Quyết định 29/QĐ-UBND năm 2017 Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 29/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Văn Hòa
Ngày ban hành: 16/01/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 16 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHÈO ĐA CHIỀU TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cNghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

Căn cQuyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy Kon Tum về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 87/2016/NQ-HĐNĐ ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum thông qua Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 68/TTr-SLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Lao động-TBXH (B/cáo);
- Thường trực Tỉnh
y (B/cáo);
- Thường trực HĐNĐ tỉnh (B/c
áo);
-
y ban MTTQVN tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch - Các Đ/c PCT UBND tỉnh;
- CVP
- các PVP UBND tỉnh;
- Các
tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh;
- Lưu VT, KGVX2

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn
Văn Hòa

 

ĐỀ ÁN

GIẢM NGHÈO THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 của UBND tỉnh Kon Tum)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài của cả hệ thống chính trị và Nhân dân nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nghèo, tạo cho hộ nghèo có cơ hội bình đẳng tiếp cận các ngun lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thchính trị-xã hội, cùng với sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã có nhng chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, các công trình kết cấu hạ tầng cơ bản được đầu tư xây dựng đồng bộ; mức độ tiếp cận của hộ nghèo với các dịch vụ xã hội được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng c, đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo chuyn biến rõ nét. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh vẫn còn cao(1) so với mức bình quân chung của khu vực Tây Nguyên và cả nước; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao(2). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm còn cao. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn có mt bất cập; đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa một bộ phận người nghèo thường bị tình trạng đói giáp hạt. Đầu tư kết cấu hạ tầng chưa thật hiệu quả. Năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu...

Việc xây dựng Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 (viết tắt là Đán giảm nghèo đa chiều) được đặt trong Chương trình tổng thể phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên từng địa bàn dân cư của từng địa phương và toàn tỉnh nhm thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là giữ vng n định kinh tế vĩ mô, kim soát lạm phát, đi đôi với tốc độ tăng trưng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển tinh thần của người dân; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra mục tiêu xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định và phát triển bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3-4%/năm là thể hiện quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;

- Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp bành Trung ương khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020;

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phvề Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (viết tt là Nghị quyết 30a);

- Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hưng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây viết tt là Nghị quyết s 80/NQ- CP);

- Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

- Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tưng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

- Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 về việc phê duyệt chtrương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thphát triển kinh tế-xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Công văn số 45/CV-VPQGGN ngày 03/3/2016 của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

- Nghị quyết số 08-NQ/ĐH ngày 09/10/2015 của Đại hội đại biểu Đng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XV nhiệm kỳ 2015-2020;

- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 24/8/2016 của Tỉnh Kon Tum về gim nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016-2020;

- Nghquyết số 60/2016/NQ-HĐNĐ ngày 19/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020, có tính đến năm 2025.

- Nghị quyết s 87/2016/NQ-HĐNĐ ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum thông qua Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, luôn có một bộ phận người có thu nhập thấp hơn mức trung bình của dân cư và đó chính là người nghèo, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng đ bo đảm ổn định cuộc sống cho họ và hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, gia các vùng trên địa bàn tỉnh.

Tình trạng khó khăn của hộ nghèo chậm được khắc phục, cải thiện và ở mức cao trong nhiều thập kỷ qua là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, cụ th: điều kiện tự nhiên không thuận lợi; địa hình chia ct, giao thông đi lại khó khăn; khí hậu khắc nghiệt; kinh tế-xã hội chậm phát triển so với các vùng khác; hậu quả chiến tranh để lại còn nặng nề; thiếu nguồn nhân lực, vật lực để giải quyết vấn đề giảm nghèo và an sinh xã hội một cách triệt để.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan như các chính sách đầu tư phát triển đã hướng vào trợ giúp các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) chưa đủ mạnh và đồng bộ, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội còn yếu kém. Các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo còn phân tán, cơ chế thực hiện chưa phù hợp với đặc thù vùng dân tộc thiu số (DTTS), miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đặc điểm văn hóa, tập quán của người DTTS.

Việc thực hiện các chính sách, dự án hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; chưa có giải pháp hỗ trợ tập trung và ưu tiên nguồn lực vào giải quyết vấn đề sinh kế ổn định và bền vững cho người nghèo, nhất là người nghèo ở các xã ĐBKK, các huyện nghèo. Việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, chưa tương xứng với nhu cu n định cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn.

Một bộ phận người nghèo và chính quyền địa phương, cơ sở nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của sự nghiệp giảm nghèo, chưa chủ động, nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt nghèo, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đcủa nhà nước và cộng đồng.

Nguy cơ tái nghèo có thể tăng cao do tác động của biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, dịch bệnh; biến động giá cả, lạm phát tăng cao, suy thoái kinh tế; tác động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường; cơ hội của người nghèo về việc làm ngày càng khó khăn hơn do đi mới khoa học, công nghệ, biến động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều.

Trong bối cnh hiện nay, việc phân bổ nguồn lực hướng vào ưu tiên đầu tư cho tăng trưởng kinh tế bền vững, khuyến khích đầu tư của xã hội vào vùng kinh tế trọng điểm. Nhà nước tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, dịch vụ công quan trọng và ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào các vùng kém phát triển, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tăng đầu tư cho phát triển xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, gắn kết giữa tăng trưng với giảm nghèo bền vững, trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương...đtạo nhiều việc làm và thu nhập, bảo đảm mọi người dân đều được hưởng lợi từ kết quả tăng trưởng của nn kinh tế, phát triển bền vững đbảo đảm công bng xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giảm nghèo hướng tới đảm bảo các nhu cầu xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin; ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và đô thị hóa nông thôn cho một số vùng khó khăn, kinh tế thị trường chưa phát triển, có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng có đông đng bào DTTS sinh sng.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có văn bản(3) hướng dẫn xây dựng Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

Phần II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH

Căn cứ Kết luận số 65-KL/TU ngày 17/4/2012 của Ban Thường vụ Tnh ủy về Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015; Kết luận số 1069-KL/TU ngày 28/3/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình thực hiện đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015; Nghị quyết số 23/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hi đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về thông qua Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015 (viết tắt là Đề án giảm nghèo), UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành như sau:

- Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 14/8/2012 về việc phê duyệt Đề án giảm nghèo.

- Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 09/10/2012 về thành lập Ban chỉ đạo Đề án giảm nghèo tỉnh; Quyết định số 419/QĐ-UBND, ngày 06/05/2014 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Đề án giảm nghèo tỉnh;

- Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 về phê duyệt Khung kế hoạch triển khai Đề án giảm nghèo;

- Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 23/10/2013 ban hành Quy định về quản lý, điều hành nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Ngoài ra, quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo, hằng năm UBND tỉnh đã ban hành nhiều Kế hoạch và văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện(4), Ban chỉ đạo Đề án giảm nghèo tỉnh ban hành Chương trình hoạt động hàng năm và chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án giản nghèo theo quy định.

II. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

Tổng kinh phí: 2.611.031,85 triệu đồng (Hai ngàn, sáu trăm mười một tỷ, không trăm ba mươi mốt triệu, tám mươi lăm ngàn đng). Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 1.171.737,53 triệu đồng.

+ Vốn đầu tư phát triển: 547.053,00 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp: 624.684,53 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 195.757,12 triệu đồng.

+ Vn đầu tư phát triển: 66.718,00 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp: 129.039,12 triệu đồng.

- Vay tín dụng ưu đãi: 1.188.083,30 triệu đồng.

- Huy động: 55.453,90 triệu đồng.

(Chi tiết theo Phlục 1)

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Nhóm chính sách, dự án hỗ trợ gim nghèo chung

1.1. Hỗ trsản xuất, dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập

a) Chính sách tín dụng ưu đãi:

Thực hiện giải ngân cho 57.700 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phục vụ sn xuất với kinh phí thực hiện 951.282 triệu đồng (mức cho vay cao nhất 50 triệu đng/hộ).

- Cho vay hộ nghèo: thực hiện gii ngân cho 40.721 hộ nghèo vay vốn phục vụ sản xuất (mức cho vay cao nhất 50 triệu đồng/hộ).

- Cho vay hộ cận nghèo: thực hiện chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo là 10.515 lượt hộ vay (mức cho vay cao nhất 50 triệu đồng/hộ).

- Cho vay hộ nghèo DTTS đặc biệt khó khăn: thực hiện giải ngân cho 6.464 hộ nghèo DTTS vay với lãi suất 0,1%, (mức cho vay là: 08 triệu đồng/hộ).

Chính sách cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo đã góp phần tích cực đến tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nghèo; hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích cho sản xuất và kinh doanh, tạo công ăn việc làm ổn định, góp phần thoát nghèo bền vững.

b) Dự án nhân rng mô hình giảm nghèo:

Đã triển khai 12 Dự án luân chuyển vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất từ các nguồn vốn hỗ trợ của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo (thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững)Dự án hỗ trợ gim nghèo PRPP quốc gia với tổng kinh phí là 4.600 triệu đồng cho 460 hộ nghèo tham gia(5).

Kết quả có 04 dự án luân chuyển vn hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi bò sinh sản (xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei: 01 dự án; thị xã Sa Bình- huyện Sa Thầy: 02 dự án; thị trấn Đăk Rve- huyện Kon Rẫy: 01 dự án) giúp hơn 100 hộ nghèo tham gia dự án năm đu tiên đã thoát nghèo với thu nhập tăng thêm từ 5-7 triệu đồng/hộ/năm. Xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei đã được UBND huyện bàn giao dự án và tiến hành thành lập Quỹ Giúp sức người nghèo” để luân chuyển hỗ trợ vốn hộ nghèo phát triển sản xuất do cộng đồng tự quản có sự giám sát, hướng dẫn của Ban giảm nghèo xã và chính quyền địa phương(6).

c) Dự án dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo:

Đã thực hiện dạy nghề cho 8.217 lao động nghèo (trong đó: dạy nghề nông nghiệp là 7.303 người; dạy nghề phi nông nghiệp là 914 người) với kinh phí thực hiện là 15.613 triệu đồng; tuyn sinh và tổ chức đào tạo nghề May dân dụng cho 20 lao động khuyết tật, trong đó tốt nghiệp 17 người (16 nữ, 01 nam)(7).

Lao động nghèo tham gia học nghề đã có những kiến thức, kỹ năng cơ bản về sản xuất nông nghiệp, bước đầu đã áp dụng có hiệu qu vào nâng cao năng suất cây, con của hộ gia đình và mạnh dạn áp dụng giống mới, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

d) Chính sách xuất khẩu lao động:

Thực hiện đưa 340 lao động (trong đó có 186 lao động nghèo) sang lao động tại các quốc gia: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bn, Lào vi kinh phí vay vốn là 4.900 triệu đồng.

1.2. Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo

a) Chính sách miễn, giảm học phí, h tr chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trẻ em 5 tuổi, htrợ học bổng cho đi tượng học sinh con hộ nghèo:

Thực hiện các chính sách hỗ trợ là 416.890 triệu đồng với 593.765 lượt học sinh, sinh viên con hộ nghèo được hỗ trợ, cụ thể như sau:

- Miễn, giảm học phí: 166.357 lượt học sinh với kinh phí 66.718 triệu đồng.

- Hỗ trợ chi phí học tập: 294.383 lượt học sinh với kinh phí 161.638 triệu đồng.

- Htrợ tiền ăn trẻ em mầm non: 104.460 lượt học sinh với kinh phí 68.368 triệu đồng.

- Cấp học bổng cho 1.899 lượt học sinh với kinh phí 1.426 triệu đồng.

Ngoài ra, thực hiện Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng chính phủ, trong giai đoạn 2013-2015 toàn tỉnh đã hỗ trợ cho 54.371 học sinh ở khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh với 3.755,8 tấn gạo với tổng kinh phí là 118.740 triệu đồng.

b) Chính sách hỗ trợ vay vn cho học sinh, sinh viên:

Đã giải quyết cho 6.230 lượt học sinh, sinh viên vay vốn với tổng kinh phí thực hiện là: 93.896 triệu đồng (mức cho vay ti đa là: 11 triệu đồng/học sinh/năm).

Chính sách cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên đã tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên là con em gia đình nghèo, cận nghèo hoặc gia đình gặp khó khăn về tài chính tiếp tục theo học đại học, cao đng, trung cấp và học nghề, hạn chế tình trạng bhọc do gia đình khó khăn về kinh tế, tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

1.3. Chính sách hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng

a) Chính sách cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo:

Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người nghèo, cận nghèo, tương ứng với 505.632 lượt người nghèo, cận nghèo vi tng kinh phí hỗ trợ 252.503 triệu đồng. Trong đó: có 483.545 lượt người nghèo (kinh phí hỗ trợ 240.673 triệu đồng) và 22.087 lượt người thuộc hộ cận nghèo (kinh phí 11.830 triệu đồng).

Tổng số lượt người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người đồng bào DTTS được khám, chữa bệnh miễn phí 1.387.823 lượt người; tổng chi phí khám, chữa bệnh 215.705 triệu đồng.

Tổng số lượt người thuộc hộ gia đình nghèo, người đồng bào DTTS sinh sng ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh (gồm tiền ăn, tiền đi lại, vận chuyển cấp cứu người bệnh, đưa người bệnh tử vong về nhà): 167.278 lượt người; chi phí hỗ trợ: 15.644 triệu đng.

b) Chính sách hỗ trợ cho người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo:

- Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh là cơ quan thường trực, đã thực hiện hỗ trợ 75 bệnh nhân nghèo mắc bệnh nặng, hiểm nghèo với kinh phí thực hiện 84,5 triệu đồng.

- Bộ chhuy Biên phòng tỉnh đã tchức khám chữa bệnh lưu động ở 10 xã biên giới (bình quân tchức 01 lần/năm/xã) với kinh phí 2.000 triệu đồng.

c) Chính sách htrợ cải thiện tình trng dinh dưỡng cho trẻ em con hộ nghèo:

Triển khai cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ có con dưới 02 tui được thực hành dinh dưỡng qua các năm là 87.610 người.

Tổ chức các lớp tập huấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho 100% số xã trên địa bàn tỉnh; tập huấn về Chăm sóc lồng ghép trbệnh IMCI” cho khoảng 80% số xã của tỉnh. Triển khai thành công thí điểm mô hình Quản lý lồng ghép và điu trị trẻ em suy dinh dưỡng nặng - (IMAM)” tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm y tế các huyện: Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Đăk Glei; tỷ lệ trẻ em được điều trị thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng nặng khoảng là 91% (có 911 trẻ được thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng trong số 999 trẻ được điều trị).

1.4. Chính sách hỗ tr nhà cho hộ nghèo ở khu vực nông thôn

Kết quthực hiện hỗ trợ xây nhà ở cho 9.860 hộ nghèo với tổng kinh phí 187.161 triệu đồng, trong đó:

- Ban Vận động Qu“Vì người nghèo” do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh là cơ quan thường trực hỗ trợ xây dựng mi nhà ở cho 1.772 hộ nghèo, kinh phí thực hiện là 45.679 triệu đồng. Mức hỗ trợ thấp nhất 20 triệu đồng/hộ và cao nhất là 30 triệu đồng/hộ.

- Tập đoàn Vin Group hỗ trợ xây nhà ở cho 69 hộ nghèo ở huyện Đăk Tô với kinh phí hỗ trợ là 3.450 triệu đồng. Mức hỗ trợ 50 triệu đng/hộ.

- Htrợ làm nhà ở cho người nghèo theo Quyết định số 167/QĐ-TTg cho 8.019 hộ nghèo với tổng kinh phí là 138.032 triệu đồng (trong đó ngân sách TW htrợ: 67.359,6 triệu đồng; vay Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: 70.672,4 triệu đồng).

Ngoài ra, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã vận động trong lực lượng hỗ trợ xây nhà ở cho 61 hộ gia đình là bộ đội xuất ngũ có khó khăn về kinh tế, với kinh phí là: 134,2 triệu đồng, 56 nhà mái ấm cho người nghèo biên giới trị giá 2.210 triệu đồng.

1.5. Chính sách hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin

- Thực hiện ở 2 huyện nghèo là Tu Mơ Rông và Kon Plông với các hoạt động như cp 2.470 cuốn sách các loại cho thư viện huyện, hỗ trợ 03 bộ trang thiết bị âm thanh, ánh sáng cho Đội tuyên truyền lưu động huyện, hỗ trợ 01 bộ trang thiết bị âm thanh cho Nhà văn hóa- khu thể thao thôn vi tng kinh phí 487 triệu đồng.

- Đã thực hiện biên tập thu thanh 100 đĩa CD cấp cho các huyện, thành phố; tổ chức 60 buổi tuyên truyền bằng xe loa lưu động; in sang, cấp phát 200 đĩa VCD cho đội chiếu bóng lưu động các huyện, thành phố các phim truyện và phim tài liệu. Phối hợp với cơ quan Văn hóa-Thông tin các huyện, thành phhướng dẫn các đội chiếu bóng lưu động xây dựng kế hoạch tổ chức chiếu phim phục vụ tại các cụm xã, thị trấn, vùng sâu, vùng xa. Vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhân dịp kniệm 100 năm thành lập tỉnh Kon Tum và mừng Đảng, mừng xuân.

2. Nhóm các dự án, chính sách hỗ trgiảm nghèo đặc thù

2.1. Các dự án, chính sách của Trung ương

a) Dự án hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng huyện nghèo:

Trong 5 năm đã tập trung 131 công trình với tng kinh phí là 297.783 triệu đồng (huyện Kon Plông: đã tập trung đầu tư 32 công trình về giao thông và thủy lợi, nhằm phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh; huyện Tu Mơ Rông: Đã đầu tư 99 công trình).

Các công trình đầu tư xây dựng đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng cơ bản đều phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng và phục vụ lợi ích thiết thc cho người dân vùng hưng lợi, cơ bản giải quyết đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, đường giao thông đến trung tâm xã.

b) Dự án hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn:

Đã triển khai thực hiện đầu tư cho 852 công trình các loại, trong đó đầu tư xây dựng 352 công trình giao thông, thủy lợi 38 công trình, trường học 76 công trình, nước sinh hoạt 96 công trình, điện sinh hoạt 20 công trình, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng 45 công trình, 02 công trình chợ và 09 công trình khác (tường rào, sàn bê tông,..); duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư 214 với tổng kinh phí thực hiện 286.320 triệu đồng.

2.2. Các dự án, chính sách của tỉnh

a) Dự án hỗ trợ đầu tư kết cu hạ tầng và chính sách phát triển sản xuất ở 20 xã trọng điểm ĐBKK(8):

Các huyện đã tập trung đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn trên địa bàn, với 43 công trình (18 công trình chuyển tiếp, 25 công trình xây dựng mới) với kinh phí 121 triệu đồng. Cụ th:

- Đầu tư 08 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện với tổng kinh phí là 115.800 triệu đồng, mức hỗ trợ mỗi xã: 3.500 triệu đồng;

- Hỗ trợ đầu tư thêm các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei (xã Mường Hoong, xã Ngọc Linh) với tổng kinh phí là 5.200 triệu đồng, mức hỗ trợ mỗi xã: 1.300 triệu đồng.

b) Chính sách cấp bù lãi suất 0,3%/tháng cho hộ nghèo DTTS ở 20 xã trọng đim ĐBKK:

Thực hiện cấp bù lãi suất 0,3%/tháng cho 12.100 hộ nghèo DTTS trên địa bàn 20 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí hỗ trợ cấp bù lãi suất là 2.959 triệu đồng, mức vốn vay tối đa 10 triệu đồng/hộ.

c) Chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu đin:

- Đã thực hiện hỗ trợ cây giống cho 2.953 hộ thực hiện trồng mới 2.002,6 ha cao su trên địa bàn các xã thuộc các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Kon Ry, Sa Thầy và thành phố Kon Tum với kinh phí: 2.564 triệu đồng.

- Công tác cấp phát hỗ trợ cây giống cao su cho các hộ tham gia Đề án đã được tổ chức thực hiện đm bảo thời vụ và kế hoạch đề ra; quá trình cấp phát cây ging được cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư, Ban chỉ đạo cấp xã, hộ nông dân tham gia Đán kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng nguồn giống đảm bo các tiêu chuẩn chất lượng, chủng loại theo quy định.

Theo kết quả kim tra, đánh giá về tình hình sinh trưng vườn cây cao su sau 03 năm hỗ trợ trồng mới và chăm sóc như sau:

- Đối với vườn hỗ trợ cây trồng mới năm 2012-2013, tỷ lệ sống trên 95%, cây sinh trưởng đạt 4-5 tầng lá ổn định, cây cao từ 01-1,5m.

- Đối với vườn hỗ trợ cây trồng mới năm 2014, tỷ lệ cây sống trên 95%. Nhìn chung cây cao su đã phát trin một đến hai tầng lá, có nơi đạt 3 tầng lá ổn định.

d) Chính sách động viên, khuyến khích hộ thoát nghèo bền vững:

Tổ chức khen thưng cho 617 hộ gia đình thoát nghèo bền vững tiêu biểu với tng kinh phí khen thưởng là 2.516 triệu đồng, gồm:

- Huyện Tu Mơ Rông đã xuất 2.385 triệu đng từ ngân sách huyện để hỗ trợ cho 477 hộ thoát nghèo phát triển sản xuất hộ (mi hộ 5 triệu đng).

- Toàn tỉnh đã tổ chức biểu dương, khen thưng cho 140 hộ thoát nghèo tiêu biểu với kinh phí thực hiện là: 131 triệu đồng (trong đó: Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 47 hộ: Chủ tịch UBND các huyện, thành phtặng bằng khen cho 93 hộ).

3. Nhóm các dự án, hoạt động nâng cao năng lc giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá

3.1. Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo:

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 8.025 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn; tổ chức đối thoại chính sách với 659 người nghèo tại các thôn, làng của các xã trên địa bàn thuộc các huyện: Kon Plông, Đăk Hà, Kon Ry, Sa Thầy và tham quan các mô hình giảm nghèo hiệu qutại xã Diên Bình- huyện Đăk Tô và huyện Lạc Dương- tỉnh Lâm Đồng.

Tổng kinh phí thực hiện là: 3.210 triệu đồng(9)

3.2. Hoạt động truyền thông:

Tổ chức hoạt động truyền thông với nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lao động và Xã hội); xây dựng cụm pa-nô đtuyên truyền công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện, thành phố.

Tổng kinh phí thực hiện: 1.258 triệu đồng(10).

3.3. Hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện chương trình:

Hàng năm, tổ chức thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tnh do Lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án giảm nghèo tỉnh làm Trưởng đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai chương trình tại 56 xã nghèo đặc biệt khó khăn, 120 thôn, làng trên địa bàn 10 huyện, thành phố với kinh phí thực hiện là: 823 triệu đồng (trong đó kinh phí htrợ cho các huyện, thành phthực hiện kiểm tra giám sát là 221 triệu đồng).

- UBND các huyện, thành phố tổ chc kiểm tra, đánh giá các xã, thôn trên địa bàn theo định kỳ hàng năm, mỗi năm chia thành 2 lần, lần thnhất được tổ chức kim tra, giám sát vào giữa năm và lần thứ hai tổ chức vào cuối năm; mỗi lần kiểm tra thực tế từ 2-3 xã và mỗi xã kiểm tra thực tế từ 3-4 thôn.

(Chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo)

IV. SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỚI MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO

1. Về kinh phí

Kinh phí thực hiện Đề án giảm nghèo là 2.094.250,00 triệu đồng (giai đoạn 2012-2015), đạt 100,17% so với kế hoạch Đề án giảm nghèo đề ra, trong đó:

- Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung: 1.543.316,14 triệu đồng, đạt 125,72%.

- Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù: 546.414,46 triệu đồng, đạt 63,55%.

- Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát: 4.519,40 triệu đồng, đạt 141,36%.

Như vậy, nhóm các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù không đạt kế hoạch Đề án giảm nghèo đề ra, cụ thể:

- Nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương đầu kết cấu hạ tầng tại 02 huyện nghèo đạt 84,08%.

- Nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh đạt 26,6%, trong đó:

+ Nguồn vốn thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển Cao su tiểu điền dành cho hộ nghèo chđạt 1,01%.

+ Nguồn vốn cấp bù lãi suất 0,3%/tháng cho hộ nghèo DTTS ở 20 xã trọng điểm ĐBKK chỉ đạt 26,27%.

+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo ở xã trọng điểm ĐBKK đặc biệt khó khăn không b trí (0%)

Bên cạnh đó, một shoạt động có kết quả huy động thấp như: Nhân rộng mô hình giảm nghèo (30%); Vay vốn xuất khẩu lao động (19,6%); Hỗ trợ người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo (1,41%); Hỗ trợ tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em con hộ nghèo (24,9%); Đề án hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền (1%).

(Chi tiết phụ lục 3 kèm theo)

2. Về kết quả giảm hộ nghèo giai đoạn 2011-2015

Tính đến ngày 31/12/2015, toàn tỉnh còn 12.365 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,26% so với số hộ toàn tỉnh. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,62%/năm (từ 33,36 vào cuối năm 2010 xuống còn 10,26% vào cuối năm 2015), đạt 115,5% so với ch tiêu Đề án giảm nghèo. Trong 5 năm, tng số hộ thoát nghèo là 28.563 hộ

(Chi tiết phụ lục 4 kèm theo).

3. Đánh giá kết quả đạt được so với các mục tiêu, chtiêu của Đề án giảm nghèo

3.1. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4-5%/năm, trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 3,6-4,5%/năm. Các thôn ĐBKK, xã nghèo, huyện nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo 10%/năm và có 50% thôn ĐBKK vượt qua tình trạng khó khăn hiện tại; 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015:

Tính đến ngày 31/12/2015, toàn tỉnh còn 12.365 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,26%, trong đó hộ nghèo DTTS còn 11.485 hộ, chiếm tỷ lệ 9.52%. Kết qugiảm tỷ lệ hộ nghèo so với chtiêu Đề án giảm nghèo như sau:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung t4-5%/năm: đạt 115,5%.

- Gim tỷ lệ hộ nghèo DTTS từ 3,6- 4,5%/năm: đạt 114,16%.

- Các thôn ĐBKK, xã nghèo (có 61 xã), huyện nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo 10%/năm:

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở xã ĐBKK 10%/năm: đạt 111, 54%.

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo 02 huyện nghèo trên 10%/năm: đạt 104,1 - 107,7%.

- 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo vào cuối năm 2015: đạt 150%.

3.2. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng ít nhất là 1,75 lần so với thu nhập bình quân đu người của hộ nghèo đu năm 2011:

Kết qu, thu nhập bình quân của hộ nghèo năm 2015 là 625.625 đồng/người/tháng, đạt 105,61% so với chỉ tiêu Đề án giảm nghèo(11). Như vậy, kết quả thu nhập bình quân đầu người/tháng đã hoàn thành mục tiêu đề ra.

3.3. Giải quyết cho 100% hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn được vay vốn để sản xuất, kinh doanh(12) đạt 100% so với chỉ tiêu Đề án giảm nghèo.

3.4. Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho 8.217 lao động nghèo, trong đó dạy nghề phi nông nghiệp 914 người, chiếm tỷ lệ 11,12%.

3.5. Các thôn đặc biệt khó khăn, các xã nghèo, huyện nghèo cơ bản có đủ kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất và dân sinh(13): đạt 119,61% so với chỉ tiêu Đề án giảm nghèo (năm 2014 có 56 xã ĐBKK, tăng thêm 05 xã vào cuối năm 2015).

(Chi tiết phụ lục 5 kèm theo)

Tóm lại, đến cuối năm 2015, các chỉ tiêu của Đề án giảm nghèo cơ bản đạt và vượt so với kế hoạch, chcòn chỉ tiêu dạy nghề, tạo việc làm là chưa đạt kế hoạch đề ra.

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Về ưu điểm

- Được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí của Chính phủ, sự hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, việc triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, bước đầu có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, góp phần giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

- Ban chỉ đạo Đề án giảm nghèo tỉnh có quy chế hoạt động và T chuyên viên giúp việc, theo đó các thành viên Ban chỉ đạo Đề án giảm nghèo tỉnh là Lãnh đạo của các sở, ban, ngành được phân công trách nhiệm cụ th, mỗi thành viên phụ trách một địa bàn huyện, thành phố và là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm triển khai, lồng ghép thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn; đồng thời, hàng năm phối hợp kịp thời với Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tham gia giám sát kết quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo và công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cơ sở.

- Hình thức hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất bằng các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hình thức luân chuyn vốn đạt hiệu quả cao, số hộ nghèo tham gia dự án có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước được bảo toàn, nhiều người nghèo được hưởng lợi từ nguồn vốn htrợ của Nhà nước, bảo đảm tính tiến bộ, công bằng trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người nghèo. Các huyện nghèo thực hiện cấp phát giống, phân bón theo tiêu chí hỗ trợ được quy định tại Công văn số 475/UBND-VX ngày 18/3/2013 của UBND tỉnh.

- Các huyện nghèo, xã nghèo được hỗ trợ ổn định, cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kin giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo cao hơn gấp đôi so với mức giảm hộ nghèo bình quân chung của tỉnh. Nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, giải pháp cụ thể, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm cao(14).

- Xây dựng được nhiều điển hình tập thể huyện, xã, thôn, hộ gia đình có thành tích giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2015, được các cấp biểu dương khen thưởng. Tiêu biểu có 17 hộ gia đình, 06 xã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, 01 xã được Bộ trưng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen và 01 phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện được Thtướng Chính phủ tặng Bằng khen.

- Kết quả giảm nghèo đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế-xã hội của tỉnh, cụ th: cơ cấu sản xuất đã có sự chuyn dịch theo hướng phi nông nghiệp và sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, đầu ra của sản phẩm được đảm bảo; thu nhập bình quân đầu người được cải thiện; hầu hết lao động trong độ tuổi được đào tạo, tập huấn, huấn luyện và giải quyết việc làm; các công trình hạ tầng cơ sở cơ bản đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, (hơn 90% sxã, 70% số thôn, bản thuộc các huyện nghèo đã có đường ô tô đến trung tâm xã và đường trục đi lại được bn mùa; 100% s trung tâm xã và trên 90% số thôn, bản đã có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; các công trình thủy lợi đã đáp ứng trên 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm); mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, thông tin, truyền thông... được nâng lên. Hệ thống chính quyền cơ sở được củng cố, tăng cường; an ninh, quốc phòng đảm bảo.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Tồn tại, hạn chế

- Một sđịa phương chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể hàng năm để triển khai thực hiện; công tác tổng kết và báo cáo đnh kỳ, đột xuất các chính sách, dự án tham gia chương trình giảm nghèo chưa được các sở, ngành, địa phương quan tâm thực hiện theo thời gian quy định; thiếu đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện. Việc đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn ở cơ sở chưa kịp thời, chưa đầy đủ;

- Một số địa phương chưa có biện pháp chỉ đạo, lồng ghép thực hiện các chính sách, dự án, chương trình giảm nghèo trên địa bàn; chưa phối hợp đánh giá tác động của chính sách, dự án đi với kết quả thoát nghèo để phát huy, tiếp tục tăng cường thực hiện các chính sách, dự án đạt hiệu quả cao hoặc đề xuất, bổ sung, sửa đổi chính sách, dự án hiệu quả thấp; các xã chưa thống kê được các chính sách, dự án trên địa bàn triển khai có hiệu quả;

- Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp chưa đánh giá hoạt động hàng năm của từng thành viên Ban chỉ đạo; chưa tổng hợp được nguồn lực đầu tư tại địa phương, công tác theo dõi xác định nguyên nhân gây nghèo còn chung chung, chưa phân loại được nhóm hộ nghèo theo từng nguyên nhân đtham mưu thực hiện giải pháp chính sách giảm nghèo phù hợp; tỷ lệ hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới vẫn còn cao;

- Một số địa phương chưa chỉ đạo triển khai kịp thời chính sách động viên, khuyến khích hộ thoát nghèo bền vững; tại 20 xã trọng điểm ĐBKK, các địa phương chủ yếu tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, chưa quan tâm ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất đnhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả; chưa có giải pháp chỉ đạo nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả trong cộng đồng hộ nghèo(15)

- Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao (trong 5 năm có 6.622 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo, chiếm 23,2% so với hộ thoát nghèo), nhất là hộ DTTS (5.141 hộ, chiếm 77,63% so với tổng số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo của tỉnh và chiếm 20,9% so với hộ thoát nghèo DTTS);

- Công tác dạy nghề lao động nông thôn nói chung và dạy nghề cho người nghèo nói riêng còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu đề ra(16); chưa đánh giá được số lượng người nghèo học nghề cũng như việc làm sau học nghề; công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ chưa được quan tâm đúng mức.

2.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Một số cơ quan thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh chưa phát huy hết tinh thn trách nhiệm, còn nặng tư tưởng giảm nghèo là nhiệm vụ của ngành Lao động- Thương binh và Xã hội; UBND các cấp chưa có chỉ đạo quyết liệt, chưa có biện pháp chấn chnh nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo.

- Thực trạng cán bộ giảm nghèo từ cấp tỉnh đến cơ s còn thiếu, chưa được đào tạo theo đúng chuyên ngành. Bên cạnh đó, vì phi kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nên chưa có thời gian dành đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất trong qun lý nhà nước về giảm nghèo. Đội ngũ cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo cấp xã năng lực còn hạn chế, lại thường xuyên thay đổi; cơ cấu bố trí cán bộ của Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã chưa đủ mạnh: nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

- Biện pháp giảm nghèo còn lúng túng; chưa định hướng được phương án sản xuất, kinh doanh nhằm n đnh sinh kế thoát nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo còn manh mún, nhlẻ, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, số hộ thoát nghèo hàng năm thu nhập còn thấp khi gặp phải thiên tai, bão lũ, đau ốm hoạn nạn, sinh thêm con, tách hộ dẫn đến phát sinh hộ nghèo mới hoặc tái nghèo. Bên cạnh đó, hộ nghèo vùng đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống trên địa bàn có điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt, thường xuyên chịu nh hưởng trực tiếp của thiên tai, dịch bệnh, dẫn đến những nỗ lực thoát nghèo bền vững rất khó khăn để thực hiện được.

- Cơ chế chính sách, hướng dẫn của Bộ, ngành ở trung ương chậm và thường xuyên thay đổi; chính quyền địa phương chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở do đó đa số cán bộ thực thi nhiệm vụ giảm nghèo chưa tâm huyết với công việc được giao; chưa chú trọng tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là phát triển cộng đng, truyền thông các gương đin hình phấn đu thoát nghèo tiêu biu, các cách làm hay về giảm nghèo; chưa chú trọng tổ chc đối thoại chính sách giảm nghèo với người dân, cộng đồng, tạo sự đồng thuận của cộng đồng, doanh nghiệp đtăng cường nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo và sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ.

- Các Bộ, ngành Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể cho địa phương về quy trình kim tra, giám sát hoạt động giảm nghèo, vì vậy việc kiểm tra còn mang nặng về hình thức, chưa hiệu quả. Ngân sách phân b cho hoạt động tuyên truyền ở cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng với nhu cầu và nhiệm vụ chung.

Phần III

THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HIỆN NAY

I. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều(17) được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt tại Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 như sau:

1. Hộ nghèo: 31.496 hộ, chiếm tỷ lệ 26,11%, trong đó hộ nghèo DTTS là: 29.187 hộ (Chi tiết từng huyện, thành phố tại phụ lục 6, 6a đính kèm).

2. Hộ cận nghèo: 7.671 hộ, chiếm tỷ lệ 6.36% , trong đó hộ cận nghèo DTTS là 6.665 hộ (kết quả cụ thể theo phụ lục 7, 7a đính kèm).

3. Mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

3.1. Về Y tế:

- Tiếp cận các dịch vụ y tế: 3.074 hộ, chiếm tỷ lệ 9,69%

- Bảo hiểm y tế: 3.728 hộ, chiếm tỷ lệ 11.72%.

3.2. Về giáo dục:

- Trình độ giáo dục người lớn: 11.105 hộ, chiếm tỷ lệ 34,91%

- Tình trạng đi học của trem: 3.726 hộ. chiếm tỷ lệ 11,71%.

3.3. Về nhà ở:

- Chất lượng nhà ở: 12.490 hộ, chiếm tỷ lệ 39,27%

- Diện tích nhà ở: 14.496 hộ, chiếm tỷ lệ 45,57%.

3.4. Về nước sạch và vệ sinh:

- Nguồn nước sinh hoạt: 8.441 hộ, chiếm tỷ lệ 26,54%

- Hxí/nhà tiêu hợp vệ sinh: 22.893 hộ, chiếm tỷ l 71,97%.

3.5. Về tiếp cận thông tin:

- Sử dụng dịch vụ viễn thông: 13.238 hộ, chiếm tỷ lệ 41,62%

- Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin: 11.063 hộ, chiếm tỷ lệ 34,78%.

(Chi tiết theo phụ lục 8, 8a đính kèm).

II. THỰC TRẠNG NGHÈO VỀ THU NHẬP VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA TỈNH HIỆN NAY

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đầu năm 2016 có 26,11%, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 40% (các huyện: Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Ry), cá biệt còn trên 50-70% (các huyện: Kon Plông, Ia Hdrai, Tu Mơ Rông); Tỷ lệ hộ nghèo DTTS chiếm trên 90% tổng số hộ nghèo. Thu nhập bình quân của hộ thoát nghèo chbằng 24,19% mức thu nhập bình quân chung của tỉnh(18), chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực các huyện nghèo; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao.

Hiện nay, toàn tỉnh có tất cả 05 huyện nghèo, bao gồm 02 huyện nghèo được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a và 03 huyện nghèo được hỗ trợ áp dụng một số cơ chế, chính sách đầu tư theo quy định tại Nghị quyết 30a(19). Ngoài ra còn có huyện Ia Hdrai là huyện mới thành lập được tách từ huyện Sa Thầy (là mội trong ba huyện khó khăn được htrợ áp dụng một scơ chế, chính sách đầu tư theo quy định tại Nghị quyết 30a) nhưng chưa được Trung ương hỗ trợ theo chính sách đặc thù.

Thực trạng xã nghèo vùng dân tộc và miền núi của tỉnh: Theo kết quả phân loại các xã, thôn dựa trên trình độ phát triển, toàn tỉnh có 61 xã và 50 thôn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất (chiếm 59,8% sxã, phường, thị trấn của tỉnh).

Hệ thống cơ sở hạ tầng cả ở xã và thôn còn thiếu và yếu; các trục đường giao thông xã, thôn chưa được cứng hóa, mạng lưới giao thông từ trung tâm xã đến các thôn trên địa bàn xã, ô tô chưa đi được 2 mùa trong năm; còn 9,69% số người bệnh nghèo chưa tiếp cận được các dịch vụ y tế; 11,71% trẻ em thuộc hộ nghèo chưa được đi học; 39,27% số hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; 26,54% số hộ nghèo thiếu nước sinh hoạt. Nhiều thôn có trên 50% số hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh và nhiều thôn chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng phục vụ các hoạt động chung.

Điều kiện về phát triển sản xuất, tạo việc làm hết sức khó khăn, thiếu đất sản xuất để hỗ trợ cho hộ nghèo DTTS; hoạt động đưa người lao động đi lao động ngoài nước chưa thu hút được người lao động; hệ thống thủy lợi đáp ứng được 80% nhu cầu tưới tiêu, không có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm thôn; số người làm các nghề phi nông nghiệp, buôn bán nhỏ chchiếm dưới 10%; đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn tình trạng thiếu gương mẫu, trách nhiệm của một số cán bộ, công chức, viên chức k ccán bộ lãnh đạo, quản lý.

Cơ sở vật cht của hệ thống thông tin cơ sở chưa đồng bộ, nhất là ở cấp huyện, cấp xã, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới bị xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, có nơi không thể hoạt động được nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp kịp thời. khu vực đô thị, trong điều kiện các phương tiện thông tin đại chúng phát triển nhanh đã có nhng nh hưởng hạn chế vai trò của hệ thống thông tin cơ sở. Nguồn lực cho hoạt động thông tin cơ sở còn rất hạn chế, tùy thuộc vào khả năng và sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, cơ sở. Đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin từ tỉnh đến cơ sở còn yếu và thiếu cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn năng lực quản lý. Chế độ chính sách cho đội ngũ làm công tác thông tin cơ sở cấp huyện, cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Các nội dung thông tin về cơ sở còn sơ sài, nghèo nàn. Chưa có quy định chặt chẽ, hợp lý về hệ thống nội dung chương trình, thời điểm, thời lượng, âm lượng truyền thanh phù hợp. Nhiều nơi chchú trọng hoạt động ở những kỳ, cuộc trọng điểm, mang tính phong trào mà chưa thường xuyên, đều đặn, chưa thể hiện vai trò chủ động thông tin trên mặt trận thông tin cơ sở. Phương thức thông tin tuyên truyền không được thường xuyên đi mới, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại phù hợp với trình độ dân trí phát triển và tập quán tiếp nhận thông tin ngày càng phong phú của quần chúng nhân dân. Các dịch vụ thông tin đến với người dân còn nhiều khó khăn. Do khó khăn về ngân sách, nên nhiều địa phương chưa có điều kiện đầu tư đúng mức cho lĩnh vực này. Nhà nước cũng chưa có nhiều dự án trọng điểm, tập trung đầu tư cho lĩnh vực thông tin và truyền thông cơ sở.

Phần IV

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. ĐỐI TƯỢNG

1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, chủ hộ nghèo là phụ n;

2. Nhóm hộ hoặc cộng đồng có đa shộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;

3. Huyện nghèo, xã an toàn khu, xã biên giới, xã, thôn đặc biệt khó khăn;

4. Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bn (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).

1.2. Mục tiêu cthể:

- Giải quyết một cách cơ bn về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở các huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thy lợi nhỏ và nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Đề án để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đu tư, góp phn giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân 3-4%/năm (riêng các huyện nghèo gim 6-8%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Cụ thể:

+ Nhóm huyện nghèo theo Nghị quyết 30a: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 6-8%/năm;

+ Nhóm huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 và huyện Ia Hdrai: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân t 5,6-6,6%/năm.

+ Nhóm huyện Đăk Tô, Đăk Hà: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2,6- 3,8%/năm.

+ Nhóm huyện Ngọc Hồi vá thành phố Kon Tum: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1-1,2%/năm.

(Chi tiết từng huyện, thành phxem phụ lục 9 kèm theo).

- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đm đến cuối năm 2020: thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng gấp 2 lần(20) so với cuối năm 2015; cơ bản đáp ứng khả năng tiếp cận của hộ nghèo đối với các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin;

- Thc hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo, chính sách phát triển sn xut, đất sản xuất, chính sách tín dụng ưu đãi để cải thiện điều kiện sống của người nghèo; giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; dạy nghề và hỗ trợ cho lao động thuộc đối tượng đủ điều kiện xut khẩu lao động.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sn xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân:

+ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; từ 60-70% thôn có đường trục giao thông được cứng hóa;

+ 100% xã, phường, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã;

+ 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phthông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phbiến kiến thức cho người dân; 80% số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới;

+ Trên 80% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hp vệ sinh;

+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 90% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây hàng năm có nhu cầu tưới và dân sinh;

- Thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15-20%/năm; bình quân mi năm có hơn 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo; mỗi xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ xây dựng và duy trì 01 mô hình giảm nghèo bền vững;

- Trên 52% lao động qua đào tạo; có 80% người trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phthông và tương đương; 50% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa;

- 100% cán bộ, công chức xã, trưng thôn, làng và cán bộ đoàn thể được tập huấn một số kiến thức cơ bản về kỹ năng qun lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án;

- 100% số xã đặc biệt khó khăn có cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cđộng;

- 90% các hộ dân thuộc địa bàn xã ĐBKK được tiếp cận, cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước thông qua các chương trình phát thanh truyền hình; sách, ấn phẩm truyền thông.

III. PHẠM VI THỰC HIỆN

Đề án gim nghèo đa chiều được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, khuyến khích các huyện, thành phố huy động các nguồn lực hợp pháp thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù áp dụng cho đi tượng nghèo trên địa bàn; ưu tiên nguồn lực của Đề án giảm nghèo đa chiều đầu tư cho người/hộ nghèo, người/hộ cận nghèo, người/hộ mới thoát nghèo trên địa bàn trọng đim sau:

1. Huyện nghèo

- 02 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (gồm các huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông) về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyn nghèo.

- 03 huyện nghèo theo Quyết định s293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tưng Chính phủ (gồm các huyện Kon Ry, Sa Thầy, Đăk Glei) về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo(21)

2. Xã nghèo: 61 xã(22)

- Xã đặc biệt khó khăn;

- Xã biên giới, xã an toàn khu trên địa bàn tỉnh.

3. Thôn đặc biệt khó khăn: 50 thôn(23)

IV. NỘI DUNG

Đề án giảm nghèo đa chiều bao gồm ba hợp phần A, B và C. Cụ thể như sau:

A. Các dự án thành phần và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của từng dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (viết tắt là Chương trình giảm nghèo):

1. Dự án 1: Chương trình thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ(24) (bao gm: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo; Hỗ trợ xuất khẩu lao động)

1.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ shạ tầng các huyện nghèo

a) Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, thực hiện đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP đề ra đến năm 2020, tăng cường năng lực cho người dân và cộng đng đphát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

b) Đối tượng: là các huyện nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, gồm:

- 02 huyện nghèo: Tu Mơ Rông và Kon Plông.

- 03 huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg: Kon Ry, Sa Thầy và Đăk Glei.

c) Nội dung:

- Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông từ huyện đến trụ sở UBND các xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã;

- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, thôn;

- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế;

- Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục;

- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

- Nội dung 6: Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi;

- Nội dung 7: Các loại công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưng lợi.

- Nội dung 8: Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở.

d) Phân công thực hiện:

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quthực hiện theo định kỳ, đột xuất.

đ) Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 566,751 tđồng, trong đó Ngân sách Trung ương: 506,675 tỷ đồng; địa phương: 10,768 tỷ đồng; huy động: 49,307 tỷ đồng. Chia ra:

- Huyện nghèo theo Nghị quyết 30a: 34,770 tđồng/huyện/năm x 2 huyện x 5 năm = 347,7 tỷ đồng.

- Huyện nghèo theo Quyết định 293 hỗ trợ đến năm 2018 (Trung ương htrợ 70% so với huyện nghèo theo Nghị quyết 30a): 24,339 tỷ đồng/huyện/năm x 3 huyện x 3 năm = 219,051 tỷ đồng.

1.2. Tiu dự án 2: Hỗ trphát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên, địa bàn huyện nghèo.

a) Mục tiêu:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn.

- Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ phù hợp điều kiện cụ thể của địa bàn.

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường (thị trường vn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật - công nghệ và thị trường hàng hóa đầu vào, đầu ra...).

b) Đi tượng:

- Người/hộ nghèo; người/hộ cận nghèo; người/hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh; ưu tiên hộ nghèo DTTS, chủ hộ nghèo là phụ nữ.

- Nhóm hộ/cộng đồng có đa số hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo.

- Huyện nghèo; xã an toàn khu, xã biên giới, xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trvề,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

c) Nội dung:

c1) Hoạt động 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gồm: tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y,...; Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;

- Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: phục hóa, tạo ruộng bậc thang;

- Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

- Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

c2) Hoạt động 2; Nhân rộng mô hình giảm nghèo

- Nhân rộng các mô hình gim nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp, mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

- Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhở thôn để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, to việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiu rủi ro thiên tai và thích ứng vi biến đổi khí hậu.

d) Phân công thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện; kim tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ và đột xuất, trong đó:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp tổ chức triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.

- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trực tiếp triển khai hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

đ) Vn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu thực hiện được ngân sách Trung ương hỗ trợ: 102,5 tđồng, trong đó:

- 02 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a: 02 huyện x 5 tỷ đồng/huyện/năm x 5 năm = 50 tỷ đồng;

- 03 huyện nghèo theo Quyết định 293: 03 huyện x 3,5 tđồng/xã/năm x 5 năm = 52,5 tỷ đồng;

1.3 Tiểu dự án 3: Htrợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi làm việc có thi hạn ở nước ngoài

a) Mục tiêu: Tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại các huyện nghèo, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

b) Đối tượng:

Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người DTTS, lao động cư trú dài hạn trên địa bàn các huyện nghèo; ưu tiên đối tượng lao động là thanh niên chưa có việc làm, đặc biệt là thanh niên thuộc hộ DTTS nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

c) Các hoạt động:

- Nội dung 1: Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, cung cấp đồ ng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp đđi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Nội dung 2: Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Nội dung 3: Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động về nước tại cơ sở.

đ) Phân công thực hiện:

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện; kim tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ và đột xuất.

đ) Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 2,15 tỷ đng/năm x 5 năm = 10,750 tđồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 3,25 tỷ đồng;

- Vay Ngân hàng CSXH tỉnh: 7,50 tđồng.

Cthể:

- Hỗ trợ đào tạo và tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (dự kiến 50 người/năm): 0,35 tỷ đồng/năm x 5 năm = 1,75 tỷ triệu đồng.

- Tư vn, nâng cao năng lực cán bộ tư vấn tại cơ sở, tư vấn giới thiệu việc làm sau khi về nước: 300 triệu đồng/năm.

- Vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài(25): 50 người/năm x 30 triệu đồng = 1.500 triệu đồng/năm.

2. Dự án 2: Chương trình 135

2.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn ĐBKK

a) Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã, các thôn ĐBKK;

b) Nội dung hỗ trợ:

- Nội dung 1: Công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;

- Nội dung 2: Công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn;

- Nội dung 3: Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng;

- Nội dung 4: Trạm y tế xã đạt chuẩn;

- Nội dung 5: Công trình trường, lớp học đạt chuẩn;

- Nội dung 6: Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nh;

- Nội dung 7: Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

- Nội dung 8: Các loại công trình hạ tầng quy mô nh khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi.

- Nội dung 9: Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

c) Phân công thực hiện:

Ban n tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất

d) Vốn và nguồn vn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện do Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (bao gồm duy tu bảo dưỡng 6,3% tổng vốn đầu tư công trình) các xã, các thôn ĐBKK trong 5 năm (2016-2020) là 377,365 tỷ đồng. Chia ra bình quân 01 năm đầu tư kể cả duy tu bảo dưỡng:

- Hỗ trợ xã ĐBKK: 61 xã x 1,063 tđồng/xã = 64,843 tỷ đồng.

- Hỗ trợ thôn ĐBKK: 50 thôn x 0,213 tỷ đồng/thôn =10,63 tỷ đồng.

2.2. Tiu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn xã, thôn ĐBKK

a) Mục tiêu:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn.

- Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ phù hợp điều kiện cụ thể của địa bàn.

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường (thị trường vn, lao động; đất đai, khoa học kỹ thuật - công nghệ và thị trường hàng hóa đầu vào, đầu ra...).

b) Đối tượng:

- Người/hộ nghèo; người/hộ cận nghèo; người/hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh; ưu tiên hộ nghèo DTTS, chủ hộ nghèo là phụ nữ.

- Nhóm hộ/cộng đồng có đa số hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã ĐBKK(26)

- Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

c) Nội dung hỗ trợ:

c1) Hoạt động 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất(27).

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm và thủy sản: tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; ging cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuc bảo vệ thực vật, thú y,...; Hỗ trlàm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản,...;

- Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: cải tạo đất sản xuất; tạo ruộng bậc thang;

- Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sn phm;

- Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp vi phong tục, tập quán, nhu cu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

c2) Hoạt động 2: Nhân rộng mô hình giảm nghèo

- Nhân rng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp, mô hình giảm nghèo gn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

- Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhở thôn để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gn với trng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

d) Phân công thực hiện:

SNông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ và đột xuất, trong đó:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp triển khai hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

đ) Vốn và nguồn vn:

- Tổng nhu cầu vn Trung ương hỗ trợ trong 5 năm (2016-2020) là 109 tỷ đồng.

Dự kiến định mức hỗ trợ bình quân 01 năm là 21,8 tỷ đồng, chia ra:

+ Hỗ trợ 61 xã 135: 61 xã x 0,3 tỷ đng/xã = 18,3 tỷ đồng;

+ Htrợ 50 thôn 135: 50 thôn x 0,05 tỷ đồng/thôn = 2,5 tỷ đồng.

- Vay vốn nhân rộng mô hình giảm nghèo (ưu tiên các địa bàn nghèo): 02 mô hình/năm x 0,25 tỷ đồng/mô hình = 0,5 tỷ đồng.

2.3. Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã, thôn ĐBKK

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn ĐBKK.

b) Đối tượng: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã, thôn ĐBKK:

- Đối với cộng đồng: Ban giám sát đầu tư của cộng đồng(28); cán bộ thôn; đại diện cộng đồng; trưởng tổ, nhóm; cán bộ chi hội đoàn thể; cộng tác viên giảm nghèo; các tổ duy tu và bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn; người có uy tín trong cộng đồng và người dân; ưu tiên người DTTS và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.

- Đối với cán bộ cơ s: tập trung nâng cao năng lực cán bộ xã và thôn về tổ chức thực hiện Chương trình, cán bộ khuyến nông/thú y cấp xã và thôn; ưu tiên cán bộ DTTS, cán bộ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.

c) Nội dung hỗ trợ:

- Nội dung 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã, các thôn ĐBKK về quy trình, kỹ năng tổ chức thực hiện Chương trình, các vấn đề liên quan khác trong giảm nghèo.

- Nội dung 2: Nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã, các thôn ĐBKK để đảm bảo tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng với các hoạt động của Chương trình.

d) Phân công thực hiện:

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thc hiện theo định kỳ, đột xuất.

đ) Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trong 5 năm (2016-2020) là 22,05 tỷ đồng.

Dự kiến hỗ trợ bình quân 01 năm là 4,41 tỷ đồng, chia ra:

- Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã ĐBKK: 61 xã x 0,006 tỷ đồng/xã/năm = 3,66 tỷ đồng.

- Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các thôn ĐBKK: 50 thôn x 0,0015 tỷ đồng/thôn/năm = 0,75 tỷ đồng.

3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135:

3.1. Mc tiêu

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;

- Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thtrường.

3.2. Đối tượng

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mi thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo DTTS và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

- Nhóm hộ/cộng đồng có đa số hộ nghèo.

- Tchức và cá nhân có liên quan;

- Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

3.3. Nội dung hỗ tr

- Nội dung 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất.

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Tập huấn, chuyn giao kỹ thuật; giống cây trng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y;

+ Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

+ Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

- Nội dung 2: Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bo qun, chế biến, tiêu thụ sản phm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

+ Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

3.4. Phân công thực hiện

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ và đột xuất, trong đó:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.

- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trực tiếp triển khai hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

3.5. Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ giai đoạn 2016-2020: 2,94 tỷ đồng. Bình quân hỗ trợ 588 triệu đồng/năm.

4. Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

4.1. Mục tiêu:

- Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực đthực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Xây dựng, củng chệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

4.2. Đối tượng: Người dân, cộng đồng dân cư của 86 xã thuộc chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở (ưu tiên các xã ĐBKK, xã biên giới); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

4.3. Nội dung hỗ trợ:

a) Nội dung 1: Truyền thông về giảm nghèo

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Chương trình giảm nghèo (tổ chức sản xuất các sn phẩm truyền thông; thực hiện các chương trình, các đợt truyền thông...); tuyên truyền, giáo dục ý chí tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo.

- Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo;

b) Nội dung 2: Giảm nghèo về thông tin

- Đào tạo kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở;

- Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát hành, phát sóng, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các n phm truyn thông (bao gồm: các chương trình phát thanh, truyn thanh: 39.237 giờ 30 phút; chương trình truyn hình theo chuyên đgiảm nghèo: 13.079 gi 10 phút; sáng tác, biên tập, in và phát hành sách cung cp cho vùng nghèo: 8.600 cuốn sách; n phm truyền thông cho xã nghèo và đối tượng đặc biệt: 129.000 bản in) phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phổ biến các kinh nghiệm sản xuất, các gương đin hình trong sản xuất, hoạt động xã hội, kiến thức về khoa học kỹ thuật và đáp ứng được nhu cu của nhân dân tại các địa bàn 86 xã;

- Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo tại vùng sâu, vùng xa, biên giới;

- Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài tri: 430 chương trình tại 86 điểm cơ sở.

- Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cđộng tại cơ sở:

+ Hỗ trợ trang bị phương tiện tác nghiệp thông tin cổ động cho huyện trang bvà thiết lập các điểm thu, phát sóng hệ thống thiết bị nghe-xem tại các điểm vùng sâu, vùng xa: 13 điểm.

+ Hỗ trợ trang bị phương tiện tác nghiệp thông tin cổ động cho xã: 86 bộ cho 86 xã.

- Xây dựng nội dung chương trình thông tin, tuyên truyền cổ động cho các đội thông tin cơ sở: 2.150 ấn phẩm.

- Hỗ trợ thiết lập cụm thông tin đối ngoại tại cửa khẩu, biên giới.

4.4. Phân công thực hiện:

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ và đột xuất, trong đó:

- Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức triển khai hoạt động giảm nghèo về thông tin.

- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai hoạt động truyền thông về giảm nghèo.

4.5. Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn Trung ương hỗ trợ giai đoạn 2016-2020: 1,2 tỷ đồng/năm x 5 năm = 6 tỷ đng.

5. Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá

5.1. Mc tiêu:

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp;

- Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.

5.2. Đối tượng:

- Đối với hoạt động nâng cao năng lực: Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp (cán bộ thôn, bản, đại diện cộng đồng, trưởng tnhóm, cán bộ chi hội đoàn th, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín), ưu tiên nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;

- Đối với công tác giám sát đánh giá: cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

5.3. Nội dung hỗ trợ

- Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo;

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội tho, hội nghị về giảm nghèo;

- Hướng dẫn khung kết quả của Chương trình, gồm: hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiều; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định k, hàng năm hoặc đột xuất; tổ chức đánh giá giữa k vào năm 2018.

- Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu k, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;

- Tổ chc đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người dân.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.

5.4. Phân công thực hiện:

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

5.5. Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện giai đoạn 2016-2020: 4,055 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 2,055 tỷ đồng, cụ thể:

- Hoạt động nâng cao năng lực giảm nghèo: 0,361 tỷ đồng/năm x 5 năm = 1,805 tỷ đồng.

- Hoạt đng giám sát đánh giá (Địa phương tham gia 2 tỷ đồng): 0,45 tỷ đồng/năm x 5 năm = 2,25 tỷ đồng.

B. Các dự án, chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo

1. Chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sn xuất (dự kiến có 50% hộ nghèo, cn nghèo có nhu cu vay tương ứng 20.000 lượt hộ vay trong 5 năm(29));

a) Mục tiêu: Cung cấp tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn đphát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập.

b) Đi tượng: Người nghèo/hộ nghèo, người/ hộ cận nghèo, người/ hộ mới thoát nghèo.

c) Các hoạt động: Cho vay nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống góp phần giảm nghèo bền vững.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: Bình quân có 4.000 hộ vay/năm.

4.000 hộ/năm x 0,050 tỷ đồng/hộ x 5 năm = 1.350 tỷ đồng.

đ) Phân công thực hiện: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chủ trì, phi hợp các Sở, ban, ngành và các địa phương triển khai.

2. Chính sách hỗ trvề giáo dục

2.1. Chính sách miễn, giảm học phí, chi phí học tập, tiền ăn trưa đi với học sinh

a) Chính sách miễn, giảm học phí; miễn, giảm chi phí học tập(30):

- Mục tiêu:

+ Miễn, giảm học phí cho con hộ nghèo, hộ cận nghèo để tăng khả năng cho con hộ nghèo đi học, chống bỏ học.

+ Hỗ trợ chi phí học tập cho con hộ nghèo để tăng khả năng cho con hộ nghèo đi học, chống bỏ học.

- Đối tượng:

+ Miễn học phí cho các đi tượng: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; Học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc ĐBKK; Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo.

+ Giảm học phí cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo.

+ Hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị khuyết tật có khó khăn về kinh tế, có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo.

- Các hoạt động:

+ Thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên con hộ nghèo, cận nghèo và một số đối tượng đặc biệt.

- Hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông con hộ nghèo.

- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020:

+ Miễn, giảm học phí: Bình quân có 33.270 học sinh/năm x 0,0004 tỷ đồng/học sinh/năm x 5 năm = 66,54 tỷ đồng

+ Hỗ trợ chi phí học tập: Bình quân có 58.880 học sinh/năm x 0,0010 tỷ đồng/học sinh/năm x 5 năm = 294,40 tỷ đồng

b) Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3,4,5 tuổi(31):

- Mc tiêu: Hỗ trợ ăn trưa cho trmẫu giáo 3,4,5 tuổi nhằm tăng tỷ lệ chuyên cần ca trẻ mẫu giáo, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ.

- Đối tượng: Trẻ em mẫu giáo 3,4,5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã, thôn có điều kiện kinh tế- xã hội ĐBKK.

- Các hoạt động: hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3,4,5 tui.

- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: Bình quân có 20.890 tr/năm x 0,0006 tỷ đồng/trẻ/năm x 5 năm = 62,67 tỷ đồng

c) Chính sách hỗ trợ bán trú, hỗ trợ gạo cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK(32):

- Mục tiêu:

+ Hỗ trợ tiền ăn và tiền cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phthông ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội ĐBKK để giảm khó khăn cho học sinh vùng khó khăn, tăng tỷ lệ chuyên cần, giảm tỷ lệ bhọc.

+ Hỗ trợ gạo cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội ĐBKK để giảm khó khăn cho học sinh vùng khó khăn, tăng tỷ lệ chuyên cần, giảm tỷ lệ bỏ học.

- Đối tượng:

+ Hỗ trợ bán trú:

* Học sinh bán trú đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội ĐBKK và các trường tiểu học, trường trung học cơ sở công lập khác ở vùng này do nhà ở xã trường, địa hình cách tr, giao thông đi lại khó khăn, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày;

* Học sinh là người DTTS đang học cấp trung học phổ thông tại trường trung học phthông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông) thuộc loại hình công lập; Bản thân, bố, mẹ, hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK; do ở xa nhà trường hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, nên không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày, phải ở lại trường hoặc khu vực gần trường đhọc tập. Trường hợp học sinh là dân tộc Kinh thì ngoài các điều kiện quy định đối với học sinh là người DTTS còn phải thuộc hộ nghèo.

+ Hỗ trợ gạo:

* Học sinh tiểu học và trung học cơ sở đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú; học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập ở khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK.

* Học sinh là người DTTS có bố, mẹ, hoặc người giám hộ có hộ khẩu thưng trú tại xã, thôn có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, không hưởng chế độ nội trú, có nhà ở xa trưng hoặc địa hình cách trở thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày đang học tại các trường trung học phổ thông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông) thuộc loại hình công lập.

- Các hoạt động:

+ Hỗ trợ tiền ăn và tiền cho học sinh bán trú.

+ Hỗ trợ tiền ăn và tiền ở cho học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK.

+ Hỗ trợ gạo trong thời gian học tập (9 tháng/năm).

- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020:

+ Hỗ trợ bán trú:

* Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở: Bình quân có 10.000 học sinh/năm x 0,0052 tỷ đồng/học sinh/năm x 5 năm = 260 tỷ đồng.

* Đối với học sinh trung học ph thông: Bình quân có 1.000 học sinh/năm x 0,0052 tỷ đồng/HS/năm x 5 năm = 26 tỷ đồng.

+ Hỗ trợ gạo:

Hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/HS. Thời gian hỗ trợ không quá 9 tháng/năm/HS. Dự kiến quy tiền tương ứng 200.000 đồng/học sinh/năm. Bình quân có 8.890 học sinh/năm x 0,0002 tỷ đồng/học sinh/năm x 5 năm = 8,89 tỷ đồng

d) Phân công thực hiện: Sở Giáo dục-Đào tạo chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành và các địa phương triển khai.

2.2. Chính sách cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (thi gian vay 4 năm/HS,SV)

a) Mục tiêu: Cung cấp tín dụng để trang trải một phần chi phí hc tập cho học sinh, sinh viên.

b) Đối tượng: Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề.

c) Các hoạt động: Cho vay nhằm phục vụ học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: Bình quân có 1.500 HS, SV vay/năm x 0,0125 đồng/HS, SV/năm x 5 năm = 75 tỷ đồng.

đ) Phân công thực hiện: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tnh chủ trì, phối hợp các S, ban, ngành và các địa phương triển khai.

2.3. Chương trình học bng “Vì em hiếu họcở 61 xã thuộc Chương trình 135

a) Mục đích: Hỗ trợ cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn những điều kiện tốt hơn trong quá trình học tập, rèn luyện đvươn lên trong học tập, cuộc sống và lập nghiệp trong tương lai.

b) Đối tượng: Học sinh tiêu biểu thuộc cấp tiểu học, trung học cơ sở có ý chí vươn lên trong cuộc sống và học tập thuộc gia đình có hoàn cảnh ĐBKK (thuộc chun hộ nghèo, cận nghèo theo quy định tng thời kỳ của Chính phủ), ở địa bàn xã ĐBKK, xã biên gii, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135.

c) Các hoạt động: Hàng năm, mỗi xã trong điện thụ hưng Chương trình được hỗ trợ 10 suất học bng do Tập đoàn Viettel tài trợ. Mỗi suất học bổng trị giá 10 triệu đồng.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2019: 10 suất/xã x 61 xã ĐBKK x 0,001 tỷ đồng/xã/năm x 4 năm = 2,44 tỷ đồng.

đ) Phân công thực hiện: Hội Khuyến học tỉnh chủ trì, phối hợp Tập đoàn Viettel và các địa phương triển khai.

3. Chính sách hỗ trvề y tế

3.1. Chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

a) Mục tiêu: Tạo điều kiện cho người nghèo, người cận nghèo được miễn, giảm viện phí khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước

b) Đối tượng: Là người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo các chính sách khác.

c) Các hoạt động:

- Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo.

- Thực hiện khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước theo quy định.

d) Kinh phí thực hiện:

- Cấp thẻ BHYT cho 100% người thuộc hộ nghèo: 71,887 tỷ đồng/năm x 2,5 năm = 179,718 tỷ đồng (có tính đến hộ thoát nghèo hàng năm từ 3-4%).

- Cấp thẻ BHYT cho 100% người thuộc hộ cận nghèo đủ điều kiện: 15,383 tỷ đồng/năm x 5 năm = 76,914 tỷ đồng.

- Cấp thẻ BHYT cho 100% người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% mức đóng: 2,40 tỷ đồng/năm x 5 năm = 12,00 tỷ đồng.

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 268,632 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Trung ương; 265,032 tỷ đồng; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; 3,6 tỷ đồng.

đ) Phân công thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương triển khai.

3.2. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh

a) Mục tiêu: Hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên.

b) Đối tượng:

- Người thuộc hộ nghèo.

- Đồng bào DTTS đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn.

- Người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập.

- Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh him nghèo khác gặp khó khăn do chi phí cao, không đủ khả năng chi trả viện phí theo quy định.

c) Các hoạt động:

- Hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng thuộc hộ nghèo và đồng bào DTTS đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế Nhà nước từ tuyến huyện trở lên. Mức htrợ bng 3% mức lương ti thiểu/người bệnh/ngày.

- Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện và ngược lại; chuyển bệnh viện cho các đối tượng thuộc hộ nghèo và đồng bào DTTS đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được BHYT thanh toán.

- Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho các đối tượng là người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập phải đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh theo quy định.

- Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám, chữa bệnh cho các đối tượng là người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh hiểm nghèo khác gặp khó khăn do chi phí cao, không đủ khả năng chi trả viện phí theo quy định.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 8,5 tỷ đồng/năm x 5 năm = 42,5 tỷ đồng.

đ) Phân công thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương triển khai.

3.3. Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2 tỉnh Kon Tum

a) Mục tiêu: Hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khe ngày càng cao của nhân dân, đặc biệt là người nghèo, người DTTS và các đối tượng thiệt thòi khác.

b) Đối tượng: người nghèo, người DTTS và các đối tượng thiệt thòi khác.

c) Các hoạt động:

- Hoạt động 1: Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã.

Tập trung vào việc cải thiện các dịch vụ sức khỏe ban đầu tại tuyến xã, đặc biệt là tập trung vào các hoạt động chăm sóc bà mẹ trẻ em tại các Trạm Y tế xã, Phòng khám Đa khoa khu vực, Bệnh viện Đa khoa khu vực và các Trung tâm Y tế huyện.

- Hoạt động 2: Cải thiện chất lượng, tiếp cận dịch vụ y tế tại bệnh viện

Bao gồm các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và các hoạt động đào tạo, tập hun nhm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Hoạt động 3: Tăng cường năng lực quản lý y tế tại các tuyến

Bao gồm hỗ trợ cho hệ thống giám sát và đánh giá, phát triển nguồn nhân lực, dựa trên một kế hoạch hoạt động toàn diện hàng năm và kế hoạch 5 năm, trong đó các hoạt động của Dự án sẽ được tích hợp với tất cả các nguồn khác.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 27,198 tỷ đồng/năm x 5 năm = 135,99 tỷ đồng.

- Cơ sở hạ tầng 35 trạm y tế xã: 10,337 tỷ đồng/năm x 5 năm = 51,685 tỷ đồng;

- Cung cấp trang thiết bị cho cơ sở y tế: 12,776 tỷ đồng/năm x 5 năm = 63,880 tỷ đồng.

- Cấp học bng cho học sinh DTTS: 0,363 tỷ đồng/năm x 5 năm = 1,815 tỷ đồng;

- Đào tạo nguồn nhân lực: 3,722 tỷ đồng/năm x 5 năm = 18,610 tỷ đồng;

đ) Phân công thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương triển khai.

4. Chính sách hỗ trvề nhà ở

Mục tiêu: Hỗ trợ hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống; xóa nhà ở tm bợ, dột nát, góp phần thực hiện an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

4.1. Chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo(33):

a) Đối tượng: Hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng nhà ở phải là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thtướng Chính phủ, có trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý tại thời điểm ngày 01/10/2015 (ngày Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) và là hộ độc lập có thời gian tách hộ tính đến ngày 01/10/2015 tối thiểu 05 năm.

b) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: Bình quân có 617 hộ vay/năm x 0,025 tỷ đồng/hộ x 5 năm = 77,125 tỷ đồng.

c) Phân công thực hiện: Sở Xây dựng chủ trì, phi hợp SLao động- Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh và các địa phương triển khai.

4.2. Quỹ “Vì ngưi nghèo”

a) Đối tượng: Hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ nạn nhân nhiễm chất độc da cam, hộ khuyết tật.

b) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: hỗ trợ 1.897 hộ(34) với tổng kinh phí 57,11 tỷ đồng.

c) Phân công thực hiện: Ủy ban MTTQVN tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị tài trợ, từ thiện(35) và các địa phương triển khai.

5. Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường

5.1. Chính sách htrợ nước sinh hoạt hợp vệ sinh

a) Mục tiêu: Cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã, thôn ĐBKK.

b) Đối tượng: Hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã, thôn ĐBKK.

c) Các hoạt động:

- Hỗ trợ nước phân tán, nước sinh hoạt tập trung.

- Hỗ trợ vay vốn hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn chưa có công trình nước sinh hoạt hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn quốc gia.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 8.441 hộ với tổng kinh phí 39,323 tỷ đồng, trong đó:

- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ: 1.929 hộ x 0,00013 tỷ đồng/hộ = 0,251 tỷ đồng.

- Vay vốn xây dựng công trình nước sinh hoạt: 6.512 hộ x 0,006 tỷ đồng = 39,072 tỷ đồng.

đ) Phân công thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh và các địa phương triển khai.

5.2. Chính sách hỗ trợ vệ sinh môi trường

a) Mục tiêu: Cơ bản giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường sống, môi trưng sinh hoạt,... làm nh hưng đến sức khỏe của nhân dân.

b) Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo sống ở khu vực nông thôn.

c) Các hoạt động: Hỗ trợ vay vốn hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn chưa có công trình vệ sinh hoặc có nhưng chưa bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 22.893 hộ với tổng kinh phí 137,358 tỷ đồng.

đ) Phân công thực hiện: Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh chủ trì, phối hợp các địa phương triển khai.

6. Các chính sách hỗ tr khác

6.1. Chính sách hỗ trợ đất , đất sn xuất cho hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã, thôn ĐBKK

Mục tiêu: đến năm 2020 giải quyết được trên 90% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, n định đời sống nhân dân, nhất là hộ DTTS, phát triển sản xuất, góp phn giảm nghèo bền vững.

6.1.1. Thực hiện theo Quyết định s 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 ca Thtướng Chính phủ:

a) Mục tiêu: Giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn.

b) Đối tượng: Hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã khu vực III; các thôn, làng đặc biệt khó khăn; sinh sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp thiếu đất ở, đất sản xuất theo mức bình quân ở địa phương, thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưng các chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán.

c) Nội dung htrợ: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã khu vực III; các thôn, làng đặc biệt khó khăn.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 62,25 tỷ đồng. Bình quân 12,45 tỷ đồng/năm.

đ) Phân công thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các địa phương triển khai (sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho tiếp tục thực hiện chính sách giai đoạn 2016- 2020).

6.1.2. Thực hiện theo Đề án giải quyết đất chng lấn, đất lấn chiếm (với diện tích khoảng 40.000 ha và 2.088 hộ)(36):

Giao cho Sở Tài nguyên-Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các địa phương triển khai, đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

6.2. Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính ph

a) Mục tiêu: hỗ trợ hộ nghèo có điện phục vụ sinh hoạt, học tập.

b) Đối tượng: Hộ nghèo, hộ chính sách xã hội.

c) Các hoạt động: Hỗ trợ tiền điện phục vụ sinh hoạt, học tập cho hộ gia đình.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 39,37 tỷ đồng. Bình quân 15,748 tỷ đồng/năm.

đ) Phân công thực hiện: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các đơn vị có liên quan và các địa phương triển khai.

6.3. Chính sách htrợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ

a) Mục tiêu: từng bước nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và tiếp cận với sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế-xã hội ở vùng khó khăn.

b) Đối tượng: là người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.

c) Các hoạt động: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc thú y và muối l-ốt.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 17,072 tỷ đồng. Bình quân 6,829 tỷ đồng/năm.

đ) Phân công thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các địa phương triển khai.

6.4. Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum (2014-2019)

a) Mục tiêu: Nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế ở các xã nghèo trong vùng dự án.

b) Đối tượng: 30 xã thuộc 6 huyện: Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Ry, Kon Plông.

c) Các hoạt động: Phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã, thôn; phát triển sinh kế bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện, nâng cao năng lực và truyền thông.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 515,00 tỷ đồng. Bính quân 128,70 tỷ đồng/năm.

đ) Phân công thực hiện: Sở Kế hoạch- Đầu tư chủ trì, phi hợp các địa phương triển khai.

6.5. Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông

a) Mc tiêu: tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển cây cà phê xứ lạnh để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững.

b) Đối tượng: Hộ nghèo.

c) Các hoạt động: Hỗ trợ trồng mới; hỗ trợ chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản với diện tích đã trồng mới và chăm sóc trong 2 năm tiếp theo.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 142,21 tỷ đồng. Bình quân 28,442 tỷ đồng/năm.

đ) Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các địa phương triển khai.

6.6. Chính sách động viên, khen thưởng hộ thoát nghèo tiêu biểu; xã, thôn có thành tích giảm nghèo bền vững

a) Mc tiêu: Động viên, khuyến khích hộ thoát nghèo, tạo điều kiện cho hộ thoát nghèo tiếp tục nâng cao thu nhập để trở thành hộ có thu nhập mức trung bình và vươn lên hộ khá.

b) Đối tượng: Hộ thoát nghèo theo chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2016-2020.

c) Các hoạt động: Tổ chức hội nghị công nhận hộ thoát nghèo và cấp giấy khen, bằng khen cho các hộ, xã, thôn có thành tích giảm nghèo tiêu biểu.

d) Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 2,50 tỷ đồng. Bình quân 0,50 tỷ đồng/năm.

đ) Phân công thực hiện: UBND các cấp.

C. Tổ chức mạng lưới, cơ chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ, chế độ đối với đội ngũ cộng tác viên làm công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh

I. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên giảm nghèo cơ s

1. Số lượng: Mỗi xã, phường, thị trấn chọn 01 Cộng tác viên.

2. Đối tượng: Là Trưởng hoặc Phó của tổ chức đoàn thể cấp xã.

3. Tiêu chí lựa chọn: Ưu tiên cán bộ là người tại chỗ, có năng lực, uy tín và trách nhiệm.

II. Cơ chế hoạt động:

- Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện là cơ quan chuyên môn quản lý, theo dõi các hoạt động của mạng lưới công tác viên trên địa bàn cấp huyện và chi trtrợ cấp khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức đoàn thể cấp xã được chọn cử cán bộ tham gia cộng tác viên có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho cán bộ tham gia cộng tác viên; lồng ghép nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vcộng tác viên hợp lý, tránh chồng chéo.

- UBND cấp xã phối hợp, tạo điều kiện cho cộng tác viên tham gia vào các hoạt động, chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tại địa phương.

- Cộng tác viên thực hiện công việc cụ thể thông qua kế hoạch công tác năm và chương trình công tác cụ thể hàng tháng trên địa bàn xã do Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện giao và báo cáo kết quthực hiện hàng tháng cho Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện.

III. Chức năng, nhiệm vụ

1. Chức năng: Cộng tác viên công tác giảm nghèo cấp xã thực hiện các công việc liên quan đến công tác giảm nghèo theo kế hoạch, chương trình công tác do phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện giao, không trùng lắp nhiệm vụ của cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp xã.

2. Nhiệm vụ:

a) Thu thập, tiếp nhận thông tin, yêu cầu trợ giúp của hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn để báo cáo kịp thời với Chủ tịch UBND cấp xã, công chức văn hóa-xã hội cấp xã có hướng giải quyết;

b) Theo dõi, đánh giá diễn biến tình hình hộ phát sinh nghèo, cận nghèo hoặc thoát nghèo trong năm, đề xuất cấp có thm quyền thực hiện hoặc các biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp,

c) Tham gia phối hợp triển khai thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo; trực tiếp trợ giúp, hướng dẫn, tư vấn, tham vấn thành lập cộng đồng tự quản, nhóm hộ tự quản tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và cam kết sử dụng vốn hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả.

d) Tham gia kiểm tra, giám sát, rà soát và định ktổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo trên địa bàn.

đ) Tham gia các cuộc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo do cấp trên tổ chức tại địa bàn (nếu có) và tập huấn nghiệp vụ công tác giảm nghèo.

e) Tham gia các hoạt động truyền thông về giảm nghèo, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, nhất là các dự án hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất tại cộng đồng.

IV. Chế độ làm việc, phụ cấp và kinh phí chi trả

1. Chế độ làm việc và phụ cấp:

- Cộng tác viên công tác giảm nghèo cấp xã làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 50% mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định (37)

- Phụ cấp hàng tháng của cộng tác viên do phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện chi trả. Trường hợp cộng tác viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao 02 tháng liên tiếp, Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện dừng chi trả và lựa chọn nhân sự khác đ thay thế, thực hiện nhiệm vụ cộng tác viên tại xã.

2. Kinh phí chi tr

- Dự tính tổng kinh phí chi trả chế độ cho cộng tác viên trên toàn tỉnh (giai đoạn 2017-2020) là: 102 người x 605.000đ/người/tháng(38) x 12 tháng x 04 năm =2,963 tỷ đồng(39))(Hai tỷ, chín trăm sáu mươi ba triệu đồng).

- Nguồn kinh phí chi trả: Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách tỉnh.

V. DỰ KIẾN KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Dự kiến kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện Đán giảm nghèo đa chiều: 4.770,485 tỷ đồng (Bn ngàn bảy trăm by mươi tỷ bn trăm tám mươi lăm triệu đồng).

1.1. Theo nguồn vốn

- Ngân sách Trung ương: 2.680,238 tỷ đồng.

+ Đầu tư phát triển: 780,094 tỷ đồng.

+ Sự nghiệp: 1.900,144 tỷ đồng.

- Ngân sách địa phương: 169,344 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh bổ sung tối thiểu 5 tỷ đồng/năm cho đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay thông qua Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.

+ Đầu tư phát triển: 10,768 tỷ đồng.

+ Sự nghiệp: 158,576 tỷ đồng

- Huy động, lồng ghép: 1.920,903 tỷ đồng.

1.2. Theo nội dung thực hiện hợp phần của Đán giảm nghèo đa chiều

- Kinh phí thực hiện các dự án thành phần của từng dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020: 1.198,911 tỷ đồng, bao gồm:

+ Ngân sách Trung ương: 1.126,835 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương: 15,268 tỷ đồng.

+ Huy động, lồng ghép: 56,807 tỷ đồng

Trong đó vay Ngân hàng CSXH tỉnh: 7,50 tỷ đồng.

- Kinh phí các dự án, chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo khác giai đoạn 2016-2020: 3.568,611 tỷ đồng, bao gồm:

+ Ngân sách Trung ương: 1.553,403 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương: 151,113 tỷ đồng.

+ Huy động, lồng ghép: 1.864,096 tỷ đồng

Trong đó vay Ngân hàng CSXH tỉnh: 1.678,555 tỷ đồng.

- Kinh phí chi trả mạng lưới cộng tác viên giảm nghèo: 2,963 tỷ đồng (ngân sách địa phương)

(Chi tiết tại phụ lục 10 kèm theo)

2. Thời gian và tiến độ thực hiện

2.1. Thi gian thực hiện: Từ ngày Đề án giảm nghèo đa chiều được phê duyệt đến ngày 31/12/2020.

2.2. Tiến độ thực hiện:

Căn cvào khả năng bố trí, huy động nguồn lực và khả năng thực hiện các nội dung Đề án giảm nghèo đa chiều, dự kiến tiến độ thực hiện như sau:

- Giai đoạn 2016-2018: đạt khoảng 50% một số mục tiêu, chỉ tiêu.

- Giai đoạn 2019-2020: đạt 100% các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Sau mi giai đoạn, tổ chức sơ kết giữa kỳ và tổng kết Đề án giảm nghèo đa chiều vào cuối kỳ (02 năm/lần)

VI. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YU

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững

- Thường xuyên tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo đa chiều bền vững đến các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân; đồng thời, vận động, tuyên truyền để các hộ nghèo hiểu rõ mục tiêu chính sách và nhận thức được trách nhiệm vươn lên thoát nghèo, không lại, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Nêu gương, động viên, khen thưng kịp thời những hộ nghèo điển hình trong việc tự lực vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững.

- Thực hiện có hiệu quả dự án giảm nghèo về thông tin giai đoạn 2016-2020; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp hộ nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo và mô hình giảm nghèo có hiệu quả cao.

2. Thực hiện đng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách về giảm nghèo, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách về giảm nghèo đa chiều; thực hiện kết nghĩa giữa hộ người Kinh có điều kiện kinh tế khá trở lên với hộ nghèo DTTS, hộ sản xut kinh doanh giỏi với hộ nghèo lười lao động để giúp đỡ, hướng dẫn, phát triển.

- Phát triển sản xuất, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo. Nâng cao khả năng tiếp cận của các hộ nghèo, hộ cận nghèo về dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinh hoạt, vệ sinh, thông tin.

+ Thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi về giáo dục đối với học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng các điểm trường bán trú tại các địa bàn khó khăn. Thực hiện tốt việc cp thẻ và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phát triển, quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật cht, chất lượng dịch vụ y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Hỗ trợ xây dựng, cải tạo nhà ở cho hộ nghèo theo hình thức cho vay tín dụng ưu đãi và huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

+ Xây dựng, củng cố, hoàn thiện lưới điện quốc gia cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ xây dựng và sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, các công trình thủy lợi. Vn đng Nhân dân xây dựng nhà vệ sinh (nhà tiêu; h xí), cải tạo chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người dân về sinh hoạt hợp vệ sinh, bảo vệ cnh quan, môi trường và sc khỏe; kiểm soát, ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, nước thải theo quy định.

+ Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các trạm truyền thanh cơ sở, phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và người sống ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, phát thanh truyền hình.

3. Huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội gắn với giảm nghèo bền vững; nâng cao chất lưng, hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo

- Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế ở các huyện nghèo, xã, thôn ĐBKK. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút và động viên sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân.

- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ đầu tư hộ nghèo từ chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình dự án phát trin kinh tế-xã hội của địa phương trên cùng một địa bàn, cùng một đi tượng.

- Về cơ chế huy động vốn: Thực hiện đa dạng hóa nguồn vn huy động để triển khai thực hiện, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; huy động vốn từ ngân sách địa phương. Trong đó, hàng năm dành một phn ngân sách địa phương bsung nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách; tăng cường huy động các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực.

4. Tăng cường sự lãnh đạo, chđạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tquốc và các đoàn thể chính trị-xã hội đối với công tác giảm nghèo

- Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng, sự phối hợp của Mặt trận T quc và các đoàn thchính trị-xã hội trong công tác giảm nghèo đa chiều bền vững gn với xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho các địa phương, cơ sở đtăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gn với trách nhiệm của người đứng đu từng cấp trong quản lý và sử dụng nguồn lực; đồng thời, thực hiện tt công tác đi thoại với Nhân dân về chính sách giảm nghèo, tiếp nhận thông tin phản ánh của các cơ quan thông tấn báo chí, người dân để kịp thời phát hiện và khc phục những sai sót, khó khăn, vướng mc trong công tác giảm nghèo.

- Sp xếp, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là ở cơ sở, đm bảo đủ trình độ, năng lực để lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án giảm nghèo đa chiều. Xây dựng đội ngũ điều tra viên có chuyên môn thực hiện tốt công tác điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo chính xác; xác định rõ nguyên nhân nghèo để có giải pháp phù hợp.

- Có quy định về sự tham gia của người dân về các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo, bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện. Chuyển dần phương thức hỗ trợ từ trợ cấp (cho không) sang hỗ trợ có điều kiện (cho vay); từ hỗ trợ đầu vào trong sản xuất sang hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.

5. Thực hiện công tác kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, gắn với sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai Đề án giảm nghèo đa chiều; đặc biệt coi trọng vai trò của cấp cơ sở, đảm bo sự tham gia của người dân trong việc giám sát và đánh giá.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, mô hình liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ giữa hộ nghèo, vùng nghèo với nhà khoa học và doanh nghiệp phù hợp với đặc thù của địa phương; hỗ trợ các hoạt động chuyển giao kỹ thuật để hướng dẫn cách làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

VII. CHẾ THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành thực hiện đúng cơ chế, chính sách do các Bộ, ngành Trung ương ban hành, hướng dẫn; tổng hợp kế hoạch toàn tỉnh và phân bổ nguồn lực công khai, tạo chủ động cho địa phương theo nguyên tc, tu chí và định mức quy định; giao mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ (bao gồm cả vốn đầu tư phát triển và vn sự nghiệp) cho các địa phương; tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện; đồng thời nghiêm túc thực hiện đầy đủ các cơ chế quản lý, điều hành quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

2. Thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (viết tắt là dự án) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương; hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia dự án thông qua nhóm hộ, cộng đồng; nguồn vốn thực hiện dự án bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương), vốn vay Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, nguồn vốn lồng ghép từ các chính sách, chương trình, dự án khác trên địa bàn cấp xã, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình; thực hiện thu hồi, luân chuyển vốn trong cộng đồng, nhóm hộ (từ nguồn vn ngân sách nhà nước) phù hợp với từng dự án và điều kiện cụ thể của từng đối tượng được hỗ trợ, nhằm nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khác được tham gia;

3. UBND huyện, thành phố: thực hiện phương thức trao quyền, xác lập cơ chế htrợ đầu tư về tài chính theo kế hoạch 5 năm và hng năm cho UBND cấp xã; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, UBND cấp xã sẽ chủ động bố trí ngân sách, xây dựng Kế hoạch thực hiện Đán giảm nghèo đa chiu giai đoạn 5 năm và hằng năm để giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Việc thực hiện phương thức trao quyền, xác lập cơ chế hỗ trợ đầu tư về tài chính cho UBND cấp xã trên nguyên tắc phân cấp cho UBND cấp xã làm chủ đầu tư các nguồn vốn xây dựng cơ bản, hỗ trợ phát triển sản xuất và đào tạo, nâng cao năng lực cộng đồng; qun lý từng dự án, chính sách theo mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định, UBND cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn và tăng cưng cán bộ giúp đỡ các xã trong công tác quản lý, sử dụng nguồn lực vốn hỗ trợ đầu tư theo kế hoạch nhằm tăng cường khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của UBND cấp xã đối với nguồn vốn hỗ trợ, làm chủ được các quy trình từ lập kế hoạch, thực hiện và giám sát dựa trên đặc điểm văn hóa và kinh tế-xã hội của địa phương hoặc quy trình chuẩn bị hồ sơ thiết kế xây dựng, dự toán ngân sách, tổ chức đấu thầu, đến lựa chọn nhà thầu cũng như giám sát thực hiện công trình và bàn giao dự án hoàn thành cho các bên thụ hưng; tăng cường sự tham gia giám sát, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân.

4. Thực hiện lồng ghép lập kế hoạch giảm nghèo 5 năm và hằng năm với quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở cấp xã và có sự tham gia của các cán bộ chuyên môn cp xã, các tổ chức chính trị-xã hội và của cộng đồng. Lồng ghép các yếu tố thị trường, bình đẳng giới, giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình lập kế hoạch;

5. Các S, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố sử dụng kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm làm căn cxác định ưu tiên đầu tư, có tính kết nối gia Đề án giảm nghèo đa chiều với các chương trình, dự án khác trên địa bàn cấp xã.

VIII. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU

Đề án giảm nghèo đa chiều sẽ góp phần thúc đy thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh 3-4%/năm, trong đó các huyện nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 6-8%/năm; tạo môi trường cho người nghèo nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin; tạo điu kiện sinh kế, việc làm, thu nhập cho người nghèo phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương trên cơ sở đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho cơ sở, cộng đồng, tăng cường sự tham gia của người nghèo. Thực hiện Đề án giảm nghèo đa chiều hiệu quả cũng là giải pháp để thực hiện phát triển kinh tế bền vững, n định xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở các địa bàn nghèo nhất trong cả nước.

Thực hiện định hướng giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế n định, nguồn lực ngân sách bảo đảm theo dự kiến, mục tiêu đề ra của Đề án gim nghèo đa chiều hoàn toàn có khả năng thực hiện được theo mục tiêu giảm nghèo do Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Khóa XV đề ra.

1. Về kinh tế: Điều kiện lưu thông, trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn giữa các vùng thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hệ thống các công trình giao thông); tăng thu nhập cho người dân và người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.

2. Về xã hội: tạo điều kiện cho người nghèo, người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thuận lợi hơn (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin), điều kiện sống của người dân được nâng lên, góp phần n định xã hội trên địa bàn. Nâng cao kiến thức và năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở và người dân đhọ thực sự làm chủ trong sự nghiệp giảm nghèo.

3. Về quốc phòng, an ninh: địa bàn đầu tư của Đề án giảm nghèo đa chiều là địa bàn trọng yếu của tỉnh về an ninh quốc phòng, việc thực hiện phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, đm bo nâng cao thu nhập, n định cuộc sống của người dân sẽ góp phần thực hiện mục tiêu n định an ninh, quốc phòng trên địa bàn, giữ vững chủ quyền biên giới, tăng tính đoàn kết láng giềng với Nhân dân nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Nhân dân Vương quốc Cam- Pu- Chia.

4. Về phát triển bền vững: việc thực hiện thành công các mục tiêu giảm nghèo sẽ góp phần thực hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội đi đôi với giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, chương trình cũng mở rộng đối tượng hỗ trợ là hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để đảm bo cho kết quả thoát nghèo bền vững, khắc phục tình trạng tái nghèo.

IX. TCHỨC THỰC HIỆN

1. Quản lý, điều hành

1.1. Thành lập Ban chđạo các cấp điều hành thực hiện Đán giảm nghèo đa chiều từ tỉnh đến cơ sở:

a) Ban chỉ đạo các cp:

- Cp tỉnh: UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2016-2020 do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưng Ban chỉ đạo. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực tổng hợp 02 Chương trình (Chương trình mục tiêu quc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tham mưu tổ chức triển khai Đề án giảm nghèo đa chiều. Các Sở, ban, ngành có liên quan là thành viên Ban Chđạo.

- Cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập như đối với cấp tỉnh.

- Cấp xã: Thành lập Ban Giảm nghèo cấp xã. Tùy theo đặc thù của từng xã, phường, thị trấn mà cấp huyện hướng dẫn thành phần cho phù hợp, bảo đảm tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch giảm nghèo bền vững hàng năm của cấp huyện

b) Cơ quan tham mưu, giúp việc:

- Cấp tỉnh: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là Cơ quan thường trực, giúp việc cho Đ/c Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực Khoa giáo-Văn xã, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG của tỉnh, phụ trách triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát, hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để tham mưu triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo đa chiều trên toàn tỉnh, theo nguyên tắc: không tăng biên chế của tỉnh, không tăng chi phí; không tạo ra tầng nấc trung gian, không tăng thêm thủ tục hành chính; đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả, x lý nhanh công việc, thường xuyên theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kịp thời đề xuất, kiến nghị; đảm bảo tính chuyên nghiệp, đồng bộ và thng nht t Trung ương đến địa phương.

- Cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo theo các nguyên tắc và yêu cầu như đối với cấp tỉnh.

1.2. Quy chế quản lý, điều hành thực hiện

Thực hiện theo quy chế quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tưng Chính phủ.

2. Phân công trách nhiệm thực hiện

2.1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (là cơ quan thường trực tham mưu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quc gia giảm nghèo bền vững) có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo đa chiều theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan:

+ Thẩm đnh, phê duyệt các dự án thành phần của Chương trình giảm nghèo đa chiều theo đúng quy định để tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần của Đề án giảm nghèo đa chiều sau khi phê duyệt.

+ Xây dng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bvốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Nhà nước cho các ngành, các cấp đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và hướng dẫn các địa phương thực hiện;

+ Xây dựng cơ chế quản lý kinh phí, giám sát, phân bnguồn lực thực hiện Chương trình giảm nghèo theo quy định; tổng hợp, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất với UBND tỉnh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành Trung ương (khi có yêu cầu).

- Xây dựng kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 5 năm và hàng năm theo quy định gi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp chung. Đồng thời chủ trì triển khai thực hiện Dự án 1 và Dự án 5.

- Làm cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án giảm nghèo đa chiu; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; tham mưu tchức tổng kết đánh giá việc thực hiện Đề án giảm nghèo đa chiều vào giữa và cuối giai đoạn triển khai thực hiện.

2.2. Ban Dân tộc tỉnh: Chủ trì triển khai thực hiện Dự án 2; hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện dự án, theo dõi, giám sát thực hiện dự án thành phần, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan qun lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì triển khai thực hiện Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quthực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình đtổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.4. SThông tin và Truyền thông: Chủ trì triển khai thực hiện Dự án 4; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình đtổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 theo tiến độ; huy động các nguồn tài trợ nước ngoài để thực hiện Đề án này.

2.6. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan cân đối, bố trí vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; quản lý và hướng dẫn sử dụng kinh phí, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án giảm nghèo đa chiều theo quy định.

2.7. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:

- Chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai các chính sách cho vay vốn đúng đối tượng, đúng mục đích, bo đảm sử dụng vn có hiệu quả, nhất là nguồn vốn ủy thác của ngân sách tỉnh.

- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất dành cho hộ nghèo được các Sở, ban, ngành liên quan thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt.

2.8. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành liên quan:

- Triển khai nội dung các dự án, chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo khác của Đề án giảm nghèo đa chiều trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do đơn vị quản lý;

- Hướng dẫn cơ chế thực hiện theo quy định của các dự án, chính sách chương trình hỗ trợ giảm nghèo. Trong quá trình triển khai thực hiện cần gắn với dự án, chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của đơn vị; đồng thi chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.

2.9. Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh: vận động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở và các nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất theo yêu cầu của các tổ chức, đơn vị tài trợ để tham gia các nội dung Đề án giảm nghèo đa chiu. Đồng thời chủ trì, phối hp với các tổ chc thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, động viên, khích lệ tính tự chủ, tự lực, tự cường của người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

2.10. UBND các huyện, thành phố:

- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo đa chiều trên địa bàn quản lý; huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác đầu tư các dự án, chính sách, chương trình nhằm thực hiện tốt các mục tiêu Đề án giảm nghèo đa chiều đề ra. Báo cáo định kỳ bằng văn bản về tình hình triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

- Tập trung chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng “Quỹ giúp sức người nghèo” cấp xã sau khi hoàn thành thời gian 03 năm thực hiện dự án luân chuyn vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất theo quy định tại Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 23/10/2013 của UBND tỉnh để phát huy vốn hỗ trợ của Nhà nước cho hộ nghèo theo phương thức luân chuyển vốn do cộng đồng qun lý có sự hướng dẫn của Ban giảm nghèo cấp xã.

3. Chế độ thông tin, báo cáo

- Định kỳ ngày 25 hàng tháng, Ban chỉ đạo cấp huyện tham mưu UBND cùng cấp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Cơ quan giúp việc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo các CTMTQG tỉnh, UBND tỉnh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Định k 6 tháng (vào ngày 20/6) và cuối năm (vào ngày 20/12), Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện tổ chức sơ kết, tng kết đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) để xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC 1:

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

ĐVT: triệu đồng

TT

Tên chính sách, dự án

Kinh phí 2011-2015

Trung ương

Địa phương

Vay tín dụng ưu đãi

Huy động cộng đồng

 

Tổng nguồn vốn

2.611.026,86

1.171.737,53

195.757,12

1.188.083,30

55.448,91

A

Các chính sách htrợ giảm nghèo chung

1.929.643,84

 

 

 

 

I

Hỗ trợ sản xuất, dạy ngh, tạo việc làm, tăng thu nhập

976.395,40

 

 

 

 

1

Tín dụng ưu đãi

951.282,00

 

 

951.282,00

 

a

Cho vay hộ nghèo

722.489,00

 

 

 

 

b

Cho vay hộ cận nghèo

179.593,00

 

 

 

 

c

Cho vay hộ nghèo DTTS đặc biệt khó khăn

49.200,00

 

 

 

 

2

Nhân rộng mô hình gim nghèo

4.600,00

4.000,00

 

 

600,00

3

Dạy nghề cho lao động nông thôn

15.613

15.614

 

 

 

4

Xuất khu lao động

4.900,00

 

 

4.900,00

 

a

Hỗ trợ cho lao động nghèo

0,00

 

 

 

 

b

Cho vay xuất khẩu tham gia XKLĐ

4.900,00

 

 

 

 

II

Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo

510.759,00

 

 

 

 

1

Miễn, gim học phí, htrợ chi phí học tập

416.890,00

 

 

 

 

a

Miễn, giảm học phí

66.718,00

 

66.718,00

 

 

b

Hỗ trợ chi phí học tập

161.638,00

161.638,00

 

 

 

c

Hỗ trợ tiền ăn tr em mm non 5 tuổi

68.368,00

68.368,00

 

 

 

đ

Hỗ trợ bán trú cho học sinh vùng khó khăn

118.740,00

118.740,00

 

 

 

e

Cấp học bng

1.426,00

 

 

 

1.426,20

2

Hỗ trợ sinh viên vay vốn

93.869,00

 

 

93.869,00

 

III

Hỗ trợ y tế và dinh dưỡng

254.841,44

 

 

 

 

1

Cp th BHYT cho người nghèo, hộ cận nghèo

252.503,00

252.503,00

 

 

 

a

- ThBHYT cho người nghèo

240.672,90

 

 

 

 

b

- Thẻ BHYT cho hộ cận nghèo

11.830,10

 

 

 

 

2

Htrợ người nghèo mắc bệnh nặng, hiểm nghèo

2.085

 

 

 

1.274,00

a

Hỗ trợ người nghèo mc bệnh nặng, him nghèo

84,50

 

 

 

 

b

Khám lưu động ở các xã biên giới (50 triệu/xã)

2.000

 

 

 

 

3

Htrợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng TE

258,83

258,83

 

 

 

IV

H trợ nhà cho người nghèo khu vực nông thôn

187.161,00

 

 

 

 

1

Ủy ban MTTQVN tỉnh

45.679,00

 

 

 

45.679,00

2

Tập đoàn Vin Group

3.450,00

 

 

 

3.450,00

3

Cho vay hộ nghèo làm nhà ở theo QĐ 167

138.032,00

 

 

138.032,30

 

V

Hỗ trợ người nghèo văn hóa, thông tin

487,00

487,00

 

 

 

B

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù

676.092

 

 

 

 

I

Của Trung ương

547.053,00

547.053,00

 

 

 

1

Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng huyện nghèo

297.783,00

 

 

 

 

2

Hỗ trợ đần tư kết cấu hạ tầng xã nghèo, thôn ĐBKK

249.270,00

 

 

 

 

II

Của Tỉnh

129.039

 

129.039

 

 

1

Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng xã trọng điểm ĐBKK

121.000,00

 

 

 

 

 

- Đầu tư 100%

115.800,00

 

 

 

 

 

- Đu tư hỗ trợ thêm

5.200,00

 

 

 

 

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất xã trọng điểm ĐBKK

0,00

 

 

 

 

3

Cấp bù lãi xuất 0,3%/tháng cho hộ nghèo DTTS

2.959,00

 

 

 

 

4

Htrợ phát trin cao su tiu đin

2.564,00

 

 

 

 

5

Khen thưởng động viên hộ thoát nghèo

2.516

 

 

 

 

C

Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát

5.290,40

 

 

 

 

1

Nâng cao năng lực

3.210

1.200,00

 

 

2.009,8

2

Truyền thông

1.258

1.053,20

 

 

204,4

3

Giám sát

823,00

823,00

 

 

805,51

 

PHỤ LỤC 2:

KINH PHÍ TỪNG CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên chính sách, dự án

Đ.vị tính

Số lượng 2011 - 2015

Kinh phí 2011 -2015

2011

2012

2013

2014

2015

 

Tổng nguồn vốn

 

 

2.611.026,86

516.776,96

481.169,50

458.886,30

607.646,05

546.548,05

A

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung

 

 

1.929.648,73

386.328

343.564

311.714

479.500

408.538

I

Hỗ trsản xuất, dạy ngh, tạo việc làm, tăng thu nhập

 

 

976.395

118.082

177.554

164.632

287.025

229.103

1

Tín dụng ưu đãi

Lượt hộ

57.700

951.282

113.976

170.746

162.069

281.752

222.739

a

Cho vay hộ nghèo

Lượt hộ

40.721

722.489

113.976

168.346

155.892

152.536

131.739

b

Cho vay hộ cn nghèo

Lượt hộ

10.515

179.593

0

0

4.177

105.416

70.000

c

Cho vay hộ nghèo DTTS đặc biệt khó khăn

Lượt hộ

6.464

49.200

0

2.400

2.000

23.800

21.000

2

Nhân rộng mô hình giảm nghèo

Hộ

460

4.600

1.000

1.000

1.000

1.100

500

3

Dạy ngh cho lao động nông thôn

Người

8.217

15.613

3.106

2.568

1.077,8

3.222,6

5.639

4

Xuất khẩu lao động

Người

340

4.900

0

3.240

485

950

225

a

Hỗ trợ cho lao động nghèo

Người

 

0

0

0

0

0

0

b

Cho vay xuất khu tham gia XKLĐ

Người

340

4.900

0

3.240

485

950

22

II

Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo

Lượt HSSV

599.995

510.759

66.079

95.965

81.356

138.634

128.725

1

Miễn, gim học phí, h tr chi phí học tp

Lượt HSSV

593.765

416.890

66.079

72.677

58.063

115.346

104.725

a

Miễn, giảm học phí

Lượt HSSV

166.357

66.718

18.629.00

19.956

12.361

9.142

6.630

b

Hỗ trợ chi phí học tập

Lượt HSSV

294.383

161.638

46.839

47.580

35.494

20.190

11.535

c

Hỗ trợ tiền ăn trem mầm non 5 tuổi

Lượt HS

104.460

68.368

378

4.831

9.898

26.334

26.927

d

Htrợ bán trú cho học sinh vùng khó khăn

Lượt HS

26.666

118.740

 

 

 

59.370

59.370

e

Cấp học bổng

Lượt HS

1.899

1.426

233,2

310

310

310

263

2

Hỗ tr sinh viên vay vn

Lượt SV

6.230

93.869

0

23.288

23.293

23.288

24.000

III

Hỗ trợ y tế và dinh dưỡng

 

 

254.846

52.713

48.588

55.233

51.496

46.811

1

Cấp thẻ BHYT cho người nghèo, hộ cận nghèo

Lượt người

505.632

252.503

52.695

48.018

54.656

50.942

46.192

a

- Thẻ BHYT cho người nghèo

Lượt người

483.545

240.673

52.662,2

47.985,1

53.849,5

47.161,1

39.015

b

- Thẻ BHYT cho hộ cn nghèo

Lượt người

22.087

11.830

33,2

32.7

806,5

3.780,4

7.177,3

2

Hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nng, hiểm nghèo

 

 

2.085

18

518

524

500

525

a

Hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, hiểm nghèo

Người

75

84,5

17,7

17,7

24,1

0,0

25,0

b

Khám lưu động ở các xã biên giới (50 triu/xã

Xã

10

2.000,0

0,0

500,0

500,0

500,0

500,0

3

Hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng TE

Lượt TE

2.026

258,83

0,0

52,0

53,0

54,9

94,0

IV

Hỗ trợ nhà cho ngưi nghèo ở khu vực nông thôn

Hộ

9.860

187.161

149.454

20.970

10.493

2345

3.899

1

Ủy ban MTTQVN tỉnh

Hộ

1.772

45.679

18.341

14.051

10.493

2.345,000

449

2

Tập đoàn Vin Group

Hộ

69

3.450

0

0

0

0,000

3.450

3

Cho vay hộ nghèo làm nhà ở theo QĐ 167

Hộ

8.019

138.032

131.113

6.919

0

0

0

V

Hỗ tr ngưi nghèo văn hóa, thông tin

61

487,00

0,00

487,00

0,00

0,00

0,00

B

Các chính sách hỗ tr gim nghèo đc thù

 

 

676.092

129.677,66

136.762,70

146.737,40

126.855,01

136.059,35

I

Của Trung ương

 

 

547.053

103.604

104.802

114.243

106.843

117.561

1

Hỗ trđầu tư kết cu hạ tầng huyện nghèo

Huyện

2

297.783

96.000

52.309

56.445

46.794

46.235

2

Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng xã nghèo, thôn ĐBKK

61

249.270

7.604

52.493

57.798

60.049

71.326

II

Của Tỉnh

 

 

129.039

26.074

31.961

32.494

20.012

18.498

1

Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng xã trọng điểm ĐBKK

20

121.000

25.800

30.600

30.600

17.000

17.000

 

- Đầu tư 100%

8

115.800

25.800

28.000

28.000

17.000

17.000

 

- Đầu tư hỗ trợ thêm

12

5.200

0

2.600

2.600

0

0

2

Hỗ trợ phát triển sn xut ở xã trọng điểm ĐBKK

2

0

0

0

0

0,000

0

3

Cp bù lãi xuất 0,3%/tháng cho hộ nghèo DTTS

Hộ

12.100

2.959

273,7

696,3

863,3

563

563

4

Htrợ phát triển cao su tiểu điền

Hộ

2.953

2.564

0

664,4

996,6

1,014

902,0

5

Khen thưng động viên hộ thoát nghèo

Hộ

617

2.515,85

0

0

34,5

2.448

33,4

C

Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát

 

 

5.290,40

771

843

435

1.291

1.950

1

Nâng cao năng lực

Lượt người

8.025

3.210

207

244

105

1.068,8

1.585

2

Truyền thông

102

1.258

226

244

250

202,2

335,4

3

Giám sát

Lượt

200

823

338

355

80

20

30

 

PHỤ LỤC 3:

SO SÁNH KINH PHÍ THỰC HIỆN/KẾ HOẠCH ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO ĐẾN NĂM 2015

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên chính sách, dự án

Đ.vị tính

Số lượng

Kinh phí thực hiện 2012-2015

2012

2013

2014

2015

Kế hoạch kinh phí Đề án

Tỷ lệ TH/KH
(%)

 

Tổng nguồn vốn

 

 

2.094.250,00

481.169,50

458.886,30

607.646,15

546.548,05

2.090.669

100,17

A

Các chính sách hỗ trgiảm nghèo chung

 

 

1.543.316,14

343.564

311.714

479.500

408.538

1.227.602

125,72

I

Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, to việc làm, tăng thu nhập

 

 

858.313,50

177,554

164,632

287.025

229,103

595.764

144,07

1

Tín dng ưu đãi

Lượt hộ

38.172

837.306,00

170.746

162.069

281.752

222.739

543.750

153,99

a

Cho vay hộ nghèo

Lượt hộ

27.572

608.513,00

168.346

155.892

152.536

131.739

 

 

b

Cho vay hộ cận nghèo

Lượt hộ

9.359

179.593,00

0

4.177

105.416

70.000

 

 

c

Cho vay hộ nghèo DTTS đặc biệt khó khăn

Lượt hộ

881

49.200,00

2.400

2.000

23.800

21.000

 

 

2

Nhân rộng mô hình giảm nghèo

Hộ

360

3.600,00

1.000

1.000

1.100

500

12.000

30,00

3

Dạy nghề cho lao động nông thôn

Người

6.582

12.507,50

2.568

1.077,8

3.222,7

5.639

15.014

83,31

4

Xuất khẩu lao động

Người

340

4.900,00

3.240

485

950

225

25.000

19,60

a

Hỗ trợ cho lao động nghèo

Người

0

0,00

0

0

0

0

 

 

b

Cho vay xuất khu tham gia XKLĐ

Người

340

4.900,00

3.240

485

950

225

 

 

II

Htrợ vgiáo dục và đào tạo

Lượt HSSV

472.248

444.680,00

95.965

81.356

138.634

128.725

241.040

184,48

1

Miễn, giảm học phí/htrợ chi phí học tập

Lượt HSSV

467.011

350.811,00

72.677

58.063

115.346

104.725

227.040

154,52

a

Miễn, giảm học phí

Lượt HSSV

130.381

48.089,00

19.956

12.361

9.142

6.630

 

 

b

Htrợ chi phí học tập

Lượt HSSV

204.715

114.799,00

47.580

35.494

20.190

11.535

 

 

c

Hỗ trợ tiền ăn trẻ em mầm non 5 tui

Lượt HS

103.659

67.990,00

4.831

9.898

26.334

26.927

 

 

d

H tr bán trú cho học sinh vùng khó khăn

Lượt HS

26.666

118.740,00

 

 

59.370

59.370

 

 

e

Cấp học bng

Lượt HS

1.590

1.193,00

310

310

310

263

2.000

59,65

2

Hỗ trợ sinh viên vay vốn

Lượt SV

5.237

93.869,00

23.288

23.293

23.288

24.000

14.000

670,49

III

Hỗ trợ y tế và dinh dưỡng

 

 

202.128,34

48.588

55.233

51.496

46.811

240.048

84,20

1

Cấp thẻ BHYT cho người nghèo, hộ cn nghèo

Lượt người

374.284

199.807,60

48.018

54.656

50.942

46.192

231.028

86,49

a

Thẻ BHYT cho người nghèo

Lượt người

352.716

188.010,70

47.985,1

53.849,5

47.161,1

39.015

 

 

b

Thẻ BHYT cho hộ cận nghèo

Lượt người

21.568

11.796,90

32,7

806,5

3.780,4

7.177,3

 

 

2

Hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nng, hiểm nghèo

 

 

2.066,80

518

524

500

525

8.000

25,84

a

Hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, him nghèo

Người

45

66,80

17,7

24,1

0,0

25,0

4.000

1,67

b

Khám lưu động ở các xã biên gii (50 triệu/xã)

4

2.000,00

500,0

500,0

500,0

500,0

4.000

50,00

3

Hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng TE

Lượt TE

2.026

253,94

52,0

53,0

54,9

94,0

1.020

24,90

IV

Hỗ tr nhà cho người nghèo khu vc nông thôn

Hộ

1.587

37.707,30

20.970

10.493

2.345

3.899

149.730

25,18

1

Ủy ban MTTQVN tỉnh

Hộ

1.099

27.338,00

14.051

10.493

2.345.000

449

 

 

2

Tp đoàn Vin Group

Hộ

69

3.450,00

0

0

0,000

3.450

 

 

3

Cho vay hộ nghèo làm nhà ở theo QĐ 167

Hộ

419

6.919,30

6.919

0

0

0

 

 

V

Hỗ tr ngưi nghèo văn hóa, thông tin

61

487,00

487

0

0

0

1.020

47,75

B

Các chính sách hỗ trợ gim nghèo đặc thù

 

 

546.414,46

136.762,70

146.737,40

126.855,01

136.059,35

859.870

63,55

I

Của Trung ương

 

 

443.449,00

104.802

114.243

106.843

117.561

472.800

93,79

1

Hỗ trợ đu tư kết cấu hạ tầng huyện nghèo

Huyện

2

201.783,00

52.309

56.445

46.794

46.235

240.000

84,08

2

Htrợ đầu tư kết cấu hạ tầng xã nghèo, thôn ĐBKK

61

241.666,00

52.493

57.798

60.049

71.326

232.800

103,81

II

Của Tỉnh

 

 

102.965,46

31.961

32.494

20.012

18.498

387.070

26,60

1

Hỗ trợ đu tư kết cu hạ tầng xã trọng điểm ĐBKK

Xã

20

95.200,00

30.600

30.600

17.000

17.000

101.616

93,69

 

- Đu tư 100%

Xã

8

90.000,00

28.000

28.000

17.000

17.000

96.000

93,75

 

- Đầu tư hỗ trợ thêm

12

5.200,00

2.600

2.600

0

0

5.616

92,59

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất ở xã trọng điểm ĐBKK

0

0,00

0

0

0,000

0

20.800

-

3

Cấp bù lãi xuất 0,3%/tháng cho hộ nghèo DTTS

Hộ

10.691

2.685,60

696,3

863,3

563

563

10.224

26,27

4

Hỗ trợ phát trin cao su tiểu đin

Hộ

2.953

2.564,01

664,4

996,6

1,014

902,0

253.819

1,01

5

Khen thưng động viên tập thể, cá nhân thoát nghèo

Tập thể, cá nhân

617

2.515,85

0

34,5

2.448

33,4

611

411,76

C

Nâng cao năng lc, truyền thông, giám sát

 

 

4.519,40

843

435

1.291

1.950

3.197

141,36

1

Nâng cao năng lực

Lượt người

7.653

3.002,80

244

105

1.068,8

1.585

958

313,44

2

Truyền thông

102

1.031,60

244

250

202,2

335,4

1.199

86,04

3

Giám sát

Lượt

160

485,00

355

80

20

30

1.040

46,63

 

PHỤ LỤC 4:

KẾT QUẢ GIẢM HỘ NGHÈO TỈNH KON TUM

Từ ngày 01/01/2011 đến 31/12/2015

TT

Tên huyện, thành phố

Hộ nghèo thời điểm 01/01/2011

Diễn biến tăng, giảm hộ nghèo từ 2011- 2015

Hộ nghèo thời điểm 31/12/2015

Kết quả gim tỷ lệ hnghèo từ 2011- 2015

Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân/năm

Tổng số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ thoát nghèo

Số hộ tái nghèo

Shộ nghèo phát sinh

Tổng số h

Tỷ lệ (%)

A

B

1

2

3

4

5

6=1-3+4+5

7

8=2-7

9

1

Đăk Glei

5.433

56,24

5.690

524

1.232

1.499

13,36

42,88

8,58

2

Ngọc Hồi

3.384

32,94

3.211

80

550

803

5,72

27,22

5,44

3

Đăk Tô

2.514

27,11

2.041

78

483

1.034

9,76

17,35

3,47

4

Đăk Hà

3.728

26,01

2.932

43

391

1.230

7,77

18,24

3,65

5

Sa Thầy

4.809

50,78

3.956

173

1.189

2.215

19,16

31,62

6,32

6

Kon Tum

4.562

13,25

4.322

72

819

1.131

3,12

10,13

2,03

7

Kon Plong

3.440

68,84

2.259

27

306

1.514

23,97

44,87

8,97

8

Kon Ry

2.653

50,45

1.763

105

434

1.429

22,54

27,91

5,58

9

Tu Mơ Rông

3.634

77,30

2.389

8

108

1.361

24,39

52,91

10,58

10

Ia Hdrai

 

 

0

0

0

149

5,44

0,00

0,00

 

Cộng

34.157

33,36

28.563

1.110

5.512

12.365

10,26

23,10

4,62

 

PHỤ LỤC 5:

THUYẾT MINH KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỦA ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Theo kế hoạch Đề án

Kết quả thực hiện

So sánh thc hiện/kế hoạch (%)

1

Giảm tỷ lệ hộ nghèo

 

 

 

 

a

Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung

%/năm

4-5

4,62

115,50

b

Giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS

%/năm

3,6-4,5

4,11

114,17

c

50% các thôn, xã ĐBKK giảm tỷ lệ hộ nghèo 10%/năm (có 61 xã ĐBKK)

26

29

111,54

d

Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo

 

 

 

 

 

- Huyện Kon Plông

%/năm

10

10,77

107,7

 

- Huyện Tu Mơ Rông

%/năm

10

104,1

104,1

đ

20 % số xã đạt tiêu chí nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo

20

30

150,00

2

Tăng thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo năm 2015 lên 1.75 lần so với năm 2011 (tương đương thu nhập hình quân đu người năm 2015 phi đạt từ 625.625 đồng/tháng)

đồng/người/tháng

625.625

660.738

105,61

3

Giải quyết vay vn cho hộ nghèo có sức lao động khi có nhu cầu vay vốn sản xuất

%

100

100

100

4

Dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nghèo

người/năm

1.955

1.316

67,31

5

Các thôn ĐBKK, xã nghèo, huyện nghèo cơ bản có đkết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất và dân sinh

51

61

119,61

 

PHỤ LỤC 6:

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO THEO CHUẨN QUYẾT ĐỊNH 59/QĐ-TTg

TT

Đơn vị

Tổng số hộ dân cư

Kết qua điu tra, rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015

Ghi chú

Số hộ

Trong đó Hộ DTTS

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

A

B

1

2

3=4+5+6

4

5

6

7=3/1

8=4/3

9=5/3

10=6/3

1

Đăk Glei

11.219

9.800

4.766

1.499

365

2.902

42,48

31,45

7,66

60,89

Trong đó: (4),(8): hộ nghèo tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015 trong tổng số hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020.

(5), (9): hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trong tng số hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020.

(6), (10): Hộ nghèo, tlệ hộ nghèo phát sinh mới theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020.

2

Ngọc Hồi

14.082

8.433

1.611

803

352

768

11,44

49,84

21,85

47,67

3

Đăk Tô

10.592

5.350

2.098

1.034

233

831

19,81

49,29

11,11

39,61

4

Đăk Hà

15.834

6.985

3.921

1.230

1.109

1.582

24,76

31,37

28,28

40,35

5

Sa Thy

11.559

6.454

4.658

2.215

291

2.152

40,30

47,55

6,25

46,20

6

TP. Kon Tum

36.302

9.257

2.414

1.131

586

697

6,65

46,85

24,28

28,87

7

Kon Ry

6.344

3.913

2.999

1.429

205

926

47,27

47,65

6,84

30,88

8

Kon Plông

6.357

5.429

3.451

1.514

474

1.463

54,29

43,87

13,74

42,39

9

Tu Mơ Rông

5.580

5.439

4.058

1.357

319

2.382

72,72

33,44

7,86

58,70

10

Ia Hdrai

2.739

1.620

1.520

152

123

1.245

55,49

10,00

8,09

81,91

Tổng cộng

120.608

62.680

31.496

12.364

4.057

14.591

26,11

39,26

12,88

46,33

 

PHỤ LỤC 6a:

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO DTTS THEO CHUẨN QUYẾT ĐỊNH 59/QĐ-TTg

TT

Đơn vị

Tổng số hộ dân cư

Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo DTTS theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015

Ghi chú

Số hộ

Trong đó

Số hộ nghèo DTTS

Tỷ lệ hộ nghèo DTTS

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

A

B

1

2

3=4+5+6

4

5

6

7=3/2

8=4/3

9=5/3

1

Đăk Glei

11.219

9.800

4.712

1.499

362

2.851

48,08

31,81

60,51

Trong đó:

(4), (8): hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo DTTS theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015 trong tổng số hộ nghèo theo chun nghèo giai đoạn 2016-2020.

(5), (9): hộ cn nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo ĐTTS theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 -2015 trong tổng số hộ nghèo DTTS giai đoạn 2016 - 2020.

(6), (10): Hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo DTTS phát sinh mới theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020.

2

Ngọc Hồi

14.082

8.433

1.505

657

284

821

17,85

43,65

54,55

3

Đăk Tô

10.592

5.350

1.911

913

188

810

35,72

47,78

42,39

4

Đăk Hà

15.834

6.985

3.710

1.167

1.049

1.494

53,11

31,46

40,27

5

Sa Thy

11.559

6.454

4.193

2.065

262

1.866

64,97

49,25

44,50

6

TP. Kon Tum

36.302

9.257

1.813

854

438

521

19,59

47,10

28,74

7

Kon Ry

6.344

3.913

2.750

1.314

171

1.437

70,28

47,78

52,25

8

Kon Plông

6.357

5.429

3.448

1.513

471

1.464

63,51

43,88

42,46

9

Tu Mơ Rông

5.580

5.439

4.050

1.356

319

2.375

74,46

33,48

58,64

10

Ia Hdrai

2.739

1.620

1.095

149

294

837

67,59

13,61

76,44

Tổng cộng

120.608

62.680

29.187

11.487

3.838

14.476

46,57

39,36

49,60

 

PHỤ LỤC 7:

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ CẬN NGHÈO THEO CHUẨN QUYẾT ĐỊNH 59/QĐ-TTg

TT

Đơn vị

Tổng số hộ dân cư

Kết quả điều tra, rà soát hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015

Ghi chú

Số hộ

Trong đó Hộ DTTS

Số hộ cận nghèo

Tỷ lệ hộ cận nghèo

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

A

B

1

2

3=4+5

4

5

6=3/1

7=4/3

8=5/3

1

Đăk Glei

11.219

9.800

1.123

0

1.123

10,01

0

100

Trong đó:

(4) ,(7): Hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo giai đoạn 2011-2015 trong tổng số hộ cận nghèo theo chun cận nghèo giai đoạn 2016-2020.

(5), (8): hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo phát sinh mới theo chuẩn cận nghèo giai đoạn 2016-2020

2

Ngọc Hồi

14.082

8.433

627

0

627

4,45

0

100

3

Đăk Tô

10.592

5.350

905

0

905

8,54

0

100

4

Đăk Hà

15.834

6.985

967

0

967

6,11

0

100

5

Sa Thầy

11.559

6.454

983

0

983

8,50

0

100

6

TP. Kon Tum

36.302

9.257

1.199

0

1.199

3,30

0

100

7

Kon Ry

6.344

3.913

519

0

519

8,18

0

100

8

Kon Plông

6.357

5.429

595

0

595

9,36

0

100

9

Tu Mơ Rông

5.580

5.439

586

0

586

10,50

0

100

10

Ia Hdrai

2.739

1.620

167

0

167

6,10

0

100

 

Tổng cng

120.608

62.680

7.671

0

7.671

6,36

0

100

 

PHỤ LỤC 7a:

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ CẬN NGHÈO DTTS THEO CHUẨN QUYẾT ĐỊNH 59/QĐ-TTg

TT

Đơn vị

Tổng số hộ dân cư

Kết quả điều tra, rà soát hộ cận nghèo DTTS theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015

Ghi chú

Số hộ

Trong đó Hộ DTTS

Số hộ cân nghèo DTTS

Tỷ lệ hộ cận nghèo DTTS

Tổng s

Trong đó

Tổng s

Trong đó

A

B

1

2

3=4+5

4

5

6=3/2

7=4/3

8=5/3

1

Đăk Glei

11.219

9.800

1.100

0

1.100

11,22

0

100

Trong đó:

(4) ,(7): hộ cn nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo DTTS theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trong tổng số hộ cận nghèo theo chuẩn cn nghèo giai đoạn 2016-2020.

(5), (8): hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ cn nghèo DTTS phát sinh mới theo chuẩn cận nghèo giai đoạn 2016 2020.

2

Ngọc Hồi

14.082

8.433

528

0

528

6,26

0

100

3

Đăk Tô

10.592

5.350

818

0

818

15,29

0

100

4

Đăk Hà

15.834

6.985

850

0

850

12,17

0

100

5

Sa Thầy

11.559

6.454

783

0

783

12,13

0

100

6

TP. Kon Tum

36.302

9.257

867

0

867

9,37

0

100

7

Kon Ry

6.344

3.913

413

0

413

10,55

0

100

8

Kon Plông

6.357

5.429

593

0

593

10,92

0

100

9

Tu Mơ Rông

5.580

5.439

586

0

586

10,77

0

100

10

Ia Hdrai

2.739

1.620

127

0

127

7,84

0

100

Tổng cộng

120.608

62.680

6.665

0

6.665

10,63

0

100

 

PHỤ LỤC 8:

THUYẾT MINH MỨC ĐỘ THIẾU HỤT 05 NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN

I. QUY ƯỚC CHUNG:

1. Nhà ở

Nhà là một công trình xây dựng bao gồm ba bộ phận: tường, mái, sàn và được dùng để ở.

Phân loại nhà theo vật liệu chính của 3 thành phần cấu thành chủ yếu. Đó là cột (trụ, hoặc tường chịu lực), mái và tường/bao che.

- Cột được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong ba loại vật liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “gạch/đá”, “sắt/thép/gỗ bền chắc”.

- Mái được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong ba loại vật liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “ngói (xi măng, đất nung)”, “tấm lợp kim loại chuyên dụng”. Nhà có nhiều tầng thì tính phần trần/mái bền chắc nhất.

- Tường/bao che được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong ba loại vật liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “gạch/đá”, “gỗ/kim loại bền chắc”.

Như vậy:

Nhà kiên cố là nhà có cả 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc.

a) Nhà bán kiên c là nhà có hai trong 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc.

b) Nhà thiếu kiên c là nhà chỉ có một trong 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc.

c) Nhà đơn sơ là nhà có cả 3 thành phần cấu thành chủ yếu không được xếp vào loại bền chắc.

Diện tích ở bình quân đầu người được tính bằng tổng diện tích ở của hộ chia cho tổng số nhân khẩu trong hộ. Trong đó, tổng diện tích ở được tính bằng diện tích của tất cả các ngôi nhà đang ở (không phân biệt tình trạng nhà theo phân loại ở trên), không tính nhà tắm, vệ sinh, bếp, kho, diện tích kinh doanh/cho thuê; gác xép tính bằng 50%.

2. Nguồn nước

Nguồn nước hợp vệ sinh gồm có: nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào có thành bảo vệ, nước khe mó được bảo vệ (có đường ống dẫn nước, trữ nước có nắp đậy), nước mưa chứa trong bể chứa được bảo vệ.

3. Hố xí, nhà tiêu

Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh gồm có các loại: tự hoại, bán tự hoại, thấm dội nước, hai ngăn (tham khảo thêm phụ lục để xác định rõ các loại hố xí/nhà tiêu).

II. NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC THIẾU HỤT VỀ CÁC NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN:

Nhu cầu xã hội cơ bản có 5 nhóm: Giáo dục, Y tế, Nhà ở, Nước sạch và vệ sinh, Tiếp cận thông tin.

Mỗi nhóm được đo lường bằng 02 chỉ tiêu- 05 nhóm có 10 chỉ tiêu đo lường mức thiếu hụt, cụ th:

1. Nhóm Giáo dục:

Chỉ tiêu 1 - Giáo dục cho người lớn: Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học.

Chỉ tiêu 2 - Giáo dục cho trẻ em: Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học.

Chú ý: Đối vi hai chỉ tiêu về giáo dục, không áp dụng cho các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghhọc.

2. Nhóm Y tế:

Chỉ tiêu 1- Về chăm sóc y tế: Hộ gia đình có người bị m đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua. m đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

Chỉ tiêu 2- Về bo him y tế (BHYT) của các thành viên từ 6 tui trở lên: Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tui tr lên không có BHYT.

Lưu ý rằng nếu các thành viên trong hộ hưng BHYT theo diện nghèo/cận nghèo thì vẫn tính là không có BHYT. Nguyên nhân: trong trường hợp hộ không còn thuộc diện nghèo/cận nghèo thì các thành viên sẽ không được hưởng chế độ BHYT nữa. Tuy nhiên nếu các thành viên trong hộ được hưng BHYT theo diện khác (ví dụ chế độ dân tộc thiu s, chế độ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội, thân nhân lực lượng vũ trang ...) thì vẫn tính là có BHYT.

3. Nhóm Nhà ở:

Chỉ tiêu 1 - Chất lượng nhà ở: Nhà được phân làm 4 loại nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ (xem mục I, Quy ước chung). Hộ gia đình sống trong nhà thiếu kiên cố và đơn sơ được xem là thiếu hụt.

Chỉ tiêu 2 - Diện tích nhà ở: Cách tính diện tích được hướng dẫn trong mục I Quy ước chung. Hộ gia đình sống trong nhà ở có diện tích bình quân đầu người dưới 8m2 được xem là thiếu hụt.

4. Nhóm Nước sạch và vệ sinh:

Chỉ tiêu 1 - Nước sạch: Nguồn nước hợp vệ sinh gồm có: nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào có thành bảo vệ, nước khe mỏ được bảo vệ (có đường ống dẫn nưc, trữ nước có nắp đậy), nưc mưa chứa trong bể chứa được bảo vệ. Hộ gia đình không sử dụng các nguồn nước kể trên được xem là thiếu hụt.

Chỉ tiêu 2- Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh gồm có các loại: tự hoại, bán tự hoại, thấm dội nước, hai ngăn. Hộ gia đình không sử dng các loại hố xí/nhà tiêu kể trên được xem là thiếu hụt.

5. Nhóm Tiếp cận thông tin:

Chỉ tiêu 1 - Về sử dụng dịch vụ viễn thông: nếu toàn bộ thành viên trong hộ không có điện thoại (cố định hoặc di động) và đồng thời cũng không sử dụng kết nối internet thông qua máy tính hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào thì được xem là thiếu hụt.

Chỉ tiêu 2- Về tài sản phục vụ tiếp cận thông tin: hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản được liệt kê bao gồm ti vi, đài (radio) và máy tính và đồng thời cũng không nghe được loa đài truyền thanh của xã/thôn (xã/thôn đó đã có hệ thống loa đài truyền thanh nhưng không thể nghe thấy được tại nơi hộ cư trú) thì được xem là thiếu hụt.

 

PHỤ LỤC 8a

PHÂN TÍCH HỘ NGHÈO THEO MỨC THIẾU HỤT CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN
(THEO QUYẾT ĐỊNH 59/QĐ-TTg)

TT

Huyện/thành ph

Tổng số hộ nghèo

Trong đó số hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về

Tỷ lệ thiếu hụt các chsố so với tổng số hộ nghèo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Đăk Glei

4.766

670

912

1.816

891

1.932

1.336

2.069

2.842

2.542

2.152

14,1

19,14

38,103

18,69

40,54

28,03

43,41

59,631

53,34

45,153

2

Ngọc Hi

1.611

326

326

304

190

562

648

326

593

521

394

20,2

20,24

18,87

11,79

34,89

40,22

20,24

36,809

32,34

24,457

3

Đăk Tô

2.098

82

409

681

284

548

1.071

303

1.412

889

540

3,91

19,49

32,459

13,54

26,12

51,05

14,44

67,302

42,37

25,739

4

Đăk Hà

3.921

228

242

1.868

465

1.472

2.637

406

3.182

1.016

540

5,81

6,172

47,641

11,86

37,54

67,25

10,35

81,153

25,91

13,772

5

Sa Thầy

4.658

578

594

1.589

700

1.876

2.026

1.697

3.598

1.723

2.194

12,4

12,75

34,113

15,03

40,27

43,5

36,43

77,243

36,99

47,102

6

TP. Kon Tum

2.414

61

702

906

172

653

1.025

209

1.319

804

457

2,53

29,08

37,531

7,125

27,05

42,46

8,658

54,64

33,31

18,931

7

Kon Rẫy

2.999

96

174

673

205

965

1.257

340

2.266

690

450

3,2

5,802

22,441

6,836

32,18

41,91

11,34

75,559

23,01

15,005

8

Kon Plông

3.451

190

58

1.535

164

818

1.148

248

2.798

2.041

2.229

5,51

1,681

44,48

4,752

23,7

33,27

7,186

81,078

59,14

64,59

9

Tu Mơ Rông

4.058

138

72

1.234

247

2.191

2.395

1.370

3.390

2.179

1.262

3,4

1,774

30,409

6,087

53,99

59,02

33,76

83,539

53,7

31,099

10

Ia Hdrai

1.520

705

239

499

408

1.473

953

1.473

1.493

833

845

46,4

15,72

32,829

26,84

96,91

62,7

96,91

98,224

54,8

55,592

 

Tổng cộng

31.496

3.074

3.728

11.105

3.726

12.490

14.496

8441

22.893

13.238

11.063

9,66

11,72

34,914

11,71

39,27

45,57

26,54

71,975

41,62

34,782

 

Ghi chú

1 .Tiếp cận dịch vụ y tế

3. Trình độ giáo dục người lớn

5. Chất lượng nhà ở

7. Nguồn nưc sinh hoạt

9. Sử dụng dịch vụ viễn thông

2. Bảo hiểm y tế

4. Tình trạng đi học của trẻ em

6. Diện tích nhà ở

8. Hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh

10. Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

 

PHỤ LỤC 9:

DỰ KIẾN KẾT QUẢ GIẢM HỘ NGHÈO CỦA TỈNH ĐẾN CUỐI 2020

STT

Tên huyện, TP

Kết quđiều tra thời điểm tháng 01/2016

Dự kiến thời điểm tháng 12/2020

Kết qu 2016-2020

Số hộ

H nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Số hộ

Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Số hộ nghèo đưc giảm

Tỷ lê hộ nghèo giảm bình quân (%/năm)

Tổng s

ó: hộ DTTS

Tổng số

ó: hộ DTTS

Tổng số

ó: hộ DTTS

Tổng số

ó: hộ DTTS

Tổng số

ó: hộ DTTS

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11=3-8

12=4-9

13=(5-10)/5

 

Toàn tỉnh

120.608

62.680

31.496

29.187

26,11

132.669

68.948

11.166

10.348

8,42

20.330

18.839

3,54

1

Đăk Glei

11.219

9.800

4.766

4.712

42,48

12.341

10.780

1.787

1.767

14,48

2.979

2.945

5,60

2

Ngọc Hồi

14.082

8.433

1.611

1.505

11,44

15.490

9.276

843

787

5,44

768

718

1,20

3

Đăk Tô

10.592

5.350

2.098

1.911

19,81

11.651

5.885

793

723

6,81

1.305

1.188

2,60

4

Đăk Hà

15.834

6.985

3.921

3.710

24,76

17.417

7.684

1.003

949

5,76

2.918

2.761

3,80

5

Sa Thầy

11.559

6.454

4.658

4.193

40,30

12.715

7.099

1.310

1.179

10,3

3.348

3.014

6,00

6

Kon Tum

36.302

9.257

2.414

1.813

6.65

39.932

10.183

659

495

1,65

1.755

1.318

1,00

7

Kon Rẫy

6.344

3.913

2.999

2.750

47,27

6.978

4.304

996

913

14,27

2.003

1.837

6,00

8

Kon Plông

6.357

5.429

3.451

3.448

54,29

6.993

5.972

999

998

14,29

2.452

2.450

8,00

9

Tu Mơ Rông

5.580

5.439

4.058

4.050

72,72

6.138

5.983

2.008

2.004

32,72

2.050

2.046

8,00

10

Ia Hdrai

2.739

1.620

1.520

1.095

55,49

3.013

1.782

768

553

25,49

752

542

6,00

 

PHỤ LỤC 10:

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016-2020 TỈNH KON TUM

ĐVT: tỷ đồng

STT

Tên dự án

ĐVT

Số lượng

Định mức

Thành tiền / năm

Tổng cộng 5 năm (2016-2020)

Chia ra

Trung ương

Địa phương

Huy động/lồng ghép vay NHCSXH

Tổng cộng

Đầu tư

Sự nghiệp

Tổng cộng

Đầu tư

Sự nghiệp

A

Chương trình MTQG giảm nghèo bn vững 2016-2020

 

 

 

268,989

1.198,911

1.126,835

780,094

346,741

15,268

10,768

4,500

56,807

I

Dự án 1: Chương trình 30a

 

 

 

165,207

680,001

612,425

424,594

187,831

10,768

10,768

-

56,807

1

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ s htầng huyn nghèo

 

 

 

142,557

566,751

506,675

424,594

82,081

10,768

10,768

-

56,807

1.1

Huyện 30a (Kon Plông, Tu Mơ Rông)

huyện

2

34,770

69,540

347,700

310,844

260,487

50,357

6,606

6,606

-

30,250

1.2

Huyyện 293 (Sa Thầy, Đăk Glei, Kon Ry) đến năm 2018 (bảng 70% so với huyện 30a)

huyện

3

24,339

73,017

219,051

195,832

164,107

31,725

4,162

4,162

 

19,057

2

Tiểu dự án 2: Hỗ tr phát triển sản xuất trên địa bàn huyện nghèo

 

 

 

20,500

102,500

102,500

-

102,500

-

-

-

 

a

Huyện nghèo 30a

huyện

2

5,000

10,000

50,000

50,000

 

50,000

-

 

 

 

b

Huyện nghèo 293

huyện

3

3,500

10,500

32,500

52,500

 

52,500

-

 

 

 

3

Tiu dự án 3: Htrợ lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số đi làm việc có thi hạn ở nước ngoài

 

 

 

2,150

10,750

3,250

-

3,250

-

-

-

7,500

a

Hỗ trợ đào tạo và tổ chức đưa người lao đng đi làm việc ở nước ngoài

người

50

0,007

0,350

1,750

1,750

 

1,750

-

 

 

 

b

Tư vấn, nâng cao năng lực cán btư vấn tại cơ sở, tư vấn GTVL sau khi về nước

năm

1

0,300

0,300

1,500

1,500

 

1,500

-

 

 

 

c

Vay để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

người

50

0,030

1,500

7,500

-

-

 

-

-

-

7,500

II

Dự án 2: Chương trình 135

 

 

 

101,183

505,915

503,415

355,000

148,415

2,500

-

2,500

-

1

Tiu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở htầng cho các xã, thôn ĐBKK

 

 

 

75,473

377,365

377,365

355,000

22,365

-

-

-

-

a

Xã ĐBKK

 

 

1,063

64,843

324,215

324,215

305,000

19,215

-

-

-

-

 

Đầu tư cơ sở hạ tầng

61

1,000

61,000

305,000

305,000

305,000

 

 

 

 

 

 

Duy tu bo dưỡng

61

0,063

3,843

19,215

19,215

 

19.215

 

 

 

 

b

Thôn ĐBKK

 

 

0,213

10,630

53,150

53,150

50,000

3,150

-

-

-

-

 

Đầu tư cơ sở htầng

thôn

50

0,200

10,000

50,000

50,000

50,000

 

 

 

 

 

 

Duy tu bảo dưỡng

thôn

50

0,013

0,630

3,150

3,150

 

3,150

 

 

 

 

2

Tiểu dự án 2: Htrợ phát trin sản xuất xã, thôn ĐBKK

 

 

 

21,300

106,500

104,000

-

104,000

-

 

 

 

a

Xã ĐBKK

xã

61

0,300

18,300

91,500

91,500

 

91,500

 

 

 

 

b

Thôn ĐBKK

thôn

50

0,050

2,500

12,500

12,500

 

12,500

 

 

 

 

c

Nhân rộng mô hình giảm nghèo

MH

2

0,250

0,500

2,500

 

 

 

2,500

 

2,500

 

3

Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở xã, thôn ĐBKK

 

 

 

4,410

22,050

22,050

-

22,050

-

 

 

 

a

Xã ĐBKK

61

0,060

3,660

18,300

18,300

 

18,300

 

 

 

 

b

Thôn ĐBKK

thôn

50

0,015

0,750

3,750

3,750

 

3,750

 

 

 

 

III

Dự án 3: Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, gim nghèo đưa vào cng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững (xã ngoài; NQ 30a, 293, CT135)

 

 

 

0,588

2,940

2,940

-

2,940

-

-

-

 

1

Hỗ trợ phát triển sn xut

 

 

 

0,588

2,940

2,940

-

2,940

-

-

-

 

a

Đầu tư

33

 

-

-

 

 

 

-

 

 

 

b

Sự nghiệp

năm

1

0,588

0,588

2,940

2,940

 

2,940

-

 

 

 

2

Nhân rộng mô hình gim nghèo

MH

-

1,000

-

-

 

 

 

-

 

 

 

IV

Dự án 4: Truyền thông và gim nghèo về thông tin (86 xã)

 

 

1,200

1,200

6,000

6,000

0,500

5,500

-

 

 

 

1

Truyền thông về giảm nghèo

năm

1

0,200

0,200

1,000

1,000

 

1,000

 

 

 

 

2

Giảm nghèo về thông tin

năm

 

1,000

1,000

5,000

5,000

0,500

4,500

-

 

 

 

a

Đầu tư

năm

1

0,100

0,100

0,500

0,500

0,500

 

 

 

 

 

b

Sự nghiệp

năm

1

0,900

0,900

4,500

4,500

 

4,500

 

 

 

 

V

Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá

 

 

 

0,811

4,055

2,055

-

2,055

2,000

-

2,000

 

1

Nâng cao năng lực

năm

1

0,361

0,361

1,805

1,805

 

1,805

-

 

 

 

2

Giám sát, đánh giá

năm

1

0,450

0,450

2,250

0,250

 

0,250

2,000

 

2,000

 

B

Các chính sách, dự án, chương trình hỗ trợ giảm nghèo

 

 

 

790,526

3.568,611

1.553,403

-

1.553,403

151,113

-

151,113

1.864,096

I

Chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất (dự kiến 50% hộ có nhu cầu vay)

 

 

 

270,000

1.350,000

-

-

-

-

-

-

1.350,000

1

Cho vay hộ nghèo

hộ

2.700

0,050

135,000

675,000

 

 

 

 

 

 

675,000

2

Cho vay hộ cận nghèo

hộ

700

0,050

35,000

175,000

 

 

 

 

 

 

175,000

3

Cho vay hộ mi thoát nghèo

Hộ

2.000

0,050

100,000

500,000

 

 

 

 

 

 

500,000

II

Chính sách hỗ trợ giáo dục

 

 

 

163,060

795,940

718,500

-

718,500

-

-

-

77,440

1

Chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí, chi phí học tp, tiền ăn trưa học sinh thuộc hộ nghèo

 

 

 

143,700

718,500

718,500

-

718,500

 

 

 

 

a

Chính sách htrmiễn, giảm học phí

Lượt HS, SV

33.270

0,0004

13,308

66,540

66,540

 

66,540

 

 

 

 

b

Chính sách hỗ trợ chi phí học tập

lượt HS

58.880

0,0010

58,880

294,400

294,400

 

294,400

 

 

 

 

c

Chính sách hỗ trtiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo

lượt HS

20.890

0,0006

12,534

62,670

62,670

 

62,670

 

 

 

 

d

Chính sách htrợ tin ăn, tin ở cho HS tiểu học, THCS ở vùng KT-XH ĐBKK

lượt HS

10.000

0,0052

52,000

260,000

260,000

 

260,000

 

 

 

 

đ

Chính sách htrợ tiền ăn, tiền ở cho HS THPT ở vùng KT-XH ĐBKK

lượt HS

1.000

0,0052

5,200

26,000

26,000

 

26,000

 

 

 

 

e

Chính sách hỗ trợ gạo cho HS ở vùng KT-XH ĐBKK

lượt HS

8.890

0,0002

1,778

8,890

8,890

 

8,890

 

 

 

 

2

Chính sách cho vay HS, SV có hoàn cnh khó khăn (thời gian vay 4 năm/HS,SV)

lượt HS

1.500

0,0125

18,750

75,000

 

 

 

 

 

 

75,000

3

Chương trình hc bng "Vì em hiếu học" ở 61 xã 135 (4 năm)

lượt HS

610

0,001

0,610

2,440

 

 

 

 

 

 

2,440

III

Chính sách hỗ trợ về y tế

 

 

 

125,368

447,122

265,032

-

265,032

56,098

-

56,098

125,992

1

Chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

 

 

 

89,670

268,632

265,032

 

265,032

-

-

-

3,600

a

Hộ nghèo (tính bình quân 2,5 năm do 50% hộ nghèo thoát nghèo)

người

119.812

0,0006

71,887

179,718

179,718

 

179,718

 

 

 

 

b

Hộ cận nghèo

người

25.638

0,0006

15,383

76,914

76,914

 

76,914

 

 

 

 

c

Hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70%, BHXH hỗ trợ 30% mc đóng

người

4.000

0,0006

2,400

12,000

8,400

 

8,400

 

 

 

3,600

2

Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tnh (hỗ trtiền ăn, tiền đi li; 1 phần chi phí khám chữa bệnh)

người

1.700

0,005

8,500

42,500

 

 

 

42,500

 

42,500

 

3

Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên (vay ADB + NS tỉnh) 4 năm

 

 

 

27,198

135,990

-

-

-

13,598

-

13,598

122,392

a

Cơ sở hạ tng 35 trạm Y tế

năm

1

10,337

10,337

51,685

 

 

 

5,168

 

5,168

46,517

b

Cung cấp trang thiết bị cho cơ sở y tế

năm

1

12,776

12,776

63,880

 

 

 

6,388

 

6,388

57,492

c

Đào tạo nguồn nhân lực

năm

1

3,722

3,722

18,610

 

 

 

1,861

 

1,861

16,749

d

Cấp học bng cho học viên dân tộc thiểu s

năm

1

0,363

0,363

1,815

 

 

 

0,181

 

0,181

1,634

IV

Chính sách hỗ tr hnghèo về nhà ở

 

2.514

 

26,847

134,235

-

-

-

-

-

-

134,235

1

Chính sách h tr làm nhà theo QĐ 33/2015/QĐ-TTg

hộ

617

0,025

15,425

77,125

 

 

 

 

 

 

77,125

2

Quỹ “Vì người nghèo"

hộ

1.897

0,003

11,422

57,110

 

 

 

 

 

 

57,110

V

Chính sách htrợ nước sạch và vệ sinh môi trường

 

 

 

35,336

176,680

0,251

-

0,251

-

-

-

176,429

1

Nước sạch

hộ

8.441

 

7,865

39,323

0,251

-

0,251

-

-

-

39,072

a

Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán theo QĐ 755

hộ

1.929

0,00013

0,050

0,251

0,251

 

0,251

 

 

 

 

b

Vay vn

hộ

6.512

0,0060

7,814

39,072

 

 

 

 

 

 

39,072

2

Vệ sinh môi trường

hộ

22.893

0,0060

27,471

137,357

 

 

 

 

 

 

137,357

VI

Khác

 

 

 

169,915

664,635

569,620

-

569,620

95,015

-

95,015

-

1

Chính sách htrợ đt ở, đt sản xuất cho hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã, thôn ĐBKK theo Quyết định 755/QĐ-TTg (TW+ tỉnh)

năm

1

12,450

12,450

62,250

15,250

 

15,250

47,000

 

47,000

 

2

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo (tỉnh bình quân 2,5 năm do 50% hộ nghèo thoát nghèo)

hộ

31.496

0,0005

15,748

39,370

39,370

 

39,370

 

 

 

 

3

Chính sách htrợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo QĐ 102/2009/QĐ-TTg (tỉnh bình quân 2,5 năm do 50% hộ nghèo thoát nghèo)

năm

1

6,829

6,829

17,073

 

 

 

17,073

 

17,073

 

4

Dự án giảm nghèo khu vực Tây nguyên, tỉnh Kon Tum (2016-2019)

năm

1

128,700

128,700

515,000

515,000

 

515,000

 

 

 

 

5

Đề án hỗ trợ phát trin cây cà phê xứ lnh ti các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông

năm

1

5,688

5,688

28,442

 

 

 

28,442

 

28,442

 

6

Chính sách động viên, khen thưởng hộ, xã, thôn thoát nghèo

huyện

10

0,050

0,500

2,500

 

 

 

2,500

 

2,500

 

C

Chính sách chi trả mạng lưới cộng tác viên giảm nghèo cp xã

102

0,0073

0,741

2,963

 

 

 

2,963

 

2,963

 

 

Kinh phí chi trả cho 01 CTV trong 1 năm: 605.000 đ x 12 = 7.260.000 đ

102

0,0073

0,741

2,963

 

 

 

2,963

 

2,963

 

 

Tổng kinh phí Đề án (A+B+C)

 

 

 

1.060,256

4.770,485

2.680,238

780,094

1.900,144

169,344

10,768

158,576

1.920,903



(1) tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến cuối năm theo chuẩn cũ còn 10,26% và theo chuẩn mới còn 26,11%; nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 20% theo chuẩn cũ và trên 40% theo chuẩn mới; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 90% tổng số hộ nghèo của tỉnh

(2) số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn chiếm số lượng lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo, hộ phát sinh nghèo hàng năm còn cao, chiếm tỷ lệ 23% so với số hộ thoát nghèo

(3) Công văn số 45/CV-VPQGGN ngày 03/3/2016 của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

(4) Kế hoạch tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; Công văn số 576/UBND-KTN, ngày 12/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc triển khai nhiệm vụ năm 2012 tại 2 huyện thực hiện Nghị quyết 30a; Công văn số 475/UBND-KTN ngày 18/03/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định quy trình, tiêu chí hỗ trợ trên địa bàn huyện nghèo của tỉnh; Công văn số 2407/UBND-VX, ngày 24/10/2013 về khắc phục tồn tại trong triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo; Công văn số 827/UBND-VX, ngày 14/04/2014 của UBND tỉnh Kon Tum về việc triển khai công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; Công văn số 698/UBND-VX, ngày 31/3/2014 về việc ủy quyền Chủ tịch UBND cấp huyện cấp giấy phép thành lập Quỹ “Giúp sức người nghèo” cấp xã; Công văn số 3145/UBND-VX, ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh về việc gắn kết, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất dành cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Công văn số 2688/UBND-VX, ngày 27/11/2015 của UBND tỉnh Kon Tum về việc chỉ đạo thực hiện Quyết định số 831/QĐ-UBND , ngày 23/10/2013 của UBND tỉnh; Công văn số 2852/UBND-VX ngày 04/12/2015 của UBND tỉnh Kon Tum về việc chỉ đạo hướng dẫn Quy trình và tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; Thông báo kết luật số 863/TB-VP ngày 24/6/2015 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Thông báo kết luận của đồng chí Lê Thị Kim Đơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015; Thông báo số 156/TB-VP ngày 29/01/2016 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Thông báo kết luận của đồng chí Trần Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến tổng kết, đánh giá thực hiện Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015.

(5) - Năm 2011: 02 dự án nuôi heo sọc dưa tại xã Đăk Tờ Lùng - Huyện Kon Rẫy và xã Ngọc Réo - huyện Đăk Hà. Kinh phí 500 triệu đồng/dự án.

- Năm 2012: Dự án nuôi bò sinh sản tại 02 huyện: Sa Thầy (triển khai Dự án tại 04 thôn: Khôk Nar, Kà Bầy, Lung Leng, Bình Long thuộc xã Sa Bình) với 50 hộ nghèo tham gia năm đầu tiên, tổng kinh phí là 500 triệu đồng/mô hình; Đăk Glei (triển khai tại 03 thôn Ri Nầm, Ri Mẹt, Đăk Jiấk thuộc xã Đăk Môn) với 50 hộ nghèo tham gia năm đầu tiên, tổng kinh phí là 500 triệu đồng/mô hình;

- Năm 2013: 02 Dự án nuôi bò sinh sản tại 02 huyện: Tu Mơ Rông (triển khai Dự án tại 3 thôn Mô Bành, Kon Hia III, Đăk Plô thuộc xã Đăk Rơ Ông) với 50 hộ nghèo tham gia năm đầu tiên, tổng kinh phí là 500 triệu đồng; Kon Plông (triển khai Dự án tại 4 thôn Vi Pờ Ê 1, Vi Pờ Ê 2, Vi K Oa, Vi Ô Lắc xã Pờ Ê) với 50 hộ nghèo tham gia năm đầu tiên, tổng kinh phí là 500 triệu đồng.

- Năm 2014: 04 Dự án tại 02 huyện: Sa Thầy (triển khai tại 7 thôn thuộc xã Ya Xiêr và 4 thôn của xã Sa Bình) với 55 hộ nghèo tham gia năm đầu tiên, tổng kinh phí là 550 triệu đồng; Kon Rẫy (triển khai tại 4 thôn thuộc xã Đăk Ruồng và 4 thôn thuộc thị trấn Đăk Rve) với 55 hộ nghèo tham gia năm đầu tiên, tổng kinh phí là 550 triệu đồng

- Năm 2015: 02 dự án thực hiện tại xã Đăk Hring-huyện Đăk Hà và xã Đăk Nông - huyện Ngọc Hồi. Kinh phí 250trđ/dự án.

(6) Quyết định số 574/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 của UBND huyện Đăk Glei

(7) Nguồn kinh phí của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh. Sau học nghề, hầu hết người khuyết tật đã được các tổ chức, cá hội đoàn thể hỗ trợ về trang thiết bị (máy may, dụng cụ sửa chữa xe máy…), nhiều học viên là người khuyết tật sau khi học nghề đã tự hành nghề và có thu nhập ổn định. Kế hoạch năm 2015 sẽ đào tạo cho 200 chỉ tiêu lao động là người Khuyết tật từ nguồn kinh phí dự án dạy nghề cho lao động nông thôn theo QĐ số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

(8) Theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND, ngày 06/01/2012 của UBND tỉnh Kon Tum.

(9) Trong đó Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP quốc gia hỗ trợ 2.009,8 triệu đồng

(10) Trong đó Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP quốc gia hỗ trợ 204,4 triệu đồng

(11) Thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo năm 2011 là 357.500 đồng/người/tháng, đến năm 2014 thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo tăng lên 660.738 đồng/người/tháng. (theo kết quả khảo sát mức sống dân cư của Cục Thống kê tỉnh Kon Tum năm 2014 phân theo thu nhập của 5 nhóm hộ). So với chỉ tiêu Nghị quyết số 23/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra là thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo vào cuối năm 2015 tăng ít nhất là 1,75 lần so với thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo năm 2011. (tương ứng thu nhập bình quân của hộ nghèo là 625.625 đồng/người/tháng) là đảm bảo đạt được.

(12) giải ngân cho 57.700 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phục vụ sản xuất với kinh phí thực hiện 951.282 triệu đồng cho vay cao nhất 50 triệu đồng/bộ.

(13) Trường học; trạm y tế; công trình thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; đường giao thông từ huyện xuống xã, liên xã, liên huyện; điện lưới quốc gia hoặc thủy điện nhỏ

(14) Cụ thể: (1) Huyện Sa Thầy: thực hiện phân cấp, triển khai mô hình hỗ trợ trọn gói do xã làm chủ xây dựng dự án luân chuyển vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất tại xã Sa Bình có hiệu quả, tăng tính tự lực, tự cường của hộ nghèo, cộng đồng và địa phương. (2) Huyện Đăk Hà: lồng ghép nguồn lực xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo, thực hiện mô hình hỗ trợ hộ nghèo áp dụng chế phẩm sinh học, năng suất cây lúa nước đạt 45,5 tạ/ha, tăng năng suất từ 4-7 tạ/ha và giảm chi phí sản xuất 20% so với diện tích không áp dụng chế phẩm sinh học; mô hình điều trị nội trú trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng tại Trung tâm y tế huyện hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và nâng cao nhận thức chăm sóc trẻ trong đồng bào DTTS trên địa bàn; kịp thời tổng kết Dự án luân chuyển vốn hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản tại thôn 7, xã Đăk Hring với kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng, 10 hộ nghèo DTTS tham gia. Kết quả 100% hộ được hỗ trợ lần đầu thoát nghèo bền vững (10 hộ), luân chuyển vốn hỗ trợ cho 03 hộ nghèo - 28 triệu đồng kinh phí hỗ trợ được bảo toàn và được UBND huyện quyết định công nhận thành lập Quỹ “Giúp sức người nghèo” xã Đăk Hring (14) với kinh phí 100 triệu đồng. (3) Huyện Kon Plông: chỉ đạo thực hiện Đề án giảm nghèo đạt hiệu quả cao, bền vững, thực hiện mô hình “Chuồng bò bền vững” tại cộng đồng (xây dựng tại thôn) đã nâng cao ý thức của hộ nghèo DTTS nói riêng và DTTS nói chung về phương thức chăn nuôi bò có chuồng trại, kiểm soát được dịch bệnh cho đàn bò, có nguồn thu nhập tăng thêm từ việc thu gom và bán phân chuồng; tuyên truyền, vận động người nghèo thực hiện đối ứng vốn để mua bò giống sinh sản phát triển kinh tế hộ gia đình (dân đối ứng 4 triệu đồng, hỗ trợ 6 triệu đồng). (4) Huyện Ngọc Hồi: chỉ đạo xây dựng Quỹ “Giúp sức hộ nghèo” sau khi hoàn thành thời gian thực hiện Dự án luân chuyển vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất tại thị trấn Plei Kần; lồng ghép vốn Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo với Chương trình 135 để tăng nguồn vốn luân chuyển hỗ trợ hộ nghèo DTTS phát triển sản xuất, chăn nuôi.

(15) Cụ thể như các mô hình giảm nghèo hiệu quả ở các xã biên giới chưa được Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện.

(16) Báo cáo chính trị trình Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đã đánh giá đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo chung là 42%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 28%, không đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIV nhiệm kỳ 2010, 2015 đề ra. So với yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn thì tỷ lệ trên chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

(17) Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

(18) Thời điểm năm 2015: TNBQ của tỉnh: 1.555 USD = 31.000.000 đ/người; TNBQ hộ thoát nghèo: 7.500.000 đ.người.

(19) Bao gồm các huyện: Kon Plông, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Sa Thầy, Đăk Glei.

(20) Mức phấn đấu tăng thu nhập bình quân chung toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 là 1,6 lần (năm 2015 là 1.555 USD/năm; năm 2020 đạt 2.500 USD/năm)

(21) Ngoài ra, còn có huyện Ia H’Drai (nếu được Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh sách huyện nghèo hoặc huyện được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ).

(22) Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2015

(23) Quyết định số 75/QĐ-UBDT ngày 29/02/2016 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016

(24) Công văn số 1521/SKHĐT-VX ngày 16/9/2016 của Sở Kế hoạch - Đầu tư dự kiến kế hoạch trung hạn 5 năm 2016-2020 của Chương trình 30a là 679,877 tỷ đồng (hỗ trợ đầu tư CSHT: 535,033 tỷ đồng: Duy tu bảo dưỡng: 31,724 tỷ đồng: Hỗ trợ phát triển sản xuất, giáo dục đào tạo và dạy nghề: 113,120 tỷ đồng)

(25) Chính sách vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Công văn số 3990/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 06/10/2013 của Bộ Lao động - TBXH.

(26) Nhóm hộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp-PTNT, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng.

(27) Theo quy định tại tiết c, mục 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp-PTNT, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng.

(28) Theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư

(29) Theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh có 39.167 hộ nghèo, cận nghèo (trong đó hộ nghèo 31.496 hộ).

(30) Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

(31) Theo Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 và Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

(32) Theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ

(33) Theo Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ: có 3.089 hộ tự nguyện vay vốn/4.678 hộ có khó khăn về nhà ở

(34) Giai đoạn 2011-2015, Ủy ban MTTQVN tỉnh vận động hỗ trợ 1.897 hộ nghèo xây nhà ở.

(35) Một số đơn vị đã cam kết tài trợ giai đoạn 2016-2020: Ngân hàng Công thương; Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên

(36) UBND tỉnh sẽ rà soát, tính toán, điều chỉnh nguồn kinh phí thực hiện chỉ tiêu trên cho phù hợp

(37) vận dụng theo định mức cộng tác viên đội công tác xã hội quy định tại Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 24/01/2016 của UBND tỉnh Kon Tum

(38) 50% mức lương cơ sở khởi điểm năm 2016

(39) Làm tròn số





Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư Ban hành: 30/09/2015 | Cập nhật: 06/10/2015

Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2014 về Ngày Âm nhạc Việt Nam Ban hành: 26/09/2014 | Cập nhật: 27/09/2014