Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2016
Số hiệu: 22/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 03/06/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 15/06/2016 Số công báo: Từ số 385 đến số 386
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/CT-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 về nhng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016. Các bộ, ngành trung ương, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp đã quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt ngay từ đầu năm.

Tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực nhưng cũng gp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là giá du thô thế giới tiếp tục ở mức thấp và diễn biến phức tạp khó dự báo; tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán miền Trung, Tây Nguyên,... tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống cũng như việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong đó tim ẩn nguy cơ mất cân đối NSNN.

Nhằm chủ động ứng phó với việc giảm thu và nhu cu chi NSNN phát sinh, nht là do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, đảm bảo điều hành nhim vụ thu, chi và giữ vững cân đi NSNN năm 2016 theo dự toán đã được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác Trung ương (sau đây gọi chung là các bộ, cơ quan), Chtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phtrực thuc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các Nghị quyết của Đảng và Quc hội, Nghquyết số 01/NQ-CP ngày 7 tháng 01 năm 2016, Nghị quyết s35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ và các Nghị quyết phiên họp thường kcủa Chính phủ, các văn bản chđạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ; đng thi tp trung chỉ đo thực hiện có hiệu qumột snhiệm v, giải pháp chủ yếu v tài chính - NSNN sau đây:

1. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đy mạnh tái cơ cấu kinh tế; thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khu; khc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưng kinh tế 6,7%, góp phần phát trin nguồn thu NSNN n định, vững chắc. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả quy định của các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, nhất là Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014; đẩy mạnh triển khai các nhóm giải pháp, chương trình hành động phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hoạt động của Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh triển khai Luật hp tác xã;

- Hướng dẫn, tổng hợp và xử lý các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài. Trường hợp các Bộ, cơ quan và địa phương triển khai thực hiện Nghị định này thực sự có các khó khăn, vướng mắc về quy trình, thủ tục cần phải điều chỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chính phxem xét, sửa đổi.

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Chủ trì điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kim soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ , thúc đẩy tăng trưng kinh tế. Điều hành lãi sut, tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường; duy trì mức tăng trưng tín dụng hợp lý, gắn với triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu và kim soát, nâng cao chất lượng tín dụng; tăng khả năng tiếp cận vn của doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận nguồn tín dụng ngoại tệ; chú trọng xlý nợ xấu thực chất qua Công ty Quản lý tài sản (VAMC).

c) Bộ Tài chính:

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan. Phn đấu đạt mức ASEAN-4 về cải cách hành chính đi với 03 nhóm chỉ tiêu mới là: Kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý nhng khiếu nại về thuế. Tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại, hỗ trợ và tư vấn pháp luật về thuế cho doanh nghiệp và người dân;

- Thực hiện nhất quán chtrương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đi với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu (điện, khí, than bán cho sản xuất điện, xăng du, sữa, dịch vụ công,...) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2016. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật v giá. Công khai thông tin về giá, điều hành giá đtạo sự đồng thuận trong xã hội;

- Chủ động phối hợp với các Bộ, địa phương trin khai các biện pháp phòng, chng buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất kinh doanh hàng giả, đảm bảo n định thị trường, góp phần tăng thị phần cho hàng Việt Nam.

d) Bộ Công Thương:

- Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đảm bảo tăng trưng xuất khẩu bền vững; khai thác tt những thị trường hiện có; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường tiềm năng;

- Phát triển mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, củng cố thị trường trong nước; kim soát nhập khu, trin khai các hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan phù hợp, giải quyết những vướng mắc ca thương mại qua biên giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam;

- Chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam rà soát các hoạt động sn xuất - kinh doanh, thực hành tiết kiệm, bám sát din biến giá du thô để có giải pháp kịp thời, xây dựng phương án khai thác du thô phù hợp với điều kiện giá thành của từng mỏ/giếng du, đảm bảo hiệu quả kinh tế bền vững.

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Xây dựng chương trình chi tiết, cụ thể hơn nữa tái cơ cấu ngành, lĩnh vực nông nghiệp; đề xuất giải pháp xử lý đối với tình trạng đất bỏ hoang.

e) Các bộ, cơ quan và địa phương:

- Trin khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quc gia theo Nghị quyết s 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015; triển khai Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ một cửa quốc gia theo Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính ph; thực hiện Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm... của hàng hóa nhập khẩu; đồng thời rút ngn thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Khẩn trương hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án tái cơ cu ngành, lĩnh vực và địa phương (chưa đưc phê duyệt) đảm bảo đúng thời hạn đặt ra;

Tiếp tục trin khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định s 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012; xây dựng, trình Thtướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng lộ trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không nm giữ cphn, vốn góp.

- Tăng cường quản lý đu tư công theo quy định; tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bn;

- Chđộng sử dụng các nguồn lực thuộc phạm vi quản lý để tập trung khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, n định, phát triển sản xut nông nghiệp và đời sng nhân dân vùng bị ảnh hưởng;

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo phân công của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị định s16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ gn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công; đẩy mạnh việc chuyn từ phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công sang cơ chế đặt hàng.

2. Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan và địa phương tổ chức thực hiện tt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN; phấn đấu hoàn thành vượt mức nhim vụ thu NSNN năm 2016 Quốc hội đã quyết định.

a) Bộ Tài chính:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình kinh tế và giá dầu thô; phân tích đánh giá tác động và xây dựng các phương án, giải pháp đảm bo cân đi NSNN; không điều chỉnh chính sách làm giảm thu NSNN. Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đến thu NSNN để có giải pháp chủ động trong điều hành;

- Chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường quản lý thu, chng thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại và trốn thuế; tập trung xử lý, thu hồi nđọng thuế, phấn đấu số nợ thuế đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 không quá 5% so với sthực thu NSNN năm 2016; đôn đốc thu kịp thời các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, thanh tra chuyên đề về chuyển giá, hoạt động giao dịch liên kết, thương mại điện tử và các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dược phẩm; kiểm tra chặt chẽ giấy chứng nhận xuất xhàng hóa (C/O) của những hàng hóa nhập khẩu thuộc đi tượng được hưng thuế suất ưu đãi theo các FTAs; tăng cường kiểm tra sau thông quan; giám sát đi với hàng tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, hàng hóa ra, vào các khu chế xuất, kho ngoại quan;

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và huy động nguồn lực từ tài sản công cho mục tiêu phát triển;

- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, đấu giá công khai tài sản nhà nước; qun lý thu đầy đ, kịp thời vào NSNN cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước do bộ, cơ quan, địa phương đại diện chủ sở hữu;

- Quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của Nhà nước.

b) Các địa phương chủ động đề ra các giải pháp, chỉ đạo quyết liệt, liên tục, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 được giao trên địa bàn và tăng tối thiểu 14-16% so với sthực hiện thu năm 2015.

c) Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện nộp đy đủ, kịp thời vào NSNN lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật, không được giữ lại để bsung vốn điều lệ.

3. Tchức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

a) Bộ Tài chính chđạo cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp:

- Tăng cường cộng tác quản lý, kiểm soát chi; kiên quyết tchối không thanh toán, thu hi để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đi với kinh phí thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm của các bộ, cơ quan và địa phương nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2016 chưa phân b, hoặc đã phân b nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tchức đấu thầu, trcác khoản được phép thực hiện theo quy định của pháp luật và trường hợp được Thtướng Chính phủ cho phép thực hiện;

- Cân đối nguồn thực hiện điều chnh mức lương. Đối với các địa phương nghèo, ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện cơ chế tạo nguồn tiền lương theo quy định mà vẫn thiếu nguồn, ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2016;

- Qun lý chặt chẽ việc ứng trước và chuyển nguồn chi thường xuyên. Chỉ cho phép chuyển nguồn chi thường xuyên đối với một số khoản chi còn nhiệm vụ và thật sự cần thiết theo đúng quy định của pháp luật;

- Cơ cấu lại chi ngân sách gắn với đẩy mạnh xã hội hóa đơn vị sự nghiệp công lập;

- Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công, không để vượt trần.

b) Các bộ, cơ quan và địa phương:

Qun lý chi ngân sách chặt chẽ trong phạm vi dự toán được giao. Tập trung chỉ đạo đy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư phát triển; thc hiện nghiêm quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn quy định vquản lý vốn đầu tư, xử lý nợ đọng xây dng cơ bản từ nguồn NSNN và vn trái phiếu Chính phủ. Rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm tối đa các khoản chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách theo đúng quy định của Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cn thiết và có nguồn đảm bảo. Trên cơ sdự toán NSNN được giao, tự cân đi nguồn tăng lương theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tưng Chính phvề giao dự toán NSNN năm 2016.

4. Điều hành ngân sách chủ động, tích cực, đm bảo cân đối ngân sách các cp, giữ bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội quyết định. Tổ chức điều hành chi NSNN theo nguyên tắc:

a) Điều hành ngân sách chặt ch, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên thực hiện công khai minh bạch hơn tình hình sử dụng ngân sách ở các cấp ngân sách, các đơn vị thụ hưng ngân sách; triển khai cuộc vận động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước và toàn xã hội;

b) Qun lý chặt chẽ, trước mắt điều hành sử dụng trong phạm vi 50% ngun dự phòng ngân sách trung ương đã bố trí trong dự toán đxử lý các nhiệm vụ cp bách phát sinh như: phòng, chống, khc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh...; tạm giữ lại 50% nguồn dự phòng ngân sách trung ương đchủ động xử lý khi nguồn thu ngân sách trung ương giảm lớn.

Các địa phương chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh... và các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh theo quy định. Trường hợp dự kiến thu ngân sách địa phương (không kthu tiền sử dụng đất) giảm so vi dự toán, các địa phương trước mắt tạm giữ lại 50% ngun dự phòng ngân sách để chủ động xử lý khi nguồn thu ngân sách địa phương giảm lớn;

c) Trong quá trình thực hiện, nếu xảy ra thiếu hụt tạm thời qungân sách các cấp, phải chủ động giãn tiến độ hoặc tạm dừng thực hiện một số khoản chi chưa thực sự cấp thiết trong dự toán được giao (như: mua sm ô tô công, tài sản có giá trị lớn chưa thực sự cần thiết,....); đảm bảo các nhiệm vụ chi quan trọng, đặc biệt là chế độ, chính sách cho con người; trường hợp khó khăn phải kịp thi báo cáo cấp trên để xem xét xử lý. Ngân sách trung ương chỉ xem xét hỗ trợ hoặc tạm ứng kinh phí cho địa phương trong trường hp thực sự cp bách, vượt quá khả năng đáp ứng của địa phương và địa phương đã sử dụng hết 50% dự phòng ngân sách của mình cho bù giảm thu;

d) Các địa phương chủ động đề ra các giải pháp nhm hoàn thành và vưt dự toán thu NSNN năm 2016 để đảm bảo dự toán chi ngân sách đã được cp có thẩm quyền thông qua. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi ngân sách trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đảm bảo vn ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. Rà soát các chế độ, chính sách an sinh xã hội, nhất là các khoản chi cho con người đđm bo chi đúng đối tượng, đúng thời gian theo quy định của từng cấp chính quyền địa phương các cấp;

đ) Đối với số thu tiền sử dụng đất, trường hợp giảm thu so với dự toán, đồng thời ngân sách địa phương cũng bị giảm thu tổng thể thì thực hiện cắt gim, hoặc giãn tiến độ thực hiện của công trình, dự án đưc bố trí chi từ nguồn thu này;

e) Giao Bộ Tài chính đến hết quý III năm 2016, trên cơ sở diễn biến tình hình kinh tế xã hội - ngân sách nhà nước và dự báo gdầu thô cả năm, nh toán tác động của việc giá dầu giảm đến ngân sách nhà nước, báo cáo Thủ tưng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban Thường vụ Quc hội, Quc hội quyết định phương án đảm bảo cân đi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương, bao gồm cả việc sử dụng ngun 50% dự phòng ngân sách các cp tạm giữ lại trong quá trình điều hành NSNN năm 2016 nêu trên phù hp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và tình hình thực tế.

5. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, khẩn trương rà soát, phi hợp với các Bộ, cơ quan và địa phương hoàn thiện kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch đu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ hai, Quc hội khóa XIV.

6. Tổ chức thực hiện:

a) Các Bộ trưng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vvà những quy định của Chỉ thị này, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện và tổ chức kim tra việc thực hiện cấp dưới, các đơn vị trực thuộc để bo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016. Đồng thời, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định của pháp luật liên quan đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền qun lý có hành vi vi phạm;

b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị; định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- H
ĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
-Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Ch
tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện Ki
m sát nhân dân tối cao;
-
Ủy ban Giám sát Tài chính quc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN,
các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu; Văn th
ư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc