Kế hoạch 58/KH-UBND về đối thoại với doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020
Số hiệu: | 58/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Lê Duy Thành |
Ngày ban hành: | 20/03/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Doanh nghiệp, hợp tác xã, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 3 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2020
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Thông báo kết luận số 2057-TB/TU ngày 25/02/2020 và Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 09/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục chủ động, quyết liệt trong việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng năm 2020.
Trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tại Tờ trình số 08/TTr-BQLKCN ngày 20/3/2020, UBND tỉnh ban hành kế hoạch Đối thoại với doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh năm 2020, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Đối thoại doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh là việc trao đổi, thảo luận giữa các cơ quan, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã, đang và sẽ thực hiện đầu tư vào KCN, qua đó kịp thời nắm bắt, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thực hiện các thủ tục hành chính,... tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh trong việc tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại các KCN.
- Kịp thời sửa đổi, ban hành hoặc kiến nghị, đề xuất các cơ quan Trung ương xem xét, hoàn thiện các cơ chế, chính sách mới nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức đối thoại doanh nghiệp phải bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, trên tinh thần lắng nghe, chia sẻ và chung tay hỗ trợ, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nhất.
- Các nội dung, chương trình đối thoại cần chuẩn bị chu đáo, thiết thực, gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đối thoại, cơ quan được giao chủ trì/thường trực tổng hợp thông tin, tình hình, kết quả hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, kinh doanh trong các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp thông qua đối thoại phải được trả lời trực tiếp tại hội nghị hoặc bằng văn bản sau đối thoại; UBND tỉnh, các cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ có trách nhiệm trả lời, giải đáp, hướng dẫn doanh nghiệp; đồng thời tổng hợp kết quả giải quyết bằng văn bản tới doanh nghiệp trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ khi kết thúc hội nghị. Trường hợp kiến nghị liên quan đến cơ chế chính sách, vượt thẩm quyền; cơ quan được giao chủ trì có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND tỉnh có văn bản xin ý kiến hướng dẫn của các cơ quan Trung ương.
II. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH:
1. Hình thức tổ chức đối thoại: Tổ chức theo 03 hình thức cơ bản như:
1.1. Đối thoại theo quốc gia, vùng lãnh thổ: Tổ chức hội nghị theo các đối tác đầu tư. Trước mắt, năm 2020 sẽ tổ chức 04 hội nghị riêng cho các doanh nghiệp/nhà đầu tư: Hàn Quốc, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông), Nhật Bản, các quốc gia khác và doanh nghiệp trong nước.
1.2. Đối thoại theo địa bàn KCN: Tổ chức hội nghị đối thoại với các nhà đầu tư/doanh nghiệp tại 04 địa bàn KCN: Khai Quang, Bình Xuyên I, Bình Xuyên II, Bá Thiện I và II.
1.3. Đối thoại định kỳ: Tổ chức hội nghị quy mô nhỏ, ngắn, chủ yếu phục vụ các nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư vào các KCN, những vướng mắc, kiến nghị liên quan đến hoạt động đầu tư, lao động, môi trường,...
2. Thời gian, địa điểm:
2.1. Thời gian tổ chức:
- Đối thoại theo quốc gia, vùng lãnh thổ: Dự kiến tổ chức vào các tháng 4, tháng 6, tháng 8, tháng 10 và tháng 12.
- Đối thoại theo địa bàn KCN: Dự kiến mỗi quý tổ chức 1 lần vào các tháng 5, tháng 7, tháng 9 và tháng 11.
- Đối thoại định kỳ: Dự kiến vào chiều thứ 5 hàng tuần.
2.2. Địa điểm đối thoại:
- Đối với hội nghị đối thoại theo quốc gia, vùng lãnh thổ và theo địa bàn các KCN: Tại Phòng họp Trung tâm Hội nghị tỉnh, Phòng họp Ban Quản lý các KCN hoặc Phòng họp của Chủ đầu tư hạ tầng KCN.
- Đối với các cuộc đối thoại định kỳ: Tại Ban Quản lý các KCN.
3. Thành phần tham dự:
3.1. Đối thoại theo quốc gia, vùng lãnh thổ và theo địa bàn KCN:
- Chủ trì đối thoại: Lãnh đạo UBND (căn cứ vào tính chất, nội dung và số lượng doanh nghiệp tham dự, tùy từng hội nghị đối thoại có thể mời: Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tham gia chủ trì đối thoại).
- Thủ trưởng các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Lao động - TBXH, Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý các KCN, Văn phòng UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Cục Thuế, Chi Cục Hải quan, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.
- Đại diện Lãnh đạo các doanh nghiệp: Dự kiến mỗi hội nghị đối thoại từ 50-70 doanh nghiệp, riêng hội nghị đối thoại nhà đầu tư/doanh nghiệp Hàn Quốc số lượng doanh nghiệp tham dự có thể 150 doanh nghiệp hoặc hơn nữa.
- Đại diện các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trong tỉnh và huyện, thành phố.
- Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, các doanh nghiệp viễn thông, cấp nước trên địa bàn tỉnh.
- Báo Vĩnh Phúc, Đài PT-TH, Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử của tỉnh.
3.2. Đối thoại định kỳ: Giao Ban quản lý các KCN trực tiếp thực hiện. Trường hợp cần thiết có thể tham mưu, đề xuất Lãnh đạo UBND tỉnh và mời một số sở, ngành liên quan tham dự.
4. Nội dung chương trình:
4.1. Hội nghị đối thoại theo quốc gia, vùng lãnh thổ và theo địa bàn KCN:
- Đón tiếp đại biểu: Ban quản lý các KCN chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Lãnh đạo Ban Quản lý các KCN.
- Đối thoại giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước:
+ Lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì;
+ Lãnh đạo Ban quản lý các KCN điều hành;
+ Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương có liên quan trả lời doanh nghiệp.
- Lãnh đạo tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
- Kết thúc hội nghị.
4.2. Đối thoại định kỳ: Ban Quản lý các KCN chủ trì đối thoại và cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCN đồng thời trực tiếp tổ chức đối thoại tại trụ sở Ban Quản lý các KCN theo các nội dung doanh nghiệp đăng ký hoặc đột xuất.
5. Kinh phí tổ chức Hội nghị: Từ nguồn ngân sách tỉnh.
III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
1. Ban Quản lý các KCN:
- Chủ trì các nội dung theo chương trình.
- Chuẩn bị Ma két, hội trường, tài liệu hội nghị, khánh tiết, hậu cần;
- Dự thảo, trình UBND tỉnh ký, gửi giấy mời; chẩn bị báo cáo, dự thảo bài phát biểu, kết luận của Lãnh đạo tỉnh.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự Hội nghị.
- Rà soát, tổng hợp, đề xuất lựa chọn doanh nghiệp hội viên mời tham dự, gửi Giấy mời, đồng thời xác nhận và tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tham dự hội nghị đông đủ, đúng thành phần.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan; các địa phương chủ động rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (phân loại theo nhóm vấn đề), phân công, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương trả lời, giải đáp bằng văn bản, tổng hợp kết quả giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp làm cơ sở báo cáo UBND tỉnh nắm bắt việc xử lý, giải quyết để chủ động điều hành Hội nghị.
- Kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện.
- Dẫn chương trình Hội nghị (phần đối thoại).
2. Sở Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định hiện hành, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, đủ nguồn kinh phí phục vụ các nội dung đối thoại doanh nghiệp.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh:
- Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan liên quan tổng hợp các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp báo cáo UBND tỉnh.
- Phối hợp với các ngành, Hội, Hiệp hội phân công nhiệm vụ, đón tiếp đại biểu, phát tài liệu.
4. Các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, đơn vị tham dự Hội nghị:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nắm bắt tình hình, kết quả giải quyết khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị, đề nghị của doanh nghiệp.
- Thủ trưởng các đơn vị sở, ban, ngành, huyện, thành phố có trách nhiệm dự họp, trả lời, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp tại hội nghị và tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh chủ trương, biện pháp xử lý, giải quyết.
- Trả lời các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp phải ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ những nội dung theo đề nghị của doanh nghiệp.
5. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình, Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh:
- Thông báo về kế hoạch tổ chức Đối thoại doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh năm 2020 để các doanh nghiệp biết, tham dự Hội nghị.
- Viết tin, bài tuyên truyền về các hội nghị đối thoại tham dự.
Trên đây là kế hoạch đối thoại doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh năm 2020; UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch, khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, thường xuyên liên hệ, báo cáo tình hình về cơ quan thường trực: Ban quản lý các KCN để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 Ban hành: 01/01/2021 | Cập nhật: 04/01/2021
Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 Ban hành: 04/03/2020 | Cập nhật: 06/03/2020
Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 Ban hành: 01/01/2020 | Cập nhật: 02/01/2020
Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2019 về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh Ban hành: 23/04/2019 | Cập nhật: 24/04/2019
Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 Ban hành: 01/01/2019 | Cập nhật: 02/01/2019
Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2018 về tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng (1997-2017) Ban hành: 10/05/2018 | Cập nhật: 15/05/2018
Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2017 về đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Ban hành: 29/03/2017 | Cập nhật: 30/03/2017
Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2017 về ký Bản ghi nhớ về hợp tác Biển và Nghề cá giữa Việt Nam - Indonesia Ban hành: 06/01/2017 | Cập nhật: 09/01/2017
Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2016 thực hiện Nghị quyết 112/2015/NQ-QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng Ban hành: 04/04/2016 | Cập nhật: 06/04/2016
Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2015 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 Ban hành: 29/05/2015 | Cập nhật: 30/05/2015
Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2014 về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2015 Ban hành: 21/05/2014 | Cập nhật: 23/05/2014
Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2014 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 06/01/2014 | Cập nhật: 08/01/2014
Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2013 nhiệm vụ triển khai trong ba năm 2013 - 2015 nhằm thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 Ban hành: 19/06/2013 | Cập nhật: 20/06/2013
Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu Ban hành: 07/01/2013 | Cập nhật: 11/01/2013
Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2012 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sân golf theo Quyết định 1946/QĐ-TTg Ban hành: 18/04/2012 | Cập nhật: 20/04/2012
Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2012 về phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2011 Ban hành: 07/01/2012 | Cập nhật: 09/01/2012
Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước Ban hành: 09/01/2011 | Cập nhật: 13/01/2011
Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2010 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2009 Ban hành: 11/01/2010 | Cập nhật: 13/01/2010