Quyết định 1457/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án Tăng cường quản lý, chống thất thu thuế trên khâu lưu thông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: 1457/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Nguyễn Hải Ninh
Ngày ban hành: 29/06/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1457/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 29 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, CHỐNG THẤT THU THUẾ TRÊN KHÂU LƯU THÔNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH 13 ngày 25/6/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

Căn cứ Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009;

Căn cứ Luật phí và lệ phí số 79/2015/QH13 ngày 25/11/2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh tại Công văn số 1554/CT-TTr ngày 05/6/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án: Tăng cường quản lý, chống thất thu thuế trên khâu lưu thông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Giao Cục trưởng Cục Thuế tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với ngành thuế chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. HĐND tỉnh (thay b/c);
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT (J-50b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hải Ninh

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, CHỐNG THẤT THU THUẾ TRÊN KHÂU LƯU THÔNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 29/6/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng đề án

Công tác chống thất thu thuế đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường (trên khâu lưu thông) đã được triển khai thực hiện trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong thời gian qua, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế.

Hiện nay, Nhà nước đã tạo sự thông thoáng trong việc in, quản lý và sử dụng hóa đơn cho các doanh nghiệp; cơ bản các tổ chức, cá nhân đã có ý thức chấp hành pháp luật thuế, chấp hành việc quản lý, sử dụng hóa đơn khá nghiêm túc, đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số tổ chức, doanh nghiệp chưa có ý thức chấp hành trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn hoặc dùng hóa đơn nhưng không hợp lệ, tình trạng cố tình gian lận, trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước vẫn còn diễn ra khá phổ biến.

Nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế, góp phần thực hiện tốt công tác chống thất thu thuế do Ban Chỉ đạo đôn đốc thu thuế và chống thất thu NSNN tỉnh (Ban Chỉ đạo) đã đề ra; tăng cường sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ tỉnh đến các địa phương.

2. Căn cứ xây dựng Đề án

- Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Quy chế phối hợp số 1527/QCPH/TCT-TCCS ngày 31/10/2007 giữa Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an trong đấu tranh phòng chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế;

- Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 18/01/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk về việc tăng cường các biện pháp thu ngân sách Nhà nước năm 2018;

- Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 13/9/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Kế hoạch số 491/KHPH/CA-CT ngày 19/01/2008 của Công an tỉnh và Cục Thuế tỉnh về thực hiện Quy chế phối hợp công tác phòng, chống các hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực thuế giữa Công an tỉnh và Cục Thuế tỉnh;

- Quy chế phối hợp số 223/CT-QLTT ngày 18/09/2012 giữa Chi cục Quản lý thị trường và Cục Thuế tỉnh về công tác đấu tranh phòng chống các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế;

- Căn cứ tình hình thực tế tại các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai chống thất thu thuế trên khâu lưu thông.

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TRÊN KHÂU LƯU THÔNG

1. Đánh giá chung

Trong những năm qua, đại đa số các tổ chức, cá nhân kinh doanh có ý thức chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế, cũng như việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn không ít tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn hoặc dùng hóa đơn nhưng không hợp lệ (hàng hóa xuất tiêu thụ lại sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ...), không thực hiện kê khai nộp thuế, nhằm trốn thuế, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

Thực hiện Quy chế phối hợp số 1527/QCPH/TCT-TCCS ngày 31/10/2007 giữa Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an trong đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế; Kế hoạch phối hợp số 491/KHPH/CA-CT ngày 19/01/2008 giữa Cục Thuế tỉnh và Công an tỉnh; trong thời gian qua, Cơ quan Thuế các cấp đã chủ động phối hợp với cơ quan Công an tham mưu chính quyền địa phương thành lập Đoàn liên ngành chống thất thu trên khâu lưu thông, nhằm chống thất thu đối với các hoạt động vận chuyển, mua, bán hàng hóa nhưng không có hóa đơn, chứng từ nhằm trốn thuế.

Sau 06 tháng triển khai thực hiện (đến tháng 3/2018), Cơ quan Thuế, Cơ quan Quản lý thị trường và Cơ quan Công an đã phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý 409 vụ vi phạm, tổng số thuế truy thu và xử phạt vi phạm hành chính 4.999 triệu đồng. Các hành vi vi phạm thường tập trung ở một số nội dung như: Vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn hoặc dùng hóa đơn nhưng không hợp lệ...

2. Mô tả và nhận dạng hành vi cụ thể và nguyên nhân gây thất thu thuế

2.1. Về phía tổ chức, cá nhân bán hàng

- Tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện, kịp thời đến người tiêu dùng; lợi dụng việc người mua không có nhu cầu lấy hóa đơn nên một số tổ chức, cá nhân bán hàng không xuất hóa đơn cho người mua hàng. Tuy nhiên, sau đó các tổ chức, cá nhân bán hàng sẽ bán hóa đơn cho các doanh nghiệp cần hóa đơn, để khấu trừ thuế GTGT đầu vào hoặc hợp thức hóa chứng từ chi phí đầu vào;

- Lợi dụng người mua không nắm bắt thông tin kịp thời về chủng loại hàng hóa, tem, nhãn, mác để trà trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hết thời hạn sử dụng;

- Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn kèm theo, cả người bán và người mua đều bỏ ngoài sổ sách kế toán, để trốn thuế hoặc bán hàng trả chậm khi thanh toán mới lập hóa đơn (kê khai thuế không kịp thời);

- Khi vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ có mang theo hóa đơn nhưng chưa lập, chỉ khi bị kiểm tra, thì mới lập hóa đơn, để đối phó với các cơ quan chức năng;

- Hợp thức hóa chứng từ lưu thông trên đường qua việc hàng hóa xuất bán (tiêu thụ) nhưng lại sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, để qua mặt các cơ quan chức năng, trong khi không có đơn vị phụ thuộc, không có nơi chứa hàng trung chuyển hoặc không chứng minh được quy trình sản xuất tiếp theo trong khâu sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp;

- Sử dụng hóa đơn quay vòng (sử dụng 01 hóa đơn để vận chuyển nhiều chuyến hàng trong ngày);

- Thông tin trên hóa đơn không phù hợp với thực tế vận chuyển như số lượng, chủng loại, thời gian, địa điểm giao hàng...

2.2. Về phía người mua

- Về thói quen sử dụng hóa đơn: Thông thường người mua không có thói quen khi mua hàng phải yêu cầu người bán lập hóa đơn;

- Về cơ chế giao dịch trên thị trường: Không có ràng buộc đối với người mua cần phải lấy hóa đơn việc mua hàng không có hóa đơn thì giá mua sẽ thấp hơn nên giảm được chi phí đầu vào, việc mua, bán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, phù hợp với thói quen và đơn giản trong giao dịch mua bán.

2.3. Về phía cơ quan thuế

- Công tác quản lý thuế còn thiếu cơ chế giám sát các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thương mại, chủ yếu quản lý thuế phần lớn dựa vào việc tự kê khai, báo cáo của tổ chức và cá nhân;

- Địa bàn quản lý thuế rộng, không tập trung trong khi đó thiếu nhân lực trong quản lý thuế các hộ khoán, các doanh nghiệp bán hàng lưu động...

III. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Thời gian tiến hành: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

2. Đối tượng, phạm vi kiểm tra

- Đối tượng kiểm tra: Kiểm tra hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường gồm: Hàng hóa bày bán, vận chuyển trên đường, để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm khác (Quy định tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ). Kiểm tra tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và tính hợp pháp của hàng hóa.

- Phạm vi kiểm tra: Kiểm tra hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh lưu thông trên thị trường tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3. Nội dung kiểm tra

Kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường phải đi kèm với việc xuất hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, tính pháp lý đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.

4. Phương pháp kiểm tra

4.1. Căn cứ kiểm tra:

- Theo kết quả thu thập thông tin của cơ quan thuế các cấp;

- Theo tin báo của nhân dân;

- Theo đề nghị của cơ quan chức năng khác;

- Theo phát hiện của Đoàn liên ngành.

4.2. Tiến hành kiểm tra:

Kiểm tra hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa trên khâu lưu thông có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hóa đơn, chứng từ; về nguồn gốc, xuất xứ và vi phạm khác.

5. Địa bàn, tuyến kiểm tra hàng hóa trên khâu lưu thông

Trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ, các điểm dừng và các bến bãi, kho hàng để tập kết hàng hóa.

5.1. Địa bàn, tuyến trọng điểm

Tập trung vào các địa bàn có lượng tiêu thụ hàng hóa lớn như: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, các huyện: Ea Kar, Ea H’Leo, Krông Pắc, Cư Mgar..., các kho hàng, bến bãi nơi tập kết, vận chuyển hàng hóa. Các tuyến đường quốc lộ trọng điểm như: Quốc lộ 14, Quốc lộ 26 và đoạn về huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên - Quốc lộ 27 (nơi vận chuyển tài nguyên cát diễn ra thường xuyên) mà các phương tiện vận chuyển hàng hóa từ các nơi qua một số tỉnh ngoài tiếp giáp với Đắk Lắk đổ về như: Gia Lai, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Các tuyến tỉnh lộ có vận chuyển tài nguyên khoáng sản lớn (cát, đá, gạch...) như: Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ 9 (đoạn từ ngã ba thị trấn Phước An vào hết địa phận xã Hòa Tiến)... đoạn đường từ thị xã Buôn Hồ vào huyện Krông Năng, nơi có lưu lượng vận chuyển cà phê, nông sản lớn...

Kiểm tra các địa điểm kinh doanh cố định trên các tuyến phố, các chợ dân sinh, trung tâm thương mại... (đặc biệt đối với tài nguyên cát, đá là nơi tập kết cát, đá xây dựng không rõ nguồn gốc của các đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng) nơi các tổ chức, cá nhân bán hàng lưu động không có hóa đơn.

5.2. Các mặt hàng ưu tiên tập trung kiểm tra

- Xăng, dầu, phân bón vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

- Cà phê, nông sản bốc, xếp tại kho lên các phương tiện vận chuyển, chuẩn bị đưa đi tiêu thụ và đang vận chuyển ra khỏi địa bàn tại các huyện, thị xã, thành phố có sản lượng sản xuất và kinh doanh lớn về cà phê, nông sản (thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, các huyện: Krông Năng, Krông Búk, Krông Pắc...) không xuất hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh.

- Cát, đá xây dựng vận chuyển, tập kết tại các bến bãi không có hóa đơn, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

6. Tổ chức thực hiện

6.1. UBND tỉnh thành lập Tổ giúp việc Đề án chống thất thu trên khâu lưu thông; kiện toàn lại các Đoàn liên ngành chống thất thu trên khâu lưu thông và phối hợp hoạt động với các đoàn chức năng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

a) Thành lập Tổ giúp việc Đề án chống thất thu thuế trên khâu lưu thông gồm các công chức thuộc biên chế ngành thuế, địa chỉ thường trực đóng tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh. Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo chống thất thu của tỉnh trong việc tổ chức triển khai, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án này.

b) Kiện toàn và duy trì hoạt động 15 đoàn chống thất thu trên khâu lưu thông tại các huyện, thị xã, thành phố:

- Giao Cục Thuế tỉnh chỉ đạo Chi cục Thuế tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn và duy trì hoạt động Đoàn chống thất thu trên khâu lưu thông đã được thành lập của các huyện, thị xã, thành phố. Tùy theo tình hình thực tế từng địa phương bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ khác ngoài nội dung quy định tại đề án này, nhưng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần đoàn chống thu thuế trên khâu lưu thông:

+ Cơ quan Thuế: 01 lãnh đạo Chi cục Thuế làm Trưởng đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông và cử 01 đến 02 cán bộ tham gia thành viên (riêng địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột cử 3 đến 4 cán bộ);

+ Cơ quan Công an: 01 cán bộ Cảnh sát giao thông và 01 cán bộ Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Công an huyện, thị xã, thành phố.

+ Cơ quan Quản lý thị trường: 01 cán bộ.

- Đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông xây dựng Quy chế hoạt động và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định và hiệu quả.

- Địa bàn hoạt động: Trên các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ, các địa điểm kinh doanh cố định trên các tuyến phố, các chợ dân sinh, trung tâm thương mại...

c) Đoàn kiểm tra liên ngành của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Đắk Lắk (sau đây gọi là Đoàn liên ngành 389 tỉnh) trực tiếp kiểm tra và đề xuất xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực thương mại hoặc trong quá trình thực hiện việc kiểm tra trên các địa bàn phát hiện có tổ chức, cá nhân vi phạm về hóa đơn, chứng từ trên khâu lưu thông thì tiến hành chuyển thông tin cho cơ quan Thuế trên địa bàn nơi kiểm tra, phát hiện, chuyển giao thông tin, xử lý và yêu cầu báo cáo kết quả xử lý hành vi vi phạm.

d) Thanh tra giao thông tỉnh, Cảnh sát giao thông tỉnh Đắk Lắk có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan thuế và Đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông thực hiện việc kiểm tra các trường hợp vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn; vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ có mang theo hóa đơn nhưng chỉ khi bị kiểm tra thì mới lập hóa đơn để đối phó hoặc sử dụng hóa đơn quay vòng (sử dụng 01 hóa đơn để vận chuyển nhiều chuyến hàng trong ngày); thông tin trên hóa đơn không phù hợp với thực tế vận chuyển như số lượng, chủng loại, thời gian, địa điểm giao hàng..., khi có yêu cầu.

Địa bàn hoạt động của Đoàn liên ngành 389 tỉnh, Thanh tra giao thông tỉnh, Cảnh sát giao thông tỉnh: Trên các tuyến đường đã nêu ở Điểm 5.1, Khoản 5 Mục III Đề án này và các mặt hàng ưu tiên tập trung kiểm tra được nêu ở Điểm 5.2, Khoản 5 Mục III Đề án này.

6.2. Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn chống thất thu trên khâu lưu thông

a) Đại diện của Cơ quan Thuế:

- Chủ động lập kế hoạch hoạt động của Đoàn chống thất thu trên khâu lưu thông và triển khai thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả;

- Kiểm tra và đề xuất xử lý các trường hợp có hành vi vi phạm về hóa đơn, về thuế theo quy định hiện hành;

- Tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo và đề xuất các vướng mắc tồn tại trong quá trình thực hiện.

b) Đại diện của lực lượng Công an:

- Cảnh sát giao thông thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quy định của Bộ Công an trong việc dừng phương tiện vận chuyển, để Đoàn chống thất thu trên khâu lưu thông kiểm tra hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa vận chuyển trên khâu lưu thông.

- Cảnh sát kinh tế căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Đoàn liên ngành trong việc kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

c) Lực lượng Quản lý thị trường: Cán bộ Quản lý thị trường có trách nhiệm kiểm tra nhãn, mác, quy cách, xuất xứ hàng hóa, thời hạn sử dụng của hàng hóa... đối chiếu với hóa đơn, chứng từ theo quy định. Nếu có vi phạm thì tiến hành lập biên bản ghi nhận kết quả làm việc, biên bản vi phạm hành chính và đề xuất cho lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường xử lý theo quy định. Kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền.

6.3. Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng khác:

a) Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố: Triển khai tuyên truyền sâu rộng các chính sách thuế đến mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chú trọng tuyên truyền nghĩa vụ lập hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa.

b) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Chỉ đạo các ban ngành cùng với các đội thuế liên xã, phường cung cấp danh sách các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm để Đoàn thực hiện kiểm tra và xử lý theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

c) Phối hợp giữa các Đoàn kiểm tra liên ngành của các huyện, thị xã, thành phố nhằm ngăn chặn hành vi hợp thức hóa chứng từ lưu thông trên đường, qua việc hàng hóa xuất bán (tiêu thụ) nhưng lại sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, để đối phó với các cơ quan chức năng trong khi không có đơn vị phụ thuộc, không có nơi chứa hàng trung chuyển và không chứng minh được quy trình sản xuất tiếp theo hoặc xảy ra trường hợp một hóa đơn xuất hàng hóa sử dụng để chứng minh hàng hóa vận chuyển nhiều lần trên khâu lưu thông (hóa đơn xoay vòng)...

6.4. Phương tiện hoạt động:

Các Chi cục Thuế sử dụng phương tiện xe ô tô được phân cấp quản lý hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố bố trí phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn hoạt động.

6.5. Kinh phí thực hiện:

Giao Trưởng đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông của các huyện, thị xã, thành phố chủ động lập dự toán kinh phí trình Chủ tịch UBND cùng cấp phê duyệt các khoản chi, nhằm hỗ trợ cho đoàn thực hiện nhiệm vụ như: Nhiên liệu, văn phòng phẩm và các dụng cụ cần thiết, kinh phí làm ngoài giờ... Việc thanh toán phải đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ và đúng quy định tài chính hiện hành.

6.6. Phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm:

a) Văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm về hóa đơn và thuế:

- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH12 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế;

- Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;

- Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế.

- Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

- Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế;

- Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ; Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn;

- Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 và Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2017/TT-BTC; Thông tư 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có hiệu lực thi hành.

- Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP , ngày 08/5/2015 của Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

Và các Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm về hóa đơn, thuế được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định.

b) Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật để xử lý một số tình huống thường xảy ra trên khâu lưu thông: Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Xử phạt về hóa đơn: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP .

- Xử phạt về thuế: Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC .

- Xử lý vi phạm khác:

+ Đối với một số loại hàng hóa có quy định về thời hạn sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ... thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP , ngày 08/5/2015; Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Tùy theo hành vi vi phạm, các lực lượng tham gia căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để xử lý.

- Cơ quan Thuế: Xử lý vi phạm về thuế và về hóa đơn.

- Cơ quan Quản lý thị trường: Vi phạm pháp luật về thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

- Cơ quan Công an: Xử lý các vi phạm liên quan đến hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ và các hành vi phạm tội trong lĩnh vực thuế.

c) Phối hợp xử lý giữa các bộ phận trong cơ quan thuế:

Trong quá trình xử lý, trường hợp đoàn chống thất thu trên khâu lưu thông phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm không thuộc địa bàn mình quản lý thì chuyển toàn bộ hồ sơ phương tiện, hàng hóa liên quan đến hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân cho Đội kiểm tra thuộc Chi cục Thuế đang trực tiếp quản lý để xử lý theo quy định. Các Đội kiểm tra sau khi xử lý báo cáo lại Đoàn kiểm tra chống thất thu trên khâu lưu thông (đoàn trực tiếp chuyển hồ sơ xử lý) để tổng hợp báo cáo theo nội dung quy định của đề án.

6.7. Biểu mẫu sử dụng trong việc kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả (Có biểu mẫu kèm theo).

a) Biểu mẫu sử dụng trong quá trình kiểm tra:

- Biên bản kiểm tra hóa đơn, chứng từ của hàng hóa trên khâu lưu thông (được in thành quyển có số liên sử dụng);

- Biên bản vi phạm hành chính;

- Biên bản tạm giữ phương tiện, tang vật,

Ghi chú: Không tạm giữ phương tiện, hàng hóa mà chỉ tạm giữ giấy phép lái xe và các giấy tờ liên quan, đồng thời yêu cầu người vi phạm tự đưa phương tiện về cơ quan thuế để xử lý. Khi lập biên bản vi phạm hành chính cần ghi rõ "phương tiện và hàng hóa giao cho ông/bà ...(người đứng tên vi phạm) tự bảo quản trong thời gian chờ xử lý".

- Làm con dấu đóng vào mặt sau hóa đơn đã kiểm tra với nội dung: "Đã kiểm tra vào lúc ………….h, ngày..../..../năm 201..."

Ghi chú: Trưởng đoàn kiểm tra phải ký ghi rõ họ tên dưới con dấu để xác nhận nội dung kiểm tra.

b) Biểu mẫu sử dụng trong quá trình xử lý kết quả kiểm tra:

- Phiếu trình xử lý kết quả kiểm tra;

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn;

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Thuế;

- Hồ sơ liên quan đến kết quả xử lý (các thông tin được yêu cầu cung cấp hoặc bổ sung);

- Biên bản hoàn trả phương tiện, tang vật đã tạm giữ.

c) Biểu mẫu sử dụng báo cáo kết quả kiểm tra:

- Biểu chi tiết kết quả kiểm tra tháng, quý, năm;

- Biểu tổng hợp kết quả kiểm tra tháng, quý, năm;

6.8. Bộ phận tiếp nhận, thụ lý và đường dây nóng liên hệ

Các Cơ quan thuế địa phương nơi trực tiếp thụ lý hồ sơ và xử lý vi phạm phải có bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin từ Đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông của huyện, thị xã, thành phố và từ các Đoàn 389 tỉnh, Thanh tra giao thông tỉnh và Cảnh sát giao thông tỉnh chuyển giao, bố trí bộ phận tiếp nhận thường trực và đường dây liên lạc thường xuyên 24/24h (Hotline) tại cơ quan thuế. Thông tin phải được triển khai đến từng đoàn, từng thành viên để tiện liên lạc và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Danh sách bộ phận tiếp nhận gồm họ và tên, chức vụ, địa chỉ nơi bộ phận tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ, số điện thoại chung của bộ phận, số điện thoại cá nhân của từng thành viên được gửi về Bộ phận triển khai thực hiện đề án tổng hợp và thông báo danh sách đến từng đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông, Đoàn kiểm tra 389 tỉnh, Thanh tra giao thông tỉnh, Cảnh sát giao thông tỉnh.

IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN NGÀNH TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:

1. Trách nhiệm của các sở, ban ngành trong triển khai thực hiện đề án

a) Cục Thuế tỉnh:

- Chỉ đạo các Đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông chủ động lập kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả;

- Chỉ đạo và đôn đốc các cơ quan Thuế địa phương kiểm tra và đề xuất xử lý các trường hợp có hành vi vi phạm về hóa đơn, về thuế theo quy định hiện hành;

- Tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo và đề xuất các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện.

b) Công an tỉnh:

- Căn cứ kế hoạch hoạt động của Đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông, chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố:

+ Cử 01 đồng chí Cảnh sát giao thông có trách nhiệm dừng phương tiện vận chuyển để Đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông kiểm tra hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa vận chuyển trên khâu lưu thông;

+ Cử 01 đồng chí Cảnh sát kinh tế có trách nhiệm xử lý các trường hợp có hành vi vi phạm tội trốn thuế, gian lận thuế và các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo thẩm quyền.

+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (Công an cơ động, xã, phường, thị trấn, Cảnh sát 113...) phối hợp xử lý các trường hợp chống đối khi đoàn Đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông làm nhiệm vụ.

- Căn cứ Kế hoạch hoạt động của Đoàn chóng thất thu thuế trên khâu lưu thông chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm kết hợp kiểm tra việc chấp hành an toàn giao thông đường bộ với kiểm tra hóa đơn, chứng từ của hàng hóa vận chuyển... Nếu có vi phạm thì tiến hành lập biên bản ghi nhận kết quả làm việc, chuyển giao hồ sơ cho cơ quan Thuế địa phương nơi xảy ra vi phạm để phối hợp xử lý.

c) Sở Công Thương

Căn cứ Kế hoạch hoạt động của Đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông, chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường cử cán bộ chuyên trách quản lý thị trường có trách nhiệm kiểm tra nhãn mác, quy cách, xuất xứ hàng hóa, thời hạn sử dụng của hàng hóa... đối chiếu với hóa đơn chứng từ. Nếu có vi phạm thì tiến hành lập biên bản ghi nhận kết quả làm việc, biên bản vi phạm hành chính và đề xuất cho lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường xử lý theo chức năng. Kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền.

d) Sở Giao thông vận tải

Căn cứ Kế hoạch hoạt động của Đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông, chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông có trách nhiệm kết hợp thanh tra giao thông với việc kiểm tra hóa đơn, chứng từ của hàng hóa vận chuyển... Nếu có vi phạm thì tiến hành lập biên bản ghi nhận kết quả làm việc, chuyển giao hồ sơ cho cơ quan thuế địa phương nơi xảy ra vi phạm để phối hợp xử lý.

e) Sở Thông tin và truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông triển khai công tác tuyên truyền các chính sách thuế đến mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chú trọng tuyên truyền nghĩa vụ lập hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa.

f) Sở Tài chính: Hướng dẫn các đơn vị cân đối ngân sách để tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo Đề án này.

g) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các ngành có liên quan, các xã, phường, thị trấn phối hợp với Đoàn chống thất thu thuế trên khâu lưu thông để triển khai hiệu quả Đề án chống thất thu thuế trên khâu lưu thông trên địa bàn. Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch cân đối và tham mưu kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo Đề án theo quy định.

2. Kế hoạch triển khai và chế độ báo cáo

a) UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này.

b) Giao cho Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Đoàn kiểm tra liên ngành 389 của tỉnh, Công an giao thông tỉnh, Thanh tra giao thông tỉnh... để triển khai có hiệu quả nội dung của đề án.

- Chỉ đạo các Chi cục Thuế xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể và thực hiện đầy đủ các giải pháp của Đề án.

c) Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Cục Thuế tỉnh (qua Tổ giúp việc Đề án chống thất thu thuế trên khâu lưu thông) để kịp thời tổng hợp, tham mưu, đề xuất về Ban Chỉ đạo đôn đốc thu thuế và chống thất thu ngân sách của tỉnh.

d) Chế độ báo cáo

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung công việc được phân công tại Đề án, định kỳ chậm nhất vào ngày 10 của tháng sau chủ động báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tháng trước, kế hoạch tháng sau bằng File mềm được gửi về Tổ triển khai Đề án chống thất thu trên khâu lưu thông Cục Thuế tỉnh qua địa chỉ email: nvhung1.dla@gdt.gov.vn, điện thoại liên hệ: 02623856618 (Phòng Thanh tra thuế) để theo dõi, tổng hợp và báo cáo Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách tỉnh.

Cục Thuế tỉnh là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Đề án. Chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án cho ban chỉ đạo chống thất thu của tỉnh.

Đối với Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố: Là đơn vị tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn phụ trách; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk (Tổ triển khai Đề án chống thất thu thuế trên khâu lưu thông) theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk và Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách của UBND cấp huyện,

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị có liên quan tích cực, chủ động và nghiêm túc triển khai có hiệu quả Đề án này./.

 


CỤC THUẾ ĐẮK LẮK
-----

Mẫu 01

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA KHÂU LƯU THÔNG THÁNG..../ NĂM....

(Phục vụ đánh giá kết quả thực hiện Phương pháp chống thất thu trên khâu lưu thông)

Đơn vị tính: ngàn đồng

STT

Đơn vị

Tổng số vụ xử lý (lượt xử lý)

Tổng số tiền xử lý

Xử phạt về hóa đơn

Xử phạt về thuế

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế Tài nguyên

Phạt khác

Truy thu

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế Tài nguyên

Phạt khác

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)=(5)+(6)+(11)+(15)

(5)

(6)=(7)+(8)+(9)+(

(7)

(8)

(9)

(10)

=(12)+(13)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

 

Toàn tỉnh

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

1

TP. Buôn Ma Thuột

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

2

TX. Buôn Hồ

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

3

H. Cư Kun

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

4

H. Lắk

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

5

H. Krông Bông

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

6

H. Ea Ka

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

7

H. Krông Bach

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

8

H. Ma Drắk

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

9

H. Buôn Đôn

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

10

H. Ea Suop

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

11

H. Cư Mgar

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

12

H. Krông Buk

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

13

H. Ea Hleo

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

14

H. K rông Năng

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

CỤC THUẾ ĐẮK LẮK
-----

Mẫu 02

BIỂU CHI TIẾT KẾT QUẢ KIỂM TRA KHÂU LƯU THÔNG THÁNG…./ NĂM….

(Phục vụ đánh giá kết quả thực hiện Phương pháp chống thất thu trên khâu lưu thông)

Đơn vị tính: ngàn đồng

STT

ĐƠN VỊ VI PHẠM

Mã số thuế

Địa chỉ

QĐ XL số

Ngày tháng

Tổng số tiền XL

Xử phạt về hóa đơn

Xử phạt về thuế

Trong đó

Truy thu

Trong đó

Phạt khác

Ghi chú

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế Tài nguyên

Phạt khác

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế Tài nguyên

(1)

(2)

(3)

(3a)

(3b)

(3c)

=(5)+(6)+ (11)+(

(5)

(6)=(7)+(8)+ (9)+(10)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)=(12)+ (13)+(14)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

 

TOÀN ĐƠN VỊ

 

 

 

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

1

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

UBND huyện, thị xã,
thành phố...
ĐOÀN KTLN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........../BB-VPHC

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ CỦA HÀNG HÓA TRÊN KHÂU LƯU THÔNG

Căn cứ Luật Quản lý thuế 29/11/2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20/11/2012;

Thực hiện Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   tháng   năm   của UBND huyện, thị xã, thành phố....về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành chống thất thu thuế trên khâu lưu thông trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố....

Hôm nay, hồi ...... giờ ...... phút, ngày .... tháng ...... năm ...... tại.......................................

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà) ......................... - Chức vụ: .........................Đơn vị..........................................;

2. Ông (bà) ......................... Chức vụ: ...........................Đơn vị ..........................................

Tiến hành lập Biên bản làm việc đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ...............................................................................................................

Năm sinh: ............................Quốc tịch: ............................ (đối với cá nhân vi phạm)

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: .......................................................................................

Mã số thuế .........................................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................................

............................ (tên người nộp thuế) ............................hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ............................cấp lần đầu ngày ....../....../.......... , thay đổi lần .........ngày ....../....../.......... , do ..................cấp.

Đã có hành vi khi kiểm tra hàng hóa trên khâu lưu thông như sau:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ....

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có):....

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm: .................................

Tang vật, phương tiện, giấy tờ tạm giữ (nếu có) gồm có: .................................................

Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại ........lúc.......... giờ......... ngày .........tháng......... năm......... để giải quyết vụ vi phạm.

Biên bản kết thúc vào hồi………giờ………..phút ngày……..tháng……. năm....

Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức: ......... (tên người nộp thuế) ........., do ông (bà) ………………….vi phạm một bản.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có):.............................................................................................

Biên bản này này gồm .......trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

 

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN THÀNH VIÊN ĐOÀN THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

___________

Ghi chú:

Thể thức văn bản theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính số: 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011.

 

CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK
CCT huyện, thị xã,
thành phố...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BB-VPHC

 

 

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính về hóa đơn

Hôm nay, hồi ......giờ..... phút, ngày .... tháng .......năm ..........tại .....................................

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà) ........................................... Chức vụ: ..................Đơn vị.................................

2. Ông (bà) ........................................... Chức vụ: ..................Đơn vị ................................

Với sự chứng kiến (nếu có) của:

1. Ông (bà): ...........................................nghề nghiệp/chức vụ:..........................................

Địa chỉ thường trú (tạm trú): ..............................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số: ..............................Ngày cấp: .................Nơi cấp:............

2. Ông (bà): ...........................................nghề nghiệp/chức vụ:...........................................

Địa chỉ thường trú (tạm trú): ...............................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số: ..............................Ngày cấp: .................Nơi cấp:............

Tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính về hóa đơn đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ...............................................................................................................

Năm sinh: ......................Quốc tịch:............................................ (đối với cá nhân vi phạm)

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ......................................................................................

Mã số thuế .........................................................................................................................

Địa chỉ:................................................................................................................................

............... (tên người nộp thuế)......................... hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số............... cấp lần đầu ngày..... /..... /..... , thay đổi lần ............. ngày ..... /..... /....., do .............................cấp.

Đã có các hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn như sau: (nêu cụ thể các hình thức xử phạt, quy định xử phạt và cách tính phạt)....................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ: ........................................................................

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại:

Họ tên: ..............................................địa chỉ: ......................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD .....................................

Cấp ngày........................... tại ............................................................................................

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ....

............................................................................................................................................

Ý kiến trình bày của người làm chứng (nếu có): ...............................................................

...........................................................................................................................................

Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có): ...

............................................................................................................................................

Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm: .................................

Tang vật, phương tiện, giấy tờ tạm giữ (nếu có) gồm có: .................................................

Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại .............lúc............ giờ........ phút ngày........ tháng .........năm ..........để giải quyết vụ vi phạm.

Biên bản kết thúc vào hồi......... giờ........... phút ngày........ tháng .........năm ..........

Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức: ....................(tên người nộp thuế)....................., do ông (bà)....................... vi phạm một bản.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ............................................................................................

Biên bản này này gồm.......trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

 

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN THÀNH VIÊN ĐOÀN THANH, KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện chính quyền (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

Ghi chú:

Thể thức văn bản theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011.

 

CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK
CCT huyện, thị xã,
thành phố...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BB-VPHC

.............,ngày..... tháng....năm......

 

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

Hôm nay, hồi ......giờ..... phút, ngày .... tháng .......năm .....................................................

Tại .......................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà) ........................................... Chức vụ: ..................Đơn vị................................ ;

2. Ông (bà) ........................................... Chức vụ: ..................Đơn vị ................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh thuế đối với:

Ông (bà)/tổ chức: .........................do ông(bà) ...................làm ..........................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .....................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................................

.................. (tên người nộp thuế) ............hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số cấp lần đầu ngày ......./......../......... thay đổi lần ngày ......./......../........., do .............cấp.

Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau: (nêu cụ thể các hình thức xử phạt, quy định xử phạt và cách tính phạt)    

Với sự chứng kiến của (nếu có):

1. Ông (bà): .........................................................................................................................

Địa chỉ thường trú (tạm trú): ...............................................................................................

Giấy CMND (Hộ chiếu) số: .................ngày cấp: ............., nơi cấp ....................................

2. Ông (bà): .........................................................................................................................

Địa chỉ thường trú (tạm trú) ................................................................................................

Giấy CMND (Hộ chiếu) số: ................, ngày cấp:.............. , nơi cấp .................................

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ..................

Người có thẩm quyền lập biên bản đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức: ................. do ông (bà) làm ………………………. đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Yêu cầu ông (bà) ............................đại diện............... vi phạm có mặt tại ....................lúc ..........giờ ............ngày .........tháng .........năm .........để giải quyết vụ vi phạm.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ...................................

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ..........................................................................................

Biên bản được lập thành bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho do ông (bà) ...........................làm         

Biên bản này gồm............trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

 

Người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Thể thức văn bản theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011.

 

UBND huyện, thị xã,
thành phố...
ĐOÀN KTLN theo SỐ QĐ:....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT XỬ LÝ

Về việc ........

I/ Tóm tắt nội dung công việc:

Thực hiện Quyết định số         /QĐ-UBND ngày   tháng   năm   của UBND huyện, thị xã, thành phố....về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành chống thất thu thuế trên khâu lưu thông trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố...

Cá nhân, tổ chức:

Địa chỉ:

MST:

Nội dung công việc:

...

III/ Căn cứ pháp lý để giải quyết:

Căn cứ Luật Quản lý Thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế;

- Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ.

IV/ Đề xuất của cán bộ giải quyết:

1. Xác định hành vi vi phạm (căn cứ pháp lý; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ):

1.1. Xử lý về hóa đơn:

1.2. Xử lý về thuế:

1.3. Xử lý khác:

2. Đề xuất xử lý:

2.1. Xử lý về hóa đơn:

2.2. Xử lý về thuế:

2.3. Xử lý khác:

 

 

Đắk Lắk, ngày   tháng   năm 2018

Trưởng đoàn kiểm tra

 

Người đề xuất

 

V/ Ý kiến của lãnh đạo bộ phận kiểm tra thuế:............................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Đắk Lắk, ngày   tháng   năm 2018

VI/ Ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Chi Cục:...................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Đắk Lắk, ngày   tháng   năm 2018

 

 





Chỉ thị 01/CT-UBND thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2019 Ban hành: 01/02/2019 | Cập nhật: 23/03/2019

Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2018 thực hiện kết luận thanh tra Ban hành: 04/01/2018 | Cập nhật: 23/04/2018

Chỉ thị 01/CT-UBND triển khai tổng điều tra kinh tế năm 2017 Ban hành: 10/01/2017 | Cập nhật: 08/03/2017

Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về bảng điểm các khối thi đua Ban hành: 21/06/2011 | Cập nhật: 13/06/2013

Chỉ thị 01/CT-UBND về công tác thi đua, khen thưởng năm 2011 Ban hành: 18/01/2011 | Cập nhật: 21/06/2015

Chỉ thị 01/CT-UBND về tăng cường công tác thu thuế năm 2010 Ban hành: 04/01/2010 | Cập nhật: 10/07/2013