Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2018 về triển khai Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2025
Số hiệu: 83/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Đặng Xuân Thanh
Ngày ban hành: 09/03/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Lào Cai, ngày 09 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2018-2025

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 07/02/2018 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2025.

- Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) đồng bộ, hiện đại vào các ngành kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực quản lý, chất lượng, hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Giúp cho các cấp, các ngành của tỉnh điều hành và quản trị xã hội tốt hơn, đẩy mạnh chất lượng phục vụ, cải thiện mọi mặt đời sống xã hội, cung cấp các tiện ích cho người dân; người dân được tham gia quản lý xã hội và giám sát chính quyền; nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Xác định rõ nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tham mưu, triển khai thực hiện các nội dung liên quan để từng bước xây dựng, phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Căn cứ nội dung kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo đạt mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

II. NỘI DUNG

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý:

- Nghiên cứu áp dụng có hiệu quả các quy định của pháp luật, cơ chế chính sách về phát triển ĐTTM. Kiểm tra, rà soát và ban hành các văn bản triển khai phát triển ĐTTM cho phù hợp với thực tế và điều kiện của tỉnh.

- Định hướng quy hoạch các ngành, địa phương theo hướng phát triển ĐTTM; xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối, tích hợp trong ĐTTM, các tiêu chí đánh giá ĐTTM theo ngành, lĩnh vực, địa phương trong tỉnh đảm bảo phát triển bền vững.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư từ xã hội cho phát triển ĐTTM; các quy định cụ thể trong quản lý đô thị, quản lý đầu tư và quản lý vận hành, khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, các dịch vụ của ĐTTM.

- Xây dựng môi trường pháp lý tạo điều kiện cho người dân và toàn xã hội tham gia ứng dụng các dịch vụ của ĐTTM, nhất là trong cải cách TTHC, liên thông, chia sẻ dữ liệu, cơ chế phối hợp phát triển ĐTTM giữa các cấp, các ngành.

2. Về du lịch thông minh:

- Xây dựng các ứng dụng nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch của tỉnh, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của du khách, bạn bè trong và ngoài nước;

- Nâng cấp, phát triển Cổng thông tin du lịch tương tác với du khách với kho dữ liệu số hóa các địa danh di sản văn hóa, du lịch tiêu biểu của tỉnh để quảng bá trực quan trên hình ảnh 3D;

- Xây dựng ứng dụng hướng dẫn viên ảo, hỗ trợ trải nghiệm du lịch;

- Triển khai cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lý lưu trú du khách tập trung; CSDL, hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ cho quản lý và phát triển du lịch;

- Xây dựng trung tâm tiếp nhận thông tin và hỗ trợ du khách kết hợp camera quan sát du lịch;

- Triển khai thẻ du lịch thông minh và giải pháp định vị vệ tinh kiểm soát khách du lịch mạo hiểm và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn;

- Triển khai giải pháp hệ thống wifi công cộng phục vụ người dân, du khách tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng hệ thống trang thông tin điện tử cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh cung cấp thông tin lên môi trường mạng có liên kết với Cổng thông tin du lịch của tỉnh.

3. Về giáo dục thông minh:

- Triển khai giải pháp giáo dục thông minh tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong giảng dạy góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng phục vụ người dân trong lĩnh vực giáo dục;

- Xây dựng CSDL toàn ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu quản lý được đầy đủ, chính xác, kịp thời, liên thông từ cơ sở giáo dục đến các cơ quan quản lý giáo dục;

- Triển khai hồ sơ điện tử, thẻ học sinh thông minh;

- Triển khai hệ thống camera giám sát trong các nhà trường cho từng cấp học;

- Xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đại (e-learning) hướng đến mô hình học tập kết nối, mô hình lớp học thông minh;

- Xây dựng trung tâm học liệu thông minh, hệ thống luyện thi trực tuyến, thư viện điện tử, trường học điện tử, tuyển sinh trực tuyến.

4. Về chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ y tế:

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tổng thể ngành y tế giúp cho công tác quản lý nhà nước được nhanh chóng, thuận tiện, các số liệu y tế được đảm bảo thống nhất, chính xác.

- Số hóa và xây dựng CSDL ngành y tế; triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện và các cơ sở y tế đảm bảo thống nhất, liên thông và đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu theo quy định; triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử.

- Xây dựng hệ thống đăng ký khám chữa bệnh từ xa để người dân dễ dàng tiếp cận và trao đổi với các cơ sở khám chữa bệnh; dễ dàng chọn lựa chuyên khoa cần thiết, chọn bệnh viện, chọn giờ khám thuận lợi mà không phải đến bệnh viện ngồi chờ đến lượt khám; từng bước liên thông kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng để người bệnh không phải làm lại các xét nghiệm, chỉ định cận lâm sàng khi chuyển viện...

5. Về giao thông vận tải, an ninh trật tự và an toàn công cộng:

- Xây dựng hệ thống thông tin nền tảng để phát triển hệ thống giao thông thông minh.

- Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Xây dựng mạng lưới camera giám sát an toàn giao thông và thiết bị đo mật độ giao thông.

- Xây dựng hệ thống thiết bị quản lý, giám sát bãi đỗ xe, bến xe.

- Xây dựng hệ thống điều khiển giao thông thông minh; hệ thống cung cấp thông tin, phổ biến tình hình giao thông.

6. Về môi trường, cảnh báo thiên tai, an ninh năng lượng:

- Xây dựng hệ thống giám sát môi trường đô thị, môi trường trong các khu, cụm công nghiệp về quan trắc và cảnh báo tự động nước thải, khí thải, giám sát xả thải chất thải rắn;

- Triển khai hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường;

- Triển khai tích hợp các hệ thống quan trắc lưu lượng nước mưa, hệ thống cảnh báo lũ sớm, cảnh báo sạt lở đất, hệ thống cảnh báo phòng cháy chữa cháy rừng.

- Xây dựng đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng cung cấp điện, nước từ đầu nguồn cho đến phân phối, sử dụng và quản lý thông qua hệ thống đo kiểm điện tử thông minh với độ chính xác cao, kịp thời phát hiện và báo cáo rò rỉ ngay khi xảy ra;

- Triển khai hệ thống điện năng lượng mặt trời phục vụ cho các hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông, camera an ninh, chiếu sáng đô thị, ...

7. Về Chính quyền điện tử, Trung tâm điều hành và An toàn thông tin:

- Xây dựng Chính quyền điện tử (CQĐT), trong đó triển khai các hệ thống thông tin tương tác giữa người dân với chính quyền; hệ thống đánh giá sự hài lòng của người dân với các cơ quan nhà nước;

- Xây dựng kiến trúc ĐTTM gắn kết với kiến trúc CQĐT, xây dựng trục kết nối nền tảng, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, CSDL và các dịch vụ dùng chung của tỉnh;

- Xây dựng Trung tâm điều hành ĐTTM tỉnh Lào Cai đặt tại Trung tâm mạng thông tin của tỉnh; xây dựng hệ thống thông tin tập trung kết nối, liên thông, thu thập thông tin, trao đổi, phân tích dữ liệu theo thời gian thực; tự động báo cáo, dự báo, cảnh báo, hỗ trợ ra quyết định để triển khai đạt hiệu quả cao nhất;

- Triển khai từng bước đưa Trung tâm mạng thông tin của tỉnh thành kho dữ liệu dùng chung lớn của tỉnh, được tích hợp với các hệ thống phân tích và xử lý chuyên ngành để đưa ra các báo cáo, dự báo, cảnh báo, giúp ứng cứu, xử lý sự cố khẩn cấp;

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chặt chẽ về an ninh và an toàn thông tin các thiết bị, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng,…;

- Tập trung xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp để quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin từ tỉnh đến cơ sở;

- Định kỳ tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố, xây dựng các giải pháp phòng chống mất an toàn thông tin, tăng cường bảo mật cho các hệ thống thông tin trong ĐTTM có sử dụng kết nối thông qua mạng Internet.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất kiểm tra, đánh giá báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch Đề án về UBND tỉnh.

- Tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển CNTT-TT trong xây dựng ĐTTM, các nội dung liên quan đến chiến lược, quy hoạch hạ tầng chung, đến các chương trình, dự án CNTT-TT trong xây dựng ĐTTM đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của toàn bộ hệ thống.

- Hướng dẫn các ngành, địa phương triển khai kế hoạch, quy hoạch, các chương trình, dự án, kêu gọi, thu hút đầu tư từ xã hội cho phát triển ĐTTM,... đảm bảo theo xu hướng và mô hình kiến trúc ĐTTM, các tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối, tích hợp, các tiêu chí đánh giá ĐTTM.

- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành triển khai kiến trúc ĐTTM gắn kết với kiến trúc CQĐT, trục kết nối nền tảng, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, CSDL và các dịch vụ dùng chung của tỉnh. Kết nối Trung tâm điều hành ĐTTM tỉnh Lào Cai với các hệ thống và các dịch vụ nền tảng của ĐTTM. Đảm bảo hệ thống thông tin tương tác với người dân trong ĐTTM tích hợp với CQĐT của tỉnh; triển khai hệ thống wifi công cộng phục vụ người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ ĐTTM; đồng thời triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin trong ĐTTM.

- Hằng năm, xây dựng, trình UBND tỉnh kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn phù hợp với Đề án, kế hoạch triển khai đề án. Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch theo yêu cầu của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án ĐTTM trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai trên địa bàn tỉnh các nhiệm vụ Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính:

- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Sở, chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách linh hoạt, thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực trong phát triển ĐTTM trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan để huy động và cân đối các nguồn vốn cho thực hiện Đề án, đảm bảo nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án phát triển ĐTTM của tỉnh.

3. Các sở, ban, ngành:

- Định hướng quy hoạch và phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, phụ trách theo xu hướng, mô hình kiến trúc ĐTTM và đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ tiêu đánh giá ĐTTM của tỉnh, của quốc gia theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông để đảm bảo sự kết nối và chia sẻ, tích hợp CSDL, thông tin số.

- Triển khai thực hiện các dự án ĐTTM thuộc ngành, lĩnh vực, đảm bảo đúng tiến độ. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các dự án để đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định. Các đơn vị chủ trì dự án, chú trọng thực hiện theo hình thức thuê dịch vụ CNTT và tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT, đảm bảo hiệu quả, khả thi.

- Các ngành tham gia triển khai Đề án thí điểm ĐTTM chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, lập dự toán kinh phí hằng năm thuộc lĩnh vực ngành phụ trách, gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Huy động các nguồn lực từ các Bộ, ngành dọc, kêu gọi, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức; cung cấp dịch vụ theo ngành, lĩnh vực cho phát triển ĐTTM của tỉnh nói chung và của ngành, lĩnh vực nói riêng bằng các hình thức như đầu tư, hợp tác đầu tư (BT, BOT), đối tác công tư (PPP),...

4. UBND các huyện, thành phố:

- Phát triển địa phương theo xu hướng, mô hình kiến trúc ĐTTM và đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ tiêu đánh giá ĐTTM của tỉnh, của quốc gia và theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông để đảm bảo sự kết nối và chia sẻ, tích hợp CSDL, thông tin số.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành liên quan triển khai các chương trình, dự án ĐTTM trên địa bàn, đảm bảo tính thống nhất từ tỉnh đến xã. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động xây dựng và triển khai các dự án ĐTTM ở địa phương.

5. Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh:

- Tiếp tục đầu tư hạ tầng mạng viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh, nâng cao số lượng, chất lượng phủ sóng di động, nhất là các địa bàn vùng cao, vùng sâu, giáp biên giới đáp ứng nhu cầu triển khai ĐTTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Đối với lĩnh vực phát triển CQĐT, tiếp tục phối hợp thực hiện với đơn vị đang cung cấp dịch vụ; trong đó tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, cập nhật phần mềm; tăng cường đào tạo, tập huấn đảm bảo sử dụng hiệu quả các ứng dụng đã triển khai.

- Đối với lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, du lịch, môi trường, cảnh báo thiên tai, an toàn thực phẩm, nước sạch,... các nhà cung cấp dịch vụ có đủ năng lực, đảm bảo tính cạnh tranh chủ động đề xuất khảo sát, đánh giá, giới thiệu giải pháp, công nghệ để các cấp, các ngành xem xét, lựa chọn triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả.

- Tiếp tục phối hợp, hỗ trợ tối đa cho tỉnh Lào Cai triển khai các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển viễn thông, CNTT, giúp tỉnh thu hút đầu tư phát triển ĐTTM của tỉnh phù hợp với các nội dung chương trình, thỏa thuận hợp tác đã ký kết.

(nhiệm vụ chi tiết tại phụ lục kèm theo)

Căn cứ nội dung trên, các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Các CQTW đóng trên địa bàn tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VNPT Lào Cai, Viettel Lào Cai;
- Bưu điện tỉnh;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH1, KSTT2, TCHC1, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Thanh

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 09/03/2018 của UBND tỉnh Lào Cai)

 

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Kết quả

I

Du lịch thông minh

1

Cổng thông tin điện tử quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các Hiệp hội du lịch

Năm 2018- 2025

Cổng thông tin điện tử quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai, xây dựng CSDL chuyên ngành, kho dữ liệu số hóa các danh lam thắng cảnh tiêu biểu; quảng bá trực quan 3D, xây dựng ứng dụng HDV ảo...

2

Xây dựng trung tâm tiếp nhận thông tin, hỗ trợ khách du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các Hiệp hội du lịch

Năm 2019- 2025

Đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý thông tin đối với khách du lịch

3

Hệ thống quản lý lưu trú khách du lịch tập trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Công an tỉnh

Các Sở, ban, ngành liên quan (Công an, Cục Thuế, Thống kê, Biên phòng...) UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các Hiệp hội du lịch

Năm 2018- 2025

Hệ thống quản lý lưu trú tập trung, thống nhất lượng khách du lịch lưu trú trên địa bàn tỉnh, tích hợp thông tin quản lý tập trung trên Cổng TTĐT quảng bá du lịch và Cổng TTĐT của tỉnh Lào Cai.

4

Triển khai hệ thống wifi công cộng

Sở TT&TT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các Hiệp hội du lịch

Năm 2018- 2025

Bảo đảm 100% người dân và khách du lịch được sử dụng wifi miễn phí trên địa bàn thành phố Lào Cai, các huyện trọng điểm về du lịch: Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Văn Bàn, Bảo Yên

II

Giáo dục thông minh

1

Xây dựng Hệ thống thông tin tổng thể và CSDL ngành giáo dục

Sở GD&ĐT

Sở TTTT, Sở Tài chính, Sở KHĐT

2018-2025

Triển khai xây dựng Hệ thống thông tin tổng thể và CSDL ngành giáo dục

2

Xây dựng môi trường học tập (e-learning), thi trực tuyến hướng đến mô hình học tập kết nối

Sở GD&ĐT

Sở TTTT, Sở Tài chính, Sở KHĐT

2019-2025

Xây dựng môi trường học tập trực tuyến (e-learning), thi trực tuyến.

3

Thẻ học sinh thông minh

Sở GD&ĐT

Sở TTTT, Sở Tài chính, Sở KHĐT

2019-2025

Sử dụng thẻ học sinh thông minh

4

Mô hình lớp học thông minh

Sở GD&ĐT

Sở TTTT, Sở Tài chính, Sở KHĐT

2019-2025

Áp dụng mô hình lớp học thông minh

5

Thư viện điện tử

Sở GD&ĐT

Sở TTTT, Sở Tài chính, Sở KHĐT

2020-2025

Xây dựng thư viện điện tử

III

Chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ y tế

1

Số hóa dữ liệu ngành Y tế

Sở Y tế

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2018-2025

Triển khai và kết nối được 04 hệ thống thông HIS, LIS, RIS, PACS tại cơ sở KCB.

2

Triển khai số sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử (EMR)

Sở Y tế

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2018-2025

Liên thông kết quả CLS, công dân có thể tra cứu thông tin về sức khỏe bản thân.

3

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tổng thể ngành Y tế

Sở Y tế

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2018-2025

Dữ liệu y tế được đảm bảo thống nhất, chính xác và có tính thời sự cao. Thuận tiện cho công tác quản lý nhà nước về y tế.

IV

Giao thông vận tải, an ninh trật tự và an toàn công cộng

1

Xây dựng hệ thống thông tin nền tảng để phát triển hệ thống giao thông thông minh;

Sở GTVT

Sở TTTT, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

2018-2025

Quản lý, quy hoạch tính toán và điều tiết giao thông một cách khoa học nhất và có mức tự động hóa cao

2

Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

SGTVT

Sở TTTT, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

2019-2025

Nâng cao năng lực, chất lượng hạ tầng giao thông, kiểm soát tổ chức giao thông hiệu quả

3

Xây dựng mạng lưới camera giám sát ATGT và thiết bị đo mật độ giao thông

Sở GTVT

Sở TTTT, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

2018-2025

Kiểm soát tốt các phương tiện công cộng, giám sát tốc độ lưu thông phương tiện,...

4

Xây dựng hệ thống thiết bị quản lý, giám sát bãi đỗ xe, bến xe;

Sở GTVT

Sở TTTT, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

2018-2025

Kiểm soát tốt các bến xe, bãi đỗ xe

5

Xây dựng hệ thống điều khiển giao thông thông minh; hệ thống cung cấp thông tin, phổ biến tình hình giao thông.

Sở GTVT

Sở TTTT, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

2019-2025

Giảm thiểu ùn tắc giao thông, thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông

V

Môi trường, cảnh báo thiên tai, an ninh năng lượng

1

Hệ thống camera giám sát môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng

Ban quản lý khu kinh tế tỉnh

Sở Tài nguyên môi trường, UBND huyện Bảo Thăng và các doanh nghiệp tại KCN

2018-2025

Đưa hệ thống vào sử dụng và có kết nối, tích hợp với CSDL, hệ thống thông tin số của tỉnh

2

Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ sớm trên các hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh

SNNPTNT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2018-2025

Đưa hệ thống vào sử dụng và có kết nối, tích hợp với CSDL, hệ thống thông tin số của tỉnh

3

Xây dựng Hệ thống đo mưa tự động trên toàn tỉnh

SNNPTNT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2018-2025

Đưa hệ thống vào sử dụng và có kết nối, tích hợp với CSDL, hệ thống thông tin số của tỉnh

4

Xây dựng hệ thống cảnh báo, phân tích sạt lở đất trên địa bàn tỉnh

SNNPTNT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2018-2025

Đưa hệ thống vào sử dụng và có kết nối, tích hợp với CSDL, hệ thống thông tin số của tỉnh

5

Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.

Sở STNMT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2018-2025

Đưa hệ thống vào sử dụng và có kết nối, tích hợp với CSDL, hệ thống thông tin số của tỉnh

6

Hệ thống quan trắc cảnh báo tự động nước thải, khí thải

Sở STNMT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2018-2025

Đưa hệ thống vào sử dụng và có kết nối, tích hợp với CSDL, hệ thống thông tin số của tỉnh

7

Hệ thống cảnh báo phòng, chống, chữa cháy rừng

SNNPTNT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2018-2025

Đưa hệ thống vào sử dụng và có kết nối, tích hợp với CSDL, hệ thống thông tin số của tỉnh

VI

Chính quyền điện tử, Trung tâm điều hành và ATTT

1

Xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Lào Cai

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

Năm 2018

Văn bản phê duyệt Khung kiến trúc CQĐ của tỉnh; Văn bản triển khai đến các đơn vị; Báo cáo kết quả triển khai.

 

TT

Tên dự án

Tổng kinh phí

Năm 2018

Giai đoạn 2019-2020

Giai đoạn 2020-2025

Chủ trì

Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí

Ngân sách TW

Ngân sách đa phương

Nguồn khác, hợp tác công tư

Ngân sách TW

Ngân sách địa phương

Nguồn khác, hợp tác công tư

Ngân sách TW

Ngân sách địa phương

Nguồn khác, hợp tác công tư

Nguồn đầu tư

Nguồn sự nghiệp

Nguồn đầu tư

Nguồn sự nghiệp

Nguồn đầu tư

Nguồn sự nghiệp

II

Chăm sóc sức khỏe và các dch vụ y tế

17.600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số hóa dữ liệu ngành Y tế

15.000

2.000

3.000

2.000

 

3.000

2.000

1.000

 

 

1.000

1.000

 

Sở Y tế

2

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tổng thể ngành Y tế

2.600

 

 

 

 

 

 

1.000

 

1.000

 

600

 

IV

Giao thông vận tải, an ninh trật tự và an toàn công cộng

37.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng mạng lưới camera giám sát ATGT và thiết bị đo mật độ giao thông

32.000

5.000

5.000

 

 

5.000

5.000

 

 

5.000

4.000

 

3.000

SGTVT

2

Xây dựng hệ thống thiết bị quản lý, giám sát bãi đỗ xe, bến xe

3.000

 

 

 

 

 

1.500

 

 

 

1.500

 

 

3

Xây dựng hệ thống điều khiển giao thông thông minh; hệ thống cung cấp thông tin, phổ biến tình hình giao thông

2.000

 

 

 

 

 

1.000

 

 

 

1.000

 

 

V

Môi trường, cảnh báo thiên tai, an ninh năng lượng

7.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ sớm trên các hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh

5.000

 

 

 

1.000

(kinh phí phòng chống thiên tai)

 

 

 

2.000

(kinh phí phòng chống thiên tai)

 

 

 

2.000

(kinh phí phòng chống thiên tai)

Sở NNPTNT

2

Xây dựng Hệ thống đo mưa tự động trên toàn tỉnh

2.000

 

 

 

 

1.000

 

 

 

1.000

 

 

 

Sở NNPTNT

VI

Chính quyền điện tử, Trung tâm điều hành và ATTT

8.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng hệ thống giám sát, tự động phân tích và cảnh báo những phản ánh của người dân về chính quyn trên mạng xã hội

1.000

 

 

500

 

 

 

300

 

 

 

200

 

VPUBND tỉnh

2

Xây dựng hệ thống điều khiển, hiển thị tích hợp tại Trung tâm điều hành ĐTTM tỉnh Lào Cai

3.000

 

 

1.500

 

 

 

1.000

 

 

 

500

 

STTTT

3

Xây dựng hệ thống thông tin tương tác với người dân trong ĐTTM tích hợp với chính quyền điện tử của tỉnh

4.000

 

 

1.500

 

 

 

2000

 

 

 

500

 

STTTT

B

Dự án ưu tiên áp dụng hình thức thực hiện đầu tư, mua sắm, xây dựng

93.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Du lịch thông minh

4.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Triển khai phần mềm quản lý lưu trú du khách tập trung

1.500

 

 

1.000

 

 

 

500

 

 

 

 

 

Công an tnh

2

Xây dựng CSDL chuyên ngành du lịch, kho dữ liệu số hóa các địa danh di sản văn hóa, du lịch tiêu biểu

2.500

 

 

 

 

 

 

1.500

1.000

 

 

 

 

 

II

Giáo dục thông minh

6.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng Hệ thống thông tin tổng thể và CSDL ngành giáo dục

6.000

1.500

1.500

 

 

1.000

1.000

 

 

 

1.000

 

 

SGDĐT

III

Chăm sóc sức khỏe và các dch v y tế

4.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Triển khai sổ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử (EMR)

4.000

 

 

 

 

 

 

1.000

 

3.000

 

 

 

Sở Y tế

IV

Giao thông vận tải, an ninh trật tự và an toàn công cộng

18.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng hệ thống thông tin nền tảng để phát triển hệ thống giao thông thông minh

11.000

 

1.000

 

 

 

2000

1.500

1500

1000

2000

1.000

1000

SGTVT

2

Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

5.000

 

 

 

 

 

1000

 

1000

 

 

2.000

1000

3

Xây dựng hệ thống điều khiển giao thông thông minh; hệ thống cung cấp thông tin, phổ biến tình hình giao thông

2.000

 

 

 

 

 

1.000

 

 

 

1.000

 

 

V

Môi trường, cảnh báo thiên tai, an ninh năng lượng

22.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng hệ thống cảnh báo, phân tích sạt lở đất trên địa bàn tỉnh

3.000

 

 

 

 

 

 

 

1.000

(kinh phí phòng chống thiên tai)

 

 

 

2.000

(kinh phí phòng chống thiên tai)

Sở NNPTNT

2

Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.

5.000

 

 

 

 

3.000

 

1.000

 

 

 

1.000

 

STNMT

3

Hệ thống quan trắc cảnh báo tự động nước thải, khí thải

9.000

 

 

2.000

 

2.000

 

2.000

 

 

 

3.000

 

STNMT

4

Hệ thống cảnh báo phòng, chống, chữa cháy rừng

5.000

 

 

 

 

 

 

2000

 

 

1.000

 

2.000

(kinh phí phòng chống thiên tai)

Sở NNPTNT

VI

Chính quyền điện tử, Trung tâm điều hành và ATTT

39.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STTTT

1

Xây dựng kiến trúc CQĐT

2.000

 

1000

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STTTT

2

Xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin, các dịch vụ dùng chung của tỉnh

14.000

 

 

2000

 

 

3000

3000

 

3000

 

2000

 

STTTT

3

Xây dựng Trung tâm điều hành ĐTTM tỉnh Lào Cai (Hệ thống và các dịch vụ nền tảng)

15.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Các hệ thống thiết bị trung tâm

9.500

 

1.000

2.000

 

 

1.500

2.000

 

 

1.000

2.000

 

3.2

Các dịch vụ, hệ thống nền tảng

5.500

 

 

1.500

 

 

 

2.000

 

 

 

2.000

 

4

Duy trì, đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin tại Trung tâm điều hành ĐTTM

8.000

 

 

2.000

 

 

 

2.000

 

 

 

4.000