Quyết định 884/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 884/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Võ Ngọc Thành
Ngày ban hành: 30/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 884/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 30 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin (CNTT) năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 3359/BTTTT-THH ngày 28/9/2016 “V/v thẩm định dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020” và ý kiến của các Sở: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 944/TTr-STTTT ngày 28/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 2;
- B
TT&TT; (Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Chtịch, các Phó Chủ tịch UBND tnh;
- Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của t
nh;
- Các sở, ban, ngành thuộc t
nh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố ;
- Cổng thông tin điện t
của tnh;
- CVP, các PCVP
UBND tnh;
- Lưu: VT, TTTH, KT, TH, NC, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH



Võ Ngọc Thành

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tnh Gia Lai)

I/ CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:

Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 16/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020;

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quc tế;

Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020;

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử;

Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;

Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016-2020;

Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0;

Công văn số 2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông “V/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020”.

II/ HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC:

1/ Môi trường pháp lý:

Trong giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh đã ban hành 06 văn bản quy phạm pháp luật v CNTT:

- Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 04/3/2011 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy định về thiết lập, quản lý, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến đối với trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị Nhà nước thuộc tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 29/7/2013 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điu hành trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Chỉ thị số 07/2013/CT-UBND ngày 30/7/2013 của UBND tỉnh Gia Lai về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 18/8/2015 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành quy chế quản lý, vận hành và khai thác hệ thống một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Trong công tác đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như:

- Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 05/7/2011 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính tỉnh, huyện, xã giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh Gia Lai về ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 201/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 537/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Gia Lai về ban hành kế hoạch Bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong tình hình mới;

- Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vviệc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 11/3/2016 của UBND tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch triển khai nhân rộng Bộ phận tiếp nhận và trkết quả hiện đại cấp huyện theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành mã định danh kết hợp với tên miền dùng chung cho hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh Gia Lai.

- Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

Ngoài ra, hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT vào hoạt động các cơ quan nhà nước; ban hành các kế hoạch thực hiện các chỉ đạo của trung ương về an toàn, an ninh thông tin, đồng thời đã đưa các nội dung về đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trong các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh như: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2011- 2015), công tác cải cách hành chính, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; công tác đào tạo cán bộ, công chức, dạy nghề và trong các hoạt động đoàn thể khác.

2/ Hạ tầng kỹ thuật:

- Hạ tầng CNTT đã được quan tâm đầu tư: Từ năm 2015, tỉnh Gia Lai đã đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh (đặt tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc S Thông tin và Truyền thông) theo hướng hiện đại đvận hành các hệ thống dùng chung của tỉnh, gm: Hệ thống “Quản lý văn bản và điều hành liên thông”, hệ thống “Một cửa điện tử liên thông”, hệ thống “Hội nghị truyền hình qua mạng”, hệ thống “Thư điện tử công vụ”, cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh. Công tác an toàn, an ninh thông tin cũng được đảm bảo, tại Trung tâm tin học thuộc Văn phòng UBND tỉnh (đvận hành các hệ thống thông tin của Văn phòng UBND tỉnh) và Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đều được trang bị hệ thống bảo mật cao và cũng được đánh giá an toàn, an ninh thông tin nhằm khắc phục các lỗ hng của hệ thống.

- Toàn tỉnh hiện có 73.944 máy tính, đạt tỷ lệ 06 máy tính/100 dân. Trong đó, khối cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể có 28.466 máy tính; hầu hết các cán bộ, công chức (CBCC) là lãnh đạo, chuyên viên trong hệ thống hành chính cấp sở, huyện đều được trang bị máy tính để điều hành, tác nghiệp trong công việc chuyên môn: 21/36 đơn vị (15/19 sở, ngành và 06/17 UBND cấp huyện) có tỷ lệ máy tính/CBCC đạt 100%, còn lại 15/36 đơn vị tỷ lệ máy tính/CBCC khoảng từ 85% đến trên 90%. Tính chung, tỷ lệ máy tính/CBCC đạt khoảng trên 90%.

- Tất cả các đơn vị (các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai kết nối mạng nội bộ) đều đã xây dựng mạng nội bộ (LAN) và các máy tính tại các phòng/ ban chuyên môn thuộc các đơn vị đu được kết ni Internet (trừ các máy tính được sử dụng để lưu hoặc soạn các văn bản theo chế độ mật). Tuy nhiên, hiện các mạng nội bộ này chưa được kết nối với nhau, S TT&TT đã xây dựng Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng hệ thống mạng diện rộng (WAN) tỉnh Gia Lai” và đang trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Việc đảm bảo an ninh mạng và an toàn thông tin tại các đơn vị: Năm 2015, các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh đã được trang bị thiết bị tường lửa tích hợp khả năng chống xâm nhập, phần mềm chống Virus và thiết bị lưu trữ dữ liệu dự phòng; UBND các huyện, thị xã, thành phố đã được trang bị hệ thống tường lửa từ năm 2011, cuối năm 2015 Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã tổ chức tập huấn lại cho các địa phương về vấn đề sử dụng hệ thống bo mật này.

3/ ng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước:

Nhiều ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính được triển khai như:

- Hệ thống quản lý văn bản và điều hành ("Văn phòng điện tử") đã triển khai cho toàn bộ 38 cơ quan, đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện (bao gồm: 21/21 đơn vị cấp Sở/ngành và 17/17 đơn vị cấp huyện), đến hết Quý II/2016, hệ thống đã được triển khai kết nối đến tất cả các đơn vị hành chính cấp xã thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Đến nay, "Trục liên thông 4 cấp của tỉnh" đã được xây dựng xong, đã kết ni liên thông văn bản điện tử tới cấp xã và theo dõi được quá trình xử lý văn bản 4 cấp “Văn phòng Chính phủ - tỉnh - huyện - xã”, trên cơ sở sử dụng 01 phn mm dùng chung thng nht; và đã công khai theo thời gian thực việc luân chuyển văn bản điện tử liên thông tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn Gia Lai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tngày 06/6/2016 (chi tiết tình hình liên thông, gửi nhận văn bản điện tử trên địa bàn tỉnh tại địa chỉ: http://lienthong.gialai.gov.vn). Ngoài ra, cũng đã cài đặt phần mềm và liên thông văn bản điện tử của hệ thống cơ quan hành chính với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Hệ thống “Một cửa điện tử”: Hiện nay đã có 17/17 UBND cấp huyện, một số UBND cp xã (thành phố Pleiku: 02 điểm; thị xã An Khê: 02 điểm; huyện Krông Pa: 04 điểm; huyện Đức Cơ: 01 điểm) đã triển khai hệ thống và 18 đơn vị cấp Sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh đã được triển khai mô hình “Một cửa điện tử”, Một cửa điện tử liên thông(Thanh tra tỉnh và Ban Dân tộc không trin khai do thủ tục hành chính ít, Ban Thi đua - Khen thưởng và Ban Quản lý khu kinh tế mới được triển khai trong tháng 8/2016), việc luân chuyển hồ sơ liên thông trong ngành tài nguyên và môi trường đã được thực hiện từ cấp huyện lên cấp tỉnh; hệ thống hoạt động hiệu quả, giảm thời gian xử lý công việc, tăng tính công khai, minh bạch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng phần mềm tổng hợp tình hình xử lý thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh và công khai trên mạng Internet tại địa chỉ http://motcua.gialai.gov.vn đngười dân, doanh nghiệp và lãnh đạo các cấp theo dõi việc xử lý thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; từ ngày 25/3/2016, phần mềm đã kết nối, cung cấp thông tin trực tuyến cho Cổng Thông tin điện tử Chính phủ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP.

- Hệ thng thư điện tử công vụ của tỉnh (có địa chỉ truy cập http://mail.gialai.gov.vn): Được xây dựng đưa vào hoạt động năm 2009; hiện có hơn 50 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và đơn vị trực thuộc khác trên địa bàn tỉnh đã đăng ký sử dụng, thực hiện việc trao đổi thông tin, tài liệu bằng hộp thư điện tử công vụ của tnh và hơn 6.200 cán bộ, công chức, viên chức đã được tạo lập hộp thư điện tử. Tỷ lệ các bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử cho công việc đạt tỷ lệ khoảng 50%. Đến nay, các giấy mời họp, tài liệu lấy ý kiến, các bản dự thảo và một số văn bản thông thường đã được UBND tỉnh và các Sở, ngành gửi hoàn toàn qua hệ thng thư điện tử công vụ. Hệ thống hoạt động ổn định, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống Hội nghị truyền hình qua mạng: được đầu tư năm 2011, gồm 20 điểm cầu (Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, SThông tin và Truyền thông và 17 UBND các huyện, thị xã, thành phố) đã được duy trì hoạt động thường xuyên và ổn định, kết nối từ UBND tỉnh đến UBND các huyện, thị xã, thành phố, hệ thống này hoạt động ngày càng có hiệu quả, tần suất sử dụng cao (khoảng 50% số cuộc họp giữa tỉnh và cấp huyện).

- ng dụng Chữ ký số, chứng thư số: đã được Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai các cơ quan hành chính nhà nước (cấp tỉnh và cấp huyện) trên địa bàn tỉnh vào quý IV năm 2015 và sẽ triển khai cho cá nhân lãnh đạo trong năm 2016.

- Ngoài ra, hầu hết các cơ quan nhà nước có sử dụng phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác chuyên môn (như kế toán, quản lý nhân sự, quản lý tài nguyên, môi trường...).

- Công tác ứng dụng CNTT trong các ngành trên địa bàn tỉnh: Hơn 90% các doanh nghiệp trên địa bàn đã đăng ký và thực hiện nộp thuế điện tử với cơ quan thuế; ngành giáo dục đã tích cực ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy; đối với ngành y tế: 100% cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện và một số Trung tâm Y tế xã đã sử dụng phần mềm khám chữa bệnh trong công tác chuyên môn và đến tháng 6/2016 sẽ kết nối, liên thông với ngành bảo hiểm xã hội trong công tác giám định, thanh toán bảo hiểm y tế.

4/ ng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- Hiện đã có 100% UBND cấp huyện, 100% đơn vị cấp sở ngành trực thuộc UBND tỉnh và 04 cơ quan khối Đảng (Tỉnh ủy Gia Lai, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Ban Dân vận tỉnh ủy, Trường Chính trị), 06 cơ quan khối Hội, đoàn thể (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Liên Hiệp hội Khoa học kỹ thuật, Liên đoàn Lao động tỉnh) có trang thông tin điện tử cung cấp tương đi đy đủ thông tin theo quy định của Trung ương. Hiện nay, các Trang thông tin điện tử đều hoạt động n định, cơ bản đã duy trì việc đưa tin, bài tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động của tỉnh, huyện, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của địa phương, đơn vị mình; 100% các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các thủ tục hành chính dưới dạng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 1, 2, một số đơn vị cung cấp DVCTT ở mức độ 3 để phục vụ người dân và doanh nghiệp; đáp ứng tương đối tốt nhu cầu thông tin của người dân và doanh nghiệp ở địa phương và trong tỉnh. Hầu hết các đơn vị đã công khai các hoạt động của đơn vị mình trên trang thông tin điện tử; một số huyện đã áp dụng việc gửi giấy mời họp đến các đơn vị trực thuộc lên trang thông tin điện tử của đơn vị mình để thay thế văn bản giấy.

- Cổng thông tin điện tử của tỉnh (http://gialai.gov.vn) hoạt động ổn định, cung cấp thông tin về kinh tế xã hội, 100% các thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh được đưa lên cổng thông tin điện tử của tỉnh, cung cấp hơn 1.500 DVCTT mức độ 2 và 05 DVCTT mức độ 3 phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống 04 DVCTT mức độ 3 lĩnh vực cấp phép xây dựng đã được triển khai cho 17/17 UBND huyện, thị xã, thành phố tại địa chỉ http://cpxdtructuyen.gialai.gov.vn: Sở Công Thương cung cấp 41 DVCTT mức độ 3, đăng tải tại địa chhttp://dvcgialai.ekip.vn; Sở Giao thông Vận tải cung cấp 04 DVCTT mức độ 3 tại địa chỉ: http://sgtvt.gialai.gov.vn và http://gplx.gov.vn.

- Hệ thống thu nhập và quản lý trực tuyến thông tin xuất nhập khẩu Gia Lai tại địa chỉ http://xnkgialai.gov.vn đã cung cấp các thông tin, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu; hệ thống đã và đang được triển khai đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, giúp cho việc thu thập thông tin, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn nhanh chóng, tiện lợi, chính xác.

- Sàn giao dịch thương mại điện tử Gia Lai hoạt động tại địa chỉ http://thuongmaigialai.vn do SCông Thương quản lý nhằm xây dựng một môi trường giao dịch trực tuyến cho cộng đồng doanh nghiệp; hiện tại đã và đang hỗ trợ 55 doanh nghiệp tham gia vào Sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Hệ thống “Một cửa điện tử”, Một cửa điện tử liên thôngtại UBND cấp huyện và các s, ngành cấp tỉnh hoạt động hiệu quả, giảm thời gian xử lý công việc, tăng tính công khai, minh bạch đáp ứng tt hơn nhu cu của người dân và doanh nghiệp, được người dân đánh giá cao.

- Hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng phục vụ người dân, doanh nghiệp và tổ chức do SKế hoạch và Đầu tư tổ chức.

5/ Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT:

Hiện nay, trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh có khoảng gần 5.000 cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có trình độ A hoặc tương đương trở lên, trong đó có hơn 1.800 CBCCVC đã được đào tạo, bồi dưỡng lại về kỹ năng sử dụng máy tính và các hệ thống thông tin từ chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT hằng năm của Sở Thông tin và Truyền thông. Hầu hết CBCCVC đều sử dụng được máy tính trong xử lý công việc chuyên môn; các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh đều đã được bố trí cán bộ phụ trách về lĩnh vực CNTT.

Từ năm 2011 đến năm 2015, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho 739 CBCCVC của các cơ quan nhà nước thuộc. Trong công tác đào tạo CNTT, đã chú trọng đến việc chọn lựa nội dung sát với thực tế sử dụng và kỹ năng thực hành nhiều hơn nên chất lượng đào tạo cũng được nâng cao, sau khi hoàn thành các khóa đào tạo với các chuyên đề thiết yếu (Quản trị mạng và xử lý sự cố máy tính; Kỹ năng làm việc trên môi trường mạng, Lắp ráp, cài đặt, xử lý sự cố máy tính và bảo trì các thiết bị ngoại vi; Mạng máy tính và an ninh mạng; Thiết kế và quản trị Website; Quản trị mạng nâng cao; An toàn bảo mật hệ thống thông tin; ứng dụng hệ thống thông tin trong cải cách hành chính; Quản trị và an ninh mạng) CBCCVC đã được trang bị đầy đủ hơn kiến thức về CNTT trong xử lý công việc hàng ngày.

6/ Kinh phí triển khai các dự án ứng dụng CNTT chính trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015:

Nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng CNTT chính giai đoạn 2011-2015 chủ yếu từ nguồn đầu tư của địa phương và của Trung ương, UBND tỉnh cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông:

Tổng kinh phí: 66.075 triệu đồng (Bằng chữ: Sáu mươi sáu tỷ, không trăm bảy mươi lăm triệu đồng)

- Năm 2011: 13.230 triệu đồng.

- Năm 2012: 8.203 triệu đồng.

- Năm 2013: 5.120 triệu đồng.

- Năm 2014: 10.292 triệu đồng.

- Năm 2015: 29.230 triệu đồng.

(Danh mục các dự án ứng dụng CNTT chính trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 tại phụ lục 01 kèm theo).

Ngoài ra, ở cấp huyện và các ngành cũng bố trí kinh phí đầu tư cho CNTT, tính cả giai đoạn 2011-2015 khoảng hơn 170 tỷ đồng.

7/ Những khó khăn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

Hệ thống máy tính ở nhiều địa phương, đơn vị đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp hoặc trang bị mới, còn một scán bộ, công chức, viên chức chưa có máy tính đsử dụng nên rất khó đáp ứng yêu cầu triển khai các ứng dụng CNTT;

Một vài địa phương, đơn vị chưa phát huy được hiệu quả của các hệ thống CNTT đã được đầu tư (như: phần mềm quản lý văn bản và điều hành, trang thông tin điện tử, thư điện tử công vụ...), những ứng dụng này mới chỉ được quan tâm trong thời gian đầu năm 2016 trở lại đây khi được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh. Việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2, 3 còn hạn chế. Tỉ lệ sử dụng thư điện tử công vụ, trao đổi văn bản điện tử còn thấp so với chỉ tiêu do Chính phủ quy định.

Vấn đề an toàn, an ninh thông tin chưa được các đơn vị quan tâm, nên dẫn đến các máy vi tính dễ bị nhiễm virus, mất dữ liệu, gây ảnh hưởng tới công tác chuyên môn.

Nhân lực chuyên trách về CNTT trong các cơ quan ở cấp tỉnh, cấp huyện còn thiếu và yếu so với mặt bằng chung của cả nước và tốc độ phát triển của CNTT hiện nay.

Nguyên nhân:

Lãnh đạo ở một số cơ quan, đơn vị chưa quyết tâm trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển CNTT để phục vụ công tác chuyên môn, có nhiều đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT hoặc chỉ kiêm nhiệm; nguồn nhân lực CNTT vẫn chưa được đảm bảo để triển khai và thực hiện các ứng dụng CNTT, có đơn vị còn bị tâm lý e ngại về hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực CNTT. Trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, nhiều sinh viên giỏi về CNTT xuất thân từ Gia Lai nhưng không về tỉnh làm việc.

Trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có ngành công nghiệp phần cứng và phần mềm, chưa có khu CNTT tập trung; các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh hầu hết chỉ hoạt động mua bán, kinh doanh các thiết bị phần cứng về CNTT, chưa có doanh nghiệp nào đầu tư hoạt động về phần mềm và nội dung thông tin số,...

Tuy nhiều doanh nghiệp đã có Website riêng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm chưa quan tâm đến giao dịch thương mại điện tử.

Do mặt bằng trình độ về CNTT của doanh nghiệp và người dân ở tỉnh Gia Lai còn thấp nên chưa tận dụng được các ưu thế của công cụ CNTT (như các dịch vụ công trực tuyến, trao đổi trực tuyến ...).

Hiện nay tỉnh Gia Lai vẫn chưa có chính sách phát triển, ưu đãi hoạt động trong lĩnh vực CNTT tại các cơ quan hành chính nhà nước (hiện nay có nhiều địa phương đã ban hành chính sách ưu đãi cho cán bộ, công chức phụ trách CNTT như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng ...).

III/ MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Công nghệ thông tin phải được ứng dụng rộng rãi trong tất các cơ quan nhà nước của tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp; bảo đảm quốc phòng, an ninh; là phương tiện chủ lực để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước; tạo ra môi trường làm việc điện tử, giao dịch điện tử rộng khp.

- ng dụng, phát triển CNTT phải hướng đến phục vụ cho việc xây dựng chính quyền điện tử.

- Xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng CNTT, hoàn thiện và thống nhất áp dụng các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, chương trình ứng dụng dùng chung trên phạm vi toàn tỉnh, theo cấu trúc chính quyền điện tử.

- Phấn đấu đến năm 2020, Gia Lai nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin hiệu quả.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Hạ tầng công nghệ thông tin:

- 100% cơ quan Đảng, hành chính nhà nước được kết ni vào mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (WAN) để khai thác các hệ thống dùng chung của tỉnh, trao đổi thông tin trên mạng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và kết nối với Chính phủ (liên thông văn bản điện tử 4 cấp và các hệ thống khác) và các Bộ, ngành khác trong hệ thống chính trị; phấn đấu đến năm 2020 kết nối 100% UBND cấp xã, phường, thị trấn được kết ni vào mạng WAN. Hệ thống mạng máy tính của các cơ quan đảng, nhà nước tcấp huyện đến cấp tỉnh phải được trang bị hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin chuyên nghiệp. Các trang thiết bị CNTT phải được nâng cấp, đầu tư để phục vụ việc ứng dụng CNTT.

- Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được trang bị máy vi tính nối mạng Internet và mạng WAN phục vụ công việc.

2.2. ng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước:

- 100% văn bản không mật trình UBND tỉnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dưới dạng điện tử (bao gồm các văn bản trình song song cùng văn bản giấy).

- Trên 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy).

- 100% lãnh đạo cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã sử dụng chữ ký s đký thông báo, thư mời họp, văn bản góp ý và một số văn bản hành chính thông thường.

- 90% cuộc họp giữa cấp tỉnh với cấp huyện được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

2.3. ng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp

- Dịch vụ công trực tuyến: Trên 80% thủ tục hành chính được cung cấp theo hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 30% đối với mức độ 4.

- Hệ thống “Một cửa điện tử liên thông”: Đến cuối năm 2020, hệ thống “một cửa điện tử liên thông” được nhân rộng đến 100% cơ quan hành chính 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể tra cứu được kết quả giải quyết hồ sơ hành chính bằng tin nhắn SMS hoặc thông qua trang thông tin điện tử hành chính một cửa tại địa chỉ http://motcua.gialai.gov.vn.

- Cung cấp thông tin lên trang thông tin điện tử: cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ,.

- 85% các doanh nghiệp có thể thực hiện kê khai, nộp thuế qua mạng.

- 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội.

- 50% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 40% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trên phạm vi toàn quốc thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng.

- Tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp đạt 20%.

- Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 10%.

2.4. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT:

- 100% các cơ quan hành chính nhà nước cấp tnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đều được bố trí cán bộ phụ trách về lĩnh vực CNTT.

- Cán bộ phụ trách về lĩnh vực CNTT không phải kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác nhằm bảo đảm nhiệm vụ tham mưu về lĩnh vực CNTT được tốt hơn.

- Cán bộ phụ trách về lĩnh vực CNTT được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chuyên ngành CNTT nhằm nâng cao năng lực đáp ứng cơ bản với tc độ phát triển CNTT hiện nay của nước ta.

IV/ NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT GIAI ĐOẠN 2016-2020:

1. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin:

- Xây dựng và mở rộng mạng WAN của tỉnh, được triển khai tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Trung tâm tích hp dữ liệu của tỉnh; nhm kết ni hệ thống mạng nội bộ (mạng LAN) của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố với nhau; đồng thời kết nối các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh với các cơ quan khối Đảng nhằm đảm bảo khả năng liên thông, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đphục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo tỉnh và trao đổi giữa các cơ quan hành chính với Văn phòng Tỉnh ủy.

- Nâng cấp, mở rộng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh theo công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cao để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh.

- Trang bị đầy đủ thiết bị tường lửa, thiết bị lưu trữ tập trung cho các Sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

- Trang bị đầy đủ bản quyền phần mềm hoặc chuyển sang sử dụng phần mềm mã nguồn mở cho tất cả các máy chủ trong hệ thống mạng.

- Đẩy mạnh ứng dụng chứng thư số cá nhân và chứng thư số tập thể trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh.

2. ng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước:

- Triển khai mở rộng hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến các đơn vị cấp xã và các đơn vị trực thuộc Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; trin khai thực hiện trao đổi văn bản điện tử liên thông văn bản 4 cấp (Trung ương - tnh - huyện - xã) để rút ngắn thời gian gửi, nhận văn bản, tiết kiệm chi phí in n, phát hành, lưu trữ; điều chỉnh, hoàn thiện quy chế quản lý và sử dụng hệ thống phần mềm văn bản và điều hành liên thông. Đng thời, trin khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp trong các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Triển khai phần mềm quản lý theo dõi, giao việc do Văn phòng Chính phủ chuyển giao.

- Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả các phần mềm đã triển khai như: quản lý kế toán; quản lý cán bộ, công chức, viên chức ...

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các Trang thông tin điện tử của các Sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố, đảm bảo đầy đủ các chức năng theo quy định và cung cấp đầy đủ thông tin, hoạt động cho người dân và doanh nghiệp.

- Hình thành nền tảng chính quyền điện tử tiến tới thống nhất về kiến trúc và công nghệ trong phát triển các ứng dụng phục vụ cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo theo đúng Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0 đã ban hành.

- Sử dụng có hiệu quả hệ thống Hội nghị truyền hình của tỉnh.

3. Xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- Xây dựng Cổng giao tiếp dịch vụ công, phần mềm đánh giá mức độ hài lòng của công dân đối với cán bộ, cơ quan nhà nước; xây dựng dịch vụ công trực tuyến cho tất cả các Sở, ban, ngành theo mức độ ưu tiên tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 2779/VPCP-KGVX ngày 22/4/2016 của Văn phòng Chính phủ về ban hành danh mục các dịch vụ công trực tuyến thực hiện năm 2016; tích hợp các dịch vụ hành chính công cấp độ 3,4 vào Cng thông tin điện tử tnh và các Trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành để thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng của người dân, doanh nghiệp.

- Mở rộng phạm vi triển khai hệ thống “một cửa điện tử” đến cấp xã.

- Xây dựng thư viện điện tử, học bạ điện t, sổ liên lạc điện tử nhằm cung cấp thêm nguồn tài liệu học tập, phát huy khả năng tự học của học sinh, tăng cường sự phối hợp của gia đình với nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và triển khai hệ thống hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa tại các bệnh viện tỉnh, bệnh viện khu vực và các Trung tâm y tế cấp huyện để tăng chất lượng khám chữa bệnh cho bà con, đồng thời nâng cao tay nghcủa đội ngũ y, bác sĩ của các vùng sâu, vùng xa.

4. Đảm bảo an toàn thông tin:

- Triển khai các biện pháp để tăng cường bảo mật, an toàn, an ninh thông tin cho các Sở, ban, ngành và UBND các cấp; làm nền tảng đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng diện rộng (WAN) của tỉnh.

- Hàng năm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thông tin, công tác bảo vệ bí mật nhà nước của các cơ quan nhà nước.

- Ban hành Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng.

5. Phát triển ngun nhân lực công nghệ thông tin:

- Btrí đầy đủ biên chế chuyên trách về công nghệ thông tin tại các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có khả năng quản trị các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh được triển khai. Đào tạo nâng cao kiến thức thường xuyên cho cán bộ, công chức, viên chức để vận hành, khai thác các hệ thống phần mềm của tỉnh được trin khai; đào tạo nâng cao trình độ CNTT cho lãnh đạo các đơn vị.

- Thường xuyên cập nhật công nghệ mới cho đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về an toàn thông tin theo Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển ngun nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Tổ chức các lớp đào tạo sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho các cá nhân, tổ chức thường xuyên phát sinh giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước.

V/ GIẢI PHÁP:

1. Giải pháp tài chính:

- Quan tâm đầu tư kinh phí theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt để đảm bảo triển khai các dự án, chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện t.

- Tận dụng các nguồn lực; tăng cường đầu tư cho CNTT, btrí chi đầu tư CNTT theo đúng quy định trong Luật CNTT: "...ưu tiên bố trí ngân sách cho CNTT, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách cho CNTT hàng năm cao hơn tlệ tăng chi ngân sách nhà nước (Điều 62)".

- Ưu tiên bố trí nguồn vốn sự nghiệp cho các dự án sửa chữa, nâng cấp và các nhiệm vụ duy trì ứng dụng công nghệ thông tin.

- Trong khả năng ngân sách đã được phân cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện bố trí kinh phí đầu tư cho lĩnh vực CNTT để phục vụ nhiệm vụ cải cách hành chính theo quy định.

2. Giải pháp triển khai:

- Gắn liền việc triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước với kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin phải thực hiện từng bước, giai đoạn đầu triển khai thí điểm ở quy mô một vài đơn vị để rút kinh nghiệm, nêu việc thí điểm có hiệu quả thì tiến hành nhân rộng nhanh.

3. Giải pháp về tổ chức:

- Tiếp tục củng cố bộ máy, tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao hiệu lực, hiệu ququản lý nhà nước từ cấp tnh đến cấp huyện về Thông tin và Truyền thông (TT&TT).

- Kiện toàn, tăng cường vai trò, hoạt động của Ban chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin cấp tỉnh và huyện.

- Người đứng đầu cơ quan phải làm gương trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và hiện đại hóa lề lối làm việc; cần có những chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, công chức, việc chức;

- Đưa việc ứng dụng CNTT theo hướng xây dựng chính quyền điện tử vào các tiêu chí thi đua khen thưởng hàng năm và trong các tiêu chí bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. Xây dựng yêu cầu trình độ về ứng dụng CNTT trong xét tuyển công chức, viên chức (như là ngoại ngữ hiện nay).

4. Giải pháp về môi trường pháp lý:

- Xây dựng và ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai, phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0 (ban hành theo Văn bản số 1178/TT-BTTTT ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông) đlàm cơ sở triển khai các chương trình, dự án công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nội bộ cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Ban hành Quy chế quản lý và vận hành ngay sau khi các phần mềm, hệ thống thông tin được đưa vào sử dụng chính thức.

- UBND tỉnh tiếp tục giao Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện khảo sát, đánh giá, xếp hạng và công bmức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ đó làm cơ sở cho việc xét thi đua, khen thưởng.

- Ban hành các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình về CNTT, từ cấp tỉnh đến cấp xã; chính sách thu hút và đãi ngộ cán bộ CNTT.

VI/ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN:

Hằng năm ngoài các nội dung triển khai mang tính thường xuyên như: Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các trang thông tin điện tử, trin khai đng bộ các ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tập trung triển khai một snội dung trọng tâm:

1. Năm 2016:

- Tập trung triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công tác điều hành, tác nghiệp, tại tất các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ban, ngành. Dự kiến đến hết năm 2016 sẽ đảm bảo 100% các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ban, ngành triển khai liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành 4 cấp Trung ương - cấp tnh - cấp huyện - cấp xã”.

- Xây dựng và triển khai sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

- Hoàn thiện các dự án đã và đang triển khai: Nâng cấp, mở rộng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tnh; ng dụng chữ ký số; Xây dựng cơ sở dữ liệu và phn mềm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Trin khai các phn mm ứng dụng, đầu tư hạ tng kỹ thuật trong ngành Công an.

- Triển khai giai đoạn 1 Dự án “Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên trang/cổng thông tin điện tử các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Gia Lai”.

- Xây dựng Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Gia Lai” để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020.

2. Năm 2017:

- Triển khai giai đoạn 2 Dự án “Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên trang/cổng thông tin điện tử các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Gia Lai”.

- Triển khai giai đoạn 1 Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Gia Lai”.

- Xây dựng hệ thống mạng diện rộng (WAN) toàn tỉnh; từng bước nâng cấp cơ sở hạ tng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho việc triển khai các ứng dụng CNTT chung trong toàn tỉnh.

- Mở rộng triển khai ứng dụng chữ ký số đến UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc cấp Sở.

- Triển khai xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ TT&TT về việc ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0, để tđó các đơn vị, địa phương có cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị, địa phương mình.

- Nâng cấp, sửa chữa duy trì, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

- Tiếp tục triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, điều hành tác nghiệp trong các cơ quan hành chính các cấp và đy mạnh việc thực hiện luân chuyển, trao đổi văn bản giữa 4 cấp thông qua trục liên thông văn bản điều hành của tỉnh, hệ thống một cửa điện tử liên thông.

3. Năm 2018:

- Triển khai giai đoạn 2 Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Gia Lai.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã triển khai; tuyên truyền phổ biến để nâng cao tỷ lệ sử dụng của người dân và doanh nghiệp.

- Tiếp tục mở rộng triển khai ứng dụng chữ ký số đến UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc cấp Sở.

- Tiếp tục nâng cấp, sửa chữa duy trì, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

- Tiếp tục triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, điều hành tác nghiệp trong các cơ quan hành chính các cấp và phục vụ người dân và doanh nghiệp.

4. Năm 2019:

- Triển khai dự án: Hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa qua mạng (bệnh viện tuyến tỉnh đến các bệnh viện tuyến huyện).

- Triển khai giai đoạn 3 Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Gia Lai.

- Tiếp tục nâng cấp, sửa chữa duy trì, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

- Xây dựng dự án Hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa qua mạng (bệnh viện tuyến tỉnh đến các bệnh viện tuyến huyện).

- Tiếp tục triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, điều hành tác nghiệp trong các cơ quan hành chính các cấp và phục vụ người dân và doanh nghiệp.

5. Năm 2020:

- Hoàn thiện Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nn hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Gia Lai.

- Tiếp tục triển khai dự án Xây dựng dự án Hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa qua mạng (bệnh viện tuyến tỉnh đến các bệnh viện tuyến huyện).

- Tiếp tục nâng cấp, sửa chữa duy trì, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

- Tiếp tục triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, điều hành tác nghiệp trong các cơ quan hành chính các cấp và phục vụ người dân và doanh nghiệp.

VII/ KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Nguồn kinh phí thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước đo địa phương btrí hàng năm và Trung ương hỗ trợ.

Tổng kinh phí: 165.623,708 triệu đồng (Phụ lục 02 kèm theo). Trong đó:

- Nguồn đầu tư phát triển cấp tỉnh:

+ Vốn Trung ương hỗ trợ: 39.000 triệu đồng

+ Vốn ngân sách địa phương: 83.694 triệu đồng

- Nguồn sự nghiệp: 34.744,208 triệu đồng

- Nguồn kinh phí cấp huyện: 8.185,5 triệu đồng

Ngoài ra, các ngành bố trí kinh phí cho nhiệm vụ ứng dụng CNTT theo các chương trình, dự án của ngành.

VIII/ DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ:

(Phụ lục 03, 04 và 05 kèm theo).

IX/ DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH:

- Giảm bớt chi phí quản lý hành chính, nâng cao năng suất lao động của cán bộ, công chức.

- Tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân, doanh nghiệp thông qua việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

- Rút ngắn khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị: thông qua môi trường mạng, người dân nông thôn vẫn có cơ hội, điều kiện sử dụng dịch vụ công, tiếp xúc với cơ quan hành chính như người dân thành thị.

- Đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước.

- Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền điện tử trên địa bàn tnh Gia Lai./.

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Kế hoạch ng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020)

Số TT

Tên dự án

Mục tiêu

Tổng mức đầu tư (Triệu đng)

Nguồn vốn đầu tư

Thời gian thực hiện

Hiệu quả/ hiện trạng

1

Mở rộng hệ thống hội nghị truyền hình qua mạng

Nâng cấp, mrộng hệ thống hội nghtruyền hình qua mạng (đầu tư năm 2010) phục vụ công tác hội, họp của tnh thông qua phương tiện điện tử sử dụng công nghệ truyền thông tiên tiến trên nền IP, nhằm giảm bớt việc tổ chc các cuộc họp tập trung, giúp việc hội họp diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu việc di chuyển đi lại, tiết kiệm, chống lãng phí.

9.071

Ngân sách địa phương

2011

Đang hoạt động tốt

2

Xây dựng các trang thông tin điện t

Tạo lập, nâng cấp các trang thông tin điện tử của các đơn vị nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, các dịch hành chính công trực tuyến mức độ 3 phục vụ nhu cầu tìm kiếm, tra cứu thông tin của người dân, doanh nghiệp.

200

Ngân sách địa phương

2012

Đang hoạt động tốt

3

Dịch vụ hành chính công trục tuyến mức độ 3 về cấp phép xây dựng

Giúp người dân và doanh nghiệp thuận tiện, dễ dàng trong việc đăng ký xin cấp phép xây dựng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý về xây dựng của các cơ quan nhà nước.

396

Ngân sách địa phương

2013

Đang hoạt động tốt

4

Triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành cho các huyện, th xã, thành phố và các Sở, ban, ngành thuộc tnh

Tin học hóa việc quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo theo các yêu cầu về cải cách hành chính và tiêu chuẩn phần mềm của hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Bộ Thông tin và Truyền thông.

6.973

Ngân sách đa phương

2012

Đang hoạt động tt

 

6.177

Ngân sách TW bổ sung có mục tiêu

2014

 

5

Xây dựng hệ thống bo mật cho các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ban, ngành thuộc tnh

Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, ngăn chặn các xâm nhập trái phép từ bên ngoài (internet, hệ thống mạng WAN, ...) vào hệ thống mạng nội bộ tại các cơ quan hành chính Nhà nước của tnh.

2.651

Ngân sách địa phương

2011

Đang hoạt động tốt

 

3.190

 

2015

 

6

Đào tạo nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, công chc, viên chc

Nâng cao trình độ CNTT của các cán bộ công chức, viên chức các cơ quan nhà nước tạo cơ sở đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước, đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng, phát triển CNTT phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

400

Ngân sách địa phương

2011

Đang hoạt động tốt

 

400

 

2012

 

400

2013

500

2015

7

Nâng cấp mở rộng hệ thống tích hợp dữ liệu của tnh.

Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị tin học, máy chủ, thiết bị bảo mật, thiết bị lưu trữ, sao lưu dự phòng, hệ thống chạy giảm tải, thiết lập đường truyền tại hệ thống tích hợp dữ liệu của tnh đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ tích hợp dữ liệu, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin của tỉnh.

19.000

Ngân sách địa phương

2015

Đang hoạt động tốt, triển khai đến năm 2017

8

ng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước

Nâng cao độ tin cy, đảm bảo cho các giao dịch điện tử cũng như tạo cơ sở cho việc triển khai các ứng dụng CNTT và việc trao đổi thông tin trên môi trường máy tính.

489

Ngân sách địa phương

2015

Đang hoạt động tốt, triển khai đến năm 2016

9

Triển khai mô hình "Một cửa điện tử" tại các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng và triển khai mô hình “Một của điện tử” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đồng thời góp phần quan trọng vào công tác cải cách hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp

3.644

Ngân sách địa phương

2013

Đang hoạt động tốt

 

3.235

 

2014

 

3.240

2015

10

Trin khai hệ thống phần mềm "Một cửa điện tử" liên thông tại các Sở, ban, ngành thuộc tnh

Xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm "Một cửa điện tử" liên thông nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đng thời góp phn quan trọng vào công tác cải cách hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp

2.015

Ngân sách địa phương

2015

Đang hoạt động tốt

11

Chi phí duy trì, quản lý và vận hành hệ thống Hosting, hội nghị truyền hình tỉnh

Duy trì, đảm bảo hoạt động các hệ thống thông tin của tỉnh đã được đầu tư.

500

Ngân sách địa phương

2011

Duy trì hàng năm

 

550

 

2012

 

600

2013

650

2014

700

2015

12

Tổ chức Hội thi tin học trẻ cấp tỉnh hằng năm

Tổ chức Hội thi Tin học cho các cháu thuộc các cấp học: Tiểu học, THCS, THPT và bồi dưỡng, đưa các cháu thi quốc gia

80

Ngân sách địa phương

2011

Duy trì hàng năm

 

80

 

2012

 

80

2013

80

2014

96

2015

13

Nâng cấp, tích hợp hệ thống thư điện tử công vụ vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Đảm bảo hoạt động của hệ thống Thư điện tử công vụ

150

Ngân sách địa phương

2011

Hoạt động tốt

14

Xây dựng thí điểm mô hình Một cửa điện tử huyện Chư Sê

Hiện đại hóa nền hành chính; phục vụ người dân và doanh nghiệp

528

Ngân sách địa phương

2011

Hoạt động tốt

Cộng (triệu đồng)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

13.230

8.203

5.120

10.292

29.230

Giai đoạn 2011-2015
(triệu đồng)

66.075

 

(Bằng chữ: Sáu mươi sáu tỷ, không trăm bảy mươi lăm triệu đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 02

TỔNG HỢP NHU CẦU VÀ NGUỒN KINH PHÍ
(Kèm theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020)

ĐVT: Triệu đồng

Nhu cầu kinh phí

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng

T.Ư

ĐP

T.Ư

ĐP

T.Ư

ĐP

T.Ư

ĐP

T.Ư

ĐP

12,000

27,052.989

20,000

23,447.029

7,000

22,732.730

0

29,065.730

0

16,139.730

157,438.208

Tng

39,052.989

43,447.029

29,732.730

29,065.730

16,139.730

(Bng chữ: Một trăm sáu năm tỷ, sáu trăm hai mươi ba triệu, bảy trăm lẻ tám ngàn đng./.)

 

PHỤ LỤC 03

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Kèm theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Tên dự án

Mục tiêu

Thời gian thực hiện

Đơn vchủ trì

Dự kiến tổng kinh phí

Hình thức đầu tư

Nguồn kinh phí

Dự kiến phân kỳ kinh phí

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

2016

2017

2018

2019

2020

1

Xây dựng hệ thống mạng diện rộng (WAN) tnh Gia Lai

Kết nối hệ thống mạng nội bộ (LAN) của tất cả các cơ quan nhà nước, Văn phòng Tnh ủy, Văn phòng Hội đng nhân dân tỉnh vi nhau nhm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

2017-2018

Sở TT&TT

10,000

Đầu tư mới

 

10,000

 

5,000

5,000

 

 

2

Nâng cấp, mrộng hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu tnh Gia Lai

Xây dựng hthống trung tâm tích hợp dữ liệu hiện đại, tập trung, thống nhất toàn tỉnh, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp quy mô, đáp ứng hầu hết các nhu cầu ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước của tnh, làm nền tng triển khai chính quyền điện tử

2016

Sở TT&TT

8,800

Đầu tư nâng cấp

 

8,800

8,800

 

 

 

 

3

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống bảo mật cho các S, ban, ngành trên địa bàn tnh Gia Lai

Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các Sở, ngành trên địa bàn tnh

2016

Sở TT&TT

2,700

Đầu tư mới

 

2,700

2,700

 

 

 

 

4

Triển khai ứng dụng Chữ ký số trong việc trao đổi văn bản điện tử trên địa bàn tỉnh

Tăng cường ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước, nâng cao mc độ an toàn và bo mật cho các giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

2016

Sở TT&TT

448

Đầu tư nâng cp

 

448

448

 

 

 

 

5

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử ca tnh

đầu mối cung cấp các thông tin cho người dân, doanh nghiệp; cung cấp các thủ tục hành chính trên địa bàn tnh

2016-2017

Sở TT&TT

1,800

Đầu tư nâng cấp

 

1,800

806

994

 

 

 

6

Triển khai xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên trang/cổng thông tin điện tử các cơ quan hành chính Nhà nước tnh Gia Lai

Tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính; góp phn trong việc thực hiện chính quyn điện tử tại tnh Gia Lai;

2016-2017

Sở TT&TT, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh

15,000

Đầu tư mới

 

15,000

8,800

6,200

 

 

 

7

Xây dựng dữ liệu thông tin địa lý trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Gia Lai

Xây dựng hthống thông tin địa lý về tất cả các lĩnh vực của tất cả các ngành, tạo thuận lợi trong công tác quản lý, quy hoạch, phát triển của các ngành trên địa bàn tnh

2017-2020

Sở TT&TT

45,678

Đu tư mới

27,000

18,678

200

20,000

12,000

10,000

3,478

8

Xây dựng hthống htrợ khám, chữa bệnh từ xa qua mạng

Hỗ trợ các bệnh viện tuyến huyện khám, cha bệnh qua mạng; Đào tạo qua mạng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y bác sĩ bệnh viện tuyến huyện; Xây dựng hội nghị trực tuyến ngành y tế.

2019-2020

Sở TT&TT

15,000

Đầu tư mới

 

15,000

 

 

 

8,800

6,200

9

Xây dựng hthống phn mềm qun lý, cập nhật, tiếp nhận và chia sdữ liu ngành tài nguyên và môi trường trên địa bàn tnh

Xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ công tác cập nhật và khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đối với lĩnh vực môi trường; chia sẻ thông tin về tài nguyên môi trường một cách hiệu quả cho các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, cho doanh nghiệp, người dân và cộng đồng

2019

STài nguyên và Môi trường

4,200

Đu tư mới

 

4,200

 

 

 

4,200

 

10

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT ngành tài nguyên và môi trường

Hình thành đội ngũ chuyên gia CNTT được đào tạo bài bản về GIS; vận hành, qun lý tốt cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường tnh

2020

S Tài nguyên và Môi trường

600

Đầu tư mới

 

600

 

 

 

 

600

11

Triển khai xây dựng phần mềm quản lý cán bộ công chức viên chức toàn tỉnh

Phục vụ việc cập nhật, quản lý và tra cứu hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cán bộ công chức viên chức trên địa bàn tỉnh

2016

Sở Nội vụ

2,000

Đầu tư mới

 

2,000

2,000

 

 

 

 

12

Xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lĩnh vực giao thông vận ti

Giúp người dân và doanh nghip thuận tiện, ddàng trong việc thực hiện các thtục hành chính lĩnh vực giao thông vận tải, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải

2018-2020

Sở Giao thông vận tải

1,080

Đầu tư mới

 

1,080

 

 

400

400

280

13

Xây dựng cơ sdữ liệu và phn mềm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Công khai các thtục đăng ký, tuyển chọn, xét duyệt, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Nâng cao hiệu quả, hoạt động của đơn vị

2016

Sở Khoa học và Công nghệ

418

Đầu tư mới

 

418

418

 

 

 

 

14

Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm thông tin về khoa học và công nghệ

Hình thành một Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ có đầy đủ năng lực để thực hiện công tác thông tin, phbiến tuyên truyền hoạt động khoa học và công nghệ, đưa tri thức khoa học và công nghệ mới đến với người dân, doanh nghiệp

2017-2018

Sở Khoa học và Công nghệ

2,970

Đầu tư mới

 

2,970

 

1,485

1,485

 

 

15

Triển khai ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông (Do Bộ Công an xây dựng phần mềm và triển khai cho Công an các tỉnh, thành)

Tập trung cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2016-2017

Công an tỉnh

0

Đầu tư mới

 

 

 

 

 

 

 

16

Triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đến UBND các xã, phường, thị trấn thuộc UBND 17 huyện, thị xã, thành phố.

Triển khai liên thông phần mềm Quản lý văn bản và điều hành 4 cấp (Trung ương - tỉnh - huyện - xã) theo chỉ đạo của Chính phủ

2016

UBND các huyện, thị xã, thành phố

12,000

Đầu tư mới

12,000

 

12,000

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

122,694

 

39,000

83,694

36,172

33,679

18,885

23,400

10,558

(Bằng chữ: Một trăm hai mươi hai tỷ, sáu trăm chín mươi bốn triệu đồng)

 

PHỤ LỤC 04

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Kèm theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Dự kiến phân kỳ kinh phí

Dự kiến tổng kinh phí

2016

2017

2018

2019

2020

1

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT cho CBCCVC

Nâng cao trình độ CNTT của các cán bộ công chức, viên chức các cơ quan nhà nước tạo cơ sở đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước, đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa thực tiễn của vic ứng dụng, phát triển CNTT phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

2016-2020

STT&TT

300

680

800

800

800

3,380

2

Tổ chức Hội thi tin học trẻ tỉnh Gia Lai

Hội thi tin học trẻ là một Hội thi mang tính thường xuyên hàng năm theo chủ trương của Trung ương Đoàn Thanh niên CS HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm khuyến khích, động viên việc học tập, nghiên cứu về công nghệ thông tin (CNTT) của thanh thiếu niên, học sinh trong tnh góp phần phcập, nâng cao trình độ CNTT trong dân cư

2016-2020

STT&TT

96

96

96

96

96

480

3

Duy trì đường truyền Leased Line phục vụ hệ thống Hosting

Đảm bảo việc duy trì đường truyền quan trọng này đối với hệ thống Hosting, hệ thống thư điện tử, các trang thông tin điện tử, hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của tnh cũng như việc tích hợp dữ liệu

2016-2020

STT&TT

271.524

294

294

294

294

1,447.524

4

Thuê dịch vụ đường truyền cho hệ thống Hội nghị truyền hình

Đảm bảo hoạt động của hthống Hội nghị truyền hình phục vụ các cuộc họp từ tnh đến các huyện, thị xã, thành phố

2016-2020

STT&TT

250.034

263.445

264

264

264

1,305.479

5

Chi phí quản , vn hành, bo trì, bảo dưỡng và duy trì hệ thống Hosting, Hội nghị truyền hình của tỉnh

Đảm bảo sự vận hành thường xuyên của các hệ thống

2016-2020

STT&TT

922.248

1,207.89

1,208

1,208

1,208

5,754.135

6

Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh Gia Lai

Hỗ trợ cho Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tnh trong các hoạt động đánh giá, kiểm tra, học tập và triển khai các nội dung ứng dụng CNTT theo chỉ đạo của Trung ươngcủa tnh

2016-2020

STT&TT

47.183

46.33

47

47

47

234.513

7

Mở rộng triển khai ứng dụng chữ ký số đến UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc cấp Sở

Tăng cường ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước, nâng cao mức độ an toàn và bảo mật cho các giao dịch đin tử giữa các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

2017-2019

S TT&TT

0

525

150

150

 

825

8

Triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đến các đơn vị trực thuộc cấp S

Triển khai liên thông phần mềm Quản lý văn bản và điều hành thống nhất trên toàn tnh, tiến đến việc quản lý, điều hành và giao việc hoàn toàn trên hệ thống phần mềm

2017-2020

Sở TT&TT

0

549.81

1516.73

1516.73

1416.73

5,000

9

Xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tnh Gia Lai

Xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử của tnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ TT&TT về việc ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0, để từ đó các đơn vị, địa phương có cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị, địa phương mình.

2017

Sở TT&TT

0

687.557

0

0

0

687.56

10

Nâng cấp, sửa chữa duy trì, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tnh

Nâng cấp, sửa chữa duy trì, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tnh

2017-2020

Sở TT&TT

994

1,080

1,180

1,290

1,456

6,000

11

Xây dựng hệ thống thông tin tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp tnh Gia Lai

Góp phần thực hiện tin học hóa công tác quản lý hành chính nhà nước tnh Gia Lai và Chương trình tổng thchung tay cải cách hành chính của Chính phủ. Đồng thời, thiết lp và hoàn thiện hệ thống cơ sdữ liệu để thực hiện công tác quản lý Tài chính trên địa bàn tnh Gia Lai

2017-2018

Sở Tài chính

 

4,338

5,292

 

 

9,630

 

TNG CỘNG

2,880.989

9,768.029

10,847.730

5,665.730

5,581.730

34,744.208

(Bằng chữ: Ba mươi bốn tỷ, bảy trăm bốn mươi bốn triệu, hai trăm lẻ tám đồng./.)

 

PHỤ LỤC 05

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CẤP HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên dự án

Mục tiêu

Thời gian thực hin

Đơn vị chủ trì

Dự kiến kinh phí

1

Thuê đường truyền Internet, thuê IP tĩnh

Đảm bảo đường truyền duy trì hoạt động của các phần mềm ứng dụng CNTT của huyện

2016-2020

UBND huyện Đak Pơ

50

2

Quản lý, vận hành trang thông tin điện tử của huyện

Duy trì hoạt động trang thông tin điện tử của huyện

2016-2020

UBND huyện Đak Pơ

50

3

Thay thế các thiết bị CNTT hư hỏng

Đảm bảo trang thiết bị CNTT cho CBCC các đơn vị để phục vụ công tác chuyên môn

2016-2020

UBND huyện Đak Pơ

80

4

Bổ sung, nâng cấp thiết bị CNTT: máy tính để bàn, máy in, máy quét

Đảm bảo trang thiết bị CNTT cho CBCC các đơn vị để phục vụ công tác chuyên môn

2016-2020

UBND huyện Chư Păh

3,200

5

Quản lý, vận hành trang thông tin điện tử của thị xã

Duy trì hoạt động trang thông tin điện tử của thị xã

2016-2020

UBND thị xã Ayun Pa

500

6

Xây dựng, trin khai ứng dụng các phần mềm dùng chung

Triển khai ứng dụng các phần mềm chuyên ngành như: Misa, Tabmis, quản lý tài sản

2016-2020

UBND thị xã Ayun Pa

100

7

Mua phần mềm diệt virus, Iicense phần mềm thiết bị tường lửa và các phần mềm khác

Bảo vệ máy tính và hệ thng mạng của huyện

2016

UBND huyện Đak Pơ

20

8

Đầu tư phần mềm “Hỗ trợ soạn giảng tiểu học - THCS”

ng dụng CNTT trong công tác giảng dạy ở bậc tiểu học và THCS

2016

UBND huyện Đak Pơ

285

9

Đầu tư phn mm quản lý ngân sách dán đầu tư

Phục vụ công tác quản lý của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

2016

UBND huyện Đak Pơ

330.5

10

Đầu tư thiết bị cho bộ phận “Một cửa điện tử” của đơn vị

Triển khai hệ thống “Một cửa điện tử”, thực hiện việc tiếp nhận, theo dõi xử lý, tra cứu, trả kết quả và lưu trữ hồ sơ công việc

2016-2020

UBND thị xã Ayun Pa

200

11

Nâng cấp trang thông tin đin tử của thị xã

Rà soát bổ sung, cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử theo quy định của nhà nước, đáp ứng triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, 3, 4.

2016-2020

UBND thị xã Ayun Pa

200

12

Nâng cấp trang thông tin điện tử, một cửa điện tcơ sở

Đảm bảo trang thông tin điện tử được bổ sung đầy đủ các thông tin và nội dung theo quy định; Đảm bo cho phần mềm một cửa điện tcủa huyện được hoạt động ổn định

2016-2017

UBND huyện Chư Păh

2,500

13

Triển khai cài đặt phần mềm bảo mật Astaro Security Gateway 220

Bảo vệ máy tính và hệ thống mạng của thị xã

2016-2020

UBND thị xã Ayun Pa

250

14

Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng CNTT cho CBCCVC

Đào tạo chun kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và nâng cao theo hướng dẫn của Bộ TT&TT theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT

2016-2020

UBND thị xã Ayun Pa

200

15

Tập huấn an toàn an ninh thông tin

Nâng cao năng lực, trình độ về an toàn, an ninh thông tin cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức

2016-2020

UBND thị xã Ayun Pa

200

16

Mở 02 lớp đào tạo, tập hun kỹ năng ứng dụng CNTT

Nâng cao kỹ năng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức huyện

2016

UBND huyện Đak Pơ

10

17

Chi cho hoạt động của BCĐ ứng dụng CNTT huyện

Hỗ trợ cho các hoạt động của BCĐ ứng dụng CNTT huyện

2016

UBND huyện Đak Pơ

10

 

TỔNG CỘNG

 

 

8,185.5

(Bng chữ: Tám tỷ, một trăm tám mươi năm triệu, năm trăm ngàn đng chn)./.