địa phương như hát chèo, hát xẩm, hát chầu văn... Phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Khuyến khích các nghệ nhân, những người nắm giữ các giá trị văn hóa phi vật thể, kỹ nghệ truyền thống truyền dạy cho thế hệ trẻ nhằm khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa, văn nghệ, nghệ truyền thống tạo ra các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ mang đặc trưng của địa phương phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

6. Củng cố, xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 2563/QD-BVHTTDL ngày 03/8/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn.

- Đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình văn hóa cấp tỉnh: nhà hát, rạp chiếu phim, nhà trưng bày triển lãm, nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện và các công trình văn hóa ở các huyện, thành phố.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị văn hóa nghệ thuật. Hướng mạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của các đơn vị sự nghiệp văn hóa về cơ sở phục vụ nhân dân.

- Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức bộ máy, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hệ thống nhà văn hóa, thể thao các xã, phường, thị trấn và khu dân cư, tạo điều kiện để nhân dân có điều kiện tham gia, tổ chức các hoạt động văn hóa tại cộng đồng.

- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ, thdục thể thao trong cộng đồng dân cư; nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật truyền thống, trong đó chú trọng hoạt động bảo tồn, truyền dạy, duy trì hoạt động nghệ thuật truyền thống hát chèo, hát xẩm, hát chầu văn... các loại hình dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian của địa phương.

- Đẩy mạnh hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật trong hội viên hội văn học nghệ thuật tỉnh và tổ chức phong trào sáng tác trong nhân dân. Tăng cường hoạt động, đi mới, đa dạng hóa các hình thức phổ biến tác phẩm văn học nghệ thuật, đưa các tác phẩm văn học, nghệ thuật đến với đông đảo nhân dân.

- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật tiên tiến vào lĩnh vực văn hóa, thể thao.

7. Tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hóa, nghệ thuật

- Đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch thực hiện Chiến lược ngoại giao văn hóa, chiến lược phát triển thông tin đối ngoại của tỉnh.

- Tăng cường các hoạt động hợp tác, trao đi với các cơ sở nghiên cứu khoa học về lịch sử, văn hóa - xã hội, văn học nghệ thuật ở trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa địa phương.

- Tổ chức, tham gia các hoạt động sáng tác, trưng bày, triển lãm, các cuộc thi về văn hóa, văn học, nghệ thuật do trung ương, các khu vực và các tỉnh đồng bằng sông Hồng tổ chức. Đăng cai các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật do trung ương tổ chức tại Ninh Bình.

IV. T CHỨC THC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả nội dung Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ, Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 28/7/2014 của Tỉnh ủy Ninh Bình thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, đề xuất nguồn kinh phí trong kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn kinh phí trong Kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện.

- Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai theo quy định để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực văn hóa.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ, Chương trình hành động số 23-CTr/TU của Tỉnh ủy Ninh Bình và các nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Ninh Bình đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, quản lý các trang thông tin điện tử trên internet có chủ sở hữu là người Ninh Bình

5. Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Tăng cường công tác tuyên truyền, góp phần giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.

6. Các S, cơ quan thuộc UBND tnh

Căn cứ Chương trình hành động 23-CTr/TU của Tỉnh ủy Ninh Bình và các nhiệm vụ tại Kế hoạch này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ hằng năm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao).

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn th của tỉnh

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tiếp tục nâng cao chất lượng các phong trào đã có; phát hiện những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến để rút kinh nghiệm và nhân rộng thành phong trào chung.

8. Ủy ban nhân dân các huyn, thành phố

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch cho địa phương, trên cơ sở đó có phương án quy hoạch đất và huy động các nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa, thể thao và xây dựng các công trình văn hóa, thể thao.

- Căn cứ Chương trình hành động 23-CTr/TU của Tỉnh ủy Ninh Bình và các nhiệm vụ tại Kế hoạch này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện của địa phương, định kỳ hằng năm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao).

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ, Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 28/7/2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh những nội dung cụ thể, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp, trao đi với Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VP
6,2,4,5.
TN/
kh05

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Tống Quang Thìn