Chỉ thị 12/2015/CT-UBND về việc chấn chỉnh công tác thu, quản lý, sử dụng các khoản thu theo quy định và các khoản kinh phí được vận động thu tại các trường học, các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu: 12/2015/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Văn Trăm
Ngày ban hành: 17/08/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2015/CT-UBND

Đồng Xoài, ngày 17 tháng 08 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC KHOẢN THU THEO QUY ĐỊNH VÀ CÁC KHOẢN KINH PHÍ ĐƯỢC VẬN ĐỘNG THU TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC, CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, các trường từ mầm non đến phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Điển hình là: chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng nâng cao, cơ sở vật chất trường học ngày càng khang trang sạch đẹp, tỷ lệ học sinh bỏ học năm sau thấp hơn năm trước... Từ đó, các trường đã tạo được sự tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình của đa số cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường, ngay đầu năm học mới đã tổ chức thu nhiều khoản vận động của cha mẹ học sinh không đúng quy định (thường gọi là lạm thu), từ đó gây áp lực và dư luận không tốt đối với cha mẹ học sinh và trong xã hội.

Để chấn chỉnh công tác thu, quản lý, sử dụng các khoản thu theo quy đnh và các khoản kinh phí được vận động thu tại các trường học, các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh và khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn tỉnh; đồng thời, tạo sự đồng thuận cao của cha mẹ học sinh, y ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Các khoản kinh phí thu theo quy định

a) Học phí: Thu theo quy định tại Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 25/02/2011 của UBND tỉnh về việc quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên áp dụng cho năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

b) Tiền dạy thêm, học thêm: Thu theo quy định tại Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản, lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bình Phước và những điều chỉnh tiếp theo (nếu có).

c) Tiền Bảo hiểm y tế: Thu theo Luật Bảo hiểm y tế năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 và định mức thu theo thông báo của cơ quan Bảo hiểm xã hội hàng năm.

Những năm học tiếp theo, nếu có quy định mới của Trung ương về việc thu học phí và các khoản kinh phí được thu khác, UBND tỉnh sẽ có văn bản điều chỉnh, bổ sung cụ thể.

2. Các khoản kinh phí được vận động thu

a) Kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh:

Kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp là do sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hp pháp khác cho Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp. Trưởng ban Ban Đại diện cha mẹ học sinh lp chủ trì, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban Đại diện cha mẹ học sinh lp thống nhất ý kiến.

Kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban Đại diện cha mẹ học sinh lp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các Trưởng ban Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường. Trưởng ban Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết đnh kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.

Việc thu, chi kinh phí của Ban Đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thcha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường. Không được quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân để bắt buộc cha mẹ học sinh đóng góp. Không sử dụng kinh phí của Ban Đại diện cha mẹ học sinh đhỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường theo quy định tại Điều 10, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh.

b) Khoản thu xã hội hóa

Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, các trường được huy động nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân và cha mẹ học sinh dùng để cải tạo, nâng cấp sửa chữa lớn, xây dựng các công trình phụ trợ như: nhà vệ sinh, sân trường, nhà để xe, cổng trường, tường rào bao quanh... hoặc tăng cường mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ dạy và học (gọi tắt là khoản thu xã hội hóa). Tuy nhiên, khoản thu này không được huy động thường xuyên hàng năm. Chỉ khi năm học nào nhà trường thấy thật sự cần thiết mới tổ chức huy động. Trong quá trình tchức huy động nguồn thu xã hội hóa, nhà trường phải xin chủ trương và được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thm quyền và được sự đồng tình của cha mẹ học sinh toàn trường.

Việc thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường phải trên tinh thần tự nguyện của các đối tượng tham gia đóng góp. Không được ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với cha mẹ học sinh, đồng thời khi thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc thu vừa đủ chi (đảm bảo tồn quỹ cuối kỳ không quá 01% trên tổng số thu). Quỹ này không được trích chi cho công tác quản lý thu.

Ngoài ra, các trường còn được tiếp nhận các khoản kinh phí (tiền mặt hoặc hiện vật) từ sự ủng hộ tự nguyện của các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân nhằm mục đích gây quỹ khuyến học, khuyến tài để động viên phong trào dạy và học; hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi.

c) Quỹ phục vụ học tập, vệ sinh trường, lớp

Quỹ phục vụ học tập: Việc thu quỹ phục vụ học tập chỉ dùng để phục vụ cho chính bản thân học sinh như: Hỗ trợ khen thưởng cho học sinh trong các hoạt động phong trào văn thể mỹ, phong trào thi đua của trường, của lớp trong các ngày lễ lớn; hàng năm, mua bổ sung ghế ngồi chào cờ, dự lễ cho học sinh; phô tô đề thi học kỳ; mua giấy thi học kỳ theo mẫu; thuê rạp cho học sinh ngồi dự các lễ; mua sổ liên lạc giấy cho học sinh; mua học bạ cho học sinh đầu cấp và bsung học bạ cho học sinh; hỗ trợ bảo đảm an ninh nhà trường (nếu có).

Quỹ vệ sinh trường, lớp: dùng để trả công thuê người quét dọn các phòng học hàng ngày, quét dọn sân trường, dọn dẹp nhà vệ sinh của học sinh, mua giấy vệ sinh (nếu có).

Việc thu quỹ phục vụ học tập và quỹ vệ sinh trường, lớp phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Mức đóng góp phải được nhà trường và Ban Đại diện cha mẹ học sinh bàn bạc, thống nhất.

- Đảm bảo cân đối thu vừa đủ chi (đảm bảo tồn quỹ của kỳ không quá 01%).

- Không quy định học sinh, cha mẹ học sinh phải đóng góp thường xuyên, hạn chế lập nhiu loại quỹ.

- Mức chi trả công cho hợp đồng lao động phù hp với công lao động thực tế tại địa phương.

- Không được trích chi cho công tác quản lý quỹ.

d) Khoản thu tiền giữ xe của học sinh

Tiền thu chỉ dùng để trả công thuê người trông giữ xe hàng ngày cho học sinh có nhu cầu gửi xe. Tùy theo số lượng học sinh gửi xe của từng trường, nhà trường lên kế hoạch và thỏa thuận thống nhất với cha mẹ học sinh, nhưng mức thu phải phù hợp mức thu phí và lệ phí của từng thời điểm tại địa phương.

Đối với các trường có số lượng học sinh gửi xe nhiều, sau khi trả đủ công cho người trông giữ và các khoản chi phí khác, số kinh phí còn dư (nếu có) được chuyển qua quỹ phúc lợi tập thể do công đoàn cơ sở của đơn vị đó quản lý theo quy định. Mức chi trả công cho người giữ xe phải được sự thống nhất của Ban Đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường. Quỹ này không được trích chi cho công tác quản lý quỹ.

e) Quỹ học phí học hai buổi và học phí bán trú (nếu có)

Quỹ này dùng để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh như: tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú, tiền nước uống cho học sinh, trả thêm giờ cho giáo viên dạy hai buổi, dạy bán trú sau khi đã tính đủ tiết dạy theo quy định của từng cấp học, trả tiền lương cho nhân viên hp đồng phục vụ các lớp học hai buổi, học bán trú nhưng chưa được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và phụ cấp cho công tác quản lý lớp học hai buổi, bán trú; đồng thời, dùng để mua sắm mới, mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho học sinh bán trú; xây dựng, sửa chữa bếp nấu ăn; xây dựng, sửa chữa nhà ăn cho học sinh học bán trú.

Tùy thuộc vào tình hình kinh tế từng địa phương (huyện, thị xã), theo nhu cầu đề xuất của cha mẹ học sinh, nhà trường thỏa thuận với cha mẹ học sinh về chủ trương và mức thu (trong đó phải đảm bảo cho khẩu phần ăn và sức khỏe của học sinh). Mức thu phải dựa trên nguyên tắc thu vừa đủ chi (bảo đảm tồn quỹ cuối kỳ không quá 01% trên tổng số thu). Quỹ này chỉ áp dụng cho các trường, các lớp, có tổ chức học 02 buổi hoặc học bán trú; các học sinh có tham gia học 02 buổi hoặc học bán trú. Quỹ này được phép trích chi cho công tác quản lý quỹ theo quy định.

g) Đối với các trường chuyên được phép vận động thu tiền quỹ ký túc xá (gọi tắt là quỹ KTX)

Việc thu quỹ này trên cơ sở thỏa thuận thống nhất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh có học sinh ở KTX. Tùy theo số lượng học sinh ở KTX, nhà trường lập dự toán thu theo nguyên tc thu vừa đủ chi (bảo đảm tồn quỹ cuối kỳ không quá 01% trên tổng số thu). Quỹ KTX dùng để trả thêm giờ cho cán bộ quản lý KTX về việc quản lý học sinh ở KTX ngày chủ nhật, quản lý học sinh ở KTX giờ tự học bui tối (từ 19h đến 23h) và bsung mua công cụ, dụng cụ dùng chung trong KTX. Quỹ này không được trích chi cho công tác quản lý thu.

h) Các nhu cầu khác của học sinh

Đối với các nhu cầu thực tế khác trực tiếp phục vụ cho học sinh như: phù hiệu; quần áo đồng phục; quần áo thể dục; nước uống hàng ngày cho học sinh (đối với học sinh không học bán trú); bảo hiểm thân thể; sổ liên lạc điện tử..., nhà trường hướng dẫn cho cha mẹ học sinh tự liên hệ trang bị và tùy theo khả năng, hoàn cảnh của từng gia đình.

Ngoài các khoản kinh phí thu theo quy định và các khoản kinh phí được vận động thu đã quy định tại khoản 1, 2 của Chỉ thị này, các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh không được vận động bất cứ khoản thu nào khác.

3. Công tác quản lý thu, chi

a) Việc thu, chi các khoản kinh phí thu theo quy định và các khoản kinh phí được vận động thu phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, chi đúng mục đích. Sau mỗi năm học (mỗi kỳ thu, chi) phải công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp cha mẹ học sinh toàn trường. Hàng năm phải gửi báo cáo quyết toán tất cả các loại quỹ có tổ chức thu trong năm cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và cơ quan quản lý tài chính đã được phân cấp của từng cấp học. Đồng thời, đảm bảo lưu trữ đầy đủ hồ sơ sổ sách, chứng từ kế toán để phục vụ công tác thanh kiểm tra và quyết toán theo quy định hiện hành.

b) Tất cả các khoản kinh phí được vận động thu do Hiệu trưởng nhà trường quản lý duyệt chi phải có văn bản thỏa thuận dự toán thu, chi giữa nhà trường và Ban Đại diện cha mẹ học sinh (từ đầu năm học hoặc đầu năm tài chính). Riêng kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh do thường trực Ban Đại diện cha mẹ học sinh quản lý duyệt chi.

c) Mỗi lớp, mỗi loại quỹ phải có một danh sách riêng được cha mẹ học sinh (hoặc học sinh đối với các lớp từ cấp Trung học cơ sở trở lên) ký tên, ghi số tiền đóng góp cụ thể. Tất cả các khoản thu (nếu có) phải được tách riêng và sử dụng quỹ đúng mục đích. Toàn bộ kinh phí thu được phải gửi vào ngân hàng, phần lãi được nhập vào gốc để tiếp tục thực hiện chi.

4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương

a) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các khoản thu theo quy định tại điểm a, b, khoản 1 và các khoản thu khác khi Trung ương quy định mức thu hoặc chính sách mới. Đồng thời, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội dung Chỉ thị này và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc quản lý, sử dụng các khoản kinh phí thu theo quy định và các khoản kinh phí được vận động thu tại các trường học, các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

- Tuyên truyn, ph biến, hướng dn các trường, các cơ sở giáo dục công lập biết và thực hiện đúng nội dung Chỉ thị này. Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc theo dõi, thực hiện đúng Chỉ thị này.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu lực của Chỉ thị này trong việc quản lý, sử dụng các khoản kinh phí thu theo quy định và các khoản kinh phí được vận động thu tại các trường học, các cơ sở giáo dục công lập trong toàn ngành. Có biện pháp phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các trường, cơ sgiáo dục công lập có hành vi vi phạm Chỉ thị này.

- Tổng hợp kết quả việc thực hiện quản lý, sử dụng các khoản kinh phí thu theo quy định và các khoản kinh phí được vận động thu tại các trường học, các cơ sở giáo dục công lập trong toàn ngành, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi kết thúc mỗi năm học hoặc đột xuất (nếu có).

b) UBND các huyện, thị xã:

- Chịu trách nhiệm về việc quản lý sử dụng các khoản kinh phí thu theo quy định và các khoản kinh phí được vận động thu tại các trường học, các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn (huyện, thị xã) trước UBND tnh.

- Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra các khoản kinh phí thu theo quy định và các khoản kinh phí được vận động thu tại các trường học, các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các trường, các cơ sở giáo dục công lập biết và thực hiện đúng Chỉ thị này.

- Thực hiện chế độ báo cáo việc quản lý các khoản kinh phí thu theo quy đnh và các khoản kinh phí được vận động thu tại các trường học, các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn sau khi kết thúc mỗi năm học hoặc đột xuất (nếu có), gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo).

c) Các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, phối hp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm a, b khoản này.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và bãi bỏ Công văn số 3293/UBND-VX ngày 03/10/2012 của UBND tỉnh về việc quy định thu, chi quỹ Ban Đại diện cha mẹ học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập./.

 


Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (BTP);
- Cục Công tác phía Nam (BTP);
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Các sở, ban, ngành;
- HĐND, UBND cấp huyện;
- LĐVP, các Phòng: VX, KTTH;
-
Lưu; VT (T-0231/7/2015)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CH
Ủ TỊCH




Nguyễn Văn Trăm