Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2020 về tổ chức phong tỏa, cách ly một địa phương cấp huyện để phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Số hiệu: | 58/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ninh | Người ký: | Nguyễn Văn Thắng |
Ngày ban hành: | 23/03/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/KH-UBND |
Quảng Ninh, ngày 23 tháng 3 năm 2020 |
TỔ CHỨC PHONG TỎA, CÁCH LY MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2012/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 14/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
Căn cứ Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 30/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thông báo số 1709-TB/TU ngày 18/3/2020 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 09/3/2020 và văn bản số 1721/UBND-DL1 ngày 18/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về các nội dung cấp bách chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Điện khẩn số 03/ĐK-UBND ngày 20/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhân khẩu và khai báo người Việt Nam từ nước ngoài về địa phương, phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 lây lan trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ tình hình và thực tiễn diễn biến phức tạp trên diện rộng của dịch COVID-19
Để chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, xét đề nghị của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại Tờ trình số 2325/TTr-BCH ngày 18/3/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phong tỏa, cách ly một địa phương cấp huyện để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, như sau:
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc và nghiêm túc, khẩn trương thực hiện nghiêm túc, cụ thể các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 30/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chỉ đạo của tỉnh liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
2. Chủ động triển khai thực hiện các biện pháp để kiểm soát, phòng chống lây lan dịch bệnh, bảo đảm an ninh, trật tự, trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nhưng vẫn phải duy trì cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong phòng, chống dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đơn vị và chính quyền địa phương để kiểm soát, quản lý chặt chẽ nhân khẩu đi, đến trong mỗi gia đình, tổ dân, khu phố, thôn, bản trong địa phương, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
4. Các lực lượng được huy động tham gia Phương án phải được thành lập từ thôn, khu, bản và phải có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, chấp hành nghiêm mệnh lệnh chỉ huy, ứng xử văn hóa khi thi hành công vụ; chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Khi vùng dịch đã có sự lây lan trong cộng đồng và có nguy cơ lớn lây lan sang các khu vực, địa phương khác trong khi hầu hết các khu vực, địa phương khác chưa có ca bệnh hoặc chỉ có một số ít ca bệnh xâm nhập.
- Ngày N-3... tại huyện X, tỉnh Quảng Ninh có một số công dân đi du lịch, du học sinh, công dân Việt Nam lao động, làm ăn ở các quốc gia có dịch trở về địa phương không khai báo.
- Ngày N-2...phát hiện 1,2,3 công dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở được gia đình đưa về Trung tâm y tế huyện. Sau khi tiến hành các thủ tục xét nghiệm, 12 công dân trên đều cho kết quả dương tính với COVID-19 và được đưa về khu vực cách ly tiến hành điều trị.
- Các ngày tiếp theo, số lượng công dân có biểu hiện ho, sốt trên địa bàn được đưa đến Trung tâm Y tế xét nghiệm có kết quả dương tính COVID-19 liên tục gia tăng nhanh chóng từ 2,3,5 hiện tại lên đến 20 công dân.
- Cơ quan chức năng sau khi tiến hành xác minh phát hiện, trong thời gian về gia đình, 12 công dân trên không khai báo trung thực, đồng thời đã gặp và tiếp xúc với nhiều người trên địa bàn huyện. Các trường hợp này hiện tại vẫn chưa kiểm soát và cách ly được triệt để.
- Trên địa bàn xuất hiện một số người dân chết (do tuổi cao, bệnh tật...), tuy nhiên một số phần tử đã tung tin đồn ốm chết do mắc COVID-19. Tình trạng đầu cơ, tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm sinh hoạt đã xuất hiện tràn lan. Các cửa hàng, siêu thị ... đã gần như không còn đủ khả năng cung ứng; một số phần tử trộm cắp, thậm chí gây rối, kích động đã xuất hiện ở một số nơi. Qua nắm bắt dư luận, một số hộ gia đình đã có dấu hiệu thu gom tài sản, chuẩn bị hành lý để rời khỏi địa bàn. Tình hình dư luận nhân dân hết sức hoang mang, lo sợ.
Các huyện lân cận đã được thông báo và phối hợp giám sát những trường hợp đã tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính tại huyện X, phát hiện có 02 trường hợp dương tính tại huyện Y, 03 trường hợp dương tính tại huyện Z, đối tượng này và đối tượng tiếp xúc khác đã được các huyện tập trung rà soát, cách ly và điều trị.
Ban chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 nhận định: các trường hợp tiếp xúc F1, F2, F3,... liên quan đến các bệnh nhân dương tính với COVID- 19 trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Diễn biến tình hình dịch bệnh chuyển sang giai đoạn bùng nổ, lây lan diện rộng và khó kiểm soát trên địa bàn huyện X và các địa bàn khác trong tỉnh nếu không thực hiện biện pháp phong tỏa, cách ly đối với huyện X. Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế và ra quyết định phong tỏa, cách ly y tế toàn bộ huyện X để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
III. CÁC BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Ngày N-1, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng chống dịch COVID-19 họp khẩn cấp để triển khai các biện pháp cấp bách xử lý dịch bệnh tại huyện X; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo và triển khai thực hiện.
2. Ra quyết định phong tỏa, khoanh vùng, cách ly huyện X.
3. Ra quyết định thành lập Sở chỉ huy “nhẹ” để điều hành, phong tỏa địa phương và triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tiến hành các biện pháp khử trùng, tiêu độc dập dịch.
4. Thực hiện các hoạt động y tế trong vùng cách ly, thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 09/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đáp ứng với các cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona: thiết lập hệ thống giám sát phát hiện chủ động bệnh dịch tại cộng đồng; tổ chức cách ly y tế; tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cách ly; bảo đảm công tác kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị; hoạt động truyền thông phòng chống dịch trong vùng cách ly.
5. Chỉ đạo 03 tổ công tác phòng chống dịch bệnh theo Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 04/02/2020 của UBND tỉnh và các Tiểu ban Giám sát, Tuyên truyền, Điều trị, Hậu cần phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thực hiện nhiệm vụ nắm, chỉ đạo, giám sát trực tiếp công tác xử lý dịch.
6. Nhanh chóng kiểm tra, xác minh toàn bộ số công dân cư trú, lưu trú trên địa bàn; khảo sát, lên sơ đồ, xác định các tuyến đường ra, vào huyện X; lập hàng rào, thành lập các chốt kiểm soát, thực hiện khoanh vùng, phong tỏa, cách ly đối với tất cả các công dân huyện X và quản lý chặt chẽ các lực lượng thực hiện nhiệm vụ; giám sát dịch tễ, khử khuẩn người và các phương tiện giao thông trước khi ra, vào địa bàn huyện X.
7. Chỉ đạo tiến hành điều tra hành trình đi lại, giao tiếp của người đã nhiễm bệnh, xác định những người tiếp xúc gần (F1) để phân loại, cách ly.
8. Báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 thành lập bệnh viện dã chiến tại Trung tâm y tế huyện hoặc thành lập bệnh viện dã chiến ở địa điểm hợp lý tại địa bàn, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế bảo đảm điều trị các ca nhiễm bệnh tại địa phương, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom chất thải, tránh để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng;
9. Tiến hành tiêu độc, khử trùng toàn bộ các khu dân cư và các khu vực lân cận xét thấy cần thiết.
10. Tổ chức tốt công tác truyền thông để nhân dân nhận thức đúng về tình hình dịch bệnh, tránh tâm lý hoang mang, lo sợ, chấp hành nghiêm lệnh phong tỏa và có tinh thần trách nhiệm trong phòng, chống dịch.
11. Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục đời sống sinh hoạt cho người dân và các đơn vị, lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại khu vực phong tỏa, cách ly; có phương án điều tiết, ổn định thị trường; kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng hàng hóa và gian lận thương mại.
12. Chỉ đạo các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tiếp tục sản xuất kinh doanh trong thời gian địa phương bị phong tỏa, cách ly.
1. Chỉ đạo công tác truyền thông trước khi thực hiện cách ly
- Tổ chức họp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với Ban chỉ đạo cấp trên để quán triệt, triển khai nhiệm vụ.
- Quán triệt chủ trương, tuyên truyền, phổ biến, vận động toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo sự đồng thuận, an tâm và ủng hộ việc thiết lập vùng cách ly y tế. Phổ biến nội quy khu cách ly và triển khai ký cam kết cách ly y tế qua hệ thống công nghệ thông tin, truyền thanh, truyền hình địa phương (thu hình ảnh và truyền hình).
- Thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức: Pano, khẩu hiệu, áp phích, hệ thống loa phường phát thanh trong các khu dân cư, truyền hình lưu động, nhắn tin trên điện thoại, qua hệ thống Smart Quảng Ninh, tập trung vào các nội dung:
+ Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của việc lập vùng cách ly y tế; việc ký cam kết thực hiện cách ly, nội quy khu cách ly.
+ Quán triệt về vai trò, trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của mỗi người, mỗi gia đình trong việc thực hiện cách ly. Phổ biến, hướng dẫn cho nhân dân những việc cần làm, không được làm trong khu vực cách ly.
+ Thông tin kịp thời diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và các nội dung chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp trên, thông tin chính xác, minh bạch về tình hình dịch để nhân dân yên tâm, không hoang mang.
- Thành phần, nhiệm vụ của chốt kiểm soát: Mỗi chốt kiểm soát gồm 03 ca, mỗi ca gồm tối thiểu 04 thành phần có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa người ra, người vào vùng cách ly. Người ra vào vùng cách ly phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Cụ thể:
+ Công an: Trưởng chốt, phụ trách chung, kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa ra, vào khu cách ly.
+ Quân đội: Kiểm soát, ghi chép, lập danh sách theo dõi 100% người, phương tiện, hàng hóa ra vào khu cách ly.
+ Y tế: Kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ cho người ra vào khu cách ly; hướng dẫn pha hóa chất phun tiêu độc, khử trùng các phương tiện ra vào; hướng dẫn việc khử khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hướng dẫn sử dụng khẩu trang và thu gom khẩu trang đã qua sử dụng vào nơi quy định tại chốt kiểm soát (theo đúng quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn).
+ Thanh niên hoặc dân quân tự vệ: Thực hiện phun tiêu độc, khử trùng tất cả các phương tiện, hàng hóa có khả năng lây truyền dịch bệnh ra, vào khu cách ly.
- Huy động bố trí lực lượng cho các chốt kiểm soát:
+ Công an: Do Công an huyện huy động, bố trí.
+ Bộ đội: Do Ban chỉ huy Quân sự huyện điều động.
+ Y tế: Do Trung tâm Y tế huyện điều động.
+ Thanh niên hoặc dân quân tự vệ: Do UBND huyện điều động.
3. Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly
- Chính quyền và các cơ quan chức năng của huyện, phường (xã, thị trấn) triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng cách ly.
- Kiểm tra, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ trong vùng cách ly.
- Dừng toàn diện, kịp thời các hoạt động, sự kiện tập trung đông người như vui chơi, giải trí, lễ hội, sự kiện ăn uống đông người, ... trong vùng cách ly.
Tạm dừng việc dạy và học của giáo viên, học sinh khu vực bị cách ly.
- Tổ chức tuần tra, bảo vệ thường xuyên khu vực cách ly 24/24h.
4. Đảm bảo an sinh xã hội trong vùng cách ly
Chính quyền chủ trì chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cho người dân trong vùng cách ly cụ thể là:
- Thực hiện việc cung cấp các vật tư y tế, trang phục bảo hộ chống lây nhiễm, khẩu trang, ... cho các lực lượng làm nhiệm vụ phong tỏa, cách ly, phòng, chống dịch.
- Thành lập ở mỗi tổ dân, khu phố, mỗi khu vực 01 tổ thu gom phân loại rác thải (02 người) có nhiệm vụ hàng ngày thu gom, phân loại và vận chuyển rác thải ở từng tổ dân, khu phố, từng khu vực đến nơi tập trung, chờ xử lý. Triển khai hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải y tế hàng ngày.
- Thành lập tổ hỗ trợ hậu cần từ người tình nguyện hoặc nhân lực từ các tổ dân, khu phố, mỗi tổ tối thiểu 03 người có nhiệm vụ hỗ trợ hậu cần (cung cấp đồ ăn, nước uống và các vật dụng cần thiết, tối thiểu) cho các lực lượng tham gia thường trực, làm nhiệm vụ trong khu vực cách ly (số lượng tổ hỗ trợ hậu cần có thể thay đổi theo số chốt, trạm kiểm soát ra/vào vùng cách ly).
- Thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá trong khu vực cách ly để cung ứng lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của nhân dân trong thời gian thực hiện phong tỏa, cách ly (phụ thuộc vào thực tế khu vực cách ly).
5. Thực hiện các hoạt động y tế trong vùng cách ly
5.1. Thiết lập, duy trì hoạt động hệ thống giám sát chủ động phòng dịch tại cộng đồng:
- Thành lập các tổ giám sát, mỗi tổ 03 người nhân viên y tế là tổ trưởng và các thành viên là: trưởng khu phố hoặc hội viên hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên, ...). số lượng tổ giám sát tùy thuộc mật độ dân số tại khu cách ly.
- Trung tâm Y tế tổ chức tập huấn nhanh cho các thành viên các Tổ giám sát về theo dõi sức khỏe, đo nhiệt độ và ghi chép biểu mẫu báo cáo.
- Nhiệm vụ của các Tổ giám sát:
+ Lập danh sách toàn bộ các hộ gia đình và các thành viên trong gia đình do tổ mình phụ trách, tuyệt đối không bỏ sót.
+ Giám sát sức khỏe và đo thân nhiệt cho 100% người dân trong vùng cách ly mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Ghi chép kết quả vào biểu mẫu giám sát, theo dõi sức khỏe hộ gia đình.
+ Hỗ trợ cho người có biểu hiện bất thường về sức khỏe thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên.
+ Khi có trường hợp bất thường về sức khỏe của người dân trong vùng cách ly phải Thông báo ngay Trạm Y tế phường/xã và hướng dẫn người dân đến điểm khám.
Trường hợp phát hiện có người có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh COVID- 19 (sốt, ho, sốt, khó thở) tại hộ gia đình, lập tức cho bệnh nhân đeo khẩu trang và báo cáo ngay bằng điện thoại cho Trạm Y tế phường/xã, sau đó tiếp tục thực hiện việc rà soát, lập danh sách toàn bộ những người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ.
Trạm Y tế phường (xã) báo cáo và phối hợp với TTYT huyện đưa bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh cũng như những người tiếp xúc gần đến cơ sở cách ly, điều trị và lấy mẫu bệnh phẩm để gửi đi xét nghiệm theo quy định.
+ Thực hiện ghi chép đầy đủ báo cáo vào cuối mỗi ngày cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Phường. Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Phường tổng hợp gửi báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống dịch của huyện và theo hệ thống lên cấp trên.
- Thiết lập số điện thoại đường dây nóng báo dịch và cung cấp, công khai rộng rãi cho cho toàn thể nhân dân trong vùng cách ly biết để người dân chủ động khai báo, cung cấp thông tin khi bản thân hoặc người trong gia đình, hàng xóm có biểu hiện nghi mắc bệnh.
- Xây dựng bản tin ngắn phát trên loa truyền thanh hàng ngày “Thông báo cho người dân về hoạt động theo dõi sức khỏe hộ gia đình” để nhân dân biết và hợp tác.
- Trung tâm Y tế huyện, các Bệnh viện trên địa bàn phân công cán bộ cùng y tế phường cắm chốt tại Trạm Y tế Phường (xã) để nắm bắt thông tin về dịch bệnh và đảm bảo việc khám chữa bệnh, cấp cứu các bệnh thông thường cho nhân dân.
- Bố trí 2 xe cứu thương, một xe để chở bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID- 19 đến khu cách ly tập trung hoặc đi bệnh viện; một xe để chở những bệnh nhân cấp cứu do các bệnh thông thường khác lên bệnh viện tuyến trên khi có yêu cầu.
5.2. Tổ chức cách ly y tế:
Trong vùng cách ly cần thực hiện các biện pháp cách ly y tế đối với cá nhân ở mức nghiêm ngặt hơn so với các nơi khác, cụ thể như sau:
a. Ca bệnh xác định mắc COVID-19:
- Cho bệnh nhân cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở điều trị theo quy định của Bộ Y tế. Cơ sở điều trị bệnh COVID-19.
- Nhóm tiếp xúc gần với ca bệnh xác định:
+ Người sống trong cùng hộ gia đình với ca bệnh xác định: cách ly và theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Khu vực cách ly của người sống cùng hộ gia đình phải riêng biệt với khu điều trị bệnh nhân xác định. Lấy mẫu bệnh phẩm người sống trong cùng hộ gia đình xét nghiệm SARS-CoV-2.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca bệnh xác định.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục cách ly, theo dõi sức khoẻ hàng ngày (đo thân nhiệt, phát hiện các triệu chứng) tại cơ sở y tế đủ 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Trong quá trình theo dõi nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2.
+ Người tiếp xúc gần khác (hàng xóm, bạn bè, cùng nhóm làm việc...): cách ly và theo dõi chặt chẽ lại cơ sở y tế hoặc cơ sở cách ly tập trung trong 14 ngày có sự cam kết của người được cách ly với cơ sở cách ly. Khu vực cách ly của người tiếp xúc gần phải riêng biệt với khu điều trị bệnh nhân xác định. Lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm SARS-CoV-2.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca bệnh xác định.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục cách ly, theo dõi sức khoẻ hàng ngày (đo thân nhiệt, phát hiện các triệu chứng) tại cơ sở y tế hoặc cơ sở cách ly tập trung đủ 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Trong quá trình theo dõi nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2.
b. Ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19:
- Cho bệnh nhân đeo khẩu trang và đưa đi cách ly ngay tại cơ sở điều trị. Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh cần được sắp xếp cách ly ở khu riêng với khu điều trị bệnh nhân xác định.
+ Nếu bệnh nhân nghi ngờ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID- 19 thì chuyển bệnh nhân sang điều trị và cách ly là ca bệnh xác định.
+ Nếu bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 thì chuyển bệnh nhân sang khu cách ly riêng để điều trị.
+ Sau 14 ngày, nếu vẫn còn triệu chứng thì lấy mẫu xét nghiệm lần 2, nếu âm tính với bệnh COVID-19 thì chuyển bệnh nhân sang điều trị như các bệnh thông thường khác.
+ Nếu bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm mùa: cho bệnh nhân đeo khẩu trang, chuyển bệnh nhân sang khu riêng điều trị bệnh cúm mùa để tránh lây nhiễm cúm mùa cho bệnh nhân khác cũng như cho cộng đồng. Tiếp tục điều trị, cách ly đủ 14 ngày.
- Nhóm tiếp xúc gần với ca bệnh nghi ngờ:
+ Yêu cầu cách ly tại nhà, hướng dẫn cách tự phòng bệnh, tự theo dõi sức khoẻ trong khi chờ kết quả xét nghiệm của ca bệnh nghi ngờ và có sự cam kết của người cách ly với chính quyền phường (xã).
+ Nếu ca bệnh nghi ngờ có kết quả xét nghiệm dương tính với CoVID-19: áp dụng cách ly như nhóm tiếp xúc gần với ca bệnh xác định.
+ Nếu ca bệnh nghi ngờ có kết quả xét nghiệm âm tính: tiếp tục theo dõi sức khỏe như những người dân khác trong vùng ly.
c. Các trường hợp khác:
- Đối với những người đã ra khỏi địa bàn huyện và không có tiếp xúc gần với những người cư trú tại địa bàn huyện trong thời điểm 14 ngày trước thời điểm cách ly: yêu cầu ở tại nơi tạm trú, không trở về nơi cư trú;
- Đối với những người đã ra khỏi địa bàn huyện trong vòng 14 ngày hoặc có tiếp xúc gần với những người cư trú tại địa bàn huyện trong vòng 14 ngày: rà soát, tổ chức cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của các địa bàn tạm trú; nếu có nhu cầu trở về nơi cư trú: địa phương nơi có công dân tạm trú tổng hợp danh sách, đưa về nơi cư trú (lưu ý đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch trong công tác vận chuyển người).
5.3. Hoạt động xử lý môi trường, khử trùng khu vực ổ dịch:
- Xác định rõ hiện trạng, thực trạng phân bố dân cư, giao thông trong khu vực cách ly để có biện pháp khử trùng, tiêu độc sát với thực tiễn địa phương phải cách ly.
- Thành lập các Tổ tiêu độc khử trùng hoạt động trong vùng cách ly, mỗi tổ 03 người bao gồm: 01 cán bộ y tế và 02 thanh niên tình nguyện, có nhiệm vụ: thực hiện phun hóa chất tiêu độc khử trùng tại các gia đình, khu vực có ca bệnh và các F theo chỉ định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của phường, xã; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn người dân dùng nước xà phòng, dung dịch sát khuẩn lau, rửa nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế và bề mặt các đồ vật khác trong nhà.
a. Đối với hộ gia đình bệnh nhân COVID-19:
Xử lý môi trường, khử trùng tại nhà bệnh nhân: Lau nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế và bề mặt các đồ vật khác trong nhà bang dung dịch khử trùng chứa 0,5% clo hoạt tính.
Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,5% clo hoạt tính các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà, ...
Thực hiện đóng cổng/cửa nhà bệnh nhân, không cho người ngoài ra vào nhà trong khi bệnh nhân và thành viên gia đình bệnh nhân đang được cách ly tại cơ sở y tế.
b. Đối với hộ gia đình liền kề xung quanh:
Thực hiện khử trùng: lau nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế và bề mặt các đồ vật khác trong nhà bằng dung dịch khử trùng chứa 0,5% clo hoạt tính.
Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,5% clo hoạt tính các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà ...
c. Đối với hộ gia đình ca bệnh nghi ngờ (có sốt, ho, khó thở phải cách ly ở cơ sở y tế các tuyến: Xử lý như đối với ca bệnh xác định.
d. Đối với các khu vực khác:
Trụ sở UBND phường (xã), trường học, trạm Y tế, chợ... phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,5% clo hoạt tính.
Tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, khu phố tiến hành phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,5% clo hoạt tính những nơi có nguy cơ ô nhiễm...
5.4. Tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cách ly.
Trung tâm Y tế huyện, các bệnh viện trên địa bàn phải bảo đảm công tác y tế thiết yếu, bao gồm: cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường, bệnh mạn tính, các dịch vụ y tế, tiêm chủng cho một số nhóm đối tượng đặc biệt, chăm sóc giảm nhẹ, v.v...Để bảo đảm cho công tác này, cần triển khai các hoạt động sau:
a. Duy trì hoạt động khám, chữa bệnh: Duy trì thường xuyên tại Trạm Y tế phường (xã), trong đó phải phân làm 2 khu riêng biệt để tránh lây nhiễm, gồm:
+ Khu tiếp nhận, khám, cách ly tạm thời các bệnh nhân nghi mắc bệnh COVID-19: Tiếp nhận tất cả các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, khó thở.
+ Khu tiếp nhận, khám, cấp cứu các bệnh nhân thông thường khác.
+ Tại cổng trạm Y tế cần có 1 bàn hướng dẫn và phân loại bệnh nhân ngay từ đầu và có biển chỉ dẫn rõ ràng.
b. Nhân lực: Ngành y tế bố trí nhân lực hỗ trợ Trạm Y tế phường (xã) thành lập 02 kíp khám chữa bệnh thường trực 24/24h để thực hiện công tác sơ cấp cứu, khám chữa bệnh tại Trạm Y tế phường (xã).
c. Huy động và bổ sung trang thiết bị, phương tiện cần thiết:
- Trung tâm Y tế huyện luôn sẵn sàng: Máy chụp Xquang di động, máy siêu âm, monitor theo dõi người bệnh, xét nghiệm nhanh đường máu; bổ sung thêm máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử và các phương tiện, dụng cụ thăm khám người bệnh bảo đảm sử dụng riêng cho người bệnh nghi nhiễm và người bệnh không thuộc diện nghi nhiễm.
d. Bảo đảm về thuốc, vật tư y tế: Trung tâm Y tế huyện huyện lập kế hoạch bổ sung cho Trạm Y tế phường (xã) bảo đảm tối thiểu danh mục và số lượng thuốc, vật tư y tế đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh các bệnh thường gặp, bệnh mạn tính ngay tại Trạm Y tế phường (xã), sử dụng Danh mục thuốc BHYT theo quy định của Bộ Y tế.
e. Tổ chức công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh vượt khả năng điều trị của Trạm Y tế phường (xã) lên tuyến trên: Người bệnh vượt quá khả năng điều trị tại Trạm Y tế phường (xã) được vận chuyển về khu vực điều trị cách ly theo qui định bằng xe ô tô cứu thương cả chiều đi và chiều về. Thống nhất quy trình chuyển người bệnh lên Trung tâm Y tế huyện và tuyến trên để điều trị và các đầu mối thông tin liên lạc, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ. Lưu ý vẫn phải bảo đảm công tác cách ly y tế đối với người dân trong vùng được cách ly.
f. Bảo đảm một số dịch vụ y tế thiết yếu khác:
- Chuyển việc cấp Methadon, thuốc ARV về phục vụ tại Trạm Y tế phường (xã).
- Liên hệ với các bệnh viện tuyển trên để cung ứng kịp thời các thuốc đặc thù đối với người bệnh của vùng cách ly đang được quản lý, điều trị các bệnh mạn tính không lây nhiễm và các bệnh mạn tính khác, chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện tuyến trên.
- Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cung ứng dịch vụ tiêm chủng đối với một số dịch vụ tiêm chủng không thể trì hoãn như: tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai, tiêm phòng bệnh dại.
- Tạm hoãn việc tiêm chủng thường xuyên trong tháng tại vùng cách ly cho đến khi hết thời gian cách ly để tránh ảnh hưởng của các phản ứng sau tiêm chủng tới công tác giám sát và phòng chống dịch tại vùng cách ly.
5.5. Bảo đảm công tác kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị:
a. Công tác phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm: tại Trạm Y tế, cơ sở cách ly điều trị người bệnh phải được thực hiện nghiêm ngặt, thường xuyên, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế, không để lây nhiễm sang người bệnh khác và không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, cụ thể như sau:
- Rà soát, đánh giá lại toàn bộ các điều kiện cần thiết cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Trạm Y tế phường, cơ sở thu dung điều trị người bệnh và người nghi nhiễm, Bệnh viện nơi thu dung điều trị người bệnh.
- Lập danh mục các trang bị, phương tiện cần thiết cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Đề nghị bổ sung ngay các phương tiện còn thiếu đồng thời huy động sự hỗ trợ từ các bệnh viện và các đơn vị khác nếu cần.
- Tổ chức tập huấn chi tiết về kiểm soát lây nhiễm cho nhân viên y tế của Trạm y tế phường (xã), cơ sở thu dung điều trị người bệnh và người nghi nhiễm, Bệnh viện nơi thu dung điều trị người bệnh.
- Trung tâm Y tế huyện cử 01 cán bộ có năng lực, có trách nhiệm cao làm giám sát viên chuyên về kiểm soát nhiễm khuẩn được tập huấn về công tác giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn dưới sự chỉ đạo, giám sát của chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
- Chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trực tiếp kiểm tra thực hành kiểm soát lây nhiễm tại các đơn vị. Qua kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực thực hành và sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và thực hành kiểm soát lây nhiễm của nhân viên y tế.
b. Phân khu tiếp nhận, xử lý bệnh nhân: Tại Trạm Y tế phường (xã) tiếp nhận khám bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm COVID-19 phải phân khu để tiếp nhận điều trị và cách ly các nhóm bệnh nhân một cách riêng biệt, cụ thể như sau:
- Khu vực cách ly bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đến khám.
- Khu vực cách ly bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đang chờ chuyển đến nơi điều trị.
6. Hoạt động truyền thông phòng chống dịch trong vùng cách ly
- Truyền thông vận động nhân dân về vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân cần đóng góp cho công tác phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt trong việc đồng thuận thực hiện cách ly tại vùng dịch.
- Cập nhật tình hình dịch bệnh tại địa phương, đảm bảo bám sát diễn biến của dịch bệnh, truyền thông cho người dân tại các tổ dân, khu phố biết, qua đó ổn định tâm lý của bà con trên địa bàn.
- Truyền thông về sự vào cuộc tích cực của các các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành Y tế trong việc chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, để nhân dân yên tâm.
- Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn phường (xã), cụ thể: Truyền thông rộng rãi các văn bản chỉ đạo; hướng dẫn việc phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh của ngành y tế; các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh đến từng tổ dân, khu phố và từng người dân địa phương.
- Phổ biến kiến thức; phát tờ rơi, cung cấp tài liệu hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và hướng dẫn các hộ gia đình về cách phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt sử dụng hệ thống loa phát thanh để tuyên truyền trong khu cách ly.
- Phối hợp phát hiện và ngăn chặn việc tuyên truyền, đăng tải, chia sẻ các thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh tại địa phương, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Nêu gương một số cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu nghiêm chỉnh thực hiện đúng, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cũng như cách ly tại địa phương.
- Thông báo trong cộng đồng và yêu cầu những người nghi mắc bệnh truyền nhiễm nói chung và người nghi mắc COVID-19 nói riêng trong vùng cách ly chỉ đi khám bệnh ban đầu tại vùng cách ly.
1. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống dịch bệnh COVID-19
- Chỉ đạo điều hành phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương liên quan trong việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên toàn tỉnh và các địa bàn tiếp giáp với huyện X.
- Sở chỉ huy “nhẹ” tại địa bàn giáp ranh huyện X, do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo.
- Tổ chức phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động tối đa nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện phương án phong tỏa, cách ly phòng, chống dịch bệnh lây lan.
- Nắm chắc tình hình mọi mặt, diễn biến của dịch bệnh và có phương án ứng phó, phòng, chống, dập dịch.
- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trên địa bàn, chủ động đề xuất với Ban chỉ đạo quốc gia và các Bộ, ngành liên quan trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19.
- Chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo đời sống nhân dân, an ninh trật tự, tránh tình trạng hỗn loạn, phát sinh các tệ nạn xã hội.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khắc phục khó khăn, tiếp tục sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn cho người lao động.
- Tham mưu với Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án phong tỏa, cách ly một địa phương cấp huyện phòng chống COVID-19.
- Chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch điều hành cho Ban chỉ đạo ứng phó dịch bệnh xảy ra ở các cấp độ.
- Chủ trì báo cáo, đề xuất phương án, đề nghị Bộ tư lệnh Quân khu 3 chi viện lực lượng quân y, phương tiện, vật tư y tế tại bệnh viện dã chiến; triển khai lực lượng phòng hóa và phương tiện chuyên dụng tiến hành phun hóa chất khử trùng, diệt khuẩn tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu vực bệnh viện dã chiến, các khu vực cách ly trên địa bàn huyện X.
- Chỉ đạo các lực lượng phối hợp với Công an tiến hành phong tỏa, cách ly và bảo đảm an ninh trật tự khu vực có dịch.
- Phối hợp với Sở Y tế thành lập bệnh viện dã chiến ngay trong khu vực cách ly, thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh tại các khu vực dân cư còn lại của huyện X.
- Cử lực lượng tiến hành phun thuốc khử trùng, diệt khuẩn tại các khu vực cách ly, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
- Chủ trì huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển, cách ly những trường hợp dương tính, các trường hợp tiếp xúc gần với vi rút COVID-19.
- Chủ trì phối hợp bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác khi có tình huống phát sinh.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức phong tỏa, cách ly, đảm bảo an ninh trật tự đối với huyện X.
- Chủ trì phối hợp với các lực lượng và chính quyền địa phương nhanh chóng lập hàng rào, hình thành chốt kiểm soát, phong tỏa; phân công nhiệm vụ cụ thể tại chốt kiểm soát; thực hiện khoanh vùng, cách ly huyện X để quản lý hành chính; bảo đảm an ninh, an toàn quy trình giám sát dịch tễ, khử khuẩn người và các phương tiện giao thông trước khi ra, vào địa bàn huyện X.
- Tổ chức rà soát, xác minh, quản lý chặt chẽ hoạt động cư trú, tạm trú của các công dân trên địa bàn huyện X; rà soát, phối hợp với UBND các địa phương kiểm soát và thực hiện các biện pháp y tế đối với những người đã ra khỏi địa bàn huyện kể từ ngày có ca nghi ngờ.
- Phối hợp với ngành y tế thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh; bảo đảm an ninh cho việc cách ly y tế bắt buộc các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh. Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng.
- Trường hợp địa phương cấp huyện có cảng hàng không quốc tế, phối hợp với ngành y tế và các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch tại cảng hàng không quốc tế, kịp thời chia sẻ các thông tin về hành khách nhập cảnh với các cơ quan liên quan.
- Quản lý, nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
- Chủ trì tham mưu, điều phối, triển khai tổng thể tất cả các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án tổ chức cách ly, xét nghiệm, điều trị đối với các công dân trong vùng dịch.
- Tham mưu và trực tiếp chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn Tỉnh và huyện X triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình dịch trong nước và trên địa bàn tỉnh, thường xuyên báo cáo lãnh đạo Tỉnh và Bộ Y tế để tăng cường lực lượng, phương tiện bảo đảm tốt phòng, chống dịch bệnh ở các cấp độ.
- Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để triển khai bệnh viện dã chiến, thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh tại các khu vực cách ly.
- Hướng dẫn huyện X thực hiện nghiêm việc giám sát, phát hiện sớm các trường hợp lây nhiễm; quản lý chặt chẽ các trường hợp nhiễm bệnh, giám sát, cách ly tại gia đình, tại cơ sở y tế địa phương; công tác vệ sinh môi trường trong phòng chống dịch bệnh tại các cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh ăn uống, nơi tập trung đông người.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện X, chỉ đạo Trung tâm y tế từ cấp xã, các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên địa bàn phải bố trí khu vực riêng và tổ chức sàng lọc, phân loại người bệnh ngay tại nơi tiếp nhận bệnh nhân tới khám; bố trí phòng khám cách ly các trường hợp ho, sốt, khó thở; tiến hành các biện pháp phòng ngừa, quản lý, theo dõi, cách ly ngay sau khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ (tiến hành cách ly trong vòng 14 ngày); tăng cường giám sát đối với tất cả người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt lưu ý những người có tiền sử bị bệnh trở về từ vùng có dịch.
- Phối hợp các cơ quan báo chí và các cơ quan liên quan thực hiện công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh; quản lý thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cho đội ngũ bác sĩ, tình nguyện viên phòng chống dịch tại huyện X trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; điều phối nguồn dự trữ thuốc, vật tư, hóa chất và có kế hoạch đề xuất mua bổ sung trường hợp dịch bệnh kéo dài hoặc bùng phát trên diện rộng.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
- Phối hợp với UBND huyện X (i) thống kê chi tiết nhu cầu nhu yếu phẩm, ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá cung ứng hàng hoá tận nơi vùng dịch. Không để thiếu trong bất kỳ tình huống nào. Đáp ứng cho nhu cầu kể cả trường hợp kéo dài 30 ngày hoặc hơn nữa tại khu vực bị cách ly; (ii) thống nhất phương án vận chuyển, tập kết, phân phối hàng hoá, thực phẩm cho nhân dân khu vực cách ly đảm bảo khoảng cách, vệ sinh dịch tễ, khử khuẩn người, phương tiện vận chuyển khi ra, vào địa phương; (iii) Theo dõi sát sao diễn biến cung - cầu hàng hóa khu vực cách ly, lên phương án điều phối, kịp thời hỗ trợ, đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng cách ly.
- Phối hợp với UBND huyện thiết lập hệ thống các điểm bán hàng bình ổn giá hoặc thành lập Đội bán hàng lưu động cho các thôn, khu phố vùng dịch; Có phương án cung ứng hàng hoá bổ sung cho các khu vực lân cận
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tìm nguồn cung ứng khẩu trang phục vụ phòng chống dịch.
- Phối hợp với Cục quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân huyện X và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về chất lượng hàng hóa và gian lận thương mại.
- Phối hợp Điện lực Quảng Ninh, Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh đảm bảo nguồn điện, nước phục vụ nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
- Xây dựng phương án bảo đảm giao thông vận tải, triển khai thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch cho các hành khách trên các phương tiện vận tải trong nội bộ huyện X.
- Huy động phương tiện chở hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân theo đề nghị của huyện X.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẵn sàng bảo đảm lực lượng, phương tiện tham gia tiếp nhận, vận chuyển công dân theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với Công an Tỉnh kiểm soát, phân luồng giao thông các phương tiện ra, vào, đi qua huyện X.
- Triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ hành trình của các phương tiện giao thông công cộng, taxi,... trên địa bàn.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Truyền thông tỉnh.
- Thực hiện công tác nắm tình hình dư luận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân nắm rõ tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống của chính quyền, đề cao trách nhiệm bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội trong việc tự phòng, tránh dịch bệnh.
- Phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân huyện X tuyên truyền để người dân không quá hoang mang, lo lắng, mất bình tĩnh, nhưng không được chủ quan, lơ là, phải nghiêm túc thực hiện khai báo y tế và tham gia tích cực khám, sàng lọc; khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, có các triệu chứng cúm phải đến ngay các cơ sở y tế theo quy định để cách ly, theo dõi và thực hiện xét nghiệm.
- Chủ động nắm bắt, định hướng thông tin dư luận đảm bảo chính xác, kịp thời, toàn diện, hiệu quả; đấu tranh mạnh mẽ, bác bỏ các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng tới sự ổn định, an ninh trật tự, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, nhất là trên Internet, mạng xã hội; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về an ninh thông tin và an ninh mạng.
- Chỉ đạo huyện X tổ chức hệ thống loa phát thanh tại các điểm chốt, khu dân cư để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, chỉ đạo về nội dung tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch trên hệ thống truyền hình của địa phương theo tình hình hàng ngày của địa phương để nhân dân nắm bắt và cộng tác thực hiện.
- Phối hợp các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn huyện X và toàn tỉnh.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
8. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
- Phối hợp với ngành y tế thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch tại cửa khẩu, chia sẻ các thông tin về hành khách nhập cảnh với ngành y tế; chỉ đạo việc cấm người qua lại tại các đường mòn, lối mở khu vực biên giới và kiểm soát chặt chẽ khách qua lại tại các cửa khẩu khác.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Ủy ban nhân dân các địa phương biên giới và các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nơi người qua lại trên tuyến biên giới, đất liền, biên giới trên biển ...
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện X tiếp tục cho học sinh nghỉ học; đề xuất trưng dụng một số trường THPT, THCS trên địa bàn làm cơ sở cách ly, điều trị khi dịch bệnh tiếp tục gia tăng.
- Thời gian này, học sinh trên địa bàn phải nghỉ học do đó ngành Giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai việc dạy học và ôn tập trên hệ thống trực tuyến, công nghệ thông tin cũng như bảo quản trường lớp thật tốt để thực hiện nhiệm vụ khi hết dịch.
- Đề xuất bảo đảm đủ và kịp thời kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch. Ưu tiên cấp kinh phí mua sắm bổ sung thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện đáp ứng phương án phong tỏa, phòng chống dịch.
- Đề xuất thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế và các cơ quan đơn vị tham gia công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.
- Đề xuất chính sách hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện việc phong tỏa cách ly tại địa bàn (nếu cần thiết).
11. Các sở, ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phạm vi được giao khẩn trương hoàn thiện phương án ứng phó; phối hợp với các sở, ngành, địa phương theo dõi, chỉ đạo các phòng, ban, ngành về công tác phòng dịch bệnh COVID-19.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
12. Điện lực Quảng Ninh, Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh, Các doanh nghiệp viễn thông
Đảm bảo an ninh điện, nước, thông tin liên lạc không để xảy ra các hiện tượng mất điện, nước, thông tin liên lạc tại huyện X và các địa phương trên địa bàn tỉnh.
13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phòng, chống dịch với phương châm “người dân là trung tâm, hộ gia đình làm nòng cốt”.
- Vận động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong triển khai phòng, chống dịch của Tỉnh.
14. Cấp ủy, Ủy ban nhân dân huyện X
- Trên cơ sở Kế hoạch này và các chỉ đạo của cấp ủy, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của huyện, chấp hành nghiêm và nhanh chóng tiến hành các biện pháp phong tỏa toàn bộ địa bàn. Tiếp tục phát huy hiệu quả phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, nguyên tắc “Phát hiện sớm, cách ly sớm, điều trị sớm”, triển khai kiên quyết, đồng bộ các giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh COVID- 19 ở các cấp độ, các địa bàn xã, thôn (khu), tổ dân (xóm).
- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch trên địa bàn; khai báo y tế để lập hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe cho người dân một cách có hệ thống; thường xuyên nắm chắc tình hình tạm trú, tạm vắng của người dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ đến từ/đi qua vùng dịch và tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19 để kiểm soát nghiêm ngặt.
- Chủ động ứng phó với các tình huống phòng chống dịch, hạn chế thấp nhất số người mắc, không để dịch lây lan ra cộng đồng; hạn chế số người tử vong; bố trí khu vực cách ly, điều trị cho bệnh nhân.
- Chủ động phối hợp với ngành y tế và các sở ngành, các địa phương bạn trong việc triển khai các hoạt động, bảo đảm cung cấp đủ phương tiện, vật tư, thuốc, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo, triển khai công tác quản lý, giám sát chặt chẽ đối với các trường hợp thực hiện cách ly tại nhà, tại nơi làm việc.
- Chỉ đạo cơ sở (xã, phường, thôn, khu, ...), cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện tốt việc cách ly theo quy định; tổ chức giám sát chặt chẽ mọi công dân ra vào, tiến hành nghiêm việc khai báo lưu trú, chỉ đạo xử lý kiên quyết các trường hợp không chấp hành hoặc có hành vi chống đối lệnh phong tỏa và các quy định về phòng chống dịch bệnh. Trường hợp đặc biệt khi ra khỏi địa bàn phải tiến hành khai báo, xét nghiệm y tế và được sự cho phép của cơ quan chức năng (có giấy ra vào địa bàn) đồng thời tiến hành giám sát chặt chẽ.
- Rà soát toàn bộ vật chất, phương tiện trên địa bàn có khả năng đáp ứng, sẵn sàng trưng dụng phục vụ bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo lựa chọn địa điểm thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá; bố trí nhân lực phối hợp, hỗ trợ đơn vị cung ứng vận chuyển hàng hóa và các biện pháp đảm bảo vệ sinh dịch tễ trong khu vực bị phong tỏa, cách ly có phương án tổ chức làm việc, cung ứng nhu yếu phẩm cho các gia đình gặp khó khăn về đi lại (nếu có).
- Chỉ đạo các giải pháp đồng bộ bảo đảm vừa phong tỏa, cách ly, vừa tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm phát triển kinh tế, an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh.
15. Ủy ban nhân dân các huyện giáp ranh huyện X
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch trên địa bàn; chú ý khai báo y tế để lập hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe cho người dân một cách có hệ thống; thường xuyên nắm chắc tình hình tạm trú, tạm vắng của người dân trên địa bàn huyện.
- Phối hợp huyện X tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát tại các chốt và các tuyến đường. Kiên quyết không cho bất kỳ trường hợp người dân nào của huyện X được phép sang địa bàn và ngược lại.
- Chủ động xây dựng phương án đáp ứng công tác phòng, chống dịch khi xảy ra tình huống phong tỏa, cách ly một đơn vị hành chính hoặc toàn huyện.
- Sẵn sàng phối hợp thực hiện nhiệm vụ khác khi có tình huống phát sinh.
Giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp các sở, ngành, địa phương xây dựng kịch bản chi tiết, phương án diễn tập phong tỏa, cách ly 01 địa bàn huyện X.
Các sở, ngành, địa phương trên cơ sở Kế hoạch, xây dựng kế hoạch theo chức trách nhiệm vụ được giao, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện có hiệu quả khi tình huống xảy ra; đồng thời duy trì công tác kiểm soát chung để đảm bảo việc phòng, chống dịch trên địa bàn toàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch phong tỏa, cách ly một địa phương cấp huyện để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh Quảng Ninh. Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh phòng chống dịch COVID-19 tổ chức diễn tập để vận hành, đối phó hiệu quả khi tình huống thực tế xảy ra.
Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các sở, ngành, địa phương kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế và Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh tổng hợp) để xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường 03 năm 2021-2023 tỉnh Bình Định Ban hành: 03/07/2020 | Cập nhật: 17/11/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 về Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên bàn địa tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020-2025 Ban hành: 29/04/2020 | Cập nhật: 10/09/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Ban hành: 25/03/2020 | Cập nhật: 04/05/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 20/03/2020 | Cập nhật: 27/06/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 149/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 12/03/2020 | Cập nhật: 30/07/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 về tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 Ban hành: 25/02/2020 | Cập nhật: 02/06/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Ban hành: 28/02/2020 | Cập nhật: 06/06/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND về thực hiện công tác phòng, chống ma túy năm 2020 Ban hành: 19/02/2020 | Cập nhật: 06/03/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND về Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới của tỉnh Lào Cai năm 2020 Ban hành: 10/02/2020 | Cập nhật: 27/03/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với các cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona Ban hành: 09/03/2020 | Cập nhật: 04/05/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND về thực hiện công tác phòng, chống ma túy năm 2020 Ban hành: 22/01/2020 | Cập nhật: 07/05/2020
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 08/04/2019 | Cập nhật: 28/05/2019
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 Ban hành: 29/03/2019 | Cập nhật: 24/04/2019
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2019 về phát triển ngành tôm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 21/03/2019 | Cập nhật: 21/05/2019
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2019 về kiểm soát chất lượng vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 27/02/2019 | Cập nhật: 27/04/2019
Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự Ban hành: 02/01/2019 | Cập nhật: 02/01/2019
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền Ban hành: 31/08/2018 | Cập nhật: 21/11/2018
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về "tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; Nghị quyết 10/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; Kế hoạch 62-KH/TU thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW Ban hành: 29/05/2018 | Cập nhật: 01/08/2018
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP và Kế hoạch 172-KH/TU thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới Ban hành: 21/05/2018 | Cập nhật: 07/07/2018
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021 Ban hành: 04/05/2018 | Cập nhật: 02/08/2018
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 15/03/2018 | Cập nhật: 26/06/2018
Kế hoạch 46/KH-UBND về truyền thông phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 Ban hành: 01/03/2018 | Cập nhật: 09/03/2018
Kế hoạch 46/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn thành phố Hải Phòng Ban hành: 13/02/2018 | Cập nhật: 15/03/2018
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 22/06/2017 | Cập nhật: 27/07/2017
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2017 triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản trên địa bàn Ban hành: 30/05/2017 | Cập nhật: 13/06/2017
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 2561/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số” Ban hành: 25/05/2017 | Cập nhật: 14/07/2017
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2017 về thực hiện dán tem, kẹp chì niêm phong đồng hồ (công tơ) tổng phương tiện đo xăng, dầu của cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 14/04/2017 | Cập nhật: 05/10/2017
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020 Ban hành: 06/02/2017 | Cập nhật: 01/03/2017
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2016 xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 20/07/2016 | Cập nhật: 31/08/2016
Kế hoạch 46/KH-UBND thực hiện Quyết định về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người" năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 13/07/2016 | Cập nhật: 27/07/2016
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2016 phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 10/06/2016 | Cập nhật: 29/11/2016
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam Ban hành: 05/04/2016 | Cập nhật: 13/04/2016
Kế hoạch 46/KH-UBND về hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 Ban hành: 05/04/2016 | Cập nhật: 21/04/2016
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật Hình sự và Luật Tố tụng hành chính Ban hành: 23/03/2016 | Cập nhật: 29/03/2016
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Tuyên Quang trong thời kỳ mới Ban hành: 02/06/2015 | Cập nhật: 14/05/2016
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới Ban hành: 20/05/2015 | Cập nhật: 04/05/2018
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 Ban hành: 02/02/2015 | Cập nhật: 10/02/2015
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2014 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định 124/QĐ-TTg Ban hành: 16/12/2014 | Cập nhật: 03/08/2015
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2014 triển khai thi hành Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 16/06/2014 | Cập nhật: 18/06/2015
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2014 hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020 Ban hành: 24/06/2014 | Cập nhật: 18/07/2014
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2014 triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 Ban hành: 12/05/2014 | Cập nhật: 01/07/2014
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2014 nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản Ban hành: 06/05/2014 | Cập nhật: 02/06/2014
Kế hoạch 46/KH-UBND thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội năm 2014 Ban hành: 03/03/2014 | Cập nhật: 13/03/2014
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2013 xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Hòa Bình Ban hành: 10/09/2013 | Cập nhật: 13/12/2013
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 23-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại Ban hành: 26/09/2013 | Cập nhật: 14/03/2016
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2013 thực hiện Thông báo 495-TB/TU – Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ổn định đời sống của nhân dân sau khi thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang Ban hành: 26/06/2013 | Cập nhật: 19/10/2013
Kế hoạch 46/KH-UBND tổ chức tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2013, tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 23/04/2013 | Cập nhật: 07/11/2013
Kế hoạch 46/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 21-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (giai đoạn 2012 - 2016) to tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 23/04/2013 | Cập nhật: 21/05/2013
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030 Ban hành: 29/03/2012 | Cập nhật: 24/06/2014
Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch Ban hành: 30/09/2010 | Cập nhật: 05/10/2010
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2021 về quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 Ban hành: 23/02/2021 | Cập nhật: 06/03/2021