Quyết định 40/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015
Số hiệu: 40/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Lê Phước Thanh
Ngày ban hành: 04/12/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2014/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 04 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 35/2012/QĐ-UBND NGÀY 21/12/2012 CỦA UBND TỈNH QUẢNG NAM BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ HỖ TRỢ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG HÀNG HÓA, AN TOÀN DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2012-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 330/TTr-SNN&PTNT ngày 21/10/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 (Phạm vi điều chỉnh) như sau:

"Quy định này quy định hỗ trợ đất đai, hỗ trợ cải tạo chất lượng đàn bò, hỗ trợ nâng cao chất lượng giống lợn, hỗ trợ lãi suất vay để đầu tư phát triển chăn nuôi, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và hỗ trợ phát triển dịch vụ thú y trọn gói trên địa bàn tỉnh Quảng Nam".

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 (Đối tượng áp dụng) như sau:

"Quy định này áp dụng đối với tất cả các cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, chủ gia trại, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp (sau đây gọi là chủ đầu tư) có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, có đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa; đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giết mổ tập trung; dịch vụ thú y trọn gói phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất của địa phương".

3. Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ nhất khoản 1, Điều 5 (Hỗ trợ về đất đai) như sau:

"- Nhà nước ưu tiên giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Chương V Luật Đất đai năm 2013 và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất để phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".

4. Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ năm, khoản 1 (UBND các huyện, thành phố) Điều 13 như sau:

"- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) phối hợp với UBND cấp xã lập kế hoạch, tổng hợp kinh phí từ nguồn ngân sách hỗ trợ theo Quy định này gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để tham mưu bố trí kế hoạch kinh phí thực hiện; có trách nhiệm hướng dẫn các mẫu đơn, biểu mẫu cho UBND cấp xã để phổ biến cho chủ đầu tư thực hiện".

5. Bổ sung tiết (-) thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy khoản 4 (Sở Tài nguyên và Môi trường) Điều 13 như sau:

"- Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND cấp huyện tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 2, Điều 32, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. UBND cấp huyện có thể uỷ quyền cho UBND cấp xã tổ chức việc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

- Tham mưu UBND tỉnh triển khai hướng dẫn thực hiện các nội dung có liên quan về công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014.

- Hướng dẫn chế độ tài chính cho hoạt động đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường".

6. Bổ sung, sửa đổi Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6 và biểu mẫu 9b/BCK-LDA (theo các Phụ lục và biểu mẫu đính kèm).

Điều 2. Bãi bỏ nội dung biểu mẫu 9c/BCK-PA ban hành kèm theo Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND (Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các nội dung khác tại Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015 không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Quyết định này vẫn còn hiệu lực thi hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục thuế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Phước Thanh

 

PHỤ LỤC 1

THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ VỀ ĐẤT ĐAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40 /2014/QĐ-UBND ngày 04/12 /2014 của UBND tỉnh Quảng Nam)

1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ, gồm:

- Đơn đề nghị giao đất hoặc xin thuê đất của chủ đầu tư (mẫu số 01a; 01b/ĐĐ);

- Phương án (dự án, đề án) sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt (mẫu 10.1).

2. Trình tự thực hiện và thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định tại Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 25/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất;

Bước 2: Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào Đơn về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và chuyển hồ sơ về Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Bước 3: Trong thời hạn không quá 27 (hai mươi bảy) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Thẩm tra các trường hợp đề nghị giao đất, cho thuê đất.

- Chỉ đạo VP ĐKQSDĐ thực hiện việc trích lục hoặc trích đo địa chính thửa đất, chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định giao đất, cho thuê đất trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển đến; thực hiện việc bàn giao đất ngoài thực địa; thực hiện luân chuyển hồ sơ địa chính cho cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế để xác định đơn giá đất thuê, mức thu và thông báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.

Bước 4: Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký quyết định giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đủ điều kiện.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ: quy định tại bước 3 và bước 4 không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.

 

PHỤ LỤC 2

THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ BÒ ĐỰC GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40 /2014/QĐ-UBND ngày 04 /12 /2014 của UBND tỉnh Quảng Nam)

1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ bò đực giống của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 1/HT-BĐG).

- Phương án sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt (mẫu 9a/PA).

- Danh sách nhóm hộ chăn nuôi bò cái sinh sản.

2. Trình tự, cách thức thực hiện:

Bước 1: Chủ đầu tư đăng ký và nhận hồ sơ tại UBND xã nơi thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ đầu tư trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện/thành phố. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.

Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; sơ bộ đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.

Bước 3: Trong thời gian không quá 16 (mười sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện thực hiện các công việc sau:

- Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và  PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.

- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ), thời hạn là 03 (ba) ngày làm việc.

- Thông báo lịch hẹn đến kiểm tra, thẩm định, thời hạn là 02 (hai) ngày làm việc.

- Kiểm tra, thẩm định phương án, điều kiện chăn nuôi tại nơi thực hiện là 01 (một) ngày làm việc. (Có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).

- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn 05 (năm) ngày làm việc.

Bước 4: Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.

Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư khi có Quyết định hỗ trợ của UBND cấp huyện ký.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3, bước 4 và bước 5 không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.

 

PHỤ LỤC 3

THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG LỢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40 /2014/QĐ-UBND ngày 04 /12 /2014 của UBND tỉnh Quảng Nam)

1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ giống lợn nái ngoại cấp bố mẹ của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 2/HT- GLNN) hoặc đơn đề nghị hỗ trợ giống lợn nái Móng Cái (hoặc giống lợn nái địa phương) của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 3/HT-GLMC-ĐP) hoặc đơn đề nghị hỗ trợ chăn nuôi lợn đực giống khai thác tinh lỏng của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 4/HT-LĐG).

- Phương án (dự án, đề án) sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt theo mẫu 9a/PA.

- Bản sao bằng chuyên môn chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y từ Trung cấp trở lên của nhân viên kỹ thuật có chứng thực (đối với hỗ trợ chăn nuôi lợn đực giống khai thác tinh lỏng).

2. Trình tự, cách thức thực hiện:

Bước 1: Chủ đầu tư đăng ký và nhận hồ sơ tại UBND xã nơi thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ đầu tư trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện/thành phố. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.

Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; sơ bộ đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.

Bước 3: Trong thời gian không quá 16 (mười sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện thực hiện các công việc sau:

- Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và  PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.

- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ), thời hạn là 03 (ba) ngày làm việc.

- Thông báo lịch hẹn đến kiểm tra, thẩm định, thời hạn là 02 (hai) ngày làm việc.

- Kiểm tra, thẩm định phương án, điều kiện chăn nuôi tại nơi thực hiện là 01 (một) ngày làm việc. (Có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).

- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn 05 (năm) ngày làm việc.

Bước 4: Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.

Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư khi có Quyết định hỗ trợ của UBND cấp huyện ký.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3, bước 4 và bước 5 không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.

 

PHỤ LỤC 4

HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 04 /12 /2014 của UBND tỉnh Quảng Nam)

1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ lãi vay để phát triển chăn nuôi của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 5/HT-PTCN).

- Phương án (dự án, đề án) sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt theo mẫu 9a/PA.

- Thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án đối với đối tượng phải lập, đăng ký cam kết bảo vệ môi trường (dành cho nội dung hỗ trợ lãi suất vay để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm) (bản sao có chứng thực). Bản cam kết bảo vệ môi trường thực hiện theo mẫu 9b/BCK.

- Bản sao Hợp đồng (khế ước) vay vốn (Hợp đồng vay vốn phải đúng mục đích theo nội dung hỗ trợ) có công chứng.

- Bản sao biên lai thu tiền trả lãi suất vay của Ngân hàng.

2. Trình tự, cách thức thực hiện:

Bước 1: Chủ đầu tư đăng ký và nhận hồ sơ tại UBND xã nơi thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ đầu tư trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện/thành phố. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.

Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; sơ bộ đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.

Bước 3: Trong thời gian không quá 16 (mười sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện thực hiện các công việc sau:

- Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và  PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.

- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ), thời hạn là 03 (ba) ngày làm việc.

- Thông báo lịch hẹn đến kiểm tra, thẩm định, thời hạn là 02 (hai) ngày làm việc.

- Kiểm tra, thẩm định phương án, điều kiện chăn nuôi tại nơi thực hiện là 01 (một) ngày làm việc. (Có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).

- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn 05 (năm) ngày làm việc.

Bước 4: Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.

Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư khi có Quyết định hỗ trợ của UBND cấp huyện ký.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3, bước 4 và bước 5 không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.

Ghi chú: Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung từ 500 đầu gia súc trở lên đối với trâu, bò; từ 1.000 đầu gia súc trở lên đối với gia súc khác; từ 20.000 đầu gia cầm trở lên; từ 200 con trở lên đối với đà điểu; từ 100.000 con trở lên đối với chim cút.

 

PHỤ LỤC 5

THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ GIẾT MỔ TẬP TRUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40 /2014/QĐ-UBND ngày 04 /12 /2014 của UBND tỉnh Quảng Nam)

1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí/lãi vay để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 6/HT-XDCSGM).

- Phương án (dự án, đề án) sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt theo mẫu 9a/PA.

- Quyết định Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (đối với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc Thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án (đối với đối tượng phải lập, đăng ký cam kết bảo vệ môi trường) (bản sao có chứng thực). Bản cam kết bảo vệ môi trường thực hiện theo mẫu 9b/BCK.

- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (bản sao chứng thực).

- Giấy Chứng nhận điều kiện VSTY (bản sao có chứng thực);

- Bản sao Hợp đồng (khế ước) vay vốn (Hợp đồng vay vốn phải đúng mục đích theo nội dung hỗ trợ) có công chứng;

- Bản sao Biên lai thu tiền trả lãi vay Ngân hàng;

2. Trình tự, cách thức thực hiện:

Bước 1: Chủ đầu tư đăng ký và nhận hồ sơ tại UBND xã nơi thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ đầu tư trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện/thành phố. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.

Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; sơ bộ đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.

Bước 3: Trong thời gian không quá 16 (mười sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện thực hiện các công việc sau:

- Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và  PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.

- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ), thời hạn là 03 (ba) ngày làm việc.

- Thông báo lịch hẹn đến kiểm tra, thẩm định, thời hạn là 02 (hai) ngày làm việc.

- Kiểm tra, thẩm định phương án, điều kiện chăn nuôi tại nơi thực hiện là 01 (một) ngày làm việc. (Có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).

- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn 05 (năm) ngày làm việc.

Bước 4: Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.

Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư khi có Quyết định hỗ trợ của UBND cấp huyện ký.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3, bước 4 và bước 5 không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.

Ghi chú:

- Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có công suất từ 500 con gia súc/ngày đêm trở lên, 5.000 con gia cầm/ngày đêm trở lên.

- Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bao gồm dự án đầu tư có quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 

PHỤ LỤC 6

THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THÚ Y TRỌN GÓI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 04 /12 /2014 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. Đối với nhà cung cấp dịch vụ

1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí phát triển dịch vụ thú y trọn gói (có xác nhận của UBND cấp xã nơi đang chăn nuôi) (mẫu 7/HT-TYTG).

- Phương án (dự án, đề án) sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt theo mẫu 9a/PA.

- Chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y (bản sao có chứng thực).

- Hợp đồng mua bán giữa nhà cung cấp dịch vụ với chủ vật nuôi (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dịch vụ thú y trọn gói).

- Bảng quy đổi từ số lượng đầu gia súc sang đơn vị vật nuôi.

2. Trình tự, cách thức thực hiện:

Bước 1: Chủ đầu tư đăng ký và nhận hồ sơ tại UBND xã nơi thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ đầu tư trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện/thành phố. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.

Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; sơ bộ đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.

Bước 3: Trong thời gian không quá 16 (mười sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện thực hiện các công việc sau:

- Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và  PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.

- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ), thời hạn là 03 (ba) ngày làm việc.

- Thông báo lịch hẹn đến kiểm tra, thẩm định, thời hạn là 02 (hai) ngày làm việc.

- Kiểm tra, thẩm định phương án, điều kiện chăn nuôi tại nơi thực hiện là 01 (một) ngày làm việc. (Có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).

- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn 05 (năm) ngày làm việc.

Bước 4: Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.

Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư khi có Quyết định hỗ trợ của UBND cấp huyện ký.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3, bước 4 và bước 5 không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.

II. Đối với chủ vật nuôi

1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ phí tham gia dịch vụ của chủ vật nuôi (có xác nhận của UBND cấp xã nơi đang chăn nuôi) (mẫu 8/HT-PTGDV).

- Hợp đồng mua bán giữa nhà cung cấp dịch vụ với chủ vật nuôi (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dịch vụ thú y trọn gói).

2. Trình tự, cách thức thực hiện:

Bước 1:

- Chủ vật nuôi đăng ký và nhận hồ sơ tại UBND cấp xã nơi triển khai thực hiện.

- Chủ vật nuôi ký hợp đồng tham gia dịch vụ thú y trọn gói với nhà cung cấp dịch vụ thú y trọn gói.

Sau khi ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ thú y trọn gói, chủ vật nuôi nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí tại UBND cấp xã. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.

Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm:

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.

- Niêm yết công khai danh sách các chủ vật nuôi có tham gia dịch vụ thú y trọn gói tại trụ sở UBND cấp xã trong thời hạn năm (05) ngày làm việc. Sau đó tổng hợp thành danh sách và chuyển hồ sơ về Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế.

Bước 3: Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng NN và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, Phòng NN và  PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.

- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc.

Bước 4: Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.

Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ vật nuôi.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 2, bước 3, bước 4 và bước 5 không quá 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc.

 

 

Mẫu 9b/BCK

(Ban hành kèm theo QĐ số       /2014/QĐ-UBND ngày     /11/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

 (Địa danh nơi thực hiện dự án), ngày ............... tháng ............... năm ..........................

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố .......................
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố ..........

 

Tên tổ chức (cá nhân) chủ dự án ..................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................

Xin gửi đến quý cơ quan Bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

I. Thông tin chung

1.1. Tên dự án đầu tư: Nêu đúng tên gọi của dự án như trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).

1.2. Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án:

1.3. Địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án:

1.4. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án:

1.5. Phương tiện liên lạc với doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail …).

1.6. Địa điểm thực hiện dự án

Mô tả vị trí địa lý (tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử… ), hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đất của dự án và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án.

Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.

1.7. Quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

- Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo ngày, tháng hoặc năm và phương thức cung cấp.

- Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.

II. Các tác động môi trường

2.1. Các loại chất thải phát sinh

2.1.1. Khí thải: …

2.1.2. Nước thải: …

2.1.3. Chất thải rắn: …

2.1.4. Chất thải khác: …

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần.

2.2. Các tác động khác

Nêu tóm tắt các tác động (nếu có) do: sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.

III. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

3.1. Xử lý chất thải

- Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động khác

Mỗi loại tác động phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

IV. Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi trường

4.1. Các công trình xử lý môi trường

- Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án; kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình;

- Các công trình xử lý môi trường phải được làm rõ về chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

V. Cam kết thực hiện

Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động khác nêu trong bản cam kết; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

 

 

CHỦ DỰ ÁN

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

 





Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Ban hành: 15/05/2014 | Cập nhật: 23/05/2014

Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước Ban hành: 06/06/2003 | Cập nhật: 06/12/2012