Quyết định 787/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số hiệu: 787/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Nguyễn Văn Trình
Ngày ban hành: 07/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 787/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 07 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

Căn c Nghquyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về vic phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghcủa Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình s: 142/TTr-SNV ngày 23 tháng 3 năm 2016 vviệc đnghị ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tnh Bà Ra - Vũng Tàu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:

1. Mục tiêu:

- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra trong Chương trình tổng th ci cách hành chính nhà nước của Chính ph ban hành kèm theo Quyết định số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về sa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020. Trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ trng tâm là: Cải cách th chế; xây dựng nâng cao cht lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chc; nâng cao chất lượng gii quyết thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công.

- Khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy, nhân rộng những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2012-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, tạo sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng tham mưu, trách nhiệm của các cơ quan đu mi về các lĩnh vực cải cách hành chính. Phát huy rộng rãi vai trò của người dân, doanh nghiệp tham gia phản biện, đóng góp giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, nhất là về cung ứng thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công. Gắn kết hiệu quả của công tác cải cách hành chính với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Yêu cầu:

- Nâng cao chất lượng toàn diện trên các lĩnh vực cải cách hành chính từ tỉnh đến UBND các xã, phường, thị trn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Xác định rõ vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

- Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan đầu mối để nâng cao chất lượng trong tham mưu trin khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

- Công tác kiểm tra đối với các quan, đơn vị phải được thực hiện thường xuyên, hiệu quả, gn với tiếp nhận, giải quyết đơn thư phản ảnh của người dân, doanh nghiệp về thủ tc hành chính. Thông qua đó có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ.

- Nâng cao chất lượng cải cách hành chính phải gắn với việc hoàn thiện công cụ, hiệu quả của việc đo lường sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đi với hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Kế thừa và phát huy, nhân rộng những kinh nghiệm tốt của các quan, đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh phù hợp với thực tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020:

1. Cải cách thể chế:

a) Thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Trên cơ sở đó ban hành các văn bản quy phm pháp luật để triển khai kp thời, có chất lượng các quy định của Trung ương, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương để kịp thời bãi bỏ, sa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tin và quy đnh của pháp luật hiện hành. Trong đó chú trọng những chính sách nhm phát huy khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh liên quan đến đầu tư, kinh doanh dịch vụ, tài chính, thương mại và những lĩnh vực ưu tiên khác.

c) Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, nội dung theo quy định đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước của tnh.

d) Xây dựng cơ chế thu hút sự tham gia mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp, trí thức tham gia xây dựng, phản biện, theo dõi, giám sát việc thực hin các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh.

đ) Triển khai kịp thời, hiệu quả các văn bản Quy phạm pháp luật sau khi đã ban hành; thực hin công khai rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử cải cách hành chính tỉnh, và các Trang thông tin điện thoặc Cổng thông tin điện tử của các Sở, Ban, ngành.

2. Cải cách thủ tục hành chính:

a) Xây dựng và triển khai thực hiện có chất lượng Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, năm 2016 đảm bảo 30% số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã được rút ngắn thời gian giải quyết.

b) Xây dng và thực hiện các quy trình phối hợp, liên thông thủ tục, công việc hành chính thực sự thiết thực đthực hiện theo cơ chế một cửa, một ca liên thông gim ti đa số lần đi lại, đầu mối liên hệ của người dân, doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm phối hợp của các cơ quan nhà nước trong giải quyết thtục hành chính. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng thời gian quy định đạt 100%.

c) Thực hiện nghiêm túc Chthị số 04/CT-UBND ngày 21/01/2015 của Chủ tch UBND tnh về việc thực hiện một số biện pháp chn chnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thtục hành chính trên đa bàn tnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kiến nghloại bỏ nhng th tc hành chính phức tạp, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức. Tăngng hiu qu công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ.

d) Củng cố, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các Sở, ngành, địa phương với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại. Hoàn thiện và đưa vào vận hành hiệu quả mô hình một ca tp trung cp tỉnh. Thực hiện rộng rãi việc lựa chọn nhận kết quả hsơ tại nhà; đy nhanh tiến độ cung cp dch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, nhất là những thủ tục liên quan đến doanh nghiệp.

đ) Nghiên cứu, triển khai các mô hình niêm yết, công khai thủ tục hành chính thực sự thiết thực, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp; tăng cường sự giám sát đối với việc chấp hành của cơ quan nhà nước và của CBCC trong thực hiện quy trình, thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

e) Triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đến các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có nhiều lĩnh vực cung ứng cho người dân.

g) Thực hiện thường xuyên việc khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đi với sự phục vụ của cơ quan nhà nước, gn với việc thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các chỉ số liên quan khác. Phấn đấu đến 2020 sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80%.

3. Cải cách tổ chức bộ máy:

a) Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo đúng quy định của Trung ương; tiến hành rà soát về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện để sắp xếp phù hợp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn của các cấp, các ngành đkhông còn chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp.

b) Rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập đnâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ công, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế. Phn đấu đến năm 2020 bảo đảm sự hài lòng của người dân đi với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80%.

c) Đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hiệu quả sau phân cấp, nhất là về lĩnh vực đầu tư, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

d) Triển khai phân loại các cơ quan hành chính; mô hình đánh giá tổ chức theo quy định của Trung ương trên địa bàn tỉnh.

đ) Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. Phân loại các đơn vị sự nghiệp để thực hiện các hình thức chuyn đi phù hợp (hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, cổ phần hóa, hợp tác công tư...). Đy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động (thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, khám chữa bệnh...theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ. Tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và nhân dân đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

e) Trin khai kịp thời các quy định của Trung ương về điu kin, tiêu chí thành lp, giải thể, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp.

g) Tiếp tc rà soát, thc hiện có hiệu quả cơ chế tự ch đi với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tnh theo quy định của Trung ương.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

a) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ cán b công chc, viên chức đến năm 2020 có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thực thi công vụ, phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; 100 các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt tiêu chuẩn theo chức danh.

b) Đề cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế đánh giá, sát hạch đối với cán bộ, công chức, viên chức sau tuyển dụng, bổ nhiệm để phát huy tính năng động, sáng tạo và sàng lọc bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trì trệ, chậm đổi mới.

c) Hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, triển khai thực hiện chất lượng việc xây dựng cơ cấu CBCC gắn với vị trí việc làm đối với các cơ quan, đơn vị; gắn việc đẩy mạnh phân cp trong tuyển dụng với việc nâng cao hiệu qu sau phân cấp.

d) Ứng dụng mạnh mẽ, hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin, các mô hình, phương pháp, công nghệ hiện đại trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức để đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

đ) Đổi mi công tác thống kê, báo cáo và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

e) Trin khai có hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; các Chương trình, Đề án, Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tinh giản biên chế.

g) Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo đúng người, đúng việc, gắn với công tác quy hoạch cán bộ. Ưu tiên đào tạo để tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao (thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước), kết hợp việc thu hút, huy động chuyên gia tham gia trong các lĩnh vực trọng tâm, mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

h) Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức một cách đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã với nhau.

5. Cải cách tài chính công:

a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phân cấp quản lý về ngân sách đi với chính quyn địa phương, trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ ngân sách nhà nước chi thường xuyên và đầu tư công.

b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.

c) Tiếp tục đổi mới chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài.

d) Tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện hiệu quả cơ chế cấp phát ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

đ) Đổi mi căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, trin khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu. Phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học công nghệ.

e) Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích tăng cường các biện pháp khuyến khích đu tư theo hình thức công - tư (PPP) đối với việc cung cấp dịch vụ công trong y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, ththao, các công trình dự án cơ shạ tầng.

g) Trin khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế; xây dựng trin khai cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công.

6. Hiện đại hóa hành chính:

a) Tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống đường truyền Internet tốc độ cao kết ni thông sut đến tất cả các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, đáp ứng yêu cu kết ni với hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ theo quy định.

b) Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.

c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong quản lý nhà nước để thực hiện tốt: Trao đổi các văn bản, tài liệu chính thức giữa các cơ quan hành chính nhà nước qua mạng thông tin điện tử, gn với việc sử dụng hiệu quả chữ ký số, chứng thư điện tử; xử lý văn bản, chỉ đạo, điều hành thông qua hệ thống văn phòng điện tử eoffice. Phấn đu đến cuối năm 2016 đạt 100% các văn bản chính thng của các cơ quan hành chính cấp tnh, cấp huyện được trao đi trên môi trường mạng; phi hợp với Ban yếu Chính phủ tiếp tục cấp và ứng dụng chữ ký stheo lộ trình đã đăng ký trong trao đi văn bản điện tử c 3 cp Tnh - Huyn - Xã.

d) Nâng cao chất lượng Cổng thông tin điện tử của UBND tnh, các Trang thông tin đin tcủac Sở, ngành, địa phương. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, công dân; cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến cho tổ chức, công dân; cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3, 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông với Bộ phận tiếp tục và trả kết quả hiện đại theo quy định.

Phấn đấu đến năm 2020: cơ bản các thủ tục hành chính thiết thực, liên quan đến doanh nghiệp được cung cấp mức độ 3; 30% thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 4; 95% hồ sơ kê khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng; 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong thực hiện thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp đạt 20% và tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 10% đến năm 2018.

đ) Triển khai thực hiện có hiệu quả việc tổ chức họp trực tuyến gia UBND tỉnh với các Sở, ngành, địa phương.

e) Tiếp tc thực hiện có chất lượng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, ưu tiên trin khai ISO đin tử, đưa việc thực hiện hệ thống ISO trở thành công cụ đắc lực trong cải tiến quy trình thủ tục hành chính, nhất là về thời gian giải quyết.

đ) Xây dựng lộ trình và thực hiện Chính quyền điện tử của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông sut giữa các cp các ngành, sự tương tác rộng rãi với người dân, doanh nghiệp.

e) Tiếp tục đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng công sở văn hóa; công sở thân thiện.

7. Công tác chỉ đạo điều hành:

a) Tăng cường năng lực chỉ đạo, điều hành gắn với nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngưi đứng đu các cấp, các ngành các địa phương về triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

b) Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, lấy ý kiến người dân, t chc về kết qucải cách hành chính. Phát huy mạnh mẽ sự tham gia của ngưi dân, cng đng doanh nghiệp trong việc tham gia đóng góp xây dựng giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh.

c) Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các công cụ hiệu quả đđo lường chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có việc đánh giá, phân loại sát hạch cán b, công chức, viên chức; đánh giá chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức; tiếp tục triển khai hiệu quả việc xác định chỉ số cải cách hành chính hàng năm đối với các Sở, ngành, địa phương.

d) Nâng cao vai trò tham mưu, phối hợp giữa các cơ quan hành đầu mối về các lĩnh vực cải cách hành chính; vai trò của đội ngũ công chức chuyên trách cải cách hành chính của tỉnh.

đ) Tăng cường kiểm tra về thực hiện công tác cải cách hành chính, thanh tra công vụ; xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, công chức, viên chức gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, doanh nghiệp, vi phạm kỷ luật và đạo đức công vụ.

e) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính đến mọi người dân, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

g) Có chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp tham mưu triển khai và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính của tỉnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; các quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:

a) Hàng năm xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch này và gửi UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) chậm nhất vào ngày 20 tháng 11 năm trước liền kề năm kế hoạch.

b) Chủ động đề ra giải pháp thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.

c) Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, nhất là với các cơ quan đầu mối để kịp thời tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

d) Hàng năm lập dự trù kinh phí để xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch cải cách hành chính được giao trình UBND tỉnh phê duyệt.

đ) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ theo quy định (hàng quý, 6 tháng, năm) về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).

2. Sở Nội vụ có trách nhiệm:

a) Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hàng năm của tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tnh, các đơn vị sự nghiệp tỉnh, UBND các địa phương.

b) Trực tiếp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện những nhiệm vụ cần thiết để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Kịp thời phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để báo cáo UBND tỉnh.

c) Chủ trì hoạt động của Tổ liên ngành giải quyết các vướng mc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính; hoạt động của kênh thông tin đường dây nóng về cải cách hành chính của tỉnh.

d) Chủ trì tham mưu các nhiệm vụ về cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ, công chức, xây dựng chính quyền cơ sở. Tham mưu duy trì n định hiệu quả Trang thông tin điện tử về cải cách hành chính tỉnh.

đ) Chủ trì tham mưu triển khai xác định chỉ scải cách hành chính hàng năm; tổ chức điều tra sự hài lòng của người dân đi với chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.

e) Chủ trì tham mưu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tham mưu triển khai chế độ, chính sách đi với cán bộ, công chức, viên chức.

g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc về cải cách hành chính; tăng cường tuyên truyền về cải cách hành chính một cách hiệu quả, thiết thực.

h) Chủ trì tham mưu UBND tỉnh theo dõi, đôn đc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

3. Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các Kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về cải cách th chế; kim soát thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính.

b) Chủ trì tham mưu triển khai thực hiện việc theo dõi, cập nhật thủ tục hành chính trên Trang thông tin điện tử cải cách hành chính tỉnh.

c) Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.

d) Báo cáo định kỳ hàng tháng về kết quả thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương đi với nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách định kỳ (thông qua Sở Nội vụ); báo cáo hàng quý, 6 tháng, năm theo quy định.

4. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm: chủ trì theo dõi việc thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với các Sở, ngành, địa phương. Trực tiếp quản lý, điều hành hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh. Duy trì hiệu quả Cng thông tin điện tử tỉnh theo quy định.

5. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định từ ngun ngân sách của tỉnh hoặc đnghị các Bộ, ngành phân bổ ngân sách thực hiện theo quy định.

b) Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cải cách tài chính công trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả về UBND tỉnh phục vụ họp định kỳ (thông qua Sở Nội vụ); báo cáo hàng quý, 6 tháng, năm theo quy định.

6. Sở Thông tin và truyền thông có trách nhiệm: Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông hàng năm trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả về UBND tỉnh phục vụ họp định kỳ (thông qua Sở Nội vụ); báo cáo hàng quý, 6 tháng, năm theo quy định.

7. Sở Khoa học và công nghệ có trách nhiệm chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch liên quan đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trên địa bàn tỉnh. Định kỳ háng tháng báo cáo kết quả về UBND tỉnh phục vụ họp định kỳ (thông qua Sở Nội vụ); báo cáo hàng quý, 6 tháng, năm theo quy định.

8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch liên quan đến công tác thông tin - tuyên truyền về cải cách hành chính. Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh phục vụ họp định kỳ (thông qua Sở Nội vụ); báo cáo hàng quý, 6 tháng, năm theo quy định.

9. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng chuyên mục để thường xuyên thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách hành chính; tuyên truyền những mô hình, tm gương đin hình trong thực hiện cải cách hành chính một cách sâu rộng trong nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- VP. Chính phủ (để b/c);
- Bộ Nội vụ (để b/c);
- TTr Tỉnh ủy (để b/c);
- TTr HĐND tỉnh (để b/c);
- TTr UBMTTQVN tỉnh (để b/c);
- Như điều 3 (để t/h);
- Cổng thông tin ĐT tỉnh;
- Website CCHC tỉnh;
- Lưu VT, SNV;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trình

 





Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về trích nộp kinh phí công đoàn Ban hành: 22/01/2019 | Cập nhật: 18/02/2019

Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai Ban hành: 18/06/2018 | Cập nhật: 19/06/2018

Chỉ thị 04/CT-UBND về điều hành đầu tư công năm 2018 Ban hành: 05/03/2018 | Cập nhật: 24/04/2018

Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế Ban hành: 20/11/2014 | Cập nhật: 21/11/2014