Kế hoạch 58/KH-UBND đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015
Số hiệu: 58/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 04/04/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/KH-UBND

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2015

Thực hiện Công văn số 87/UBQG-VP ngày 29/10/2012 của y ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế về hưng dẫn triển khai công tác HNKTQT giai đoạn 2013-2015, UBND thành phHà Nội ban hành "Kế hoạch đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015" với các nội dung chyếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt thực hiện kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách mới ban hành của Chính phủ và Thành phố về kinh tế- xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả HNKTQT để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của thành phHà Nội đến năm 2015.

Khai thác lợi thế của Thủ đô, khắc phục những hạn chế, khó khăn, nhằm tận dụng cơ hội va giảm thiểu các thách thức, tác động tiêu cực trong quá trình HNKTQT ngày càng sâu rộng, phấn đấu đưa nền kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và bền vững ngang tầm với Thủ đô và Thành phố lớn của các nước phát triển trong khu vực.

2. Yêu cầu

+ Xác định nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện; phân công rõ trách nhiệm, quy định thời gian hoàn thành cụ thể.

+ Các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.

II. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KT QUẢ HNKTQT GIAI ĐOẠN 2007-2012

1. Một số kết quả đạt được

Việc triển khai công tác HNKTQT của thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2012 bắt đầu bằng việc thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP , thành phố Hà Nội đã xây dng Kế hoạch HNKTQT thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình hành động ca Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007-2012,

Các sở, ngành, đơn vị của Thành phđã tập trung triển khai bám sát vào các chương trình, kế hoạch công tác được giao: triển khai tốt công tác tuyên truyền; thủ tục hành chính có chuyển biến cả về nhận thức và hành động; công tác ban hành, sửa đổi những văn bản, cơ chế chính sách triển khai thực hiện cam kết gia nhập WTO được chú trọng; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực được quan tâm; Công tác nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phm và doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực; an ninh trật tự được giữ vng,..., phát triển kinh tế- xã hi của thành phố Hà Nội đã có chuyển biến tích cực so với thời gian trước khi gia nhập WTO, cụ thể:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2007-2011 đạt bình quân 10,8%/năm. Riêng năm 2012, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1% thp hơn chỉ tiêu kế hoạch và mức tăng cùng kỳ của các năm trước, nhưng xu hưng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trưc và cao gấp 1,55 lần so với mức tăng của cả nước. Chuyển dịch cơ cu kinh tế theo hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2012, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,7%, giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 9,3%, nông-lâm-thủy sản 0,4%.

Xuất khẩu tăng nhanh, mạnh và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Hà Nội. Tính đến nay, Hà Nội có khoảng trên 2000 doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tới trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khu bình quân giai đoạn 2007-2011 đạt 21,2%/năm. Tốc độ tăng trưng bình quân giai đoạn này tương đương với mc tăng 21,3% của giai đoạn trước hội nhp 2002-2006. Tuy nhiên, năm 2012 kim ngạch xuất khu chỉ đạt 5,3% thp hơn năm 2011 (do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cu nên các doanh nghiệp xuất khu, đc biệt là doanh nghiệp trong nước, gặp nhiều khó khăn; khối doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 39 % tng kim ngạch xuất khẩu Thành phố có mức tăng trưởng thấp (2,6%); sự giảm sút của một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực). Cơ cu xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội tiếp tục thay đi theo hưóng giảm dần các mặt hàng nguyên liệu thô, nông sản chưa chế biến và tăng dần số lượng các mt hàng chế biến, hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu đã đóng góp ngày càng ln vào tăng trưởng GDP của Thành phố.

Đầu tư quốc tế tăng mạnh và là điểm ni bật trong quá trình phát triển kinh tế của Hà Nội kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Hà Ni luôn là một trong các địa phương dn đu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giai đoạn 2007-2012, Hà Nội đã phê duyệt và cp phép 1705 dự án FDI bao gồm cả cp mi và tăng vn vi vốn đu tư đăng ký khoảng 11.267 triệu USD, vốn đầu tư trực tiếp thực tế giải ngân là 5415 triệu USD. Đến năm 2012, có 1964 dự án còn hiệu lực đang hoạt động sản xuất kinh doanh với vn đầu tư đăng ký 21,9 tỷ USD, vốn thực hiện được khoảng 9,95 tỷ USD.

Công nghiệp được phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao như; điện tử- tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và vật liệu mới các nhóm sản phẩm có lợi thế và thương hiệu. Đặc biệt kể tsau khi Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội là địa phương thực hiện thành công chương trình phát triển sn phẩm công nghiệp chlực (CNCL). Các DN có sản phẩm CNCL đã góp phần đáng kể với đà tăng trưởng kinh tế của Thđô. Hiện Hà Nội có 53 sản phẩm CNCL gắn với 47 DN chiếm 26,73% giá trsản xuất công nghiệp, 9,5% kim ngạch xuất khẩu, góp phần đáng kế vào nguồn thu ngân sách Thành ph.

Du lịch Hà Nội ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội. Tsau khi gia nhập WTO Hà Nội trở thành một trong hai trung tâm du lịch có lượng khách quốc tế đến nhiều nhất, từ chỗ chỉ chiếm 20% lượng khách quốc tế cả nước đã tăng lên 30%, riêng năm 2012 Hà Nội lần đầu tiên đạt trên 2,1 triệu lượt khách tăng 11,3% so với năm 2011, chiếm 1/3 lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

Nguồn nhân lực của Hà Nội trong 5 năm đã có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô và chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ và công nhân kthuật cho sự phát triển kinh tế xã hi của Thủ đô. Hiện nay Hà Nội đang chiếm hơn 60% cán bộ khoa học đầu ngành và hơn 50% cán bộ khoa học có trình độ sau đại học của cnước; tlệ lao đọng qua đào tạo là khoảng 35%. Nếu xét lực lượng trí thức thì tỷ lệ bình quân trí thức trên 1 vạn dân tại Hà Nội là 884, gấp 4 làn mức bình quân chung của cả nước.

Hoạt động đối ngoại và hợp tác phát triển, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế tiếp tục được mrộng và phát huy hiu quả. Hin Hà Nội có quan hệ hữu nghị và hợp tác với gần 100 Thủ đô, thành phố của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới. Hàng năm có nhiều đoàn với hàng nghìn lượt cán bộ các cấp của Thành phố đi thăm hữu nghị, nghiên cứu khảo sát, tìm hiểu thị trường ở nước ngoài, đặt mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, dự hội nghị quốc tế, thu được nhiều kinh nghiệm có thể vận dụng vào điu kiện cụ thể của Thành phố. Khoảng trên 200 đoàn khách nước ngoài vào thăm và làm viêc với Thành phố và thc hin các dán đầu tư, kinh doanh, làm chuyên gia và tham gia các hoạt động kinh tế văn hóa xã hội với các đơn vị của Hà Nội. Hà Nội ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn và an toàn. Uy tín và vị thế của Hà Nội từng bước được nâng lên trong khu vực và quốc tế.

Nói chung, kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thành phố Hà Nội ngày càng mở rộng và phát triển toàn diện theo cả bề rộng và bề sâu, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát trin văn hóa - xã hội; các ngun lực của Thành phố ngày càng được khai thác và phối hợp hiệu quả. Quá trình tái cấu trúc kinh tế đang được thúc đẩy, sức cạnh tranh của sản phẩm ngày càng cao. Hệ thng htng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng phát trin đng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cu phát trin của Thủ đô. Các thành phn kinh tế được khuyến khích phát triển, cơ chế quản lý có tiến bộ. Doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới sắp xếp lại; đã hoàn thành kế hoạch cphần hóa các DNNN theo kế hoạch được chính phủ duyt. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển manh cả về số lưng và quy mô, năng động trong kinh doanh. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

phát triển nhanh, có mức tăng trưởng cao, có vai trò quan trọng trong thu hút vốn và công nghệ, kỹ năng quản lý. Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển được ban hành, thực hiện đồng bộ trong các lĩnh vực: đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nội địa và xuất khu sức cạnh tranh chung của kinh tế Th đô có tiến bộ, từng bước đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quc tế.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai Kế hoạch HNKTQT của thành phố Hà Ni còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Sức cạnh tranh của nn kinh tế Thủ đô, của các doanh nghiệp và các sản phẩm nhìn chung chưa cao, tiềm năng thị trường trong nước còn chưa được khai thác hiệu qudo doanh nhiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn thấp, phụ thuộc nhiu vào vốn vay (vn vay cao gấp 2-5 lần vn điu lệ); tăng trưng xuất khu chưa vững chắc, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vn là hàng sơ chế và gia công, công nghiệp phụ trợ phát triển còn chậm nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao; hệ thống quản lý phân phi hàng hóa và dịch vụ chưa tốt, tình trạng hàng giả, hàng lậu diễn biến phức tạp.

Thiếu chính sách bình ổn, định giá vật tư, nguyên vật liệu làm cơ sở tính toán chi phí, giá cả cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án ln, lâu dài. Chính sách lãi suất không nhất quán, thay đổi quá nhiều (làm biến động giá nguyên phụ liệu) khiến doanh nghiệp khó hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Vai trò các ngành công nghiệp chủ lực chưa rõ nét; thị trường bt động sản trầm lng.

Công tác quản lý và bảo vệ môi trường chưa tạo được sự chuyển biến tích cực ve ý thức của người dân, cơ quan doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường; chưa thực sự lồng ghép vấn đế môi trương trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển, chưa đánh giá môi trường chiến lược trong công tác quy hoạch; các quy hoạch, dự án chưa coi trọng và đưa ra được các phương án đi phó với biến đi khí hậu.

Về văn hóa, xã hội: quản lý, tu bổ di tích còn bất cập gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Hai chỉ tiêu về giảm tỷ lệ sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 không đạt kế hoạch.

An ninh- trật tự xã hội gia tăng các vấn đề phức tạp của xã hội như tội phạm hình sự, tội phạm sử dụng vũ khí nóng và công nghệ cao, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc,...

* Nguyên nhân khách quan

Xuất phát từ những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước. Thiên tai, dịch bệnh đột biến xảy ra; Yêu cầu phát trin Hà Nội sau hp nht là rất lớn, song việc hoàn thiện thng nhất và phát huy các cơ chế, chính sách và khai thác tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô cần có thời gian.

Hệ thống cơ chế, chính sách chung của Nhà nước chưa đồng bộ, kịp thời và phù hợp với thực tiễn; trình độ phát triển giữa các vùng còn chênh lệch lớn, nhiu cơ chế, chính sách chậm được hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn (đặc biệt là các chính sách về đất đai, đầu tư, giải phóng mt bằng,...).

Việc thực hiện công tác HNKTQT còn nhiều lúng túng, đặc biệt trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm như: hỗ trợ doanh nghiệp, mở ca cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ quan trọng, bảo vệ người tiêu dùng,...

* Nguyên nhân chủ quan:

Công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành ở một số cấp, ngành, lĩnh vực trong giải quyết công việc còn chưa thực sự quyết liệt, thiếu năng động sáng tạo; sự phi kết hợp của các cp, ngành trong chỉ đạo, điều hành và tchức thực hiện một số công việc còn chưa chặt ch, thiếu hiệu quả. Mối liên hệ giũa Ban HNKTQT ca Thành phố với các Bộ, Ngành Trung ương (cơ quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách vĩ mô) hiệu quả chưa cao.

Đội ngũ cán bộ về công tác HNKTQT còn thiếu và yếu, thay đổi liên tục không được đào tạo bài bản, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ảnh hưởng đền chất lượng xây dựng và triển khai các chương trình HNKTQT.

Việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô phù hợp với các quy định của WTO chưa đáp ứng kịp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu hỗ trợ sản xuất, kinh doanh ca các doanh nghiệp trong điều kiện HNKTQT.

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, doanh nghiêp thiếu nhạy bén và năng động sáng tạo, chưa kết hp sc mạnh của các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề; cùng chuỗi sản xut.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YU

1. Tình hình trong nước và quốc tế

Hội nhập quốc tế ngày càng đa dạng hơn, hội nhập khu vực sâu hơn, nhưng mức đ tranh giành nh hưởng, tranh giành thị trường sẽ ngày càng quyết liệt hơn: Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực động lực trong tăng trưởng thương mại toàn cầu thời kỳ tới, hình thành nhiều hình thc liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Các nước ASEAN tuy còn nhiều khó khăn nhưng sẽ thúc đy liên kết nội khi để hoàn thành xây dựng cộng đng kinh tế (AEC) vào năm 2015, tiến tới xây dựng cộng đồng chung theo Hiến chương ASEAN.

Trong nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thun lợi cho mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên nn kinh tế vẫn còn rt khó khăn, phức tạp. Thành phố Hà Nội đang còn nhiều yếu kém nội tại. Giai đoạn 2013-2015 được xác định là thời kỳ có nhiều thay đổi về Luật cũng như những văn bản quy phạm pháp luật của cả nước và đặc biệt là Thủ đô Hà Nội: Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành từ 01/7/2013; Quốc Hội dự kiến sẽ thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai, Bộ Luật Dân sự, các luật về tổ chức trong đó có Luật Tchức HĐND và UBND.

2. Nhiệm vụ chủ yếu

2.1. Công tác thông tin truyền truyền

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức về HNKTQT cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp và nhân dân Thành phố. Triển khai tuyên truyền về hội nhập theo hướng kịp thời phổ biến những vấn đhội nhập mang tính thời sự, những vấn đề mới như Hiệp định FTA và các cam kết HNKTQT khác mà Việt Nam đã tham gia. Những vấn đề mang tính định hướng, tạo sự kiên định và đồng thuận cao đi với những chủ trương, chính sách của Đng và Nhà nước về HNKTQT.

- Tchức tuyên truyền, quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về chủ trương "tích cực, chủ động hội nhập quốc tế"; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020"; chương trình của Thành ủy về tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vng;...

- Tchức các buổi hội thảo, tập huấn, tọa đàm nhằm phổ biến chuyên sâu các nội dung cam kết HNKTQT và lộ trình thực thi cam kết của Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tận dụng tốt những cơ hội do HNKTQT mang lại, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trưng quốc tế, vận dụng nhũng kết quả của HNKTQT vào tìm kiếm, tiếp cận và mở rng thị trường.

- Phát hành các ấn phẩm thông tin về các vấn đề liên quan đến trợ cấp, chống bán phá giá; đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo viết, báo mạng,..

2.2. Công tác đào tạo bồi dưỡng cấn bộ làm công tác HNKTQT

Đẩy mạnh việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và công tác chuyên môn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới HNKTQT tại các sở, ban, ngành, quận, huyện của Thành phố

Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại kỹ năng thi hành công vụ theo chức danh cho công chức, viên chức, hình thành đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp và hin đại.

Tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác HNKTQT của các sở, ban, ngành tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước về chuyên môn, ngoại ngữ; tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo chuyên sâu về các vấn đề pháp lý, cam két trong các lĩnh vực ma Việt Nam tham gia.

2.3. Công tác theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết HNKTQT

Tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết HNKTQT tại các sở, ngành, đơn vị; rà soát sửa đổi những văn bản, cơ chế, chính sách cho phù hợp với những cam kết HNKTQT mà Việt Nam tham gia nhằm tạo môi trường pháp lý minh bạch để thu hút đầu tư nước ngoài.

Rà soát, sửa đổi và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, nhm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Thực hiện hiệu quả các chương trình htrợ doanh nghiệp phù hợp với cam kết HNKTQT.

2.4 Công tác hướng dẫn và theo dõi triển khai các chiến lưc, nghquyết, chương trình hành động về HNKTQT

Chủ động thực hiện chiến lược về HNKTQT, lồng ghép những nội dung về HNKTQT vào các chương trình, kế hoạch của ngành mình để triển khai thực hiện.

2.4.1. Công tác cải cách hành chính

Đy mạnh cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực xã hội và góp phần nâng cao chsố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Hoàn thiện quy trình giải quyết theo cơ chế một cửa liên thống đi với các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, lao động, thương binh xã hội.

Từng bước triển khai Chính phủ điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính hỗ trợ, tổ chức, công dân như thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục nộp thuế, cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh..

Điều chỉnh và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật và Thành ph.

Triển khai quy chế tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức; hệ thống tiêu chuẩn chức danh; quy chế đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức; quy chế thu hút nhân tài,...

2.4.2. Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ, phát triển hạ tng kinh tế xã hội

Triển khai trọng điểm các quy hoạch khung, mục tiêu phủ kín quy hoạch trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục triển khai và phấn đấu hoàn thành quy hoạch 401 xã xây dựng nông thôn mới theo chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới...

Hoàn thiện các dự án hạ tầng đô thị. Giữ vững danh hiệu Thủ đô "xanh, sạch, đẹp, văn minh hiện đại". Lập và triển khai các chương trình hiện đại hóa các loại hình giao thông, trọng tâm là hệ thống giao thông đưng bộ.

Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư. Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, danh mục các dự án tổ chức đấu thu lựa chọn chủ đu tư. Hợp tác với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài, đào tạo và nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

2.4.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm và doanh nghiệp

Lập và triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Tích cực triển khai chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác;... hỗ trợ doanh nghiệp vthong tin thị trường, về đăng ký, bảo hộ và phát triển thương kiệu, về áp dụng các hthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thực hiện các chương trình nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao năng lực sản xuất, cht lượng sn phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào các ngành, lĩnh vực.

Chương trình hỗ trợ phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao, tập trung vào các ngành dịch vụ thương mại, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

Chương trình hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng vào các sản phẩm có thế mạnh của Thủ đô.

2.4.4. Phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động

Phát triển mạnh đào tạo nghề cả về quy mô và chất lượng, đảm bảo sự đồng bộ vcơ câu ngành nghđào tạo và cơ cu trình độ nghề nghiệp.

Tập trung đầu tư cho đào tạo nghề trình độ cao để nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân kthuật có trình đtay nghề vững đủ khả năng tiếp cận với công nghsản xuất tiên tiến, thiết bị kthuật hiện đại, có khả năng tham gia cạnh tranh trong thị trường sức lao động trong nước và quốc tế để cung cấp nguồn nhân lực cho xuất khu lao động.

2.4.5. Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế ngoại thành

Lập kế hoạch tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn: khuyến nông, đin nước, giao thông, chợ tại các huyện, các xã nghèo, khó khăn. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô ln, công ngh cao.

Từng bước phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững toàn diện theo hướng đô thị sinh thái sản xuất hàng hóa chất lượng cao, chuyển mạnh cơ cấu nông nghiệp sang sản xuất nông sản, thực phẩm cht lượng cao, ATVSTP, gắn phát trin nông nghiệp với cải thiện bảo vmôi trường sinh thái, phát triển du lịch và nông thôn mới. Đy mạnh chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH.

2.4.6. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, từng bước hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm trên địa bàn Thành phố.

Thực hiện Đề án cải thiện chất lượng môi trường, các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trưng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đảm bảo sức khỏe nhân dân.

2.4.7 Các vấn đề an ninh trật tự, an sinh xã hội

Đảm bảo tốt an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin. Tập trung vào các lĩnh vực xuất nhập cảnh, văn phòng đại đin nước ngoài, các hoạt động đối ngoại, các khu công nghiệp và chế xuất.

Xây dựng các giải pháp thực hiện chính sách an sinh và công bằng xã hội trong bi cnh HNKTQT.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thường trực Ban Hội nhập kinh tế quốc tế

Sở Công Thương - cơ quan thường trực Ban HNKTQT có trách nhiệm tham mưu cho đồng chí Trưng Ban trong công tác HNKTQT: theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị được giao; đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt kế hoạch. Hàng năm cơ quan thưng trực tng hợp, báocáo UBND Thành phố tình hình thực hiện Kế hoạch.

2. Các thành viên Ban Hội nhập kinh tế quốc tế

Các thành viên Ban HNKTQT trên cơ sở những nhiệm vụ được giao thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nắm tình hình, tiến độ trin khai thực hiện của các s, ngành và địa phương do mình phụ trách; báo cáo gửi về Sở Công Thương theo định kỳ để tng hợp.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

PHỤ LỤC

NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ TH "KHOẠCH ĐY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TQUỐC T THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 04/4/2013 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Công tác thông tin tuyên truyền

 

 

 

1

Trin khai các khóa đào to, lớp tp hun phổ biến kiến thức cho cán bcác đơn vị, doanh nghiệp, về những nội dung: chính sách, pháp luật thương mại của Vit Nam, các nước trên thế giới để tận dụng các ưu đãi trong cam kết quốc tế và có bin pháp tích cực, chủ đng phòng tránh các hàng rào trong thương mi; kiến thức về thị trường; kỹ năng quản lý, quản trị và điều hành doanh nghiệp; kỹ năng về công nghệ mới và knăng quản lý về Công nghệ thông tin;

Các Sở, ban, ngành, đơn vị của Thành phố

 

 

2

Hi thảo về những vấn đề liên quan đến FTA "thế hệ mới" (New generation FTA issues); Đào tạo kỹ thuật xây dựng phương án đàm phán mang tính "tn công" hp lý và chiến lược tiếp cn thị trưng cho các doanh nghip trên đa bàn thành phố Hà Ni, bao gm cviệc tham vn trước khi đàm phán, công bố thông tin và phân tích tác động sau khi ký kết hiệp định

Sở Công Thương

Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư ca châu Âu - EU-Mutrap IV

 

4

Tchức các chương trình tập huấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiên địa bàn Thành phố về các văn bản pháp quy trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hải quan; về pháp lut tvệ của Việt Nam và WTO; tìm hiểu xu hướng thtrường cho các doanh nghip xuất khẩu dệt may trên đa bàn Thành phố; ph biến công c phân tích hoạt đng xuất nhp khẩu và h thng quỹ chuẩn cht lượng hàng hóa quc tế...

Sở Công Thương, Cục Hải quan Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị có liên quan

 

5

Triển khai các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiêp nhỏ và vừa các thông tin về thtrường, phát trin thương hiu, xu hưng sản phẩm tiêu dùng, các hthống quản lý cht lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, thông tin về đào tạo, tập huấn,... thường xuyên được cập nhật trên Website của "vườn ươm doanh nghiệp".

Sở Kế hoạch & đầu tư

 

 

6

Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách pháp luật, các quy trình thu tục hải quan đến tổ chức, cá nhân trong thực thi pháp luật hải quan; triển khai chương trình quan hệ đối tác hải quan- doanh nghiệp

Cục Hải quan Hà Nội

 

 

7

Phổ biên, tuyên truyền về Hiệp định TBT và các vấn đề liên quan, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong việc triển khai Đề án TBT; tiếp tục gửi các tin cảnh báo về TBT của các nước thành viên WTO cho các doanh nghip có liên quan trên địa bàn Hà Nội qua E-mail.

Sở Khoa học & Công nghệ

 

 

8

Thông tin tuyên truyền để các doanh nghiêp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn nắm bắt được các thành tựu khoa học và công nghệ, chủ động đặt hàng đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa

Sở Khoa học & Công nghệ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

9

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về HNKTQ, cập nhật thông tin về tình hình phát triển kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO, mặt tích cực và hạn chế của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến công tác y tế, y đức của cán bộ, nhân viên ngành y

Sở Y tế

 

 

10

Tiếp tục phối hợp với Đài PTTH Hà Nội thực hiện phần tin khoa giáo nông nghiệp; tăng thời lượng phát sóng và lượng tin bài tên chương tình nông nghiệp và nông thôn trên kênh H2 vào thứ 5 hàng tuần; thông tin, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

 

 

11

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đa dạng hóa các hình thức và nôi dung tuyên truyền về các hoạt động đang được Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì như: Chiến dịch trồng cây xanh xung quanh sông, kênh, rạch trên địa bàn cả nước; Tổ chức thí điểm triển khai phân loại rác tại nguồn cho các hộ dân và các trường học

Sở Tài nguyên & Môi trường

 

 

12

Phát hành Bản tin HNKTQT "Hà Nội hội nhập và phát triển" 01 số/tháng

Viện nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

II

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác HNKTQT

 

 

 

1

Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, tập huấn về các nội dung: ngoại ngữ, tin học, lập kế hoạch, tổ chức công việc, thuyết trình, đàm phán, giao tiếp quốc tế cho cán bộ làm công tác HNKTQT

Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị của Thành phố

 

 

2

Đào tạo nâng cao việc thực thi các cam kết FTA và quản lý điều chính sách liên quan (bao gồm luật pháp, quy định và nâng cao năng lực thể chế)

Sở Công Thương

Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu - EU-Mutrap IV

 

3

Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa và công tác chuyên môn liên quan trực tiếp tới việc thực hiện các TTHC, giao dịch pháp lý có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực Tư pháp. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ luật sư, công chứng viên, đấu giá viên, giám định viên,... đáp ứng yêu cầu HNKTQT

Sở Tư pháp

 

 

4

Bố trí, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại vững vàng về chính trị, năng lực chuyên môn và ngoại ngữ, kiến thức liên quan đến công tác đối ngoại, HNKTQT cho cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác đối ngoại;

Thực hiện các chương trình đào tạo cán bộ ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài (tai Viện Trưởng đại học Lomoges- Pháp, Viện Trưởng đại học Aiou-Hàn Quốc, Trường đại học San Francisco- Hoa Kỳ,...), các chương trình học bổng của các nước, các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam

Sở Y tế

 

 

5

Tìm kiếm, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, tạo điều kiện để cán bô tham gia các khóa đào tạo, học tập kinh nghiệm phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa, kinh nghiệm quản lý vườn ươm doanh nghiệp trong và ngoài nước

Sở Kế hoạch và đầu tư

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

6

Tổ chức triển khai thực hiện các đề án về thí điểm đào tạo, tuyển dụng công chức nguồn; xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh công chức gắn với vị trí viêc làm; thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Thành phố; xây dựng một số khung năng lực đối với chức danh lãnh đạo, quản lý (từ cấp phòng trở xuống) tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Thành phố; xây dựng cơ chế hỗ trợ, đãi ngộ để tăng thu nhập (ngoài lương) bảo đảm ấn định đời sống cán bộ, công chức, viên chức.

Sở Nội vụ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

7

Đào tạo lực lượng cán bộ hải quan có trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; triển khai, bố trí, sắp xếp cán bộ công chức theo chức danh công việc; 80% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh công việc trước khi được điều đng, luân chuyển, chuyển đổi vtrí công tác; 80% cán bộ công chúc tại những vị trí đòi hỏi có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

Cục Hải quan Hà Nội

 

 

8

Tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng phần mềm tác nghiệp của Sở Nội vụ, về Luật Lao động và quy định liên quan, Luật Thủ đô và quy định liên quan cho cán bộ

Sở Nội vụ

 

 

9

Tổ chức các lớp tập huấn văn bản mới về quản lý công chức, viên chức cho Trưởng, phó phòng TCCB, Chánh, phó văn phòng, chuyên viên theo dõi công tác TCCB các sở, ban, ngành; Trưởng, phó phòng, chuyên viên phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã và CBCC Sở

Sở Nội Vụ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

10

Tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý nhân sự cho Trưởng, phó phòng TCCB hoặc Chánh, phó văn phòng các sở, ban, ngành: Trưởng, phó phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã và CCVC Sở Nội vụ

Sở Nội Vụ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

11

Tổ chức các lớp tập huấn công tác quản lý hội, quản lý quỹ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước các hội của các sở, ban, ngành, quận, huyên, thị xã và CBCC khối văn phòng Sở Nội vụ, cán bộ quản lý các hội thuộc Thành phố

Sở Nội Vụ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

12

Tổ chức lớp tập huấn về công tác tổ chức bộ máy, quản lý và giám sát doanh nghiệp; kỹ năng hành chính cho lãnh đạo và cán bộ làm công tác tổ chức của doanh nghiệp thuộc Thành phố

Sở Nội Vụ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

13

Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác CCHC cho Trưởng phòng: TCCBCVP, nội vụ và chuyên viên phụ trách CCHC và trưởng bộ phận tiếp nhận HSHC của các quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành.

Sở Nội Vụ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

14

Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ công chức về: Kỹ năng truyền thống, báo chí và người phát ngôn do Viện nghiên cứu công nghệ thông tin Đông Nam Á tổ chức

Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn

 

 

15

- Tổ chức diễn đàn/hội thảo chia sẻ những bài học kinh nghiệm về các mô hình hoai động giáo dục đào tạo trong thời kỳ HNKTQT.

- Tiếp tục triển khai các dự án hợp tác với Fukuoka, Nhật Bản; dự án viện trợ phi chính phủ Projects Abroad, Anh Quốc; hợp tác với Ausualia.

-Tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế trong khuôn khổ Đề án ngoại ngữ 2020 phấn đấu đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 cho 5% cán bộ, giáo viên toàn ngành trong lộ trình đến 2015 của Ngành.

- Mở rng hp tác, chia sẻ thông tin với giáo dục các nước trên thế giới.

- Tchức lớp đào tạo Tiếng Anh cho 300 cán bộ, giáo viên trong ngành,

Sở Giáo dục & đào tạo

 

 

III

Công tác theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết HNKTQT

 

 

 

1

Rà soát, hệ thống hóa VBQPPL liên quan tới công tác HNKTQT trên địa bàn thành phố Hà Nội; tăng cường công tác kiểm tra VBQPPL liên quan tới việc thực hiện các cam kết HNKTQT của Thành phố

Sở Tư pháp

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

2

Cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô: xây dựng 15 văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa một số nội dung được Luật giao; trong đó có 10 Nghị quyết của HĐND, 05 Quyết định của UBND TP. Xây dựng kế hoạch lập quy của Thành phố trình UBND TP ban hành, làm cơ sở xây dựng các văn bàn QPPL, công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh tế - xã hội của Thủ đô; trong đó có các văn bản về HNKTQT

Sở Tư pháp

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

3

Xây dựng các Quy chế quản lý về quy hoạch, kiến trúc đô thị Thành phố; các khu vực đặc thù: Hồ Gươm và phụ cận; khu phố cổ; phố cũ,... xây dựng các quy định về lập, thẩm định phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn và quản lý xây dựng theo quy hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp hồ sơ chỉ giới đường đỏ đối vói các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố

Sở Quy hoạch kiến trúc

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

4

Xây dựng các văn bản về công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; xây dựng các quy chế đấu thầu khai thác dịch vụ xe buýt, đấu thầu duy tu, duy trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điều chỉnh, sửa đổi quy chế đấu thầu: đầu tư, kinh doanh các bên, bãi đỗ xe.

Sở Giao thông vận tải

 

 

5

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện (dự kiến trong giai đoạn sẽ có hơn 200 văn bản được ban hành) đối với các lĩnh vực sau khi Quốc Hội thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai, Bộ Luật Dân sự, các luật về tổ chức trong đó có Luật Tổ chức HĐND và UBND

Sở Tư pháp

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

6

Tổng hợp thông tin phản ánh về khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiêp; cung cấp trao đổi thông tin liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ cho các đối tượng có nhu cầu; tổ chức xây dựng dữ liêu về doanh nghiêp nhỏ và vừa; hướng dân cung cáp thông tin về chê độ chính sách hỗ trạ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung ương và Thành ph

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

 

7

Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 85 thực hiện Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất- kinh doanh hàng năm

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

 

8

Tổ chức các buổi tọa đàm với Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho Doanh nghiệp

Sở Công Thương, Cục Hải quan Hà Nội, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

9

Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các thỏa thuận hợp tác với hải quan khu vực và các nước khác khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): Triển khai thực hiện các thủ tục Hải quan chủ yếu bằng phương thức điện từ trên cơ sở áp dụng phương thức quản lý rủi ro kết hợp với thực hiên giám sát hải quan bằng các trang thiết bị kỹ thuât hiện đại nhằm nâng cao năng lực quản lý hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại; Hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đảm bảo công tác quản lý thuế thực hiện minh bạch, công bằng góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại; Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; công tác kiểm tra sau thông quan; công nghệ thông tin; công tác kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, phòng chống ma túy

Cục Hải quan Hà Nội

 

 

10

Thực hiện các thỏa thuận trong lĩnh vực tài nguyên môi trường (do Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối phối hợp triển khai) dưới dạng Biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác đã được ký kết với các đối tác nước ngoài.

Hoàn chỉnh và xây dựng bổ sung các văn bản cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu về quản lý đối với Thành phố Hà Nôi, cũng như tạo khung pháp lý thuận lợi, cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư để tiếp nhận các nguồn viện trợ quốc tế, trong lĩnh vưc tài nguyên môi trường, kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư hạ tầng đô thị, môi trường của Thành phố.

Sở Tài nguyên & môi trường

 

 

IV

Công tác hướng dẫn và theo dõi triển khai các chiến lược, nghị quyết, chương trình hành động về HNKTQT

 

 

 

1

Công tác cải cách hành chính

 

 

 

1.1

Tiếp tục tổ chức thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về " Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoan 2011-2015" và Quyết định số 1909/QĐ-UBND của UBND Thành phố về Kế hoạch CCHC của Thành phố giai đoạn 2011 -2015

Sở Nội vụ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

1.2

Triển khai đề án " nâng cao hiệu lực, hiêu quả quản lý, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính thành phố Hà Nôi giai đoạn 2012-2016" đáp ứng yêu cầu hội nhập, yêu cầu cao về quản lý đô thị và xây dựng nông thôn mới; đổi mới phương thức và lề lối làm viêc của cán bộ, công chức, viên chức. Giảm các cuộc hội họp và giấy tờ hành chính, mở rộng viêc giao ban, họp trực tuyến.

Triển khai có hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố. Phát triển đồng bộ và song hành giữa hiện đại hóa công sở và đẩy mạnh ứng dụng công nghê thông tin - truyền thông trong hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính và xây dựng cơ quan điện tử theo Nghị quyết số 16/2012/NQ-HĐND của HĐND Thành phố về Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015.

Sở Nội vụ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

1.3

Phê duyệt và chỉ đạo 05 đơn vị (Tây Hồ, Long Biên, Thạch Thất, Từ Liêm, Chương Mỹ) tổ chức triển khai đề án thí điểm "cơ quan điện tử". Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy định bắt buộc cán bộ, công chức phải thực hiện tin học hóa trong tác nghiệp hành chính, đác biệt là giải quyết công viêc trong nội bộ cơ quan nhà nước và giao dịch hành chính vơi tổ chức, công dân.

Sở Nội vụ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

1.4

Tiến hành cải cách hành chính tạo cơ chế minh bạch cho môi trường đầu tư, trọng tâm thực hiện công khai hóa, giản tiến thủ tục cung cấp thông tin quy hoạch, kiến trúc trên đìa bàn Thành phố; nghiên cứu rà soát 05 thủ tục hành chính (cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy phép quy hoạch chấp thuận giới thiệu địa điểm, cung cấp thông tin quy hoạch, lập thẩm định phê duyệt cung cấp chỉ giới đường đỏ); đánh giá chất lượng hồ sơ đầu ra được đảm bảo; hệ thống xử lý hồ sơ văn bản trên phần mềm tác nghiệp

Sở Quy hoạch- Kiến trúc

 

 

1.5

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan, thủ tục cấp đất, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giải quyết các thủ tục đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu; công khai thủ tục hành chính có liên quan đến hoat động xuất khẩu trên website của các Sở, ngành và trang tin điện tử của Thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiêp sản xuất, xuất khẩu

Cục Hải quan, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công Thương, Ban quản lý các khu công nghiên và chế xuất

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

1.6

Thực hiện giảm quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian lập quy hoạch, chỉ giới đường đỏ dự án tuyến đường và chuẩn bị đầu tư dự án; nâng cao chất lượng lập, thẩm định, duyệt dự án. Áp dụng thí điểm công tác đấu thầu qua mạng để nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản thu hút đầu tư quốc tế

Sở Giao thông vận tải

 

 

1.7

Triển khai Dự án Urbis Hà Nội đến năm 2010 góp phần cải cách hành chính công tại Hà Nội thông qua tăng cường năng lực hoạch định chính sách cho các cơ quan nhà nước của Thành phố quản lý và cải thiện sự minh bạch về thủ tục hành chính và hiệu quả trong việc thực hiện công tác quản lý đô thị tại Hà Nội. Các hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, công tác quản lý bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS).

Sở Tài nguyên & môi trường

 

 

2

Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội

 

 

 

2.1

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 03/01/2012 của UBND Thành phố về việc triển khai thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2015, cụ thể với: 05 đồ án Quy hoạch chung đô thị vệ tinh; 03 đồ án Quy hoạch chung thị trấn sinh thái; 09 đồ án Quy hoạch chung thị trấn huyện lỵ; 01 đồ án Quy hoạch chung thị xã; 14 đồ án Quy hoạch chung xây dựng huyện; 31 đồ án Quy hoạch phân khu; 01 đồ án Quy hoạch đặc thù, 10 Quy hoạch chi tiết, Quy hoạch cải tạo hai bên tuyến đường và thiết kế đô thị các tuyến phố chính.

- Triển khai và thực hiện hệ thống quy hoạch ngành, lĩnh vực, mạng lưới: phát ừiển công nghiệp, thương mại, y tế,' trường học, du lịch, văn hóa, mang lưới bán buôn, bản lẻ, hê thống cưa hàng xang dấu...; quy hoach ve nhan lực khu, cụm cong nghiệp, điểm tiểu thủ cong nghiệp; nghề, làng nghề thành phố Hà Nội,... Đặc biêt la quy hoach nông thôn

Sở Quy hoạch-Kiến trúc

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

 

2.2

Hoàn chỉnh các quy hoạch chuyên ngành cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, nghĩa trang, công viên cây xanh, hồ nước phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hôi đến năm 2020, định hướng 2030, Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Sở Xây dựng

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

2.3

Hoàn chỉnh đồ án quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội" đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết đường sắt đô thị khu vực đầu mối thành phố Hà Nội

Sở Giao thông vận tải

 

 

2.4

Tăng cường công tác thu hút đầu tư nước ngoài trong đó chú trọng thu hút FDI vào ngành công nghiệp hỗ trợ, những dự án có hàm lượng công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghệ thông tin, vật liệu mới.., các dự án sản xuất công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm môi trường,...

Sở Kế hoạch & Đầu tư

 

 

2.5

Tổ chức xúc tiến đầu tư ưong nước và nước ngoài để vận động, hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư. Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Sở Kế hoạch & Đầu tư

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

2.6

Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy hoạch nhằm kết nối với các tuyến giao thông liên vùng, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa giữa Thành phố Hà Nội và các vùng, các tỉnh thành trong cả nước; xây dựng hệ thống bến, bãi đỗ xe, các trung tâm tiếp cận kho vận để thúc đẩy lưu thông hàng hóa (hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa và phát triển các cảng thủy nội địa dọc sông Hồng, sông Đáy); góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiêp, nông nghiêp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sở Giao thông vận tải

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

3

Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm và doanh nghiệp

 

 

 

3.1

Xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động của thành phố Hà Nội thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của Quốc gia

Sở Công Thương Hà Nội

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

 

3.2

Tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ, Triển lãm tại các thị trường xuất khẩu quan trọng, thị trường tiềm năng và khai thác các thị trường mới như: Nhật Bản, Hoa kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ La tinh, Tây Á, Nam Á, Châu Phi, Đông Âu, Trung Đông.. .; tham gia hội chợ, triển lãm trong nước (Hội chợ Lifestyle tại Thành phố Hồ Chí Minh, các hội chợ chuyên ngành khác ) giúp doanh nghiệp quảng bá và tiêu thụ hàng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, khách hàng

Sở Công Thương Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

3.3

Thực hin Chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ (tổ chức cho doanh nghiệp tham gia triển lãm METALEX, triển lãm ICS Việt nam, Triển lãm Manufacturing Expo,... ; tổ chức đón, giao thương với các đoàn nhà nhập khẩu và doanh nghiệp nước ngoài vào tìm kiếm thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; chương trình quảng bá các sản phẩm chế tạo, công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ liên quan; ...)

Sở Công Thương Hà Nội

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

 

3.4

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề khu vực phía Bắc: Hội chợ triển lãm "Mỗi làng nghề - Một sản phẩm truyền thông" khu vực phía Bắc; Hỗ trợ doanh nghiệp về tư vấn thiết kế mẫu mã hàng Thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu; Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm OVOP

Sở Công Thương Hà Nội

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

 

3.5

Tổ chức hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề hàng năm; Tiếp tục duy trì hoạt động phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội giúp quảng bá về các sản phẩm TCMN và sản phẩm làng nghề truyền thông của Hà Nội, nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu cho sản phẩm, thu hút khách đu lịch, tìm kiếm khách hàng

Sở Công Thương Hà Nội

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

 

3.6

Xây dựng các giải pháp về cơ chế chính sách ưu đãi cho các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thông qua mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin" tại các Khu Công nghệ thông tin tập trung

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

3.7

Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin áp dụng các quy trình quản lý sản xuất tiên tiến và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh như hỗ trợ tư vấn, trơ giúp các doanh nghiêp áp dụng các chuẩn CMM, CMMI và các quy trì ISO về sản xuất phần mềm

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

3.8

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ một phần kinh phí trong việc quản lý và vận hành vườn ươm doanh nghiệp Hà Nội (sau khi hết thời hạn EU tài trợ dự án năm 2012) nhằm tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các lớp đào tạo nguồn nhân lực về kỹ năng quản lý kinh doanh, môi trường và đầu tư các sản phẩm thân thiện bảo đảm chất lượng sản phẩm xuất khẩu

Sở Tài Chính

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

3.9

Đầu tư xây dựng cơ sở ha tầng khoa học và công nghệ với các công nghệ, thiết bị đồng bộ, hiện đại đủ năng lực hoàn thiện sản phẩm từ kết quả đề tài, dự án đáp ứng các thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã của các sản phẩm cùng loại trên thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp ươm tạo công nghệ, thực hiện các dự án về các lĩnh vực bức xúc trên địa bàn như: rau sạch, giao thông, môi trường,..

Sở Khoa học & Công nghệ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

3.10

Triển khai Chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp trên địa bàn thông qua hỗ trợ xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9001-2008; ISO 14.000 về môi trường và ISO 22.000 về an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiêp. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, nhẵn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và phát triển thương hiệu

Sở Khoa hoe & Công nghệ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

3.11

Triển khai Kế hoạch hành động áp dụng sản xuất sách hơn trong công nghiệp của Thành phố giai đoạn 2012-2015 (theo Quyết định số 3090/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND Thành phố); Chương trình phát triển sản phẩm công nghiêp chủ lực; Chương trình hành động hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn có chất lượng và sức cạnh tranh cao, sản phẩm công nghệ cao giai đoạn 2012 - 2015 (Chương trình số 124/CTr-UBND ngày 19/9/2012 của UBND Thành phố)

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

3.12

Xây dựng chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu sản phẩm: Lúa gạo Hà Nội, Bò sữa Ba Vì, Bò sữa Phủ Đổng, Chè Ba Vì,...

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

4

Phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động

 

 

 

4.1

Tiếp tục triển khai dự án xây dựng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Hà Nội tại Đông Anh với quy mô tuyển mới 1.000 học sinh/năm, 14 nghề đào tạo : cắt gọt kim loại, công nghệ hàn, công nghệ ô tô, điện công nghiệp, điện từ công nghiệp, cơ điện tử, công nghệ thông tin .... Dự kiến trường sẽ đi vào hoạt động vào năm 2014.

Sở Lao động Thương binh & Xã hội

Các sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

4.2

Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Thực hiện Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015.

Dự kiến mỗi năm dạy nghề cho gần 40.000 lao động nông thôn.

Sở Lao động Thương binh & Xã hội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

4.3

Đầu tư xây dựng 5 sàn giao dịch việc làm vệ tinh; Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 sàn giao dịch việc làm của Thành phố.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

 

 

4.4

Cấy nghề tiểu thủ công nghiệp cho làng thuần nông trên địa bàn thành phố (100-150 làng/năm) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn mở rộng sản xuất

Sở Công Thưong

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

 

4.5

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lục công nghệ thông tin: Tăng cường loại hình đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, đào tạo nghỉ áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp - viện, trường - cơ quan quản lý nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

4.6

Đẩy mạnh các chương trình xuất khẩu lao động công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi chuyên gia, triển khai đào tạo, phát triển nguôn nhân lực

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

4.7

Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, nâng cao chuyên sâu về các kỹ năng chuyên môn, công nghệ mới và kỹ năng quản lý

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

5

5.1

Hiện đại hóa nông nghìêp và phát triển kinh tế ngoại thành

Xây dựng một số đề án, dự án phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, nhằm nâng cao thu nhập và tiến tới xuất khẩu như: Đề án phát triển cây trồng vật nuôi; Đề án phát triển cây vụ đông; Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn; Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng sản xuất; Đề án cơ giới hóa nông nghiệp; Đề án xây dựng vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi theo vùng tập trung

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

5.2

Xây dựng, thực hiện các Chương trình, Đề án trọng điểm: Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015"; Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản TP Hà Nội giai đoan 2009-2015, định hướng đến năm 2020; Chương trình phát triển sản xuất vùng lúa hàng hóa chất lượng cao giai đoạn 2011-2015; Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2011- 2015; Đề án phát triển cây ăn quà đặc sản TP Hà Nội giai đoan 2011 -2015; Quy hoạch phát triển nông nghiệp TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030; Chính sách thí điểm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2012-2016

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

5.3

Tổ chức các Hội chợ, triểm lãm giới thiệu sản phẩm chăn nuôi, rau an toàn,... Hội chợ giới thiệu sản phẩm nông lâm sản và làng nghề Hà Nội

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

6

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

 

 

 

6.1

Triển khai Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 với những nội dung như: phòng ngừa và kiểm soát nguồn ô nhiễm môi trường; khai thác và sử dụng hiệu quả bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; ...

Sở Tài nguyên & môi trường

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

6.2

Hoàn thiện Đề án "Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ Tài nguyên và Môi trường".

Sở Tài nguyên & môi trường

 

 

6.3

Xây dựng và triển khai các đề án, dự án bảo vệ môi trường, các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải, rác thải đô thị, rác thải nông thôn trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các chương trình mục tiêu Quốc gia, các vấn đề có tính chất liên vùng, liên quốc gia như đa dạng sinh học, ưng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng và triển khai các dự án có liên quan theo cơ chế phát triển sạch CDM, cơ chế đồng thực hiện JI.

Sở Tài nguyên & môi trường

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

6.4

Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, xử lý ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường:

- Thực hiện các dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - Dự án II, hoàn thiện thoát nước mưa lựu vực Tô Lịch; dự án xây dựng và cải tạo trạm bơm Cổ Nhuế, Mỹ Đình (Đồng Bông I), Mễ Trì (Đồng Bông II) khu vực phía Tây HN; dự án đầu tư xây dựng thoát nước quận Hà Đông; các dự án xây dựng công trình đầu mối cấp 1 lưu vực Tà Nhuệ và quận Long Biên; giải quyết 25 điểm ngập úng cục bộ trong các đô thị

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; xây dựng mạng lưới thu gom nước thải lưu vực S1, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bảy Mẫu, Yên Xá, Tây sông Nhuệ, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây; dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ nội thành

Sở Xây dựng

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

6.5

Tổ chức tốt công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo phương thức xã hội hóa với công nghệ hiện đại. Áp dụng rộng rãi việc phân loại rác tại nguồn theo mô hình 3R. Đầu tư công nghệ tái chế, tạo ra các sản phẩm hữu ích từ chất thải

Sở Xây dựng

 

 

6.6

Hoàn thiện khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn giai đoạn I và triển khai dự án giai đoạn II. Xây dựng các ô chôn lấp và công trình xử lý và công trình phụ trợ tại khu xử lý Xuân Sơn- Sơn Tây

Sở Xây dựng

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

7

Các vấn đề an ninh trật tự, an sinh xã hội

 

 

 

7.1

Tập trung rà duyệt triển khai các kế hoạch, phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội trọng đại diễn ra trên địa bàn Thủ đô: các hội nghị, hội thảo, thể thao văn hóa diễn ra ở Hà Nội. Chủ động nắm và kiểm soát tình hình, chủ động phòng ngừa ở các địa bàn hợp tác kinh tế với nước ngoài. Sớm có những dự báo để tập trung phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong, những vấn đề nhạy cảm, chiều hướng phát triển của các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm cong nghệ cao, tội phạm có tổ chức, có yếu tố nước ngoài,... để chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh ngăn chặn không để xảy ra đột biến bất ngờ.

Công an thành phố Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

7.2

Đẩy mạnh công tác tham mưu hướng dẫn các cơ quan doanh nghiệp, cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy về công tác bảo đảm ANTT phục vụ HNKTQT; chỉ thị 29/CT-UBND ngay 30/12/2010 của UBND Thành phố về bảo đảm an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố....

Công an thành phố Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

7.3

Thực hiện tốt chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Quan tâm bảo đảm mức tối thiểu về các địch vụ XH cơ bản cho người dân, gia đình chính sách, người có công, người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội. Khuyến khích nông dân, người lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thực hiện có hiệu quả bảo hiểm thất nghiệp.

Sở Lao động Thương binh & Xã hội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

 

 





Kế hoạch 01/KH-UBND công tác văn thư, lưu trữ năm 2017 Ban hành: 05/01/2017 | Cập nhật: 11/02/2017