Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: 58/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Ngọc Dũng
Ngày ban hành: 05/04/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 04 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÔNG TIN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quy hoạch ngành phát thanh - truyền hình tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến 2030; Đề án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Báo Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh với nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai kịp thời, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu của Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên các loại hình thông tin: báo chí, xuất bản, thông tin trên Internet, thông tin cơ sở.

- Phát triển nhanh, mạnh, vững chắc với cơ cấu, quy mô hợp lý các loại hình thông tin theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông thế giới, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin ngày càng cao của nhân dân.

2. Yêu cầu

- Phát triển hệ thống thông tin của tỉnh phải dựa trên cơ sở mục tiêu của Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

- Hoạt động thông tin phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và theo quy định của pháp luật.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

Kiện toàn, sắp xếp các đơn vị thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông theo định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước; theo đúng quy hoạch phát triển lĩnh vực báo chí, xuất bản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, khắc phục tình trạng mất cân đối, đảm bảo sự đồng đều về phân b, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng, miền.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về Báo in, Báo điện tử, Tạp chí in:

- Mục tiêu đến năm 2025:

+ 100% người dân vùng đồng bằng trong tỉnh, 80% người dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo trong tỉnh được tiếp cận các loại báo in hoặc báo điện tử, tạp chí in phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.

+ Sắp xếp đầu mối cơ quan báo chí trong tỉnh theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2015.

+ Tăng số lượng phát hành Báo Quảng Ngãi lên 50%; tăng số lượng truy cập Báo điện tử Quảng Ngãi lên 100%; thực hiện mô hình tòa soạn hội tụ, thông tin đa nền tảng, đa phương thức.

- Tầm nhìn đến năm 2030: Duy trì và nâng cao kết quả đạt được đến năm 2025.

b) Về Báo nói, báo hình:

- Mục tiêu đến năm 2025

+ 100% người dân trong tỉnh, kể cả vùng sâu, vùng xa, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của tỉnh.

+ Thực hiện sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng bằng công nghệ kỹ thuật số phù hợp với xu thế hiện đại.

+ Tăng thời lượng sản xuất chương trình phát thanh địa phương lên 4 giờ/ ngày, tổng thời lượng phát sóng phát thanh Đài PTTH tỉnh đạt khoảng 22 giờ/ngày.

+ Tăng thời lượng sản xuất chương trình truyền hình địa phương lên 5 giờ/ ngày, tổng thời lượng phát sóng truyền hình Đài PTTH tỉnh đạt 22 giờ/ngày.

+ Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (truyền hình cáp, truyền hình qua mạng Internet, truyền hình số mặt đất) đến trung tâm xã trên toàn tỉnh; Tỷ lệ hộ xem truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh đạt trên 60%.

- Tầm nhìn đến năm 2030

+ Duy trì và nâng cao kết quả đạt được đến năm 2025.

+ Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả; thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, đảm bảo chất lượng phủ sóng, đáp ứng yêu cầu hội tụ về công nghệ và dịch vụ.

c) Về Thông tin điện tử

- Mục tiêu đến năm 2025

+ 100% cơ quan hành chính nhà nước sử dụng cổng/trang thông tin điện tử và mạng xã hội để thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người dân và thực hiện công tác quản lý nhà nước của ngành, địa phương.

+ 100% các trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ hành chính công trên mạng Internet đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nội dung thông tin, xác thực người dùng.

+ 100% các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh có trang thông tin điện tử thích ứng với các thiết bị di động, dễ dàng tra cứu, kết nối với các dịch vụ do Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước cung ứng.

- Tầm nhìn đến năm 2030

+ Duy trì và nâng cao kết quả đã đạt được đến năm 2025.

+ Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, xây dựng hệ sinh thái số lớn mạnh, trọng tâm là mạng xã hội và công cụ tìm kiếm, tạo nền tảng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại phù hợp với cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

d) Về Xuất bản, phát hành

- Mục tiêu đến năm 2025

+ Duy trì nhịp độ tăng trưởng về số lượng xuất bản phẩm. Phấn đấu đến năm 2025, đạt khoảng 600 triệu bản, tương đương 6,5 bản sách/người/năm.

+ Tăng tỷ lệ xuất bản phẩm điện tử đạt từ 25-30% số lượng xuất bản phẩm.

+ 100% các điểm Bưu điện-Văn hóa xã có tủ sách đảm bảo việc phục vụ đọc sách của người dân.

- Tầm nhìn đến năm 2030

Duy trì nhịp độ tăng trưởng về số lượng xuất bản phẩm, ổn định nguồn sách in truyền thng, tăng lượng sách đặt hàng theo nhiệm vụ chính trị của địa phương.

e) Về Thông tin cơ sở

- Mục tiêu đến năm 2025

+ Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại để đổi mới cách thức thông tin, tuyên truyền ở cơ sở. Phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh có Đài truyền thanh để tuyên truyền, phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.

+ 80% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có bảng tin (điện tử hoặc vật liệu khác).

+ 100% cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện được trang bị thiết bị kỹ thuật số để sản xuất chương trình và phát sóng.

- Tầm nhìn đến năm 2030

Tiếp tục tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông, Internet để đổi mới cách thức thông tin, tuyên truyền ở cơ sở; Tiếp tục thay thế, đổi mới cơ sở vật chất cho hệ thống truyền thanh cơ sở đphục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

III. NỘI DUNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về nội dung nhiệm vụ

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho các loại hình thông tin phát triển.

- Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển in và phát hành của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030;

- Xây dựng các cơ quan báo chí: Báo Quảng Ngãi, các tạp chí, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, xây dựng tòa soạn hội tụ để phát huy vai trò là phương tiện thông tin thiết yếu của tỉnh.

- Phát triển mạng lưới phát hành xuất bản phẩm đến khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo, góp phần khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ thông tin giữa các khu vực.

- Xây dựng và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng công nghệ vào hoạt động thông tin.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của các cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông cơ sở.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ hệ thống thông tin cơ sở được lồng ghép thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Giải pháp thực hiện

a) Về cơ chế, chính sách

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định phù hợp với cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các loại hình thông tin phát triển.

b) Về bộ máy, nhân lực

Kiện toàn tổ chức, bộ máy và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý thông tin ở địa phương. Sắp xếp hệ thống các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thông tin, các cơ quan báo chí theo định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thông tin bảo đảm vững vàng về chính trị, tư tưởng, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với từng loại hình thông tin.

Phát triển mạng lưới phát hành xuất bản phẩm đảm bảo việc cung cấp xuất bản phẩm đến các địa bàn cơ sở, trong đó ưu tiên khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

c) Về tài chính

Ưu tiên bố trí kinh phí cho hoạt động thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các cơ quan thông tin để đảm bảo thực hiện tốt, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền.

Kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn kinh phí Trung ương, địa phương và nguồn xã hội hóa.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí khác ngoài vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho việc phát triển các loại hình thông tin.

Đầu tư kinh phí đào tạo, bồi dưỡng định kỳ cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan báo chí, thông tin, phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm công tác thông tin cơ sở và công chức trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, báo chí.

d) Về khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với các loại hình thông tin theo xu hướng chung của thế giới.

Bảo đảm an toàn thông tin; bảo mật dữ liệu thông tin.

e) Về nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của thông tin, xem đây là kênh quan trọng, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Xây dựng quy trình quản lý thông tin nhằm đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với công tác thông tin, góp phần định hướng dư luận xã hội.

Nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới phương thức thông tin theo hướng chủ động, kịp thời, nhanh nhạy, toàn diện, phong phú, đảm bảo định hướng chính trị, tư tưởng, phù hợp với trình độ tiếp nhận của từng đối tượng và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền. Thông tin có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời gian nhất định. Chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, các thông tin có tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, thời lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số (Hre, Cor), tiếng nước ngoài và chương trình phát thanh, truyền hình đối ngoại.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở, phù hợp với từng đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội ở cơ sở, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và của hệ thống chính trị.

g) Về hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các nước nhằm giới thiệu chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của tỉnh.

Quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người, văn hóa Quảng Ngãi ra với các nước trong khu vực và thế giới.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả thực hiện.

- Phối hợp với các đơn vị xây dựng, hoàn thiện, đổi mới cơ chế phối hợp trong hoạt động thông tin tuyên truyền, quản lý thông tin, báo chí.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện chính sách nhằm phát triển và quản lý tốt xuất bản phẩm; chương trình phát thanh, truyền hình; thông tin trên mạng Internet thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì xây dựng cơ chế huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài tỉnh, sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư cho phát triển thông tin.

Nghiên cứu, xem xét, cập nhật những nội dung của Kế hoạch này vào kế hoạch phát triển khác của tỉnh có liên quan. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan để huy động và cân đối các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính

Xem xét tổng hợp tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho việc triển khai thực hiện kế hoạch.

4. Sở Nội v

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của các cơ quan thông tin, hệ thống thông tin cơ sở.

Thẩm định, trình UBND tỉnh phương án sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan báo chí, thông tin và hướng dẫn, kiểm tra việc btrí, sử dụng, thực hiện chế độ chính sách cho công chức, viên chức, người lao động sau khi sắp xếp.

5. UBND các huyện, thành phố

- Căn cứ vào nội dung và giải pháp của Kế hoạch tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; lng ghép mục tiêu của Kế hoạch vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương.

Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này trong lĩnh vực, phạm vi quản lý, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.

6. Các cơ quan báo chí, xuất bản

Tổ chức triển khai đảm bảo đúng nội dung, mục đích, yêu cầu Kế hoạch của tỉnh.

Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT T
nh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị tại mục IV;
- Cổng Thông tin điện tử t
nh;
- VPUB:
C, PCVP, các Phòng, đơn vị;
- Lưu: VT, KGVXbnt205.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Dũng