Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu: 80/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Nguyễn Thiện
Ngày ban hành: 12/03/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Tĩnh, ngày 12 tháng 03 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TẰM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

I. Khái quát thực trạng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí và dự báo số lượng đến năm 2020

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; lĩnh vực chính sách xã hội được tập trung chỉ đạo toàn diện góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh nghèo, là địa phương chịu nhiều hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề và lâu dài, đặc biệt là chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, ô nhiễm xăng dầu; thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu, bão lũ thường xuyên xảy ra, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Theo thống kê đến nay toàn tỉnh có 17.815 người tâm thần, thần kinh, thiểu năng trí tuệ, chiếm 1,44 % dân số, có trên 43.000 người rối nhiễu tâm trí, chiếm 3,56 % dân số, đối tượng tâm thần nặng, lang thang, có hành vi gây nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng là 1.767 người, đối tượng có nhu cầu vào trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng 270 người (số liệu điều tra năm 2010), số người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng là 3.043 người.

- Số liệu người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại các địa phương:

TT

Huyện thành phố, thị xã

Tổng số người tâm thần, thần kinh

Tổng số người rối nhiễu tâm trí

Trong đó

Tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm

Có nhu cầu đưa vào tập trung

Tâm thần hưởng CS trợ giúp theo NĐ 67, NĐ13

1

K Anh

2.243

5.630

155

35

309

2

Cm Xuyên

2.163

5.480

188

30

423

3

Thch Hà

1.874

4.570

212

27

318

4

Can Lộc

1.835

4.550

161

28

287

5

Lộc Hà

1.175

2.730

118

16

492

6

Nghi Xuân

1.452

3.300

179

19

150

7

Đức Thọ

1.580

3.530

318

25

338

8

Hương Sơn

1.752

4.140

186

34

291

9

Hương Khê

1.577

3.830

51

15

84

10

Vũ Quang

477

1.230

130

13

114

11

TX Hng Lĩnh

556

1.270

39

8

83

12

TP Hà Tĩnh

1.131

2.740

30

20

154

 

Tổng số:

17.815

43.000

1.767

270

3.043

- Dự báo số lượng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí đến năm 2020;

Do thay đổi lối sống trong cơ chế thị trường, ảnh hưởng của thiên tai và ô nhiễm môi trường; các điều kiện trợ giúp, phục hồi chức năng cho người tâm thần trên địa bàn còn thiếu; vì vậy, số lượng người tâm thần, thần kinh, thiểu năng trí tuệ, tâm thần mãn  tính, người bị rối nhiễu tâm trí có chiều hướng gia tăng; đến năm 2020, ước tính khoảng 5,5% dân số.

II. Tình hình thực hiện công tác trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng và những tồn tại, hạn chế

1. Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tuyên truyền đến quần chúng nhân dân hiểu, xác định việc trợ giúp người tâm thần là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong lĩnh vực xã hội, y tế …

Tuy nhiên, còn nhiều cán bộ các ngành, các cấp chưa nhận thức và hiểu biết đầy đủ về chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho người tâm thần nên hiệu quả trợ giúp chưa cao. Nhận thức và kiến thức của người dân, cộng đồng xã hội về người tâm thần còn hạn chế. Mặt khác, tại cộng đồng người tâm thần bị xa lánh, định kiến dẫn đến khủng hoảng tâm lý trầm trọng hơn, đập phá, đánh người, đi lang thang gây nguy hiểm đến gia đình và xã hội.

2. Văn bản quản lý nhà nước liên quan đến trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

Thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án trợ giúp người tàn tật” giai đoạn 2006 - 2010; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 52/2007/QĐ-UBND ngày 28/12/2007 về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn Hà Tĩnh. Thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 11/01/2008 về việc quy định chế độ trợ cấp, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 19/4/2010, Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND quy định đối tượng và mức trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, theo đó những người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần mãn tính được hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng là 270.000 đồng/người/tháng; được cấp thẻ bảo hiểm y tế, người tâm thần mãn tính chết được hỗ trợ chi phí mai táng mức 3.000.000đồng/người; người bị bệnh tâm thần mãn tính, tâm thần phân liệt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được vào sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội khi có nhu cầu, được trợ cấp hàng tháng là 830.000đồng/người/tháng (hệ số 1, tính theo mức lương tối thiểu), được trợ cấp để mua sắm tư trang vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường, khi người tâm thần đã ổn định được chuyển về địa phương và tạo điều kiện có việc làm, ổn định cuộc sống.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội: Quy định cụ thể định mức cán bộ, nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tâm thần, quy định điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêu chuẩn chăm sóc đối tượng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.

3. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

Hiện nay toàn tỉnh chưa có trung tâm bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần nặng; cung cấp dịch vụ, tư vấn trị liệu, trợ giúp các dịch vụ xã hội cho người rối nhiễu tâm trí. Đề án xây dựng Bệnh viện Tâm thần của tỉnh đang triển khai xây dựng và trong thời gian tới sẽ đưa vào sử dụng;

4. Công tác trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.

Công tác trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng tại địa phương còn hạn chế, số người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng tại cộng đồng chưa phổ biến, chỉ mới thực hiện được một phần dựa vào kinh phí Dự án chương trình mục tiêu chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng do ngành Y tế đảm nhiệm. Công tác này còn gặp phải những khó khăn, tồn tại như:

- Chưa có sự phối hợp, gắn kết cán bộ giữa hai ngành Y tế và Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần; chưa hình thành mạng lưới cán bộ công tác xã hội nên hiệu quả chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng còn thấp.

- Chưa có tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.

- Người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về khám và điều trị nên chưa nhận được đủ cơ số thuốc để điều trị kịp thời; mặt khác không đủ tiền điều trị tại các cơ sở y tế hoặc không chịu đi khám và điều trị dẫn đến mắc bệnh mãn tính.

- Chính sách trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và gia đình còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đời sống xã hội hiện nay.

5. Đội ngũ cán bộ, nhân viên trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; nhất là nhân viên công tác xã hội, nhân viên y tế còn ít, chưa được đào tạo nghiệp vụ nên khả năng phát hiện, can thiệp sớm người bị rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng; nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần trong các cơ sở bảo trợ xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu.

Xuất phát từ tình hình thực tế, điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

Căn cứ Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020; Công văn số 3346/LĐTBXH-BTXH ngày 05/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng;

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015;

Nhu cầu về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng của người tâm thần và gia đình đối tượng trên địa bàn tỉnh.

II. Phạm vi, đối tượng

1. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh

2. Đối tượng:

a) Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần, người tâm thần lang thang không nơi nương tựa, người tâm thần có nguy cơ gây nguy hiểm cho gia đình, cộng đồng (gọi tắt là người tâm thần);

b) Người rối nhiễu tâm trí;

c) Cán bộ làm công tác xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2013 - 2020

III. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Huy động sự tham gia của cộng đồng và toàn xã hội, nhất là gia đình để trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa, ngăn chặn hiện tượng người bị rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao dẫn đến tâm thần nhằm ổn định trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. 90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

2.2. 90% số người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội.

2.3. 100% gia đình có người tâm thần, 70% người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

2.4. 70% cán bộ nhân viên y tế xã, phường và đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội được đào tạo, tập huấn về kỹ năng chăm sóc cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

2.5. Hình thành các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, kết hợp với nhân viên ngành Y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại xã, phường, thị trấn có đông đối tượng.

IV. Các hoạt động chủ yếu

1. Xây dựng khu chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần

a) Nội dung:

Năm 2013 - 2014: Đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng khu chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho người tâm thần; mua sắm trang thiết bị, hỗ trợsở vật chất; bảo đảm nhu cầu thiết yếu, để chăm sóc nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần; người tâm thần lang thang không nơi nương tựa, người tâm thần có nguy cơ gây nguy hiểm cho gia đình, cộng đồng tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội Hà Tĩnh (xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh)

* Về bộ máy tổ chức, quản lý tại Trung tâm:

Trên cơ sở bộ máy tổ chức, cán bộ hiện có của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP của Chính phủ, căn cứ quy mô hoạt động, số lượng đối tượng chăm sóc, hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Trung tâm xây dựng kế hoạch biên chế theo quy định để trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung.

* Về nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng tại trung tâm:

+ Giai đoạn 2013 - 2015: Dự kiến số đối tượng nuôi dưỡng luân phiên hàng năm tại trung tâm từ 100 - 200 người;

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Dự kiến số đối tượng nuôi dưỡng luân phiên hàng năm tại trung tâm từ 200 - 400 người.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ; Sở Y tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Các cơ quan liên quan;

c) Kinh phí thực hiện: 20.000 triệu đồng,

- Ngân sách Trung ương: 10.000 triệu đồng;

- Ngân sách tỉnh: 10.000 triệu đồng.

2. Đầu tư mở rộng, mua sắm trang cấp thiết bị cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; cung cấp dịch vụ, tư vấn trị liệu, trợ giúp các dịch vụ xã hội cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần

a) Nội dung:

Giai đoạn 2013 - 2014; Xây dựng 01 mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hà Tĩnh: Tư vấn trị liệu, điều trị tại gia đình cho đối tượng; trợ giúp các đối tượng tiếp cận các dịch vụ xã hội: như học văn hóa, học nghề, tìm việc làm, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa…; Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xã hội, cán bộ y tế tại cộng đồng, thành viên gia đình về chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng tâm thần.

Đến năm 2015: Đưa cơ sở phòng và trị liệu vào hoạt động phục vụ người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí và gia đình có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn, chăm sóc, phục hồi chức năng.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội; Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan.

c) Kinh phí: 4.000 triệu đồng

+ Ngân sách Trung ương: 3.000 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 1.000 triệu đồng.

3. Phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng

a) Nội dung:

- Phát triển nghề công tác xã hội tạo tiền đề cho việc tuyển dụng nhân viên, cộng tác viên vào đúng chuyên môn, từng bước chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội, thúc đẩy phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại các địa phương, đơn vị.

- Hình thành các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, kết hợp với nhân viên ngành y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở y tế xã, phường, thị trấn có đông đối tượng.

- Tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ có bằng cấp chứng chỉ nghề công tác xã hội, tâm lý học, xã hội học; cán bộ y tế vào làm việc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở y tế các cấp, những địa phương có nhiều đối tượng tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội và thân nhân gia đình có người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí về kiến thức kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng; trong đó:

+ Mỗi năm, tập huấn cho 300 lượt cán bộ đang công tác tại các trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở y tế các tuyến xã, huyện và tỉnh;

+ Mỗi năm tập huấn cho 1.500 lượt người thuộc các gia đình có người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan; các trường có đào tạo nghề công tác xã hội, các trung tâm bảo trợ xã hội và các huyện, thành phố, thị xã.

c) Tổng kinh phí: 8.400 triệu đồng

- Ngân sách Trung ương: 6.000 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 2.400 triệu đồng.

4. Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội

a) Nội dung:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông ở địa phương nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về chính sách bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng và các dịch vụ trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.

- Xây dựng các phóng sự, tin bài, phát hành tài liệu, pano, áp pích, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề có liên quan đến chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.

- Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên cấp tỉnh, huyện, xã về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài PTTH, Báo Hà Tĩnh;

c) Kinh phí thực hiện: 2.100 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 1.400 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 700 triệu đồng.

5. Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho đối tượng; kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá các hoạt động của Đề án

a) Nội dung:

- Hàng năm tiến hành điều tra, rà soát lập danh sách, phân loại đối tượng để có kế hoạch đưa những người tâm thần nặng, lang thang, có hành vi gây nguy hiểm cho gia đình và cộng đồng để quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng hoặc tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Lập kế hoạch quản lý nhân lực, quản lý đối tượng và phát triển mạng lưới dịch vụ công tác xã hội phục vụ yêu cầu quản lý, theo dõi, giám sát đánh giá việc thực hiện Đề án và các chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phù hợp với các nguyên tắc, cơ chế vận hành của đề án; tổ chức tập huấn về cập nhật, khai thác thông tin theo dõi giám sát việc thực hiện đề án cho cán bộ quản lý các cấp.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý đối tượng.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hàng năm, giai đoạn và xây dựng kế hoạch thực hiện cho giai đoạn tiếp theo.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan.

c) Kinh phí thực hiện: 2.100 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 1.400 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 700 triệu đồng.

V. Nguồn kinh phí

Tổng kinh phí thực hiện là: 36.600 triệu đồng

- Ngân sách Trung ương: 21.800 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 14.800 triệu đồng.

(Phụ lục chi tiết kèm theo)

VI. Các giải pháp cơ bản

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các tổ chức đoàn thể, xã hội để triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch Đề án có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đời sống người tâm thần và gia đình họ.

2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, của gia đình và toàn xã hội về chính sách bảo trợ xã hội và chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.

3. Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng dựa vào cộng đồng, tại các trung tâm bảo trợ xã hội và các cơ sở y tế.

4. Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các đoàn thể, nhân dân về việc triển khai công tác bảo trợ xã hội và chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng theo Kế hoạch.

5. Tăng cường huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội trong và ngoài nước cả về kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính đối với công tác bảo trợ xã hội và chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng tâm thần để thực hiện kế hoạch đề án đạt hiệu quả cao.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tổ chức triển khai Kế hoạch này. Điều phối các hoạt động trên toàn tỉnh; tổ chức khảo sát đánh giá và thống kê người tâm thần; tham mưu UBND tỉnh các chính sách quản lý, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần; phát triển dịch vụ, mô hình trợ giúp cho người tâm thần tại cộng đồng; đề xuất bổ sung chính sách hỗ trợ người tâm thần trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng; triển khai công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần. Xây dựng đề án chăm sóc nuôi dưỡng người tâm thần nặng, tâm thần có hành vi nguy hiểm tại cộng đồng, người lang thang tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo tiến độ triển khai thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Y tế phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức mạng lưới điều trị và hướng dẫn chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần tại cộng đồng và ở các cơ sở bảo trợ xã hội; củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên y tế các cấp về chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng và tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Xây dựng 01 mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu lâm trí cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hà Tĩnh.

3. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở y tế hướng dẫn xây dựng và thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, chức năng, nhiệm vụ, cho các đơn vị: Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh; Bệnh viện Tâm thần tỉnh; tuyển dụng cán bộ, viên chức công tác xã hội, nhân viên y tế theo đề nghị của các cơ quan và các cơ sở bảo trợ xã hội công lập trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với sở, ban ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã triển khai lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các cơ sở y tế triển khai các chương trình phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện rối nhiễu tâm trí, người tâm thần trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; tham gia chăm sóc, phục hồi chức năng và khả năng học tập cho học sinh, sinh viên, học viên là người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, tạo điều kiện cho người bị rối loạn tâm thần tham gia học tập theo quy định.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính tham mưu bố trí ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo phân cấp ngân sách. Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

6. Sở Thông tin và Truyền thông; Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chính sách bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng; xây dựng các chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và nhân dân về công tác bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.

7. Sở Tư pháp đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.

8. Các Sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng ngừa, phát hiện và hỗ trợ, phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.

9. Đề nghị Ủy ban MTTQ, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các ngành liên quan tích cực tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng; vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng, hoạt động tư vấn, dịch vụ và sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

10. UBND các huyện, thành phố, thị xã: Căn cứ mục tiêu, nội dung Kế hoạch chung của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu đề ra. Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bố trí ngân sách, nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, điều chỉnh, bổ sung, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH;
- Cục Bo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH;
- T
T Tnh ủy, HĐND tnh;
- Ch tịch, các PCT UBND tnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các Sở, ngành, đoàn thể cp tnh;
- Các Trường Đại học, Cao đẳng, THCN;
- Bí thư các Huyện ủy, Thành ủy, Thị y;
- TTr HĐND các huyn, thành phố, th xã;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Báo Hà Tĩnh; Đài PTTH tỉnh;
- Chánh, Ph
ó VP UBND tỉnh;
- Lưu VT - VX;
- Gửi văn bản giấy và thư điện tử./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thiện