Quyết định 16/2011/QĐ-UBND về Đề án xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
Số hiệu: 16/2011/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Võ Hùng Việt
Ngày ban hành: 02/06/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 16/2011/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 02 tháng 6 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN LÀNH MẠNH KHÔNG CÓ TỆ NẠN MA TÚY, MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống ma túy năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP , ngày 09/9/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng;

Căn cứ Nghị quyết Liên tịch số 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBTƯMTTQVN , ngày 17/11/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Văn hóa - Thông tin, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quy định và hướng dẫn nội dung hoạt động, phân loại, đánh giá công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm;

Căn cứ Nghị quyết Liên tịch số 01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTƯMTTQVN , ngày 28/8/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc Ban hành “ Các tiêu chí phân loại, chấm điểm đánh giá và biểu thống kê báo cáo về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1111 /TTr-SLĐTBXH, ngày 08 tháng 11 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Hùng Việt

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN LÀNH MẠNH KHÔNG CÓ TỆ NẠN MA TÚY, MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Tây Ninh)

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể, các tầng lớp nhân dân ở địa bàn cơ sở đã tích cực tham gia vào hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, giữ bình yên cuộc sống của mỗi thành viên trong cộng đồng, tạo môi trường tốt để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy và mại dâm đã có nhiều chuyển biến tích cực đã góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu “4 giảm” của tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu tình hình hiện nay, khi đất nước ta hòa nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ và toàn diện, cùng với nền kinh tế - xã hội phát triển thì tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy, mại dâm nói riêng đang là một trong những vấn đề gây bức xúc đối với toàn xã hội.

Do đó, xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh trong giai đoạn hiện nay được xác định vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Đặc biệt là tệ nạn ma túy và mại dâm trên địa bàn xã, phường, thị trấn của tỉnh, là sự cần thiết khách quan tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh phát triển toàn diện và bền vững.

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN LÀNH MẠNH KHÔNG CÓ TỆ NẠN MA TÚY, MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2008-2010

I. Khái quát kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2008-2010: (Phụ lục biểu số 01, 02, 03)

Giai đoạn 2008-2010: Có 20/95 xã, phường, thị trấn còn hoạt động mại dâm, chiếm tỷ lệ 21%; có 60/95 xã, phường, thị trấn có người ma túy, chiếm tỷ lệ 63,15%, 35 xã, phường, thị trấn không có ma túy, mại dâm, chiếm tỷ lệ 36,8%. Trong đó, số xã, phường, thị trấn vừa có ma túy vừa có mại dâm 16/95 xã, phường, thị trấn; 4 xã, phường có mại dâm không có ma túy; 44 xã, phường, thị trấn có ma túy không có mại dâm. So năm 2007: Về mại dâm 17/95 xã, phường, thị trấn; về ma túy có 45/95 xã, phường, thị trấn có người cai nghiện ma túy, 50 xã, phường, thị trấn không có ma túy, mại dâm. Trong đó, số xã, phường, thị trấn vừa có ma túy vừa có mại dâm 17/95 xã, phường, thị trấn, cho thấy tình hình hình hoạt động mại dâm và người nghiện ma túy số lượng người có kéo giảm nhưng có xu hướng mở rộng trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Số đối tượng ma túy trốn trại ngoài cộng đồng không kiểm soát được chiếm tỷ lệ khá lớn.

II. Kết quả hoạt động cụ thể:

1. Hoạt động chỉ đạo triển khai:

- Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND, ngày 09/3/2006 về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010; Đề án xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm giai đoạn 2008-2010 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 09/01/2007 của Tỉnh ủy Tây Ninh về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2010; ký kết kế hoạch liên tịch với các các cơ quan, đoàn thể về “Phát động toàn dân tham gia vận động, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng”, triển khai thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, phối hợp với Sở Tư pháp triển khai Kế hoạch Liên tịch số 434/KHLT-SLĐTBXH-STP, ngày 29/4/2009 về tuyên truyền phổ biến giáo dục luật phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy và Luật Sửa đổi một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về lĩnh vực cai nghiện.

- Các huyện, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện Luật Phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện, thị xã; Pháp lệnh Mại dâm; củng cố Ban chỉ đạo cấp huyện xây dựng kế hoạch thực hiện từng giai đoạn và lồng ghép với Chương trình mục tiêu “4 giảm” của UBND tỉnh.

2. Hoạt động phòng ngừa:

Tuyên truyền quán triệt, phổ biến Luật Phòng, chống ma túy; Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm: xác định công tác phòng ngừa là một trong những nhiệm vụ quan trọng để vận động người dân tích cực tham gia công tác phòng, chống ma túy, mại dâm. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phát động cuộc thi tìm hiểu Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm, Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. Tỉnh tổ chức cuộc thi tìm hiểu Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm trên toàn tỉnh và cuộc thi tìm hiểu Luật Sửa đổi bổ sung một điều của Luật Phòng, chống ma túy về lĩnh vực cai nghiện phục hồi được triển khai rộng rãi trên toàn tỉnh, kết quả có tổng cộng 6.308 bài dự thi của 123 đơn vị sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, với sự thu hút được nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần tham gia dự thi, từ học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, nông dân đến những người lao động khác.

Hàng năm các sở, ngành, huyện thị có kế hoạch phổ biến, tuyên truyền Luật Sửa đổi bổ sung một điều của Luật Phòng, chống ma túy; Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác này. Công tác tuyên truyền được kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, với các hình thức sinh hoạt chính trị của các đoàn thể ở cơ sở, đã xây dựng nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền sát với thực tế, phù hợp từng loại đối tượng.

Kết quả: Tuyên truyền được 22.278 cuộc với 1.108.972 luợt người tham dự; xây dựng pano tuyên truyền trên toàn tỉnh, in hàng chục ngàn tờ rơi có nội dung tuyên truyền; Công an tỉnh tuyên truyền lồng ghép với cuộc phát động toàn dân phát hiện, tố giác và tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm 319 cuộc với 216.000 lượt người tham dự; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức tuyên truyền 355 lần với 10.021 lượt người; tuyên truyền trên phương tiện truyền thanh được 613 giờ; Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên truyền cho hội viên và nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng như nói chuyện chuyên đề, phát hành tờ rơi, tranh ảnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hái hoa dân chủ tìm hiểu nội dung pháp lệnh, luật cho đoàn viên thanh niên, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tuyên truyền trực quan bằng hình ảnh, khẩu hiệu, xe loa, hội thi, hội diễn và lồng ghép nội dung với các buổi sinh hoạt câu lạc bộ công nhân viên chức; BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh tuyên truyền cho nhân dân các xã biên biên giới . . . ; 9/9 huyện, thị xã đều triển khai tuyên truyền gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm. Kết quả: Tuyên truyền được 4.741 cuộc với 207.692 lượt người tham dự.

Phối hợp thực hiện các biện pháp kinh tế - xã hội trong phòng, chống ma túy, mại dâm nhằm ngăn ngừa sự phát sinh và phát triển của tệ nạn ma túy, mại dâm. Ngoài ra, vào các ngày lễ, tết các ngành, các địa phương đều tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các học viên đang tập trung chữa bệnh tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội. Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các huyện, thị xã tổ chức được 151 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 2.340 phụ nữ với các nghề như se nhang, đan lát, thêu, đan lục bình, trồng rau sạch…; giới thiệu việc làm cho 604 người.

3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm:

- Về công tác đấu tranh phòng, chống ma túy: Lực lượng phòng, chống ma túy Công an, Hải quan, Biên phòng phát hiện, bắt giữ 172 vụ 319 đối tượng, thu giữ 309 tép và 5.722,566 gam heroin, 13.149 viên và 1.504,3398 gam ma túy tổng hợp, 12,6 kg cần sa và nhiều vật chứng liên quan. Khởi tố 164 vụ, 245 bị can, xử phạt hành chính 06 vụ, 59 đối tượng; chuyển đi nơi khác 02 vụ, 07 đối tượng.

- Công tác quản lý địa bàn: Hiện nay đã xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh nhạy cảm có liên quan đến tệ nạn mại dâm. Theo số liệu thống kê của các ngành chức năng năm 2009, trên địa bàn tỉnh các ngành nghề kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như sau: 29 nhà hàng khách sạn, 5 nhà hàng Karaoké, 275 nhà trọ, nhà nghỉ, 658 nhà cho thuê, 153 cà phê lều, đèn mờ, 13 cơ sở massage, 321 quán cà phê chiếu phim, 505 điểm truy cập internet công cộng, 146 cơ sở hớt tóc thanh nữ…tập trung gần các khu công nghiệp, xí nghiệp. Các ngành, các cấp phối hợp với Công an tỉnh, các huyện, thị xã, Đội kiểm tra liên ngành 814 các cấp đã kiểm tra 2.737 lượt cơ sở nhà hàng, quán Bar, Karaoke, nhà trọ... Qua đó phát hiện 418 trường hợp vi phạm, phạt tiền 371 triệu đồng.

Từ năm 2006 đến nay, Công an các cấp triệt phá: 142 vụ, bắt 662 đối tượng chứa, môi giới mại dâm (trong đó, cấp tỉnh triệt phá 37 vụ bắt 210 đối tượng; cấp huyện triệt phá được 105 vụ bắt 452 đối tượng). Riêng trong năm 2010 (tính đến 31/12/2010) triệt phá 16 vụ bắt 101 đối tượng; xử lý hình sự: 9 vụ, 9 đối tượng; xử lý hành chính: 7 vụ, 92 đối tượng ( phạt tiền 81 đối tượng với số tiền 214 triệu đồng; đưa 12 gái mại dâm vào cơ sở chữa bệnh).

Xử lý hình sự: 59 vụ với 104 người (46 chủ chứa, 58 môi giới); xử lý hành chính: 92 vụ với 558 người (xử phạt hành chính 452 đối tượng mua dâm, bán dâm và các chủ cơ sở nhà trọ, với tổng số tiền 665,2 triệu đồng; đưa vào Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội 106 gái bán dâm).

4. Hoạt động chữa trị, giáo dục, dạy nghề, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy và người bán dâm:

Được tăng cường thực hiện với các hoạt động như khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, giáo dục nâng cao nhận thức, học văn hóa, xóa mù chữ, giáo dục hành vi nhân cách, tham gia sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tư vấn tâm lý và tư vấn phòng, chống lây nhiễm HIV,…Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh đã gắn hoạt động dạy nghề với giới thiệu việc làm, tạo việc làm thông qua vận động doanh nghiệp, cơ sở đầu tư vào sản xuất, nhận gia công sản phẩm tạo nguồn thu nhập cải thiện đời sống cho học viên.

Năm 2008 thực hiện Đề án thí điểm Tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện được 108 học viên, tuy chưa thực hiện hết kế hoạch thời gian quy định nhưng có thể đánh giá bước đầu là khôi phục niềm tin của các em trên con đường chống tái nghiện, về hành vi nhân cách, sức khoẻ được nâng lên rõ rệt; xóa trình độ văn hóa từ mù chữ đến biết đọc, biết viết (178 lượt học viên) và được học một nghề phù hợp với khả năng (534 lượt học viên), mà điều đáng quí nhất là các em thấy rõ được giá trị sức lao động do chính mình làm ra để nuôi sống bản thân hàng ngày, một việc làm có ích cho gia đình và xã hội mà bấy lâu các em bị lầm lỗi. Thực hiện tốt đề án sau cai nghiện là việc làm có ý nghĩa chính trị xã hội, tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

5. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí được cấp cho chương trình mại dâm giai đọan 2008-2010: 1.200 triệu đồng, so với dự án đạt 68,73%. Trong đó phân bổ như sau: Tuyên truyền giáo dục: Chiếm tỷ lệ 18,04%; chữa bệnh, dạy nghề, tái hòa nhập cộng đồng chiếm tỷ lệ 8,32%; mua sắm tài sản cố định, nâng cấp sửa chữa Trung tâm: Chiếm tỷ lệ 4,56%; điều tra, truy quét, triệt phá ổ nhóm mại dâm chiếm tỷ lệ: 30%; xây dựng xã, phường lành mạnh chiếm tỷ lệ: 17,15%; phụ cấp cán bộ xã, phường chiếm tỷ lệ: 6,83%; hỗ trợ chỉ đạo chiếm tỷ lệ: 7%; chi khác chiếm tỷ lệ 8,1%. Cơ chế quản lý, cấp phát thanh quyết toán hàng năm thực hiện theo quy định của Nhà nước.

III. Nhận xét, đánh giá.

1/- Mặt làm được:

- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền cùng với sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân tại các xã, phường, thị trấn và khu dân cư đã đạt mục tiêu cơ bản của Đề án về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; tạo những chuyển biến tích cực kéo giảm số người nghiện và hoạt động mại dâm giảm so cùng kỳ; ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn, tội phạm về ma túy tại cộng đồng; kiểm soát nghiêm ngặt việc buôn bán, vận chuyển ma túy qua biên giới, tạo môi trường lành mạnh không có ma túy để đưa người sau cai nghiện về tái hòa nhập cộng đồng, giảm dần tỷ lệ tái nghiện từng bước nâng cao hiệu quả công tác chữa trị bệnh cho người nghiện ma túy; ngăn chặn, giảm cơ bản tệ nạn mại dâm, trọng tâm là thị xã, thị trấn, khu dân cư, các khu du lịch, khu công nghiệp. Xóa bỏ các đường dây mại dâm có tổ chức, các tụ điểm mại dâm trá hình; xoóa bỏ triệt để ma túy, mại dâm trẻ em và người chưa thành niên, góp phần giữ vững an ninh, trật tự ở các địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

- Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội từng bước xã hội hóa, thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể địa phương như: Cựu Chiến binh, cán bộ hưu trí, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… là những người tâm huyết, trong đó có nhiều người có uy tín, có kiến thức và kinh nghiệm, nhiệt tình với công tác xã hội. Thông qua các hoạt động truyền thông được mở rộng, lực lượng tuyên truyền được tăng cường; vận động phát hiện, xử lý các vấn đề tệ nạn xã hội trên địa bàn, bảo vệ an ninh trật tự, các hoạt động cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi, xây dựng các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây đã góp phần kiềm chế tốc độ gia tăng điểm nóng và phát sinh tệ nạn xã hội.

- Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã được gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2006 đồng thời lồng ghép với các phong trào phát triển kinh tế, chương trình mục tiêu giải quyết việc làm, chương trình giảm nghèo, văn hóa, giáo dục đã góp phần ngăn chặn và giảm đáng kể sự gia tăng của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

2/- Mặt tồn tại:

- Về mục tiêu của đề án đến 2010 xây dựng và duy trì ít nhất 60% - 70% xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy, mại dâm không đạt kế hoạch đề ra (thực hiện đạt 20/95 xã, phường, thị trấn còn họat động mại dâm, chiếm tỷ lệ 21%; có 60/95 xã, phường, thị trấn có người ma túy, chiếm tỷ lệ 63,15%, 35 xã, phường, thị trấn không có ma túy, mại dâm, chiếm tỷ lệ 36,8%); chưa thành lập Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã theo kế hoạch; một số địa bàn họat động mại dâm và ma túy tại xã, phường, thị trấn tăng lên so năm 2007;

- Một số xã, phường, thị trấn, cấp ủy Đảng và chính quyền chưa coi trọng đúng mức, chưa đặt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ thường xuyên nên không có chương trình, kế hoạch cụ thể; lãnh đạo chỉ đạo thiếu kiên quyết, lúng túng trong phương pháp tổ chức thực hiện;

- Các huyện, thị xã chưa chú trọng việc triển khai Nghị quyết Liên tịch 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBTƯMTTQVN “Quy định và hướng dẫn nội dung hoạt động, phân loại, đánh giá công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm” nên công tác tổ chức thực hiện chưa đúng hướng dẫn, báo cáo không kịp thời và không có sự phân công theo dõi thực hiện xuyên suốt;

- Các đối tượng ma túy, mại dâm luôn di, biến động; nhiều xã, phường không nắm bắt được tình hình địa bàn; biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chưa linh hoạt, chủ động trước những phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, phức tạp mới; công tác quản lý học viên cai nghiện tại Trung tâm chưa chặt chẽ, tình trạng trốn trại của người nghiện ma túy còn xảy ra; tỷ lệ tái nghiện vào Trung tâm lần thứ 2 trở lên chiếm tỷ lệ trên 30%; do sức khỏe và trình độ của đối tượng tại Trung tâm hạn chế nên việc dạy nghề và tạo việc làm hiệu quả còn thấp.

- Một số xã, phường đã xây dựng trở thành lành mạnh nhưng thiếu biện pháp duy trì nên sau một thời gian tệ nạn xã hội phát triển trở lại;

- Sự phối hợp giữa chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm ở một số địa phương chưa thường xuyên, đồng bộ, chưa đi sát địa bàn và còn hạn chế trong phong trào vận động quần chúng tham gia; công tác phòng, chống mại dâm chưa đủ mạnh do chưa thành lập Đội chuyên trách phòng, chống mại dâm của tỉnh.

- Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã chưa được thành lập (kế hoạch của đề án có 100% phường, thị trấn và 30% xã thành lập Đội hoạt động xã hội tình nguyện) nên kỹ năng tiếp cận, tư vấn, tuyên truyền, vận động, giáo dục gặp nhiều khó khăn;

- Kinh phí phục vụ cho chương trình phòng, chống mại dâm và các chính sách, chế độ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy, người bán dâm còn rất hạn chế (đạt 68,73 %).

3/- Một số kinh nghiệm:

- Xã, phường, thị trấn lành mạnh là nhân tố góp phần quan trọng vào kết quả phòng, chống tệ nạn xã hội, nhưng đó cũng là nhiệm vụ khó khăn, cần có sự kiên trì, tập trung cao độ giải pháp, nguồn lực. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền xã, phường, thị trấn là nhân tố quan trọng hàng đầu.

- Thực hiện cơ chế phối hợp của MTTQ, các sở, ngành chức năng và các đoàn thể, tổ chức xã hội ở cơ sở là yếu tố hết sức cần thiết để công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được triển khai sâu rộng trên địa bàn.

- Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp và lồng ghép nội dung xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình giảm nghèo, xúc tiến việc làm và các chương trình khác là giải pháp tối ưu để nội dung hỗ trợ cho nhau, qua đó, mỗi nội dung đều được nâng cao hiệu quả.

- Việc triển khai Nghị quyết Liên tịch 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBTƯMTTQVN là quan trọng; cần tiếp tục đẩy mạnh 5 nội dung hoạt động đồng bộ, trong đó, mỗi xã, phường, thị trấn phải xác định được khâu trọng tâm đối với tình hình thực tiễn để có giải pháp tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề mấu chốt, tạo động lực thúc đẩy làm chuyển hóa toàn địa bàn.

- Phải coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng nhằm tạo điều kiện mạnh mẽ về nhận thức và quyết tâm cao trong toàn dân để mọi người hăng hái tham gia tố giác, lên án, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy, mại dâm.

- Công tác tổ chức cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy cần phải tổ chức và tiến hành một cách kiên trì đồng bộ, nhân tố quyết định hiệu quả công tác cai nghiện, chống tái nghiện là bản thân người nghiện phải có sự quyết tâm, kiên trì cùng với sự động viên tích cực của người thân và gia đình.

- Quản lý chặt chẽ và tạo việc làm là biện pháp hàng đầu giúp người nghiện ma túy, người bán dâm tái hoà nhập cộng đồng; xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện giúp đỡ họ cách làm ăn, giúp đỡ làm lại cuộc đời, hạn chế tỷ lệ tái nghiện, tái phạm.

- Trong điều kiện kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội còn khó khăn, eo hẹp cần kết hợp các nguồn kinh phí và thực hiện xã hội hóa để huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia trong việc bố trí nguồn lực phục vụ cho công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đạt hiệu quả.

- Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không tệ nạn ma túy, mại dâm là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi người dân.Vì vậy, cần huy động cả hệ thống chính trị, toàn dân tham gia.

- Lồng ghép xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh với các phong trào, các cuộc vận động khác, đặc biệt là phong trào “TDĐKXDĐSVH”, xem đây là hình thức tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm hiệu quả nhất.

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN LÀNH MẠNH KHÔNG CÓ TỆ NẠN MA TÚY, MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2011-2015.

I- Quan điểm chỉ đạo:

1. Quan điểm xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội là một quá trình triển khai với mục tiêu chung: Không để phát sinh ở những địa bàn chưa có tệ nạn xã hội, tích cực xóa bỏ tệ nạn ở những địa bàn chưa nghiêm trọng và kiên quyết đấu tranh giảm cơ bản tệ nạn xã hội ở những địa bàn nghiêm trọng.

2. Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, phải thực hiện thường xuyên, kiên trì, lâu dài, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân, lấy địa bàn xã, phường, thị trấn làm cơ sở tổ chức thực hiện.

3. Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm là một chương trình liên ngành; thực hiện đồng bộ các biện pháp hàng đầu để phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cá nhân, gia đình, cộng đồng; gắn giáo dục, kinh tế, xã hội, hành chính, hình sự; đồng thời, tăng cường phối hợp phòng ngừa trong các chương trình an sinh, trật tự an toàn xã hội, gắn nhiệm vụ trước mắt với các biện pháp dài hạn như dạy nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội để hạn chế các nguyên nhân sâu xa phát sinh tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

II- Mục tiêu chung.

- Phấn đấu xây dựng và duy trì ít nhất 60% xã, phường không có tệ nạn ma túy, mại dâm hoặc kéo giảm tỷ lệ tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn so cùng kỳ;

- Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các cơ sở, tụ điểm, đối tượng vi phạm tệ nạn ma túy, mại dâm nhằm ngăn chặn có hiệu quả không để phát sinh, phát triển của tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn, tạo môi trường lành mạnh không có ma túy để đưa người sau cai nghiện về tái hoà nhập cộng đồng, giảm dần tỷ lệ tái nghiện, nâng cao hiệu quả công tác chữa trị bệnh cho người nghiện ma túy.

- Thực hiện tốt công tác rà soát thống kê, phân loại, lập hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình di, biến động người nghiện ma túy, người bán dâm trên địa bàn.

- Giúp đỡ, tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm hoàn lương tại cộng đồng và tại cơ sở chữa bệnh được tổ chức quản lý, tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm, đời sống ổn định.

III- Mục tiêu cụ thể.

- Duy trì và đạt mục tiêu xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội về ma túy và mại dâm từ 35 xã, phường, thị trấn nâng lên 57 xã, phường thị trấn (xây mới hoặc kéo giảm so cùng kỳ: 23 xã, phường) chiếm tỷ lệ 60% so tổng số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh.

- Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho ít nhất 70% số người nghiện và gia đình họ khai báo tình trạng sử dụng ma túy và số người nghiện ma túy đăng ký với chính quyền cấp xã nhu cầu và hình thức cai nghiện ma túy; số gia đình có người nghiện ma túy quản lý tốt người thân nghiện ma túy cả trong và sau cai nghiện.

- Tổ chức, tạo cơ hội tốt nhất cho 100% số người sau cai nghiện ma túy tham gia tích cực vào các hoạt động ở cộng đồng liên quan đến công tác quản lý sau cai và các hoạt động giảm thiểu tác hại lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy trong cộng đồng.

- 100% tổ chức, đoàn thể xã hội tham gia tích cực kế hoạch toàn dân tham gia vận động, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và quản lý người sau cai nghiện ma túy do chính quyền cùng cấp phát động.

- Có ít nhất 80% số người sau cai nghiện trong kỳ báo cáo không tái nghiện từ 6 tháng trở lên.

- Giúp đỡ, tạo điều kiện để ít nhất 50% số người sau cai nghiện và người bán dâm hoàn lương có việc làm, ổn định cuộc sống.

- Có ít nhất 80% người bán dâm được chữa trị, phục hồi không tái phạm.

- Giảm tối thiểu số cơ sở kinh doanh, dịch vụ: Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ... có dấu hiệu hoạt động mại dâm; 100% số cơ sở ký cam kết không vi phạm tệ nạn xã hội và cơ sở này phải đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương.

- Có 100% xã, phường, thị trấn thành lập Đội hoạt động xã hội tình nguyện (hoặc Tổ công tác cai nghiện ma túy theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP).

IV- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp. Quy định rõ vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý của chính quyền cơ sở như xã, phường, thị trấn; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống ma túy, mại dâm; chú trọng công tác phòng, chống ma túy, mại dâm ở cơ sở (xã, phường, thị trấn).

- Xây dựng và duy trì xã, phường thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm, đặc biệt chú trọng không để tệ nạn ma túy, mại dâm phát sinh tại các xã, phường trọng điểm.

- Nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia phòng, chống ma túy, mại dâm.

- Thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm với các chính sách, chương trình kinh tế – xã hội, các dự án, đề án có liên quan. Ưu tiên thực hiện các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho phụ nữ nghèo, người bán dâm hoàn lương, người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng nhằm giúp họ dễ dàng tiếp cận với các chương trình hỗ trợ việc làm, giảm nghèo…

- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện kịp thời các biện pháp, giải pháp phòng, chống ma túy, mại dâm phù hợp với các quy định pháp luật trong điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các loại tệ nạn xã hội khác trong các tầng lớp nhân dân:

- Thực hiện đồng bộ các loại hình thông tin, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết về thực trạng, tình hình và tác hại của tệ nạn mại dâm, ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Đặc biệt người đứng đầu tổ dân cư, ấp, khu phố và các chủ nhà trọ, cơ sở massage, nhà hàng karaoke…phải được quán triệt, phổ biến Luật Phòng, chống ma túy, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm, từng bước nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, chủ cơ sở kinh doanh trong việc tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

- Nội dung, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với từng loại đối tượng, tập trung ở những tuyến, địa bàn trọng điểm, trong thanh thiếu niên, học sinh, cán bộ công chức, các nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Chú trọng hình thức tuyên truyền trực tiếp, thông qua phát hành tài liệu về tác hại của mại dâm, ma túy đến trực tiếp đối tượng.

- Thường xuyên triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội, vận động toàn dân tích cực phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm theo Nghị quyết 09/1998/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường phòng, chống tội phạm. Đưa nội dung phòng, chống tệ nạn xã hội lồng ghép vào các chương trình học tập Nghị quyết, pháp luật của Đảng và Nhà nước… Định kỳ kiểm điểm, tự phê bình và phê bình về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ để ngăn ngừa vi phạm. Kiểm điểm nghiêm những cá nhân, tập thể, đơn vị vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm để tệ nạn xã hội phát triển, tồn tại ở đơn vị, địa bàn mình phụ trách.

- Phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

- Tiếp tục đưa nội dung xây dựng xã, phuờng, thị trấn lành mạnh không tệ nạn xã hội trở thành Cuộc vận động trong phong trào “TDĐKXDĐSVH” triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh; đưa các nội dung phòng và chống tệ nạn xã hội vào quy ước khu dân cư, vào bảng điểm bình xét các danh hiệu của phong trào như gia đình văn hóa, ấp văn hóa, đơn vị văn hóa, điểm sáng văn hóa, điểm sáng văn hóa biên giới…

- Đưa các nội dung này trở thành một tiêu chí quan trọng trong Cuộc vận động thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xem đây là tiêu chí thi đua trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, trường học, doanh nghiệp…

- Tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát thực trạng, đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại hoặc những vấn đề mới phát sinh. Nâng cao năng lực điều hành và phối hợp thực hiện của các sở, ngành và Ban chỉ đạo các cấp, Ban vận động ở khu dân cư, thông qua các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm, hội thảo, hội nghị chuyên đề.

3. Biện pháp chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong cơ sở kinh doanh dịch vụ có liên quan và đấu tranh, xử lý các vi phạm:

- Rà soát, thống kê, phân loại nhằm quy hoạch các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm như nhà trọ, nhà nghỉ, nhà cho thuê, khách sạn, nhà hàng, karaoke… Thực hiện nghiêm túc các quy định về cấp, tạm ngừng cấp, thu hồi, tịch thu giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có liên quan đến hoạt động mại dâm; thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm về văn hoóa phẩm khiêu dâm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm các quy định liên quan đến phòng, chống tệ nạn mại dâm; chú trọng xử lý nghiêm minh đối với các hành vi mại dâm trẻ em và người chưa thành niên.

- Đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, quản lý về hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng, đặc biệt là ở cơ sở. Kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhạy cảm; có kế hoạch quy hoạch từng loại hình kinh doanh dịch vụ, điểm vui chơi giải trí phù hợp với nhu cầu thực tế của các tầng lớp dân cư, không cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho các nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn ở những vị trí không phù hợp như vùng nông thôn không có khách du lịch, không có khách vãng lai… Tổ chức cho tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm đăng ký đầy đủ và ký cam kết không để các hoạt động mại dâm, ma túy và các tệ nạn xã hội khác xảy ra; xác định trách nhiệm của gia đình, tổ tự quản, ấp, khu phố; xã, phường, thị trấn thuộc chính quyền địa phương, thủ trưởng cơ quan quản lý để xảy ra các vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm, tệ nạn ma túy trên địa bàn hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vụ việc vi phạm tại cơ sở mình quản lý.

4. Nâng cao chất lượng công tác chữa trị, tái hoòa nhập cộng đồng cho người ma túy:

4.1. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho người nghiện ma túy và gia đình họ chủ động khai báo tình trạng nghiện và đăng ký tham gia chương trình cai nghiện ma túy.

- Đối với người nghiện ma túy và gia đình có người nghiện: Cung cấp thông tin, tư vấn, chính xác, đầy đủ về bản chất của vấn đề lạm dụng ma túy, nghiện ma túy; về sự cần thiết phải cai nghiện ma túy, quy trình cai nghiện ma túy và các phác đồ điều trị người nghiện ma túy. Tạo điều kiện giúp đỡ người nghiện ma túy và gia đình lựa chọn hình thức cai nghiện phù hợp.

- Đối với người dân trên địa bàn có người nghiện ma túy: Làm cho mọi người hiểu rõ về người nghiện ma túy là nạn nhân của tội phạm ma túy; không kỳ thị phân biệt đối xử, giúp đỡ họ tin vào bản thân, gia đình và cộng đồng. Nâng cao trách nhiệm của gia đình người nghiện trong việc thực hiện quy trình cai nghiện; vai trò của chính quyền, cộng đồng trong việc hỗ trợ quản lý và tham gia các hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền mô hình, điển hình cai nghiện thành công và các biện pháp, hình thức quản lý, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng để các địa phương áp dụng và nhân rộng.

4.2. Đa dạng hóa hình thức cai nghiện ma túy theo pháp luật, phù hợp với thực tế và trình độ chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy và củng cố niềm tin cho người sau cai nghiện ma túy, cho cộng đồng.

- Tăng cường tổ chức thực hiện đồng thời các biện pháp, hình thức cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội, tại gia đình và cộng đồng, tại các cơ sở cai nghiện tự nguyện theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP , ngày 26/10/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy, Nghị định 94/2010/NĐ-CP , ngày 09/9/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

- Đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, tư vấn về cai nghiện ma túy và phòng, chống tái nghiện thông qua các hoạt động tại cộng đồng và các câu lạc bộ của các tổ chức, đoàn thể và đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã.

4.3. Thực hiện các giải pháp xã hội, lồng ghép các chương trình, phối hợp và thống nhất chỉ đạo đồng bộ các phong trào trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sau cai nghiện ma túy và giảm thiểu tình trạng tái nghiện.

- Lồng ghép và phối hợp đồng bộ, thường xuyên giữa việc thực hiện Nghị quyết Liên tịch số 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBTƯMTTQVN , ngày 17/11/2005 với các Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Toàn dân tham gia phòng ngừa, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”.

- Huy động sự tham gia tích cực của người sau cai nghiện ma túy trong công tác tuyên truyền giáo dục và tư vấn về cai nghiện ma túy, thông qua các câu lạc bộ của người sau cai nghiện, thực hiện chương trình giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

- Đẩy mạnh công tác phòng ngừa để ngăn chặn người có nguy cơ cao do hoàn cảnh khó khăn (thiếu việc làm, thiếu vốn, không nghề nghiệp…) và phòng, chống tái nghiện cho người sau cai nghiện dựa vào cộng đồng thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, đề án nghề công tác xã hội; cho vay vốn, tạo việc làm…

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác cai nghiện, vận động các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân đóng góp công sức, nguồn lực cho công tác cai nghiện, dạy nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người sau cai nghiện.

4.4. Nâng cao chất lượng công tác quản lý và chữa trị, quản lý, giáo dục, dạy nghề, tổ chức lao động, sản xuất cho người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội.

- Thực hiện nghiêm túc Quy trình cai nghiện được quy định tại Thông tư số 31/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT, ngày 20/12/1999 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế về hướng dẫn quy trình cai nghiên ma túy (theo 5 giai đoạn) và Thông tư số 21/2010/TT-BLĐTBXH , ngày 05/8/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành quy chế quản lý, tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Quản lý sau cai nghiện và Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.

5. Công tác phối hợp liên ngành, nâng cao năng lực cơ quan chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội:

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm các cấp, nhất là cấp xã; xây dựng, củng cố tổ công tác liên ngành phòng, chống mại dâm làm tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo và phối hợp liên ngành. Tổ chức tốt các lực lượng kiểm tra, thanh tra liên ngành về phòng, chống mại dâm ở các cấp theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.

- Lực lượng phòng, chống ma túy Công an, Hải quan, Biên phòng, đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội các cấp phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh phòng ngừa và xử lý hành vi vi phạm.

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy cán bộ chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp, đặc biệt là đơn vị trực thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, bố trí đủ biên chế, cán bộ chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội từ tỉnh đến xã, phường.Thường xuyên rà soát, thống kê, phân loại, lập hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình biến động người nghiện ma túy, người bán dâm trên địa bàn, xử lý nghiêm đối với những cơ sở để xảy ra vi phạm ma túy, mại dâm.

Đối với hành vi buôn bán người, buôn bán vận chuyển ma túy trái phép cần phải đấu tranh kiên quyết, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Xúc tiến thành lập Đội hoạt động xã hội tình nguyện hoặc Tổ công tác cai nghiện ở xã, phường, thị trấn phù hợp với thực tế trên địa bàn huyện, thị xã.

V- NGUỒN KINH PHÍ PHỤC VỤ:

- Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy và tình hình thực tế của địa phương, Đề án được dự toán kinh phí như sau:

Tổng kinh phí: 16.060,3 triệu đồng, bình quân mỗi năm khoảng 3.212,06 triệu đồng. Gồm các nội dung như sau:

- Hỗ trợ cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động phòng, chống tệ nạn mại dâm.

- Công tác điều tra, truy quét, triệt phá ổ nhóm, đường dây hoạt động mại dâm.

- Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị lao động sản xuất.

- Hỗ trợ xây dựng và duy trì xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội.

- Trợ cấp đội hoạt động xã hội tình nguyện của xã, phường hoặc Tổ công tác cai nghiện ma túy.

- Hỗ trợ nâng cấp năng lực và điều kiện hoạt động nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Hỗ trợ công tác chỉ đạo, tổng kết, khen thưởng.

- Kinh phí phục vụ cai nghiện tại cộng đồng và gia đình.

VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Để thực hiện tốt các mục tiêu của Đề án, từng sở, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

1- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp với các ngành chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS của tỉnh; xây dựng chương trình kế hoạch phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Quản lý nhà nước về công tác giáo dục, chữa trị, dạy nghề, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy, người bán dâm.

- Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy, mại dâm đến cơ sở.

- Hướng dẫn và phối hợp triển khai kế hoạch nhằm thực hiện chương trình và tổ chức lồng ghép thực hiện Chương trình phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm với các chương trình giảm nghèo; Chương trình dạy nghề, tạo việc làm; Chương trình phòng, chống HIV/AIDS; Chương trình giáo dục những kiến thức hiểu biết về tác hại của tệ nạn ma tuý, mại dâm và các chương trình kinh tế - xã hội khác.

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tình trạng trẻ em bị xâm phạm nhân phẩm danh dự, trẻ em bị xâm hại tình dục, phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích mại dâm. Xúc tiến thành lập Đội chuyên trách về phòng, chống mại dâm của tỉnh.

2- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì chỉ đạo thực hiện xây dựng quy chế phối hợp trong việc quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa; phối hợp với các ngành liên quan quy hoạch, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa vi phạm.

- Chủ trì chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống ma túy, mại dâm, xây dựng con người mới, nếp sống lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa, biểu dương người tốt việc tốt; tạo công luận lên án mạnh mẽ, bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm; phát động sáng tác văn học nghệ thuật sâu sắc về đề tài phòng, chống ma túy, mại dâm.

- Chỉ đạo các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phòng, chống ma túy và mại dâm. Tham mưu BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” tiếp tục đưa nội dung xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội vào tiêu chí, bảng điểm bình xét các danh hiệu của phong trào.

3- Sở Thông tin và Truyền thông

Quản lý và ngăn chặn các ấn phẩm văn hóa độc hại, đồi trụy, khiêu dâm, điểm truy cập internet thực nhiện không đúng quy định.

- Lồng ghép chương trình hành động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm với các chương trình truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

4- Công an Tây Ninh:

Chủ trì chỉ đạo Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ sau:

- Điều tra, truy quét, triệt phá các ổ nhóm, đường dây và các tụ điểm ma túy, mại dâm. Đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, quản lý về hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng, đặc biệt là ở cơ sở.

- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng đấu tranh ngăn chặn các hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài làm mại dâm, gắn Chương trình phòng, chống ma túy, mại dâm với chương trình phòng, chống tội phạm.

- Phối hợp cùng các ngành chức năng và các cơ quan liên quan đấu tranh, phát hiện, điều tra, ngăn chặn, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về các loại tệ nạn xã hội, các đối tượng sản xuất, buôn bán ma tuý trái phép, xóa bỏ triệt để các tụ điểm sử dụng ma túy trái phép. Kiểm soát chặt chẽ tiền chất có thể dùng để sản xuất ma túy bất hợp pháp.

- Lập hồ sơ phân loại các đối tượng vi phạm tệ nạn xã hội để giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các trường, trại và cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp, hỗ trợ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc bảo vệ cơ sở chữa bệnh khi cần thiết.

- Bố trí nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác phòng, chống ma túy để phục vụ cho công tác giáo dục, chữa - trị bệnh cho người cai nghiện ma túy và sau cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội, tại gia đình và cộng đồng.

5- Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Hải quan Tây Ninh:

Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển trái phép chất ma túy, các hoạt động mại dâm, việc buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới. Tuyên truyền, vận động nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới tích cực tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các loại tệ nạn xã hội khác.

6- Sở Y tế:

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đến năm 2015.

- Tổ chức khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, các trường, trại, và tại cộng đồng cho các đối tượng nghiện ma túy, mại dâm, người có HIV/AIDS.

- Xác định các loại thuốc và phác đồ điều trị cai nghiện ma túy, quản lý việc sản xuất, mua bán và sử dụng các loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cho mục đích chữa bệnh và thuốc hỗ trợ cai nghiện ma túy.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khám chữa bệnh, điều trị cho người nghiện ma túy, mại dâm, người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh; tăng cường kiểm tra việc cấp giấy phép và xử lý kịp thời vi phạm của các cơ sở dịch vụ masage, tắm hơi hiện có trên địa bàn tỉnh.

7- Sở Giáo dục và Đào tạo:

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trong giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường, ngăn ngừa không để tệ nạn ma túy, mại dâm phát sinh trong lực lượng học sinh, sinh viên.

8- Sở Công thương:

Rà soát quy hoạch và chấn chỉnh việc đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề của các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan đến tệ nạn xã hội theo quy định.

9- Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với các sở ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí phòng, chống ma túy và phòng, chống HIV/AIDS thuộc nguồn vốn Chuơng trình Mục tiêu quốc gia và đề nghị nguồn ngân sách tỉnh bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội khác.

10- Sở Tài chính:

- Hàng năm căn cứ vào tình hình ngân sách địa phương, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự toán kinh phí phòng, chống mại dâm, kinh phí chương trình phòng, chống ma túy báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện Đề án.

11 - Sở Tư pháp:

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục, kiểm tra và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống ma túy và mại dâm.

12- Các sở, ngành liên quan: Có kế hoạch chỉ đạo và thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình.

13- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS cấp huyện, xã và chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống ma túy, mại dâm trên địa bàn huyện, thị xã.

- Tổ chức đồng bộ và lồng ghép việc thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội khác tại địa phương; xây dựng kế hoạch hành động, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả phòng, chống ma túy, mại dâm của UBND cấp dưới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc nắm tình hình ma túy, mại dâm ở địa bàn quản lý và thực hiện Nghị quyết 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBMTTQVN hướng dẫn nội dung hoạt động, phân loại, đánh giá công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm” và Nghị định số 94/2009/NĐ-CP , ngày 26/10/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy và Nghị định số 94/2010/NĐ-CP , ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

- Hàng năm, chính quyền địa phương phải chủ động bố trí ngân sách để thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, ngoài phần ngân sách tỉnh hỗ trợ đồng thời huy động đóng góp từ cộng đồng;

- Chỉ đạo chặt chẽ việc quản lý giáo dục cho đối tượng ma túy, mại dâm tại cộng đồng nhằm giúp đỡ người sau cai nghiện chống tái nghiện và gái mại dâm hoàn lương có công ăn việc làm, ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng.

14- Đề nghị Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân:

- Tòa án nhân dân phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân cùng cơ quan điều tra chọn những vụ án trọng điểm, điển hình về ma tuý, mại dâm mở phiên toà xét xử các vụ án lưu động tại địa phương, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tác hại của tệ nạn ma túy, mại dâm trong quần chúng nhân dân.

- Thông qua công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về ma túy, mại dâm nói riêng, các cơ quan tiến hành tố tụng cần rút ra đuợc các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, để phối hợp với các ngành, các cấp có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đạt hiệu quả.

15- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh:

- Phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh và các sở, ngành, chỉ đạo tổ chức thực hiện, đẩy mạnh Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, kết hợp với phong trào xây dựng xã, phuờng lành mạnh, không có tệ nạn xã hội theo tinh thần Nghị quyết 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBMTTQVN hướng dẫn nội dung hoạt động, phân loại, đánh giá công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm;

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả các phong trào; nâng cao trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ, xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN