Quyết định 28/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 31/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch xây dựng và phát triển thuỷ lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020
Số hiệu: 28/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Chẩu Văn Lâm
Ngày ban hành: 28/12/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2012/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 28 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA ĐIỀU 1 QUYẾT ĐỊNH SỐ 31/2007/QĐ-UBND NGÀY 05/9/2007 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Tuyên Quang;

Căn cứ Công văn 3276/BNN-TCTL ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc góp ý Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang;

Căn cứ Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch Xây dựng và phát triển Thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 5, Điều 1 Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVII, kỳ họp thứ 5 về điều chỉnh quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND ngày 17/7/2007;

Sau khi xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2108/TTr-SNN ngày 26 tháng 12 năm 2012 về việc xin phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 1 Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:

“1. Mục tiêu của quy hoạch:

- Phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi và nguồn tài nguyên nước, đáp ứng nhu cầu cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và các ngành kinh tế khác; góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu.

- Thu hút nguồn vốn đầu tư và có kế hoạch đầu tư phù hợp;

- Góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.”

2. Sửa đổi tiết thứ nhất khoản 2 Điều 1 như sau:

“2. Quan điểm quy hoạch:

- Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang đến 2015, định hướng đến năm 2020 phù hợp với định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các Quy hoạch khác đã được phê duyệt.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:

“3. Nhiệm vụ quy hoạch

3.1. Cấp nước:

a/ Cấp nước tưới:

+ Đến năm 2015 đảm bảo tưới chắc cho 84,64% diện tích trồng lúa tưới bổ sung cho 70% diện tích màu. Ngoài ra còn kết hợp tưới ẩm, tạo nguồn cho cây công nghiệp, cây ăn quả và các vườn ươm cây lâm nghiệp tập trung.

+ Đến năm 2020 đảm bảo tưới chắc cho 88,83% diện tích trồng lúa, tưới bổ sung cho 75% diện tích trồng màu. Ngoài ra còn kết hợp tưới ẩm, tạo nguồn cho cây công nghiệp, cây ăn quả và các vườn ươm cây lâm nghiệp tập trung.

Mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 và năm 2020

TT

Chỉ tiêu

Toàn tỉnh

Lưu vực sông Lô

Lưu vực sông Gâm

Lưu vực sông Phó Đáy

I

Năm 2015

 

 

 

 

1

Lúa đông xuân

17.326

8.920

5.626

2.780

2

Lúa mùa

25.869

12.369

9.366

4.134

3

Cây màu

11.536

5.116

3.812

2.608

4

Chè

8.220

6.713

493

1.014

5

Cây ăn quả

6.150

5.007

686

457

II

Năm 2020

 

 

 

 

1

Lúa đông xuân

17.148

8.829

5.568

2.751

2

Lúa mùa

25.250

12.073

9.142

4.035

3

Cây màu

15.200

6.724

5.024

3.452

4

Chè

8.220

6.713

493

1.014

5

Cây ăn quả

6.150

5.007

686

457

b) Cấp nước sinh hoạt và các ngành khác

- Cấp nước sinh hoạt đô thị và các ngành khác (công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, môi trường và duy trì dòng chảy...) và cấp nước sinh hoạt nông thôn. Dự kiến đến năm 2015 đạt tỷ lệ đạt 80 % dân số toàn tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó 75% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh), với số lượng bình quân trung bình 80 lít/người/ngày và đến năm 2020 đạt tỷ lệ 96,1% dân số toàn tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó trên 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh), với số lượng bình quân trung bình 80 lít/người/ngày).

- Cấp nước nuôi trồng thủy sản: Mở rộng diện tích và tăng giá trị nuôi trồng thủy sản trên cơ sở tận dụng diện tích ao, hồ; chuyển đổi một số diện tích ruộng trũng, lầy, thụt sang nuôi trồng thủy sản; phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang.

3.2- Quy hoạch tiêu và phòng, chống lũ, giảm nhẹ thiên tai:

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cấp, tu bổ, xây dựng công trình tiêu và phòng chống lũ cho các vùng; các giải pháp phòng tránh đối với các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét.

- Xác định danh mục các công trình phòng chống lũ, đặc biệt là các tuyến kè bảo vệ bờ sông, suối xung yếu, khu dân cư tập trung và các công trình quốc gia đảm bảo mục tiêu phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

3.3- Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ: Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy hoạch xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ trong tỉnh.”

4. Sửa đổi tiết 4.1 khoản 4 Điều 1 như sau:

“4.1- Quy hoạch tưới:

a) Phương án quy hoạch:

- Do địa hình vùng núi bị chia cắt mạnh, đất dốc nhiều, diện tích đất canh tác phân tán, để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế của tỉnh, chủ yếu tập trung xây dựng các công trình thủy lợi loại vừa và nhỏ.

Ở những khu vực dòng chảy cơ bản không đủ cấp cho các hộ dùng nước và điều kiện địa hình cho phép thì dự kiến xây dựng hồ chứa nước để trữ nước mùa mưa tưới cho mùa khô.

Những khu vực có nguồn nước không đủ tưới cho 2 vụ lúa thì xác định nhiệm vụ của công trình chủ yếu tưới cho lúa mùa là chính, diện tích vụ xuân chủ yếu trồng màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày.

Trường hợp nguồn nước quá ít, không đủ tưới cho lúa thì xác định nhiệm vụ công trình tưới cho các loại cây trồng cần ít nước.

- Để giải quyết cấp nước chủ động cho diện tích trồng lúa, một phần diện tích màu và giải quyết tưới ẩm cho những vùng trồng cây công nghiệp tập trung, biện pháp thủy lợi cần phải tập trung:

+ Củng cố, duy trì và phát huy tối đa năng lực tưới của những công trình thủy nông hiện có.

+ Tu sửa nâng cấp một số công trình thủy nông đã xuống cấp.

+ Nâng cấp, xây dựng mới các hồ chứa, đập dâng lớn thay thế các công trình nhỏ, tạm để đảm bảo điều hòa, tiết kiệm nước nâng cao hiệu quả phục vụ tưới.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương.

- Gắn quy hoạch thủy lợi với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tổng hợp các công trình tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới CTTL đến 2020

Số TT

Lưu vực

Tổng số công trình

Hình thức đầu tư

Diện tích tưới thiết kế (ha)

Ước tính kinh phí đầu tư (Triệu đồng)

Làm mới

Nâng cấp, sửa chữa

Lúa

Diện tích tăng thêm

Cấp nước nuôi trồng thủy sản

Cây rau, màu... (ha)

Cây chè, cây ăn quả (ha)

Vụ xuân

Vụ mùa

Vụ xuân

Vụ mùa

A

Giai đoạn đến 2015

184

36

148

3.072

3.350

495

471

78

427

763

375.566

1

Sông Lô

71

13

58

1.793

1.815

175

180

66

257

476

190.119

2

Sông Gâm

97

20

77

865

1.082

243

215

13

158

182

143.341

3

Sông Phó Đáy

16

3

13

415

453

77

76

0

12

105

42.106

B

Giai đoạn 2016 - 2020

1.089

40

1.049

5.568

7.027

233

866

40

551

1.135

 

1

Sông Lô

503

19

484

3.097

3.677

121

551

19

408

609

 

2

Sông Gâm

444

20

424

1.525

2.104

107

124

15

102

258

 

3

Sông Phó Đáy

142

1

141

946

1.246

5

192

6

41

268

 

b) Các giải pháp kỹ thuật công trình:

* Giải pháp quy hoạch tưới toàn tỉnh đến 2015:

- Củng cố, duy trì và phát huy tối đa năng lực tưới hiện có chưa phải cải tạo nâng cấp, hoàn thiện các công trình thủy nông đang đầu tư dở dang, xây dựng mới và tu sửa nâng cấp các công trình thủy lợi. Đến năm 2015, tổng số công trình thủy lợi toàn tỉnh là 2.703 công trình (gồm: Hồ chứa: 513 công trình; Đập xây: 883 công trình; TB điện: 72 công trình, TB thủy luân: 9 công trình, TB dầu: 04 công trình; Phai tạm: 971 công trình; Rọ thép: 209 công trình; Mương tự chảy 42); Tổng diện tích tưới lúa của các công trình thủy lợi là 36.561ha/43.195ha diện tích gieo trồng (đạt 84,64%); Tưới bổ sung cho 8.075ha/11.536 ha màu (đạt 70%); Ngoài ra còn kết hợp tưới ẩm, tạo nguồn tưới cho 763 ha cây chè, cây ăn quả, các vườn ươm cây lâm nghiệp tập trung, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

- Tổng số kênh được kiên cố hóa là 2.072/3.499 km, đạt 59,21%.

* Giải pháp quy hoạch tưới toàn tỉnh đến 2020:

- Tiếp tục củng cố duy trì và phát huy tối đa năng lực tưới của các công trình thủy nông hiện có đến năm 2015, tu sửa nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi. Đến năm 2020, tổng số công trình thủy lợi toàn tỉnh là 2.742 công trình (gồm: Hồ chứa: 519 công trình; Đập xây: 1.385 công trình; TB điện: 83 công trình, TB thủy luân: 14 công trình, TB dầu: 04 công trình; Phai tạm: 487 công trình; Rọ thép: 209 công trình; Mương tự chảy 41 công trình); Tổng diện tích tưới lúa của các công trình thủy lợi là 37.660 ha/42.398ha diện tích gieo trồng (đạt 88,83%); Tưới bổ sung cho 11.400 ha/15.200 ha màu (đạt 75%); Ngoài ra còn kết hợp tưới ẩm, tạo nguồn tưới cho 1.135 ha cây chè, cây ăn quả, các vườn ươm cây lâm nghiệp tập trung, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

- Tổng số kênh được kiên cố hóa là 2.916/3.535 km, đạt 82,51%.

* Phân theo các lưu vực sông, cụ thể:

Giải pháp quy hoạch tưới đối với lưu vực sông Lô:

Xây mới 32 công trình, cải tạo nâng cấp 542 công trình giải quyết tưới 4.890 ha lúa đông xuân; 5.492 ha lúa mùa (tưới tăng thêm 296 ha lúa vụ đông xuân; 731 ha lúa mùa); 665 ha màu, tạo nguồn tưới bổ sung cho 1.085 ha cây chè, cây ăn quả và 85 ha nuôi trồng thủy sản. Cụ thể từng giai đoạn như sau:

- Đến 2015: Xây mới 13 công trình, cải tạo nâng cấp 58 công trình, kiên cố 69 km kênh mương. Các công trình trên giải quyết tưới 1.793 ha lúa đông xuân; 1.815 ha lúa mùa; tưới tăng thêm 175 ha lúa vụ đông xuân; 180 ha lúa mùa; 257 ha màu và tạo nguồn cho 476 ha chè, cây ăn quả.

 - Giai đoạn 2016-2020: Xây mới 19 công trình, cải tạo nâng cấp 484 công trình, kiên cố 289 km kênh mương. Các công trình trên giải quyết tưới 3.097 ha lúa đông xuân; 3.677 ha lúa mùa; tưới tăng thêm 121 ha lúa vụ đông xuân; 551 ha lúa mùa; 408 ha màu và tạo nguồn cho 609 ha chè, cây ăn quả.

Giải pháp quy hoạch tưới đối với lưu vực sông Gâm:

Xây mới 40 công trình, cải tạo nâng cấp 501 công trình giải quyết tưới 2.390 ha lúa đông xuân; 3.187 ha lúa mùa; tưới tăng thêm cho 350 ha lúa vụ đông xuân; 339 ha lúa mùa; 260 ha màu và tạo nguồn tưới bổ sung cho 440 ha chè, cây ăn quả và 28 ha nuôi trồng thủy sản. Cụ thể từng giai đoạn như sau:

- Đến 2015: Xây mới 20 công trình, cải tạo nâng cấp 77 công trình, kiên cố 61 km kênh mương. Các công trình trên giải quyết tưới 922 ha lúa đông xuân; 1.139 ha lúa mùa; tưới tăng thêm 243 ha lúa vụ đông xuân; 215 ha lúa mùa; 158 ha màu và tạo nguồn cho 182 ha chè, cây ăn quả.

 - Giai đoạn 2016-2020: Xây mới 20 công trình, cải tạo nâng cấp 424 công trình, kiên cố 201 km kênh mương. Các công trình trên giải quyết tưới 1.525 ha lúa đông xuân; 2.104 ha lúa mùa; tưới tăng thêm 107 ha lúa vụ đông xuân; 124 ha lúa mùa; 102 ha màu và tạo nguồn cho 258 ha chè, cây ăn quả.

Giải pháp quy hoạch tưới đối với lưu vực sông Phó Đáy:

Xây mới 4 công trình, cải tạo nâng cấp 154 công trình giải quyết tưới 1.361 ha lúa đông xuân; 1.698 ha lúa mùa; tưới tăng thêm cho 82 ha lúa vụ xuân; 268 ha lúa mùa; 53 ha màu, tạo nguồn tưới bổ sung cho 373 ha cây chè, cây ăn quả và 6 ha nuôi trồng thủy sản. Cụ thể từng giai đoạn như sau:

- Đến 2015: Xây mới 3 công trình, cải tạo nâng cấp 13 công trình, kiên cố 17 km kênh mương. Các công trình trên giải quyết tưới 415 ha lúa đông xuân; 553 ha lúa mùa; tưới tăng thêm 77 ha lúa vụ đông xuân; 76 ha lúa mùa; 12 ha màu và tạo nguồn cho 105 ha chè, cây ăn quả.

 - Giai đoạn 2016-2020: Xây mới 1 công trình, cải tạo nâng cấp 141 công trình, kiên cố 111 km kênh mương. Các công trình trên giải quyết tưới 946 ha lúa đông xuân; 1.246 ha lúa mùa; tưới tăng thêm 5 ha lúa vụ đông xuân; 192 ha lúa mùa 41 ha màu và tạo nguồn cho 268 ha chè, cây ăn quả.

Giải pháp quy hoạch kiên cố hóa kênh mương toàn tỉnh:

Để có thể đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu, mở rộng sản xuất nông nghiệp cần sửa chữa, nâng cấp và kiên cố mới các tuyến kênh mương dự kiến đến năm 2020 số kênh mương được kiên cố hóa trong toàn tỉnh là 2.916 km đạt 82,51%. Trong đó:

- Giai đoạn đến 2015: Kiên cố 146,403 km kênh mương trong 36 công trình thủy lợi xây dựng mới và 148 công trình tu sửa nâng cấp.

- Giai đoạn 2016-2020: Kiên cố 600,517 km kênh mương trong 40 công trình thủy lợi xây dựng mới và 1.049 công trình tu sửa nâng cấp và 243,9 km kênh mương ngoài các công trình tu sửa, nâng cấp và làm mới trong giai đoạn.

Tổng hợp chiều dài kênh mương dự kiến sau khi thực hiện quy hoạch

Số TT

Tên huyện, thành phố

Dự kiến KM đến năm 2015

Dự kiến KM đến năm 2020

Tổng chiều dài kênh (km)

Tổng chiều dài kênh kiên cố (km)

Phần trăm kiên cố (%)

Tổng chiều dài kênh (km)

Tổng chiều dài kênh kiên cố (km)

Phần trăm kiên cố (%)

 

Tổng số

3.498,975

2.071,863

59,21

3.534,535

2.916,298

82,51

1

CT liên huyện, TP

119,315

71,400

59,84

119,315

89,040

74,63

2

TP Tuyên Quang

148,687

91,941

61,84

155,787

143,325

92,00

3

Huyện Lâm Bình

262,168

179,573

68,50

266,168

233,039

87,55

4

Huyện Na Hang

183,903

98,575

53,60

186,203

161,093

86,51

5

Huyện Chiêm Hóa

755,276

498,134

65,95

763,176

636,908

83,45

6

Huyện Hàm Yên

560,369

308,735

55,09

569,729

477,187

83,76

7

Huyện Yên Sơn

703,497

363,895

51,73

708,397

500,396

70,64

8

Huyện Sơn Dương

765,760

459,610

60,02

765,760

675,310

88,19

c) Giải pháp phi công trình:

 Xây dựng bản đồ tưới trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng phần mềm tin học trong điều hành, quản lý hệ thống thủy lợi để nâng cao hiệu quả quản lý khai khác các công trình thủy lợi.”

5. Sửa đổi điểm b) tiết 4.2 khoản 4 Điều 1 như sau:

b) Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn: (có Quy hoạch riêng)

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đến năm 2015: có 75% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; Tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các công trình công cộng khác ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

+ Đến năm 2020: trên 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

- Dự kiến đầu tư sửa chữa, nâng cấp, làm mới 48.477 công trình gồm 194 công trình cấp nước tập trung; 48.283 công trình giếng nước nhỏ lẻ, trong đó:

+ Công trình CNTT xây dựng mới: 138 công trình.

+ Cải tạo, nâng cấp công trình CNTT: 56 công trình.

+ Công trình cải tạo, xây mới giếng đào: 48.283 công trình.

- Tổng kinh phí dự kiến: 693.696,8 triệu đồng, trong đó:

+ Giai đoạn đến 2015: 387.951,0 triệu đồng.

+ Giai đoạn: 2016-2020: 305.745,8 triệu đồng.”

6. Sửa đổi điểm c) tiết 4.2, khoản 4 Điều 1 như sau:

“c) Quy hoạch phát triển thủy sản (có quy hoạch riêng):

Đến năm 2015 phát triển thủy sản tạo ra sản phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân. Bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững, gắn với sản xuất hàng hóa và phát triển du lịch;

Đến năm 2020 phát triển thủy sản trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tạo ra sản phẩm thủy sản chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, cụ thể:

Diện tích nuôi trồng thủy sản đến 2010 là 10.852 ha. Quy hoạch diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 là 11.494 ha, đến năm 2020 là 11.748 ha (trong đó bao gồm cả diện tích hồ thủy điện Tuyên Quang).”

7. Sửa đổi tiết 4.3 khoản 4 Điều 1 như sau:

“4.3. Quy hoạch phòng, chống lũ:

4.3.1. Giải pháp công trình:

a) Đầu tư xây dựng hệ thống kè chống xói lở bờ sông, suối: Tổng chiều dài 156,711 km, trong đó:

Giai đoạn đến 2015: Đầu tư 42,26 km kè sông, suối, trong đó tiếp tục xây dựng 7,902 km kè đang trong dự án và Dự kiến đầu tư xây dựng 34,358 km kè sông, suối. Chi tiết như sau:

Tổng hợp dự kiến đầu tư các công trình kè

Số TT

Tên huyện, thành phố

CT làm mới

Chiều dài kè (km)

Ước tính kinh phí đầu tư (Tr. đồng)

 

Tổng số

20

42,260

925.236

1

TP Tuyên Quang

2

4,850

177.568

2

Huyện Lâm Bình

2

7,300

68.960

3

Huyện Na Hang

6

7,252

218.321

4

Huyện Chiêm Hóa

3

6,000

74.000

5

Huyện Hàm Yên

3

4,480

91.600

6

Huyện Yên Sơn

1

3,500

52.500

7

Huyện Sơn Dương

3

8,878

242.287

- Giai đoạn 2016-2020: Theo khả năng huy động vốn tiếp tục đầu tư xây dựng 114,451 km kè sông, suối. Chi tiết như sau:

Số TT

Tên huyện, thành phố

CT làm mới

CT chuyển tiếp

Chiều dài kè (km)

 

Tổng số

142

8

114,451

1

TP Tuyên Quang

2

2

9,800

2

Huyện Lâm Bình

19

1

12,740

3

Huyện Na Hang

19

1

13,370

4

Huyện Chiêm Hóa

13

1

23,800

5

Huyện Hàm Yên

12

2

29,818

6

Huyện Yên Sơn

71

0

15,423

7

Huyện Sơn Dương

6

1

9,500

b) Đầu tư xây dựng hệ thống đê phòng lũ

- Giai đoạn đến 2015: Hoàn thiện đầu tư 25,3 km đê sông với tổng kinh phí đầu tư 87,265 tỷ đồng, trong đó:

+ Đầu tư xây dựng mới 7,5 km đê Cấp Tiến - Đông Thọ huyện Sơn Dương, vốn đầu tư 69,265 tỷ đồng (đang đầu tư xây dựng).

+ Cứng hóa mặt đê và áp trúc 17,8 km mái đê, vốn đầu tư 18 tỷ đồng, trong đó: tuyến An Khang - Thái Long, thành phố Tuyên Quang dài 3,45 km, ước vốn đầu tư 3,5 tỷ đồng; tuyến Vĩnh Lợi - Sầm Dương huyện Sơn Dương dài 14,35 km, ước vốn đầu tư 14,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: Sửa chữa 2 cống dưới đê.

+ Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tuyến đê ở giai đoạn trên.

+ Sửa chữa cống dưới đê Lương Thiện xã Sầm Dương, Đồng Gianh xã Vĩnh Lợi thuộc tuyến đê Vĩnh Lợi - Lâm Xuyên.

c) Xây dựng cột đo mực nước lũ toàn tỉnh: Đến 2015 đầu tư xây dựng 60 đo mực nước lũ để phục vụ công tác phòng tránh lũ. Tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng.

d) Phương án di dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất:

Rà soát nhu cầu bố trí, sắp xếp ổn định dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Thực hiện Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 03/8/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch bố trí, sắp xếp ổn định dân cư giai đoạn 2012-2015, định hướng 2020 là 2.323 hộ, tổng kinh phí 493,810 tỷ đồng.

- Từ 2012-2015: thực hiện bố trí, sắp xếp: 1.131 hộ, kinh phí 217,877 tỷ đồng. Trong đó:

+ Di chuyển xen ghép: 547 hộ, vốn 5,477 tỷ đồng

+ Di chuyển tập trung: 584 hộ, vốn 212,399 tỷ đồng

- Giai đoạn 2016-2020: thực hiện bố trí, sắp xếp: 1.192 hộ, kinh phí 275,933 tỷ đồng. Trong đó:

+ Di chuyển xen ghép: 415 hộ, vốn 4,233 tỷ đồng

+ Di chuyển tập trung: 777 hộ, vốn 271,700 tỷ đồng

4.3.2. Biện pháp phi công trình:

 - Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ là biện pháp hàng đầu.

- Công tác quản lý và sử dụng đất đai phải được tăng cường có hiệu quả, quy hoạch phân vùng sản xuất, trồng và bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc, đảm bảo phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo trên địa bàn, cải tiến từng bước mạng thông tin, cảnh báo mưa, lũ ống, lũ quét.

- Xây dựng bản đồ ngập lụt và bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét trên phạm vi toàn tỉnh.

- Củng cố mạng chỉ đạo, chỉ huy phòng chống lụt bão từ tỉnh, huyện, xã và các ngành trong tỉnh, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại các huyện thành phố, nhất là ở các xã trọng điểm.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về lụt, bão và các Chỉ thị, Pháp lệnh về phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của nhà nước đến người dân.

- Nạo vét khai thông các luồng lạch và sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi như cầu, cống, đập để đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ.

- Hướng dẫn nhân dân áp dụng biện pháp canh tác bền vững trên đất đồi dốc, chống xói mòn, giảm cường độ lũ, hạn chế lũ quét, lũ bùn đá.

- Tổ chức tốt lực lượng quản lý đê nhân dân; triển khai thực hiện đề án nâng cao năng lực cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát sỏi đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đê, kè và không gây sạt lở bờ sông, suối”

8. Sửa đổi tiết 4.4 và tiết 4.5 khoản 4 Điều 1 như sau:

“4.4. Quy hoạch phát triển thủy điện:

Căn cứ theo Quyết định phê duyệt thủy điện toàn quốc của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp số 3454/QĐ-BCN ngày 18 tháng 10 năm 2005 và các Quyết định bổ sung, điều chỉnh quy hoạch bậc thang thủy điện sông Gâm, thủy điện Chiêm Hóa. Trong quy hoạch giai đoạn tới cần tập trung phát triển các công trình khai thác thủy năng trên địa bàn tỉnh với các công trình dự kiến như sau:

Tổng hợp các công trình thủy điện dự kiến quy hoạch xây dựng đến 2020

Số TT

Tên công trình thủy điện

Địa điểm xây dựng (Xã - Huyện)

Đập đầu mối

Công suất (MW)

Ghi chú

Chiều cao (m)

Chiều dài (m)

Giải pháp công trình

A

Giai đoạn đến 2015:

 

 

 

 

196,0

 

1

Hùng Lợi 1

Hùng Lợi - Yên Sơn

51,00

330,00

Đập đất đồng chất

8

Đang thi công

2

Hùng Lợi 2

Hùng Lợi - Yên Sơn

27,00

90,00

Đập bê tông trọng lực

5

Đang thi công

3

Yên Sơn 2

Tân Long - Yên Sơn

 

 

Đập bê tông trọng lực

65

 

4

Yên Sơn

Quý Quân - Yên Sơn

28,00

 

Đập bê tông trọng lực

70

 

5

Chiêm Hóa

Ngọc Hội - Chiêm Hóa

21.77

 

Bê tông + đá xây

48

Đang hoàn thành

B

Giai đoạn 2016-2020:

 

 

 

 

16,3

 

1

Thác Rõm

Tân Mỹ - Chiêm Hóa

20,00

150,00

Bê tông + đá xây

3

 

2

Cầu Kẽm

Bình Phú - Chiêm Hóa

6,00

120,00

Bê tông + đá xây

5

 

3

Ninh Lai

Ninh Lai - Sơn Dương

 

 

Bê tông + đá xây

3

 

4

Nậm Vàng

Côn Lôn - Na Hang

 

 

Bê tông + đá xây

1.3

 

5

Quảng Tân

Yên Lâm - Hàm Yên

 

 

Bê tông + đá xây

2

 

6

Phù Lưu

Phù Lưu - Hàm Yên

 

 

Bê tông + đá xây

2

 

Tuy nhiên việc khai thác các công trình thủy điện nhỏ còn nhiều tiềm năng trong tương lai, sẽ có nhiều biến động cần tiếp tục nghiên cứu kỹ và đưa ra kết luận cụ thể sau khi có đo đạc khảo sát.

4.5. Phân kỳ đầu tư và phương án vốn đầu tư:

Tổng hợp vốn đầu tư cho quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi từ nay đến năm 2015 là 1.395,966 tỷ đồng (không kể vốn thực hiện quy hoạch cấp nước sinh hoạt, quy hoạch thủy điện, thủy sản, di dân ra khỏi vùng ảnh hưởng lũ quét đã có quy hoạch riêng). Riêng giai đoạn 2016-2020 chưa dự kiến kinh phí do còn biến động về quy mô xây dựng và tùy thuộc khả năng huy động vốn vì vậy khi thực hiện dựa trên cơ sở định hướng trong quy hoạch để triển khai đầu tư xây dựng cho phù hợp.

a) Tổng mức đầu tư: 1.395,966 tỷ đồng.

- Công trình cấp nước cho nông nghiệp: 375,566 tỷ đồng.

- Phòng đê, kè chống lũ: 1.012,500 tỷ đồng.

- Các nội dung khác: 7,900 tỷ đồng.

b) Dự kiến phân kỳ đầu tư:

Giai đoạn đến 2015: 1.395,966 tỷ đồng.

- Công trình cấp nước cho nông nghiệp: 375,566 tỷ đồng.

+ Xây dựng mới 36 công trình.

+ Tu sửa, nâng cấp 148 công trình.

+ Kiên cố hóa 146 km kênh mương.

- Công trình đê, kè phòng chống lũ: 1.012,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng 42,26 km kè sông, suối.

+ Xây dựng 7,5 km đê và cứng hóa mặt đê 17,8 km.

- Các nội dung khác: 7,900 tỷ đồng.

+ Xây dựng định mức Kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác CTTL.

+ Xây dựng bản đồ tưới, bản đồ ngập lụt, bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét sạt lở đất và xây dựng cột đo mực nước lũ.

Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020:

- Công trình cấp nước cho nông nghiệp:

+ Xây dựng mới 40 công trình.

+ Tu sửa nâng cấp 1.049 công trình.

+ Kiên cố hóa 855 km kênh mương.

- Công trình đê, kè phòng chống lũ:

+ Xây dựng 114,5 km kè sông, suối

+ Xây dựng hoàn thiện 21,5 km đê và cống dưới đê.”

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 1 như sau:

“5. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

5.1. Giải pháp về kỹ thuật:

- Khi đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cần đầu tư hoàn thiện, đồng bộ để công trình phát huy hiệu quả cao.

- Giai đoạn đầu lựa chọn các công trình trọng điểm, hiệu quả cao, công trình đang hư hỏng do mưa lũ gây ra, công trình thuộc Quyết định điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và một số công trình thuộc các xã điểm xây dựng nông thôn mới để ưu tiên đầu tư trước.

- Đầu tư xây dựng các công trình phòng lũ để bảo vệ các khu đông dân cư, vùng có nguy cơ sạt lở cao ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.

- Các công trình trong quy hoạch thực hiện trong một thời gian khá dài, khi có biến động của tình hình phát triển kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh, bổ sung, cập nhật cho phù hợp.

5.2. Giải pháp về vốn:

a) Nguồn vốn đầu tư:

Tăng cường sự hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương, tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để đầu tư các công trình thủy lợi lớn và các công trình phòng chống lũ quan trọng, kinh phí đầu tư lớn; sử dụng ngân sách địa phương, vốn vay, lồng ghép thực hiện các Chương trình mục tiêu, vốn di dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí nhà nước cấp bù thủy lợi phí, kết hợp với huy động nguồn lực trong dân để đầu tư các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, kiên cố hóa kênh mương. Dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện Quy hoạch xây dựng và Phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang đến 2015 là: 1.395,966 tỷ đồng, phân bổ như sau:

- Vốn Trung ương: 1.214,219 tỷ đồng

- Vốn địa phương: 181,748 tỷ đồng

Dự kiến chi tiết phân bổ vốn như bảng sau:

TT

Nguồn vốn

Số lượng

Đơn vị

Ước tính kinh phí đầu tư (Triệu đồng)

 

Tổng vốn

 

 

1.395.966

A

VỐN TRUNG ƯƠNG

 

 

1.214.219

I

Công trình cấp nước tưới:

 

 

276.990

1

Các công trình ưu tiên (90%)

63

Công trình

144.752

2

Các công trình thủy lợi còn lại trong giai đoạn quy hoạch (60%)

121

Công trình

128.838

3

Xây dựng bản đồ tưới

1

Bộ

2.900

4

Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong QLKT CTTL

1

Bộ

500

II

Công trình phòng chống lũ:

59,384

km

937.228

1

Kè sông Lô

6,128

km

319.755

2

Kè sông Gâm

5,052

km

257.701

3

Kè sông Phó Đáy

10,640

km

159.600

4

Công trình đê + cống dưới đê

25,300

km

87.265

5

Kè suối nhỏ (60%)

12,264

km

112.908

B

VỐN ĐỊA PHƯƠNG

 

 

181.748

I

Công trình cấp nước tưới:

 

 

101.976

1

Các công trình ưu tiên (10%)

63

Công trình

16.084

2

Các công trình thủy lợi còn lại trong giai đoạn quy hoạch (40%)

121

Công trình

85.892

II

Công trình phòng chống lũ:

8,176

km

79.772

1

Kè suối nhỏ (40%)

8,176

km

75.272

2

Cột đo mực nước lũ toàn tỉnh

60

Cột

1.500

3

Xây dựng bản đồ ngập lụt

1

Bộ

2.000

4

Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất và lũ quét

1

Bộ

1.000

b) Thứ tự ưu tiên:

- Triển khai đầu tư xây dựng có hiệu quả các công trình thủy lợi thuộc dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Tuyên Quang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1766/QĐ-TTg ngày 10/10/2011.

- Ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi đang bị hư hỏng nặng do lũ lụt gây ra; các công trình lớn, hiệu quả cao; các công trình đê, kè xử lý sạt lở cấp bách đã và đang lập thủ tục chuẩn bị đầu tư. Gồm 63 công trình thủy lợi và 10 công trình đê, kè cụ thể như sau:

Các công trình thủy lợi ưu tiên đầu tư

Số TT

Tên huyện, thành phố

Tổng số công trình

Hình thức đầu tư

Kênh mương (km)

Diện tích tưới thiết kế (ha)

Diện tích tăng thêm (ha)

Cấp nước nuôi trồng thủy sản

Cây rau, màu... (ha)

Cây chè, cây ăn quả (ha)

Ước tính kinh phí đầu tư (Triệu đồng)

Làm mới

Nâng cấp, sửa chữa

Vụ xuân

Vụ mùa

Vụ xuân

Vụ mùa

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

Tổng số

63

7

56

57

1.451

1.505

131

132

52

215

328

160.836

1

Lâm Bình

4

0

4

3

10

18

0

0

0

1

0

1.716

2

Na Hang

7

0

7

3

46

58

0

0

0

0

20

4.783

3

Chiêm Hóa

10

1

9

7

214

232

23

23

8

45

52

16.411

4

Hàm Yên

14

2

12

16

335

341

52

43

44

126

101

58.315

5

Yên Sơn

6

1

5

3

49

50

13

13

0

0

10

4.760

6

Sơn Dương

6

2

4

13

463

471

38

48

0

26

90

50.784

7

Các TB dọc sông Lô Gâm

16

1

15

11

335

335

5

5

0

17

55

24.067

Công trình phòng chống lũ ưu tiên đầu tư

Số TT

Tên xã, Tên công trình

Địa điểm xây dựng (thôn, xóm)

Loại công trình

Quy mô đầu tư

Ước tính kinh phí đầu tư (Triệu đồng)

 

Chiều cao (m)

Chiều dài (km)

 

 

 

Tổng số công trình kè:

 

10

 

27,358

494.147

 

1

T/ PHỐ TUYÊN QUANG

 

 

 

2,000

30.000

 

1

Kè chống sạt lở và thoát lũ suối Chả (Trung tâm thành phố Tuyên Quang) đoạn 1

Từ Cầu Đen đến Cầu Chả mới

Kè bê tông

6 - 9m

2,000

30.000

 

2

HUYỆN LÂM BÌNH

 

 

 

7,000

67.760

 

1

Kè bảo vệ khu hành chính huyện Lâm Bình và chống sạt lở suối Nặm Chang, xã Lăng Can

Thôn Phai Che A đến thôn Nà Khà

Kè bê tông + đá xây

4 - 5m

7,000

67.760

 

3

HUYỆN NA HANG

 

 

 

1,500

10.000

 

1

Kè suối Nậm Mường xã Côn Lôn

Thôn 2, 3, thôn Đon Thai

Kè bê tông + đá xây

3,50

1,500

10.000

 

4

HUYỆN HÀM YÊN

 

 

 

4,480

91.600

 

1

Kè chống sạt lở bờ sông Lô

Thị trấn Tân Yên (Bản Mục - Bản Yên)

Kè bê tông

5 - 7m

1,540

37.000

 

2

Kè chống sạt lở suối Minh Hương

Thôn Vằng Cắt, Khởi Huyện, Cây Si, Khu dân cư trung tâm xã

Kè đá xây

3,00

1,825

14.600

 

3

Kè chống sạt lở suối Bình Xa

Khu dân cư trung tâm xã

Kè đá xây

3,00

1,115

40.000

 

5

HUYỆN YÊN SƠN

 

 

 

3,500

52.500

 

1

Kè sạt lở sông Phó Đáy

Làng Coóc

Kè bê tông, đá xây, rọ thép

4 - 5m

3,500

52.500

 

6

HUYỆN SƠN DƯƠNG

 

 

 

8,878

242.287

 

1

Kè sông Phó Đáy bảo vệ khu di tích ATK giai đoạn 2

Bình Yên, Tân Trào, Minh Thanh

Kè bê tông

6 - 7.5m

4,370

65.550

 

2

Kè chống sạt lở bờ sông Lô

Sầm Dương

Kè bê tông

5 - 7m

1,738

135.187

 

3

Kè bờ sông Phó Đáy

TT Sơn Dương

Kè bê tông

3 - 5m

2,770

41.550

 

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, nếu có công trình bị hư hỏng đột xuất hoặc do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội cần phải đầu tư xây dựng, thì căn cứ tình hình thực tế có thể điều chỉnh giai đoạn thực hiện, hoặc bổ sung đầu điểm để đầu tư cho phù hợp.

5.3. Giải pháp về cơ chế chính sách và giải pháp về tổ chức, quản lý khai thác công trình thủy lợi.

a) Tổ chức thực hiện và xây dựng các văn bản pháp quy trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi:

- Tổ chức thực hiện nghiêm Luật tài nguyên nước; các quy phạm tính toán tưới, tiêu, thiết kế hệ thống tưới tiêu, các tài liệu hướng dẫn quản lý vận hành, thiết kế công trình; các chính sách của Trung ương quy định về công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Triển khai, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở cơ sở; thực hiện có hiệu quả chính sách cấp bù thủy lợi phí của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Xây dựng, Ban hành các quy định UBND tỉnh và hướng dẫn của các ngành về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh; xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư vào lĩnh vực thủy lợi; khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, đặc biệt là các địa bàn vùng cao, vùng sâu, khó khăn.

b) Xây dựng và kiện toàn mô hình tổ chức:

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thủy lợi, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý, vận hành và bảo vệ công trình mà nòng cốt là các Ban quản lý công trình thủy lợi cơ sở; củng cố hệ thống tổ chức làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy lợi cấp huyện, xã.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi phù hợp với quy định của trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh; củng cố kiện toàn các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi.

- Tăng cường tập huấn về pháp luật quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, chế độ chính sách, chuyên môn kỹ thuật về quản lý khai thác các công trình thủy lợi cho các Ban quản lý công trình ở cấp xã, lực lượng cán bộ chuyên ngành thủy lợi, lực lượng tham gia làm thủy lợi ở cơ sở và các hộ hưởng lợi.

5.4. Giải pháp Quản lý về môi trường:

a) Những tác động xấu đến môi trường sinh thái:

- Xây dựng các công trình thủy lợi sẽ làm mất đi một diện tích thảm phủ thực vật nhất định, một số loài động vật, thực vật có thể bị giảm; mặt khác trong quá trình xây dựng công trình có thể gây ô nhiễm môi trường từ chất thải xây dựng.

- Do tác động của quá trình phát triển nông nghiệp lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng nhiều, cùng với phát triển dân số, hoạt động kinh tế xã hội và khai thác khoáng sản ngày càng tăng khi không kiểm soát tốt, chất lượng nước mặt, nước ngầm tầng nông có nguy cơ bị ô nhiễm gia tăng, nếu như các chất thải, rác thải không được giám sát, thu gom xử lý.

b) Biện pháp hạn chế tác động xấu đến môi trường:

- Quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn để chống lũ, chống xói mòn và hạn hán, điều hòa khí hậu.

- Xây dựng mạng lưới giám sát môi trường, cần phải đặt các trạm quan trắc, đo đạc thường xuyên tại các khu vực nhạy cảm đối với các thành phần của môi trường như môi trường không khí, môi trường nước.

- Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phải đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trước, trong và sau khi hoàn thành công trình.

- Ngoài ra công tác đôn đốc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật môi trường của các cơ quan hữu quan đối với các cơ sở sản xuất cũng phải được tiến hành thường xuyên.

5.5- Giải pháp Quản lý chất lượng nước:

- Chất lượng nước mặt: Nguồn nước mặt từ các sông chính trong tỉnh như sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy và các suối, khe, lạch khá tốt, đủ tiêu chuẩn cấp cho sản xuất và có thể dùng cấp sinh hoạt sau xử lý đạt các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh đã có hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ do lượng nước thải, rác thải của khu vực dân cư xung quanh, vì vậy cần phải quan tâm, có biện pháp kiểm soát và quản lý kịp thời.

- Chất lượng nước ngầm: Nước ngầm của Tuyên Quang có chất lượng tương đối tốt, đáp ứng tiêu chuẩn dùng làm nguồn cấp nước phục vụ cho sinh hoạt. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nước ngầm có hàm lượng mangan cao, cần được xử lý. Đặc biệt nước ngầm karst trong các thành tạo đá vôi thường có độ cứng rất cao, khi sử dụng cho nồi hơi công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt cần phải được xử lý.

5.6. Giải pháp về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, tính toán, thiết kế, xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Sử dụng trang thiết bị, công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng, thi công công trình thủy lợi. Đầu tư các trang thiết bị, hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn để đo mực nước, lưu lượng và chất lượng nguồn nước.

- Tăng cường mạng lưới quan trắc, đo đạc; đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ tin học và viễn thám trong quản lý, điều hành và khai thác hệ thống công trình thủy lợi. Nâng cao hiệu quả dự báo ngắn hạn, trung và dài hạn để từ đó có biện pháp ứng phó hợp lý.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, giải pháp khắc phục úng ngập cục bộ bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.

5.7. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, các chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển thủy lợi.

- Tuyên truyền các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch phát triển thủy lợi trong giai đoạn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tập trung tuyên truyền các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đầu tư xây dựng cũng như quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân tham gia vào công tác quản lý khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Tuyên truyền vận động, thuyết phục để người dân tham gia đóng góp vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình; đóng góp thủy lợi phí nội đồng để phục vụ cho công tác quản lý khai thác công trình, tham gia giám sát quá trình thi công cũng như quản lý vận hành, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm theo quy định của pháp luật”

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức công khai điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi đến 2015, định hướng đến năm 2020 và tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch. Các cấp, các ngành liên quan rà soát các quy hoạch theo lĩnh vực của ngành mình; bổ sung, điều chỉnh kịp thời và triển khai thực hiện phù hợp với điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi được duyệt. Định kỳ 5 năm rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thủy lợi, từ đó điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế.

- Căn cứ điều chỉnh quy hoạch thủy lợi được duyệt tại Quyết định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố xem xét cụ thể danh mục công trình, theo thứ tự ưu tiên và phù hợp với khả năng bố trí vốn đầu tư theo từng giai đoạn, để lập kế hoạch đầu tư và tổ chức thực hiện; tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, huy động đóng góp của nhân dân để thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung khoản 5, Điều 1 Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020.

Các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này được áp dụng từ ngày 22 tháng 12 năm 2012 (ngày có hiệu lực của Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVII, kỳ họp thứ 5 về điều chỉnh quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND ngày 17/7/2007).

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành trực thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

 

 

Nơi nhận:
-VP Chính phủ; (Báo cáo)
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (Báo cáo)
- Bộ Tài chính; (Báo cáo)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh Ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;(Báo cáo)
- Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc tỉnh;
- Sở Tư pháp tỉnh;
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Toàn án nhân dân tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh
- Như điều 3: Thực hiện;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Phòng thông tin, công báo - VP UBND tỉnh;
- Chuyên viên: TL-GT-NLN-TN&MT-TC-TH;
- Lưu: VT (A)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Chẩu Văn Lâm