Kế hoạch 278/KH-UBND năm 2018 về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Lào Cai ban hành
Số hiệu: 278/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Đặng Xuân Thanh
Ngày ban hành: 02/10/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 278/KH-UBND

Lào Cai, ngày 02 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG LĨNH VỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2018-2025

I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) TRONG NGÀNH Y TẾ TỈNH LÀO CAI

1. Quy mô các đơn vị ngành Y tế

- Đến tháng 9/2018, toàn tỉnh có 14 bệnh viện công lập, trong đó có 5 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 bệnh viện tuyến huyện/thành phố và 01 bệnh viện đa khoa tư nhân; 18 phòng đa khoa khu vực (chuyển đổi thành đơn nguyên điều trị) trực thuộc các bệnh viện đa khoa tuyến huyện/thành phố.

- 164/164 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có trạm y tế hoạt động, do bệnh viện đa khoa các huyện/thành phố chỉ đạo, hướng dẫn về mặt chuyên môn; Trung tâm y tế các huyện/thành phố trực tiếp chỉ đạo toàn diện về các mặt hoạt động, công tác khác.

- Đối với công tác quản lý nhà nước về y tế, tỉnh có 02 chi cục trực thuộc Sở Y tế quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm và dân số kế hoạch hóa gia đình; trong công tác y tế dự phòng ngành y tế có 07 trung tâm trực thuộc Sở Y tế là: trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, trung tâm Kiểm nghiệm dược, trung tâm Giám định pháp y, trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, trung tâm Giám định y khoa và trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế.

2. Nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin

- Toàn ngành Y tế có 18 cán bộ công chức, viên chức có trình độ về công nghệ thông tin, trong đó trình độ thạc sỹ 01 người, kỹ sư/cử nhân 13 người, cao đẳng 04; làm việc ở 12 đơn vị (Sở Y tế, 03 đơn vị y tế tuyến tỉnh, 08/14 bệnh viện). Cơ bản nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

- Đa số nhân viên y tế công tác tại các cơ sở khám, chữa bệnh đều có chứng chỉ đào tạo về công nghệ thông tin. Khả năng sử dụng thành thạo giảm dần từ tuyến tỉnh, đến tuyến huyện, tuyến xã. Thống kê đến hết 30/6/2018, toàn ngành y tế có 3.777 cán bộ, trong đó có 323 cán bộ có chứng chỉ tin học loại A chiếm 8,55%, 1.564 cán bộ có chứng chỉ tin học loại B chiếm 41,41%,19 cán bộ có chứng chỉ tin học loại C chiếm 0,5%, 1.871 cán bộ chưa có chứng chỉ tin học chiếm 49,54%.

3. Kết cấu hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin

- Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế được trang bị đủ máy tính có kết nối mạng internet phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn y tế:

+ Bệnh viện: Có 899 máy tính/14 bệnh viện, trong đó có 80 máy tính (chiếm 8,89%) đã cũ, lỗi thời, không có khả năng nâng cấp sử dụng; 14/14 bệnh viện có máy chủ (server) phục vụ vận hành phần mềm quản lý bệnh viện (HIS), tối thiểu 01 server/01 bệnh viện (riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh 04 server, Bệnh viện Sản Nhi và Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng: 02 server/bệnh viện). Về hạ tầng mạng LAN, 14/14 bệnh viện có mạng LAN đáp ứng tiêu chuẩn Cat5e trở lên.

+ Trạm Y tế: 164/164 trạm y tế có máy tính, có mạng internet phục vụ công tác chuyên môn. Thống kê có 357 máy tính/164 trạm y tế, trung bình có 2,17 máy tính/trạm y tế hiện đang hoạt động tốt.

+ Các đơn vị dự phòng: 07/07 trung tâm trực thuộc Sở Y tế được trang bị đủ máy tính, có mạng LAN, đường truyền kết nối internet phục vụ công tác chuyên môn (chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

4. Ứng dụng phần mềm

4. 1. Trong khám bệnh, chữa bệnh:

- Đối với các bệnh viện:

+ 14/14 bệnh viện có sử dụng phần mềm HIS, tổng số phần mềm HIS đang được triển khai tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh là 05 phần mềm, do các đơn vị khác nhau cung cấp. Cơ bản đáp ứng được các tiêu chuẩn về dữ liệu đầu ra theo quy định của Bộ Y tế và các yêu cầu về quản lý của đơn vị sử dụng. Tuy nhiên, không có khả năng liên thông dữ liệu, khi cần cập nhật, điều chỉnh bổ sung với quy mô toàn tỉnh gặp khó khăn. Một số phần mềm HIS đã đi kèm tính năng của hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm (LIS), kết nối để nhận chỉ định và trả kết quả tự động 01 chiều hoặc 02 chiều đối với các thiết bị xét nghiệm qua phần mềm HIS (chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo).

+ Chưa có bệnh viện nào triển khai sử dụng hệ thống thông tin quản lý hình ảnh (RIS) và hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS).

- Đối với các trạm Y tế:

+ 164/164 trạm y tế đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm trong công tác quản lý khám, chữa bệnh. Tổng số phần mềm đang được sử dụng tại các trạm y tế trên địa bàn tỉnh là 03 phần mềm. Các phần mềm cơ bản đáp ứng được các yêu cầu quản lý khám, chữa bệnh hiện tại của các trạm y tế và đáp ứng được các tiêu chuẩn dữ liệu đầu ra theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, các phần mềm không có khả năng liên thông dữ liệu với nhau và liên thông dữ liệu với phần mềm HIS tại bệnh viện đa khoa huyện/thành phố trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn của trạm y tế (chi tiết tại Phụ lục 4 kèm theo).

4.2. Trong y tế dự phòng:

- Các đơn vị y tế dự phòng hiện đang sử dụng một số phần mềm do các dự án, đơn vị Trung ương triển khai cho một số nhiệm vụ cụ thể, như: tiêm chủng, bệnh không lây nhiễm, lao, sốt rét,...

- Các phần mềm sử dụng trong y tế dự phòng không có khả năng liên thông với nhau và hiện tại chưa có phần mềm nào sử dụng trong y tế dự phòng được tích hợp tất cả các chương trình, nội dung có liên quan phục vụ công tác dự báo, quản lý và điều hành.

5. Đánh giá chung

5.1. Thuận lợi:

- Kết cấu hạ tầng, thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế thời gian vừa qua đã được quan tâm đầu tư (nâng cấp, bổ sung máy tính, đường truyền kết nối internet...).

- Số lượng cán bộ quản lý, nhân viên y tế có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin từng bước đã được nâng lên.

- Ứng dụng công nghệ thông tin đã được đẩy mạnh trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động chuyên môn của ngành.

5.2. Khó khăn:

- Điều kiện cơ sở, vật chất tại một số cơ sở y tế còn chưa đáp ứng được yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay, kinh phí đầu tư để phát triển hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế.

- Nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế còn thiếu và yếu, hầu hết các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh còn chưa có cán bộ có trình độ công nghệ thông tin từ kỹ sư/cử nhân trở lên phụ trách triển khai công nghệ thông tin tại đơn vị, cụ thể tại 06/14 bệnh viện (02 bệnh viện tuyến tỉnh, 04 bệnh viện tuyến huyện/thành phố), 09/09 trung tâm y tế huyện/thành phố.

- Bộ phận trực tiếp ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm trong y tế là đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên y tế. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ còn hạn chế về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (chiếm khoảng 50% tổng số bác sỹ, y sỹ, nhân viên y tế) ảnh hưởng đến công tác đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng y tế.

- Triển khai ứng dụng các phần mềm tại các đơn vị y tế còn chưa đồng bộ, chưa liên thông giữa các bệnh viện trong toàn tỉnh, giữa các trạm y tế và bệnh viện đa khoa trên địa bàn huyện/thành phố và giữa Sở Y tế với các đơn vị trực thuộc.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CNTT NGÀNH Y TẾ LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2018-2025

1. Căn cứ pháp lý

1.1. Văn bản của Trung ương:

- Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ Y tế Quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng;

- Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Nghị quyết Chính phủ điện tử;

- Quyết định số 445/QĐ-BYT ngày 05/02/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 của Bộ Y tế;

- Quyết định số 3465/QĐ-BYT ngày 08/7/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế;

- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Quyết định số 5748/QĐ-BYT ngày 22/12/2017 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2018 của Bộ Y tế;

- Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Quyết định số 6110/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý Trạm Y tế xã, phường, thị trấn;

- Thông báo số 192/TB-VPCP ngày 25/5/2018 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về ứng dụng công nghệ thông tin kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc;

- Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

1.2. Văn bản của tỉnh:

- Chỉ thị số 24/CT-TU ngày 02/8/2012 của Tỉnh ủy Lào Cai về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

- Đề án số 20-ĐA/TU ngày 20/12/2016 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển CNTT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020;

- Kế hoạch số 391/KH-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án phát triển CNTT tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017-2020 và năm 2017 trong các cơ quan nhà nước;

- Kế hoạch số 340/KH-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh về phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Lào Cai năm 2018;

- Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 07/02/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2025;

- Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 09/3/2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2025;

- Kế hoạch số 249/KH-UBND ngày 20/8/2018 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020” của Bộ Y tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung:

- Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành Y tế đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại.

- Công tác quản lý nhà nước về y tế cơ bản được hỗ trợ bằng các ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, thuận tiện trong quản lý, giám sát, kiểm tra và chỉ đạo điều hành.

- Tạo thuận lợi, dễ dàng, khoa học và chính xác đối với người dân khi tiếp cận các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật của ngành Y tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

a) Khám bệnh, chữa bệnh và y tế dự phòng

* Tuyến y tế cơ sở.

- Sử dụng một phần mềm tích hợp tất cả các nghiệp vụ của trạm y tế trên địa bàn toàn tỉnh có khả năng liên thông dữ liệu kết nối với Trung tâm Y tế huyện/thành phố và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai.

- Đến hết 2020, người dân trên địa bàn toàn tỉnh được quản lý sức khỏe bằng hồ sơ sức khỏe cá nhân từ khi bắt đầu tới khám, điều trị tại cơ sở y tế.

* Các bệnh viện.

- Năm 2018, 20% bệnh viện tuyến tỉnh, 10% bệnh viện tuyến huyện thực hiện triển khai thí điểm RIS-PACS và bệnh án điện tử (EMR).

- Đến hết 2019, 100% bệnh viện trên địa bàn tỉnh được triển khai phần mềm HIS bao gồm tính năng LIS, có thể kết nối trả kết quả tự động 01 chiều hoặc 02 chiều đối với các thiết bị xét nghiệm thông qua phần mềm HIS.

- Hết năm 2020, 100% bệnh viện trên địa bàn tỉnh triển khai sử dụng RIS-PACS và EMR.

b) Hành nghề Dược

Đến 31/12/2018 phấn đấu 100% nhà thuốc và đến 31/12/2019 phấn đấu 100% quầy thuốc có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra.

2.3. Mục tiêu giai đoạn năm 2021-2025:

Tiếp tục duy trì triển khai sử dụng các phần mềm HIS, LIS, RIS-PACS, EMR tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đảm bảo thống nhất, liên thông dữ liệu toàn tỉnh.

3. Nhiệm vụ

3.1. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị:

- Nâng cấp đường truyền internet, trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đường truyền kết nối internet ổn định, đáp ứng được yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh.

- Đầu tư, nâng cấp thiết bị phục vụ triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như: máy chủ, máy tính, mạng LAN, thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, hệ thống chống sét...

- Các đơn vị y tế chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, máy móc, thiết bị phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị định kỳ hàng năm.

3.2. Tăng cường nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin:

- Ưu tiên tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin công tác tại các bệnh viện, trung tâm y tế.

- Tăng cường công tác đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại các bệnh viện, đào tạo các chứng chỉ chuyên ngành CNTT như: CCNA, MCSA, MCITP, Linux+, OCA...

- Hàng năm, các đơn vị y tế chủ động xây dựng kế hoạch, cử cán bộ, y sỹ, bác sỹ, nhân viên y tế tham gia đào tạo về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng, khai thác các phần mềm theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Đảm bảo 100% các bệnh viện có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm phụ trách về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin được đào tạo, tập huấn đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

3.3. Ứng dụng CNTT trong khám bệnh, chữa bệnh:

3.3.1. Triển khai phần mềm Hồ sơ sức khỏe cá nhân:

- Năm 2018: Triển khai thí điểm phần mềm Hồ sơ sức khỏe cá nhân tại các huyện Bảo Yên và Mường Khương. Quy mô triển khai tại: bệnh viện đa khoa huyện (bao gồm các đơn nguyên điều trị trực thuộc), trung tâm y tế huyện và 16/16 trạm y tế huyện Mường Khương, 18/18 trạm y tế huyện Bảo Yên.

- Năm 2019-2020: Triển khai phần mềm Hồ sơ sức khỏe cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh, gồm: Sở Y tế, trung tâm Kiểm soát bệnh tật, 05 bệnh viện tuyến tỉnh, 09 bệnh viện đa khoa huyện/thành phố (bao gồm 18 đơn nguyên điều trị trực thuộc các bệnh viện), 09 trung tâm y tế huyện/thành phố và 160 trạm y tế (trừ 04 trạm y tế hoạt động lồng ghép với đơn nguyên điều trị).

3.3.2. Triển khai phần mềm HIS, RIS-PACS, EMR:

3.3.2.1. Đối với phần mềm HIS:

Triển khai phần mềm HIS tại các bệnh viện đảm bảo hết năm 2019, 14/14 bệnh viện có phần mềm HIS bao gồm tính năng LIS, có khả năng kết nối, trả kết quả tự động giữa phần mềm HIS và các thiết bị xét nghiệm tại các bệnh viện.

3.3.2.2. Đối với phần mềm RIS-PACS, EMR:

* Năm 2018-2019:

- Triển khai thí điểm phần mềm RIS-PACS và EMR tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai và Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương, thời gian triển khai thí điểm từ tháng 10/2018 đến hết tháng 06/2019.

- Phần mềm RIS-PACS được triển khai thí điểm gồm các chức năng cơ bản như sau:

+ Kết nối và trả kết quả tự động giữa phần mềm HIS với các thiết bị sinh ảnh y tế (X-quang, MRI, CT Scanner...).

+ Lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế trên phần mềm HIS của bệnh viện.

- Phần mềm EMR được triển khai thí điểm là giải pháp số hóa bệnh án giấy đang thực hiện tại các bệnh viện, giúp giảm thiểu giấy tờ, sổ sách, chi phí in ấn, văn phòng phẩm tại các bệnh viện.

* Dự kiến đến năm 2020:

- Đánh giá kết quả triển khai thí điểm tại Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương và xây dựng lộ trình triển khai phần mềm RIS-PACS, EMR tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh phù hợp với các quy định của Bộ Y tế và nhu cầu, khả năng của các bệnh viện. Đến hết năm 2020, tất cả các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh đều được triển khai sử dụng phần mềm RIS-PACS và EMR.

- Căn cứ vào tình hình thực tế và nguồn lực kinh phí, các bệnh viện tổ chức triển khai thực hiện, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp đảm bảo triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh nói chung và sử dụng các phần mềm RIS-PACS, EMR nói riêng.

3.4. Ứng dụng CNTT trong hành nghề Dược:

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc, đảm bảo truy xuất nguồn gốc thuốc, kiểm soát hạn dùng của thuốc, kiểm soát giá thuốc, quản lý chất lượng thuốc...:

- Giai đoạn 1: Từ tháng 8 đến tháng 10/2018 triển khai thử nghiệm tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Lào Cai. Rút kinh nghiệm để triển khai các giai đoạn tiếp theo.

- Giai đoạn 2: Từ tháng 10 đến tháng 12/2018 triển khai tại các nhà thuốc và một số quầy thuốc trên địa bàn các huyện, thành phố, đảm bảo đến 31/12/2018 hoàn thành kết nối đối với 100% nhà thuốc trên địa bàn tỉnh.

- Giai đoạn 3: Từ tháng 01 đến tháng 12/2019 triển khai tại các quầy thuốc trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đến 31/12/2019 hoàn thành kết nối đối với 100% quầy thuốc.

4. Giải pháp

4.1. Về nguồn lực:

- Tăng cường huy động lồng ghép các nguồn lực để đầu tư bổ sung trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT trong ngành Y tế.

- Huy động sự đóng góp của các ngành, các cấp, các địa phương, các tổ chức, cá nhân và các đối tác triển khai ứng dụng CNTT trong ngành Y tế.

- Tăng cường công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế đặc biệt là đối với tuyến cơ sở về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng, khai thác các phần mềm trong y tế.

- Sử dụng hình thức thuê dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ đầu tư các trang thiết bị thật sự cần thiết.

4.2. Về công nghệ:

- Triển khai ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế theo xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sử dụng công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain...

- Ứng dụng CNTT trong khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế: HL7, HL7 CDA, DICOM... và các tiêu chuẩn khác theo quy định, nhằm đảm bảo khả năng kết nối liên thông toàn quốc theo lộ trình của Bộ Y tế.

- Tăng cường tham khảo ý kiến chuyên ngành của các đơn vị có uy tín, kinh nghiệm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế để có các giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp, đáp ứng được yêu cầu ngành Y tế.

(Có Phụ lục 05, Phụ lục 06 kèm theo)

III. KHÁI TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI

Tổng kinh phí giai đoạn 2018-2025: 88.538,016 triệu đồng, trong đó:

+ Nguồn ngân sách nhà nước: 56.495,616 triệu đồng.

+ Nguồn thu dịch vụ: 32.042,4 triệu đồng.

Chi tiết:

• Giai đoạn 2018-2020: Tổng kinh phí 32.968,216 triệu đồng, gồm:

+ Nguồn ngân sách nhà nước: 28.805,816 triệu đồng.

+ Nguồn thu dịch vụ: 4.162,4 triệu đồng.

• Giai đoạn 2021-2025: Tổng kinh phí: 55.569,8 triệu đồng, chi tiết:

+ Nguồn ngân sách nhà nước: 27.689,8 triệu đồng.

+ Nguồn thu dịch vụ: 27.880 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 7 kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch này.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung kế hoạch này, lập dự toán gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị, hàng năm báo cáo UBND tỉnh.

2. Các sở, ngành liên quan:

2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm để thực hiện Kế hoạch.

2.2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh hàng năm để thực hiện Kế hoạch. Kiểm tra việc sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

2.3. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại các cơ sở y tế.

2.4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp Sở Y tế triển khai các nội dung ứng dụng CNTT trong ngành Y tế theo Kế hoạch.

3. UBND các huyện, thành phố

- Tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT đồng bộ cho các cơ sở y tế.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống hạ tầng CNTT.

- Ưu tiên bố trí, cân đối kinh phí đầu tư cho lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện trong nguồn vốn ngân sách do UBND huyện quản lý.

Căn cứ nội dung kế hoạch, Sở Y tế, các sở, ngành, địa phương và các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Nội vụ, Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Viettel Lào Cai, VNPT Lào Cai;
- CVP, PCVP2;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH1, VX1, 2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Thanh

 

PHỤ LỤC 1

HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CNTT NGÀNH Y TẾ
(Kèm theo Kế hoạch số: 278/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh)

STT

Đơn vị công tác

Hiện tại

Nhu cầu bổ sung đến năm 2020

Tổng

Ths

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Tổng

Đại học

Cao đẳng

1

Sở Y tế

1

-

1

-

-

-

-

-

2

Chi cục Dân số - KHHGĐ

1

-

1

-

-

-

-

-

3

Chi cục An toàn VSTP

-

-

-

-

-

1

1

-

4

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

4

1

3

-

-

3

3

-

5

Bệnh viện Sản Nhi

3

-

3

-

-

-

-

-

6

Bệnh viện Phục hồi chức năng

1

-

1

-

-

-

-

-

7

Bệnh viện Nội tiết

-

-

-

-

-

1

1

-

8

Bệnh viện Phục hồi chức năng

-

-

-

-

-

1

1

-

9

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

1

-

1

-

-

-

-

-

10

Trung tâm Pháp Y

1

-

-

1

-

-

-

-

11

BVĐK huyện Bảo Thắng

1

-

-

1

-

1

1

-

12

BVĐK huyện Bát Xát

1

-

1

-

-

-

-

-

13

BVĐK huyện Sa Pa

1

-

1

-

-

-

-

-

14

BVĐK huyện Bảo Yên

1

-

-

1

-

-

-

-

15

BVĐK huyện Simacai

1

-

1

-

-

-

-

-

16

BVBK huyện Bắc Hà

-

-

-

-

-

1

1

-

17

BVĐK huyện Mường Khương

-

-

-

-

-

1

1

-

18

BVĐK huyện Văn Bàn

-

-

-

-

-

1

1

-

19

BVĐK thành phố

-

-

-

-

-

1

1

-

20

Trung tâm y tế các huyện, thành phố

-

-

-

-

-

9

-

9

 

Tổng

18

1

13

4

0

20

11

9

 

PHỤ LỤC 2

KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG THIẾT BỊ MÁY TÍNH, MÁY CHỦ TẠI CÁC BỆNH VIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số: 278/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh)

STT

Đơn vị

Máy tính

Máy chủ (server)

Hiện có

Nhu cầu bổ sung đến năm 2020

Tổng

Đã cũ

Tổng

Năm trang bị

Sử dụng

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh

340

5

4

2013

HIS: 02, LAN: 02

2

2

Bệnh viện Sản Nhi

57

0

2

2012, 2014

HIS

1

3

Bệnh viện Nội tiết

22

0

1

2017

HIS

1

4

Bệnh viện Phục hồi chức năng

37

13

1

2017

HIS

1

5

Bệnh viện Y học cổ truyền

40

0

1

2016

HIS

1

6

Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng

87

14

2

2007, 2013

HIS

1

7

Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát

35

0

1

2012

HIS

1

8

Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên

43

3

1

2013

HIS

1

9

Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà

54

14

1

2012

HIS

1

10

Bệnh viện đa khoa Mường Khương

60

3

1

2012

HIS

1

11

Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

54

0

1

2015

HIS

1

12

Bệnh viện đa khoa huyện Sa Pa

52

22

1

2018

HIS

1

13

Bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai

35

6

1

2014

HIS

1

14

Bênh viện đa khoa thành phố

43

0

1

2018

HIS

1

 

Tổng số:

899

80

19

 

 

15

 

PHỤ LỤC 3

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM TẠI CÁC BỆNH VIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số: 278/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh)

STT

Đơn vị

Đơn vị cung cấp phần mềm

HIS

LIS

RIS-PACS

EMR

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh

Công ty TNHH tin học Đăng Quang

x

x

 

 

2

Bệnh viện Sản Nhi

Viettel

x

x

 

 

3

Bệnh viện Nội tiết

Viettel

x

x

 

 

4

Bệnh viện Phục hồi chức năng

Công ty THHH phát triển và chuyển giao phần mềm DTSoft

x

x

 

 

5

Bệnh viện Y học cổ truyền

Viettel

x

x

 

 

6

Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng

Công ty cổ phần phần mềm TDT

x

 

 

 

7

Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát

Trung tâm TM&DV máy tính Thuận Thiên

x

 

 

 

8

Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên

Viettel

x

x

 

 

9

Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà

Trung tâm TM&DV máy tính Thuận Thiên

x

 

 

 

10

Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương

Viettel

x

x

 

 

11

Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

Trung tâm TM&DV máy tính Thuận Thiên

x

 

 

 

12

Bệnh viện đa khoa huyện Sa Pa

Viettel

x

x

 

 

13

Bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai

Trung tâm TM&DV máy tính Thuận Thiên

x

 

 

 

14

Bệnh viện đa khoa thành phố

Viettel

x

x

 

 

 

PHỤ LỤC 4

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Kèm theo Kế hoạch số: 278/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh)

STT

Huyện/thành phố

Số TYT

Số máy tính

Đơn vị cung cấp phần mềm

1

Thành phố Lào Cai

17

34

VNPT

2

Huyện Bát Xát

23

46

Trung tâm TM&DV máy tính Thuận Thiên

3

Huyện Bảo Thắng

15

35

VNPT

4

Huyện Bảo Yên

18

36

Viettel

5

Huyện Bắc Hà

21

63

Trung tâm TM&DV máy tính Thuận Thiên

6

Huyện Mường Khương

16

39

Viettel

7

Huyện Văn Bàn

23

42

Trung tâm TM&DV máy tính Thuận Thiên

8

Huyện Sa Pa

18

36

Trung tâm TM&DV máy tính Thuận Thiên

9

Huyện Si Ma Cai

13

26

Trung tâm TM&DV máy tính Thuận Thiên

 

Tổng số:

164

357

 

 

PHỤ LỤC 5

CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2018-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 278/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Thời gian

Ghi chú

1

Triển khai phần mềm Hồ sơ sức khỏe cá nhân

Hoàn thành trước 31/12/2019

 

-

Thí điểm tại các cơ sở y tế huyện: Bảo Yên, Mường Khương

Tháng 9/2018 đến tháng 12/2018

02 bệnh viện và 05 đơn nguyên trực thuộc, 02 trung tâm y tế, 24 trạm y tế.

-

Triển khai trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai

Năm 2019

Tổng 203 cơ sở y tế gồm: Bệnh viện, đơn nguyên điều trị, trung tâm y tế, trạm y tế.

2

Triển khai phần mềm HIS tại các bệnh viện bao gồm tính năng LIS đầy đủ.

Hoàn thành trước 31/12/2019

BVĐK các huyện: Bảo Thắng, Bát Xát, Bắc Hà, Văn Bàn, Si Ma Cai.

3

Triển khai phần mềm RIS-PACS, EMR

Hoàn thành trước 31/12/2020

 

-

Thí điểm tại Bệnh viện Sản Nhi và Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương.

Tháng 10/2018 đến tháng 6/2019

 

-

Triển khai tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh theo lộ trình phù hợp.

Năm 2019-2020

 

4

Triển khai ứng dụng CNTT kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh

Hoàn thành trước 31/12/2019

 

-

Thí điểm tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Lào Cai

Tháng 8/2018 đến tháng 10/2018

 

-

Triển khai toàn bộ các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh

Tháng 10/2018 đến tháng 12/2018

 

-

Triển khai toàn bộ các quầy thuốc trên địa bàn tỉnh

Năm 2019

 

5

Duy trì sử dụng các phần mềm HSSK cá nhân, HIS, RIS-PACS, EMR tại các cơ sở y tế.

Năm 2021-2025

 

 

PHỤ LỤC 6

NHU CẦU TRANG BỊ MÁY TÍNH PHỤC VỤ TRIỂN KHAI RIS-PACS VÀ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TẠI CÁC BỆNH VIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số: 278/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị

Tổng số CBCCVC

Công tác HCQT

Công tác chuyên môn

Nhu cầu1 máy tính (4)+(7)+(9)/4

Số máy tính hiện có

Số máy tính cần bổ sung

SL

Trong đó

SL

TL

%

YS, BSĐK trở lên2

Chuyên môn khác3

SL

TL %

SL

TL %

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

BVĐK tỉnh

627

91

14,51

536

149

27,80

387

72,20

337

340

0

2

BV Sản Nhi

186

38

20,43

148

41

27,70

107

72,30

106

57

49

3

BV Nội Tiết

43

8

18,60

35

12

34,29

23

65,71

26

22

4

4

BV YHCT

76

12

15,79

64

18

28,13

46

71,88

42

40

2

5

BV PHCN

49

11

22,45

38

14

36,84

24

63,16

31

37

0

6

BVĐK huyện Bát Xát

131

15

11,45

116

40

34,48

76

65,52

74

35

39

7

BVĐK huyện Bảo Thắng

246

40

16,26

206

71

34,47

135

65,53

145

87

58

8

BVĐK huyện Bảo Yên

128

18

14,06

110

31

28,18

79

71,82

69

43

26

9

BVĐK huyện Bắc Hà

139

18

12,95

121

45

37,19

76

62,81

82

54

28

10

BVĐK h. Mường Khương

106

15

14,15

91

35

38,46

56

61,54

64

60

4

11

BVĐK huyện Văn Bàn

126

22

17,46

104

46

44,23

58

55,77

83

54

29

12

BVĐK huyện Sa Pa

117

20

17,09

97

43

44,33

54

55,67

77

52

25

13

BVĐK huyện Si Ma Cai

84

16

19,05

68

24

35,29

44

64,71

51

35

16

14

BVĐK Thành phố Lào Cai

99

9

9,09

90

41

45,56

49

54,44

62

43

19

(*) Các số liệu đến 30/6/2018, sai số 10%

 

PHỤ LỤC 7

DỰ TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CNTT NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2018-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 278/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: 1000 đồng

TT

Nội dung

Tổng

Ngân sách nhà nước

Nguồn thu của đơn vị

I

Tổng giai đoạn 2018-2025

88.538.016

56.495.616

32.042.400

1

Triển khai Hồ sơ sức khỏe cá nhân

11.254.320

11.254.320

 

2

Triển khai RIS-PACS

55.017.686

40.437.686

14.580.000

2.1

Chi phí thiết bị

5.018.086

5.018.086

 

2.2

Chi phí thuê phần mềm

49.999.600

35.419.600

14.580.000

3

Triển khai Bệnh án điện tử EMR

22.266.010

4.803.610

17.462.400

3.1

Chi phí thiết bị

4.882.010

1.413.610

3.468.400

3.2

Chi phí thuê phần mềm

15.390.000

3.390.000

12.000.000

3.3

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng

1.994.000

 

1.994.000

II

Tổng giai đoạn 2018-2020

32.968.216

28.805.816

4.162.400

1

Triển khai Hồ sơ sức khỏe cá nhân

3.215.520

3.215.520

 

2

Triển khai RIS-PACS

20.786.686

20.786.686

 

2.1

Chi phí thiết bị

5.018.086

5.018.086

 

2.2

Chi phí thuê phần mềm

15.768.600

15.768.600

 

3

Triển khai Bệnh án điện tử EMR

8.966.010

4.803.610

4.162.400

3.1

Chi phí thiết bị

4.882.010

1.413.610

3.468.400

3 2

Chi phí thuê phần mềm

3.390.000

3.390.000

-

3.3

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng

694.000

 

694.000

III

Tổng giai đoạn 2021-2025

55.569.800

27.689.800

27.880.000

1

Triển khai Hồ sơ sức khỏe cá nhân

8.038.800

8.038.800

 

2

Triển khai RIS-PACS

34.231.000

19.651.000

14.580.000

2.1

Chi phí thiết bị

 

 

 

2.2

Chi phí thuê phần mềm

34.231.000

19.651.000

14.580.000

3

Triển khai Bệnh án điện tử EMR

13.300.000

 

13.300.000

3.1

Chi phí thiết bị

 

 

 

3.2

Chi phí thuê phần mềm

12.000.000

 

12.000.000

3.3

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng

1.300.000

 

1.300.000

 



1 Số CBCCVC làm công tác HCQT + Số người trực tiếp khám chữa bệnh, kê đơn + Những người có chuyên môn y tế khác tại bệnh viện (4 người/máy)

2 Người trực tiếp khám bệnh, kê đơn tại các bệnh viện (BSCK II, BSCK I, Ths, BSĐK và tương đương, Y sỹ đối với tuyến huyện)

3 Người có chuyên môn y tế khác tại các bệnh viện (Dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh...)





Kế hoạch 340/KH-UBND về công tác văn thư, lưu trữ năm 2020 Ban hành: 15/01/2020 | Cập nhật: 07/02/2020

Kế hoạch 83/KH-UBND khuyến công năm 2017 Ban hành: 05/04/2017 | Cập nhật: 24/04/2017