Quyết định 831/QĐ-UBND ban hành Phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: 831/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Đào Công Thiên
Ngày ban hành: 31/03/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 831/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 31 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG HẠN VÀ XÂM NHẬP MẶN NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001;

Căn cứ Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tại Công văn số 543/SNN-CCTL ngày 24 tháng 3 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Phân công thực hiện

Sở Nông nghiệp và PTNT phối hp với Sở Tài chính theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Phương án theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Công ty TNHHMTV Khai thác công trình Thủy lợi Bắc và Nam Khánh Hòa, Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa, Công ty Cổ phần cấp thoát nước Khánh Hòa; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tng cục Thủy li;
- Lưu: VT, HP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Đào Công Thiên

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG, CHỐNG HẠN VÀ XÂM NHẬP MẶN NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

I. NHẬN ĐỊNH THỜI TIẾT VÀ DỰ BÁO NGUỒN NƯỚC NĂM 2016

1. Tình hình thời tiết

Từ cuối năm 2014, El Nino đã ảnh hưởng đến nước ta, làm cho nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa, là nguyên nhân gây ra hạn hán, thiếu nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tại tỉnh Khánh Hòa, lượng mưa từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016 thiếu hụt t22 - 33%; lượng dòng chảy trên các sông thiếu hụt t50-70% so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ, đặc biệt trên sông Cái Nha Trang đã xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc là 3,08m (trạm Đồng Trăng ngày 14/3/2016) thấp hơn mực nước thấp nhất lịch sử 0,02m.

Tình trạng khô hạn, thiếu nước đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, gây ảnh hưởng hơn 2.000 ha cây trồng trong vụ Đông Xuân 2015-2016 và gây thiếu nước sinh hoạt cục bộ tại một số địa phương.

2. Tình hình nguồn nước

a) Dự báo khí tượng thủy văn mùa khô 2016 khu vực tỉnh Khánh Hòa

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ:

- Tình hình mưa: El Nino tiếp tục ảnh hưởng đến giữa năm 2016, tình trạng khô hạn còn kéo dài đến hết tháng 8/2016. Dự báo lượng mưa ở mức thấp và thiếu hụt từ 30-50% so với TBNN.

- Trong mùa khô năm 2016, nhiệt độ trung bình các tháng tiếp tục có xu hướng cao hơn TBNN từ: 0,5-1,0°C. Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm và nhiều hơn so với TBNN tập trung vào nửa cuối tháng 4-8/2016.

- Dòng chảy trên các sông trong tỉnh các tháng mùa khô năm 2016 có khả năng thiếu hụt từ: 60-80% so với TBNN cùng thời kỳ và xuống mức thấp nhất lịch sử trong chuỗi số liệu thống kê. Cuối tháng 5 đầu tháng 6 dòng chảy trên các sông có khả năng tăng lên, từ tháng 7 đến tháng 9 dòng chảy có xu hướng giảm chậm.

b) Về tình hình nguồn nước tại các hồ chứa, đập dâng

Các hồ chứa hiện có dung tích trữ khoảng 125,18 triệu m3, đạt 50% dung tích thiết kế, một số hồ chứa có dung tích rất thấp: Đá Bàn đạt 16%, EakrongRou đạt 25% so với thiết kế. Dự kiến đến đu vụ Hè Thu năm 2016, nếu không có mưa tiểu mãn, dung tích trữ các hồ chỉ còn khoảng 87,76 triệu m3 chiếm 35,2% so với dung tích thiết kế; có 9/19 hồ chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tưới như hồ: Suối Dầu, Láng Nhớt, Suối Trầu (đáp ứng được 60-80%), Cam Ranh, Am Chúa, Suối Lớn (đáp ứng được 40- 50%), các hồ Đá Bàn, Đá Đen phải ngừng cấp nước cho sản xuất để ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt.

(Chi tiết xem Phụ lục 1)

Ngoài ra, hầu hết các đập dâng sẽ không còn đủ nước để tưới vụ Hè Thu 2016.

c) Về tình hình xâm nhập mặn

Do mực nước các sông ở mức thấp nên khả năng xâm nhập mặn rất lớn gây ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt, sản xuất tại các vị trí như: đập ngăn mặn Sông Cái (thành phố Nha Trang), đập dâng Hải Triều (huyện Vạn Ninh), đập ngăn mặn Cầu Lắm (thị xã Ninh Hòa) và một số khu vực giáp biển tại thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm.

3. Dự báo tình hình khô hạn năm 2016

a) Tình hình sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016

- Cây lúa: toàn tỉnh gieo sạ được 18.199/19.378 ha đạt 93,92% so với kế hoạch. Diện tích bỏ vụ 1.348 ha (tập trung ở thị xã Ninh Hòa), diện tích chuyển sang trồng mía tím là 40 ha (huyện Khánh Sơn).

(Chi tiết xem Phụ lục 2)

Tính tới thời điểm hiện tại, toàn bộ diện tích lúa vụ Đông Xuân 2015-2016 đã làm đòng, một số đã bắt đầu thu hoạch. Theo đánh giá, nguồn nước hiện có đảm bảo yêu cầu tưới, tuy nhiên do tình hình thời tiết nắng gay gắt và mực nước trên các sông xuống thấp nên một số diện tích phải tăng cường bơm tưới ở thời điểm cuối vụ.

- Các loại cây trồng khác: ngô 6.485 ha; mía 19.030 ha; rau màu các loại 4.700 ha; cây công nghiệp dài ngày, cây lâu năm 22.412 ha. Do ảnh hưởng của nắng hạn, sản lượng các cây trồng sẽ giảm từ 20-30%.

- Về vật nuôi: trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 4.590 con trâu, 73.230 con bò, 134.330 con lợn và 2.926.280 con gia cầm các loại. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những dịch bệnh trên gia súc, tập trung tại huyện Cam Lâm, Khánh Sơn và thành phố Cam Ranh.

b. Vụ Hè Thu năm 2016

Nếu không có mưa tiểu mãn hoặc mưa ít, nguồn nước về các hồ chứa không được bổ sung, dự kiến sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2016 như sau:

- Diện tích sản xuất: 7.730/18.483 ha (đạt 41,8% kế hoạch), trong đó dự kiến có khoảng 3.748 ha phải bom tưới chống hạn cuối vụ;

- Diện tích chuyển đổi giống cây trồng: 361 ha;

- Diện tích thiếu nước dự kiến ngừng sản xuất: 10.392 ha.

(Chi tiết xem Phụ lục 2)

c) Về cấp nước sinh hoạt

Do ảnh hưởng của tình hình khô hạn, hiện nay tại huyện Khánh Sơn có 450 hộ/2.000 khẩu thiếu nước. Trong thời gian đến, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, các nguồn nước bị cạn kiệt, mực nước ngầm sụt giảm, một số giếng nước sinh hoạt bị khô cạn, làm thiếu nước sinh hoạt khoảng 24.766 hộ/120.175 khẩu.

(Chi tiết xem Phụ lục 3)

d) Ảnh hưởng khác

Do ảnh hưởng của nắng nóng, các khu vực rừng trọng điểm trên địa bàn tỉnh dễ xảy ra cháy như: Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Khánh Sơn... với tổng diện tích khoảng 34.800 ha, trong năm 2015 toàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ cháy rừng tại Cam Lâm, Diên Khánh với diện tích khoảng 17,5 ha; ngoài ra nhiệt độ tăng cũng tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh dịch phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản có khả năng bị ảnh hưởng khoảng 3.200 ha tập trung tại các huyện Cam Lâm, Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa.

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG HẠN VÀ XÂM NHẬP MẶN

1. Biện pháp phi công trình

a. Đi với sản xuất nông nghiệp

- Các địa phương, công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án chống hạn cụ thể trên địa bàn, tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn để kịp thời triển khai các giải pháp chống hạn thích hp, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất do hạn hán gây ra.

- Rà soát, cập nhật cân đối nguồn nước, tiếp tục kiểm tra, tổng hợp cụ thể nguồn nước các hồ chứa để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn nước, trong đó ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước ung cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao và các khu công nghiệp khi hạn hán xảy ra.

- Trên cơ sở tính toán nguồn nước hiện có, hướng dẫn nhân dân sử dụng giống và bố trí các loại cây trồng hợp lý. Đối với các vùng trồng lúa đảm bảo nguồn nước tưới suốt vụ thì chủ động gieo sạ tập trung thâm canh theo vùng để tiết kiệm nưc; đối với diện tích không đủ nước trồng lúa thì chuyển sang cây trồng khác có nhu cầu nước ít hơn và thời gian ngắn hơn so với trồng lúa; diện tích không có nước chủ động tạm dừng không gieo trồng;

- Tăng cường công tác quản lý phân phối và sử dụng nguồn nước tiết kiệm (áp dụng phương pháp tưới luân phiên, nông-lộ-phơi, ngập-khô xen kẽ...), hạn chế thất thoát nước, đồng thời có biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình hạn hán đến tận nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân;

- Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức và kiến thức về công tác phòng cháy, cha cháy rừng; thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn ở các địa phương và của các đơn vị cung cấp nước. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới.

- Căn cứ vào dự báo thời tiết và tình trạng xâm nhập mặn để điều chỉnh lịch mùa vụ, thả nuôi thủy sản trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cho phép.

- Xác định thời gian dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn, xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm rừng dễ bị cháy, xây dựng các giải pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy.

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thú y, phòng chống dịch bệnh; tập trung hình thức chăn nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô vừa và lớn nhằm tăng năng suất và hạn chế dịch bệnh. Có biện pháp che chắn nắng cho đàn vật nuôi, dự trữ rơm, rạ và các loại thức ăn thay thế cỏ (ngũ cốc, cám gạo, mật rỉ đường, thức ăn xanh ủ chua…), đảm bảo nguồn nước uống tránh để vật nuôi mất sức do thiếu nước.

- Huy động các lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện tham gia phòng, chống hạn (tuyên truyền cảnh báo hạn hán, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm, đào ao, đào giếng..

b. Đối với cấp nước sinh hoạt, công nghiệp

- Các địa phương phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tính toán, cân đối dành nước ưu tiên cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp cho đến hết năm 2016. Theo dõi, nắm bắt tình hình thiếu nước sinh hoạt, đề xuất các biện pháp cấp nước thích hợp.

- Các Công ty Cấp thoát nước, Công ty cổ phần Đô thị, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, các khu công nghiệp trên địa bàn quản lý khi hạn hán xảy ra.

- Một số hệ thống cấp nước nhỏ lẻ, các giếng nước của dân do ảnh hưởng hạn hán không đủ nước, tiến hành các biện pháp như: đào thêm giếng, tăng cường các phương tiện vận chuyển để cấp nước, không để thiếu nước sinh hoạt và bùng phát dịch bệnh do hạn hán kéo dài.

2. Biện pháp công trình

- Đối với khu vực hồ chứa nước, đập dâng:

+ Lắp đặt các trạm bơm dầu dã chiến tại vị trí các cống lấy nước để bơm nước từ dung tích chết của các hồ;

+ Sửa chữa các đập bổi hiện có và đắp đập tạm để trữ nước.

- Đối với khu vực trạm bơm: vận hành tăng cường các trạm bơm điện cố định để chống hạn;

- Tổ chức nạo vét hệ thống kênh mương, cửa cống lấy nước, nạo vét khơi thông dòng chảy đảm bảo thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng tại các địa phương, đơn vị;

- Tổ chức lắp đặt và vận hành các trạm bơm dầu dã chiến tận dụng nguồn nước từ các sông, suối, ao, bầu để bơm chống hạn tại các khu vực khoanh vùng sản xuất bị thiếu nước vào cuối vụ;

- những nơi có nước ngầm tiến hành thực hiện khoan giếng lấy nước ngầm và thực hiện đào ao trữ nước đọng phục vụ chống hạn;

- Rà soát và chủ động thực hiện việc nâng cấp, sửa chữa kênh mương, đập dâng có quy mô nhỏ nhằm tăng cường khả năng trữ nước và dẫn nước thông thoáng từ đầu mối đến mặt ruộng, tránh thất thoát nước.

- Tu bổ, sửa chữa các hệ thống cấp nước sinh hoạt để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân.

III. KINH PHÍ CHỐNG HẠN

Từ các biện pháp chống hạn trên, kinh phí thực hiện công tác chống hạn và xâm nhập mặn năm 2016 được tổng hợp như sau:

Đơn vị tính: đồng

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Khối lượng

Thành tiền (đồng)

1

Kinh phí hỗ trợ ging cho diện tích không sản xuất, thiệt hại

ha

12.211

11.741.720.000

2

Kinh phí hỗ trợ diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa

ha

361

541.875.000

3

Kinh phí hỗ trợ cấp nước sinh hoạt

nhân khẩu

42.785

4.343.910.000

4

Kinh phí hỗ trợ nhiên liệu bơm chống hạn vượt định mức

lít

158.882

1.588.815.000

5

Kinh phí hỗ trợ điện năng vượt định mức bơm chng hạn

Kw

631.840

1.127.202.560

6

Kinh phí hỗ trợ nạo vét kênh mương, cửa lấy nước, đập dâng...

m3

142.435

15.728.065.700

7

Kinh phí hỗ trợ đào ao, khoan giếng

cái

203

2.574.494.960

8

Kinh phí hỗ trợ nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt

công trình

17

15.450.000.000

9

Kinh phí hỗ trợ xây dựng đập tạm, đập bổi trữ nước

m3

15.628

4.207.934.478

10

Kinh phí hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa công trình phục vụ chống hạn

công trình

30

5.265.867.000

Tổng cộng

 

 

62.569.884.698

Tổng kinh phí thực hiện công tác chống hạn năm 2016 làm tròn là 62.570 triệu đồng. (Chi tiết xem Phụ lục 4)

IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Nhằm bảo đảm sdụng nguồn kinh phí chống hạn kịp thời, hiệu quả, đúng mục đích, các địa phương và đơn vị phải thực hiện những quy định sau:

1. Việc thực hiện các biện pháp phòng chống hạn hán trong cấp nước sinh hoạt và sản xuất theo phân cấp quản lý. Các địa phương, đơn vị thực hiện các biện pháp chống hạn theo công trình thủy lợi được phân cấp quản lý tại Quyết định s 81/2009/QĐ-UBND ngày 16/10/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

2. Lập hồ sơ nhu cầu hỗ trợ gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.

3. Các trạm bơm dầu dã chiến chống hạn phải có nhật ký vận hành, chủng loại máy bơm, công suất, định mức nhiên liệu, ngày tháng và số giờ vận hành, nhiên liệu tiêu hao mỗi đợt bơm tưới, tổng nhiên liệu tiêu thụ cả đợt bơm chống hn. Sổ vận hành phải được đơn vị thực hiện công trình chống hạn lập, có xác nhận của chính quyền địa phương. Hỗ trợ nhiên liệu dầu diezen bơm chống hạn với mức 9,0 lít/ha/1 đợt tưới, tối đa không quá 5 đợt tưới. Đối với việc mua nhiên liệu phục vụ công tác chống hạn phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

4. Các trạm bơm điện cố định phải tăng thời gian bơm và điện năng vượt định mức do hạn hán, đơn vị quản lý công trình phải có định mức kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ so sánh, cp bù (trong trường hợp chưa có định mức, lấy lượng tiêu thụ điện năng của năm không bị hạn của vụ sản xuất cùng kỳ gần nhất tại trạm bơm để xác định điện năng vượt định mức).

5. Đối với công trình chống hạn có tính chất xây dựng cơ bản thực hiện theo quy định về xây dựng cơ bản.

6. Trong quá trình triển khai thực hiện phương án chống hạn của các địa phương, đơn vị nếu có phát sinh thêm những biện pháp chống hạn cần thiết thì báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, thường xuyên theo dõi, giám sát, chỉ đạo các địa phương, đơn vị về công tác chống hạn trên địa bàn tỉnh; tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết, đồng thời phối hợp với STài chính kiểm tra hồ sơ chống hạn của các địa phương, đơn vị trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp hỗ trợ kinh phí chống hạn.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh về kinh phí chống hạn cho các địa phương, đơn vị; đồng thời kiểm tra quyết toán kinh phí: chống hạn, hỗ trợ thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn của các địa phương, đơn vị.

3. Sở Công Thương

a) Rà soát và đề nghị danh sách ưu tiên cấp điện nhằm đảm bảo đủ điện cho các trạm bơm điện hoạt động thường xuyên để bơm nước tưới chống hạn.

b) Chỉ đạo các đơn vị quản lý các hồ chứa thủy điện có kế hoạch xả nước tcác hồ chứa thủy điện để hỗ trợ nguồn nước chống hạn trong trường hợp vùng hạ du yêu cầu bổ sung nguồn nước.

c) Chỉ đạo việc cấp nước cho công nghiệp để đảm bảo ổn định sản xuất.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc rà soát và khoanh vùng khu vực trữ lượng nước ngầm phục vụ định hướng công tác đào ao, giếng cấp nước sinh hoạt cho nhân dân được hiệu quả; đồng thời cung cấp các số liệu về quan trắc đo độ mặn tại các cửa sông nhằm phục vụ dự báo tình hình xâm nhập mặn.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương rà soát và đề xuất hỗ trợ các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, không để người dân bị đói do ảnh hưởng của hạn hán.

6. Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ theo dõi sát diễn biến thời tiết, kịp thời cung cấp thông tin về khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.

7. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh

a) Chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình bằng nguồn vốn sửa chữa hàng năm và có kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương, các cửa vào lấy nước, trạm bơm tưới theo phân cấp quản lý; các hồ chứa đang sửa chữa nếu đủ điều kiện an toàn cũng phải tích nước hợp lý để thực hiện công tác chống hạn.

b) Phối hợp với các địa phương trong triển khai phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, xác định cụ thể từng vùng có khả năng thiếu nước để có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý; qun lý phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tổ chức tưới hiệu quả và tiết kiệm nước.

c) Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước nhằm chủ động xử lý tình huống, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đổi phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân; thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT tình hình thực hiện.

8. Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa có kế hoạch đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và dân sinh, trong đó ưu tiên cung cấp điện cho các trạm bơm để phục vụ công tác chống hạn.

9. Các Công ty cấp thoát nước, Công ty cổ phần Đô thị, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, các khu công nghiệp trên địa bàn quản lý khi hạn hán xảy ra.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác theo dõi, chỉ đạo UBND các xã, các đơn vị quản lý công trình thủy lợi, cấp nước đô thị trên địa bàn triển khai thực hiện theo phương án chống hạn và xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân, không để người dân bị đói, thiếu nước sinh hoạt và bùng phát dịch bệnh do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài; chỉ đạo các bộ phận có liên quan kiểm tra, thẩm tra hồ sơ quyết toán kinh phí chống hạn và xâm nhập mặn trước khi báo cáo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan./.

 

PHỤ LỤC 1

DUNG TÍCH CÁC HỒ CHỨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2016

STT

Hồ chứa

Dung tích toàn bộ (triệu m3)

Tính đến ngày 23/3

Dự kiến đến đầu vụ Hè Thu

Dung tích (triệu m3)

Tỷ lệ so với dung tích toàn bộ

Dung tích (triệu m3)

Tỷ lệ so vi dung tích toàn bộ

1

Đá Bàn

75.00

11.76

16%

3.31

4%

2

Suối Trầu

9.81

5.62

57%

3.62

37%

3

Hoa Sơn

19.18

19.18

100%

15.09

79%

4

Tiên Du

7.13

6.86

96%

6.47

91 %

5

Đá Đen

3.43

1.41

41%

0.21

6%

6

Suối Luồng

0.62

0.53

84%

0.13

22%

7

Suối Lớn

0.22

0.2

91%

0.05

23 %

8

Bà Bác

0.18

0.08

45%

0.03

17%

9

Cây Bứa

0.30

0.24

80%

0.15

51 %

10

Suối Sim

1.31

0.64

49%

0.63

48%

11

Am Chúa

4.70

3.59

77%

1.94

41 %

12

Láng Nht

2.10

1.66

79%

0.80

38%

13

Sui Hành

9.49

4.96

52%

4.33

46%

14

Cam Ranh

22.10

15.31

69%

9.29

42%

15

Suối Dầu

32.78

24.32

74%

17.76

54%

16

Cây Sung

0.47

0.24

51%

0.10

21 %

17

Đồng Bò

0.70

0.7

100%

0.40

57%

18

EakrongRou

35.91

8.79

24%

7.56

21 %

19

Tà Rục

23.48

19.09

81%

15.89

68%

Tổng

248.91

125.18

50%

87.76

35%

 

PHỤ LỤC 2

DIỆN TÍCH GIEO VỤ ĐÔNG XUÂN 2015-2016 VÀ DỰ KIẾN GIEO TRỒNG VỤ HÈ THU 2016

STT

Địa phương

Vụ Đông Xuân 2015-2016

V Hè Thu 2016

Kế hoạch (ha)

Diện tích gieo trồng (ha)

Diện tích bỏ vụ (ha)

Diện tích chuyển đi (ha)

Kế hoạch (ha)

Diện tích gieo trồng (ha)

Diện tích bỏ vụ (ha)

Diện tích chuyển đổi (ha)

Diện tích đảm bảo nước tưới (ha)

Diện tích bơm chống hạn cuối vụ (ha)

1

Vn Ninh

3.862

4.071

 

 

3.048

2.389

1.537

639

20

2

Ninh Hòa

7.600

6.391

1.209

 

8.169

1.211

1.070

6.889

69

3

Nha Trang

591

591

 

 

536

365

317

171

0

4

Diên Khánh

4.300

4.300

 

 

4.110

1.840

700

2.270

0

5

Cam Lâm

1.600

1.600

 

 

1.427

1.147

74

71

210

6

Cam Ranh

770

770

 

 

651

589

50

 

62

7

Khánh Sơn

138

47

51

40

138

47

 

91

0

8

Khánh Vĩnh

517

429

88

 

404

142

 

262

 

Tng

19.378

18.199

1.348

40

18.483

7.730

3.748

10.392

361

 

PHỤ LỤC 3

THỐNG KÊ CÁC HỘ DÂN CẦN NHU CẦU HỖ TRỢ NƯỚC SINH HOẠT

STT

Địa phương

Khu vực dân cư

Khu vực xã đảo

Tng

Số hộ

Số khẩu

Số h

Skhẩu

Shộ

Số khẩu

1

Vạn Ninh

1,456

5,800

450

2,000

1,906

7,800

2

Ninh Hòa

450

2,020

 

 

450

2,020

3

Nha Trang

 

 

1,740

8,000

1,740

8,000

4

Diên Khánh

6,750

31,725

 

 

6,750

31,725

5

Cam Lâm

6,050

26,380

 

 

6,050

26,380

6

Cam Ranh

1,450

6,500

 

5,000

1,450

11,500

7

Khánh Sơn

3,850

19,250

 

 

3,850

19,250

8

Khánh Vĩnh

2,570

13,500

 

 

2,570

13,500

Tổng

22,576

105,175

2,190

15,000

24,766

120,175

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN NĂM 2016

STT

Nội dung

Vạn Ninh

Ninh Hòa

Nha Trang

Diên Khánh

Cam Lâm

Cam Ranh

Khánh Sơn

Khánh Vĩnh

Cty TNHH MTV KTCT TL Bc KH

Cty TNHH MTV KTCT TL Nam KH

Tổng

1

Kinh phí hỗ trợ cho diện tích không sản xuất, thiệt hại

 

- Diện tích (ha)

639

8.098

171

2.270

71

 

572

390

 

 

12.211,0

 

- Kinh phí (triệu đồng)

587,9

7.450,1

157,3

2.088,4

65,3

 

990,6

402,0

 

 

11.741,7

2

Kinh phí hỗ trợ giống cho diện tích chuyển đổi cây trồng

 

- Diện tích (ha)

20

69

 

 

210

62,25

 

 

 

 

361,3

 

- Kinh phí (triệu đồng)

30,0

103,5

 

 

315,0

93,4

 

 

 

 

541,9

3

Kinh phí hỗ trợ cấp nước sinh hoạt

 

- Số nhân khẩu

7.500

 

8.000

 

26.383

 

902

 

 

 

42.785

 

- Kinh phí (triệu đồng)

675,0

 

300,0

 

3.166,0

 

203,0

 

 

 

4.344,0

4

Kinh phí hỗ trợ nhiên liệu (dầu diesel) bơm chống hạn vượt định mức

 

- Dầu diesel (lít)

14.985

6.300

2.250

2.250

3.317

2.250

 

 

96.030

31.500

158.882

 

- Kinh phí (triệu đồng)

149,9

63,0

22,5

22,5

33,2

22,5

 

 

960,3

315,0

1.588,8

5

Kinh phí hỗ trợ điện năng vượt định mức bơm chống hạn

 

- S Kw

 

 

13.340

218.500

 

 

 

 

 

400.000

631.840,0

 

- Kinh phí (triệu đồng)

 

 

23,8

389,8

 

 

 

 

 

713,6

1.127,2

6

Kinh phí hỗ trợ nạo vét kênh mương, bể hút trạm bơm, cửa lấy nước, đập dâng...

 

- Khối lượng (m3)

11.683

13.261

5.000

1.800

4.500

 

2.450

650

78.137

25000

142.481

 

- Kinh phí (triệu đồng)

1.151,0

5.216,3

500,0

180,0

700,6

 

596,7

65,0

6.168,4

1.150,0

15.728,0

7

Kinh phí hỗ trợ đào ao, khoan giếng trữ nước (cái)

 

- Khối lượng

33

129

 

 

20

 

21

 

 

 

203

 

- Kinh phí (triệu đồng)

164,5

695,0

 

 

1.400,0

 

315,0

 

 

 

2.574,5

8

Kinh phí hỗ trợ nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt

 

- Khối lượng (công trình)

1

 

1

 

2

8

4

1

 

 

17

 

- Kinh phí (triệu đồng)

2.500,0

 

200,0

 

5.000,0

4.250,0

2.300,0

1.200,0

 

 

15.450,0

9

Kinh phí hỗ trxây dựng đập tạm, đập bổi trữ nước

 

- Khối lượng (m3)

260

600

 

800

1.200

600

9.520

 

1.848

800

15.628

 

- Kinh phí (triệu đồng)

65,0

150,0

 

200,0

300,0

150,0

2.478,6

 

664,3

200,0

4207,9

10

Kinh phí hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa công trình thủy li quy mô nhỏ phục vụ chống hạn

 

- Khi lượng

16

8

 

2

2

1

 

1

 

 

30

 

- Kinh phí (triệu đồng)

393,0

2.147,4

 

1.250,0

775,5

100,0

 

600,0

 

 

5265,9