Quyết định 225/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Dự án "Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng" thuộc Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020"
Số hiệu: | 225/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 22/02/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 06/03/2012 | Số công báo: | Từ số 243 đến số 244 |
Lĩnh vực: | Khoa học, công nghệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:
a) Phổ biến, nâng cao kiến thức về năng suất và chất lượng cho 10.000 cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn tại các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng tới người lao động và người tiêu dùng thông qua truyền hình, báo chí, trang thông tin điện tử và tài liệu.
b) Đào tạo 1.000 chuyên gia, cán bộ đào tạo, tư vấn về năng suất và chất lượng tại các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp.
c) Xây dựng mô hình điểm về áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tại 500 doanh nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ nhân rộng mô hình điểm tại 4.000 doanh nghiệp.
d) Thiết lập hệ thống chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua đánh giá các yêu cầu kỹ thuật và mức độ hài lòng của khách hàng; hệ thống đo lường năng suất các ngành kinh tế và doanh nghiệp, năng suất yếu tố tổng hợp TFP của nền kinh tế.
2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:
a) Cập nhật, nâng cao kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho 20.000 cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, tại các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng của người lao động và người tiêu dùng thông qua truyền hình, báo chí, trang thông tin điện tử và tài liệu.
b) Đào tạo 1.000 chuyên gia, cán bộ đào tạo, tư vấn về năng suất và chất lượng tại các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp. Thiết lập mạng lưới các tổ chức nghiên cứu, đào tạo có đủ năng lực để tiến hành đào tạo, phổ biến rộng rãi thông tin, kiến thức về năng suất và chất lượng tới các đối tượng có nhu cầu.
c) Hướng dẫn, hỗ trợ nhân rộng mô hình điểm về áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tiên tiến tại 6.000 doanh nghiệp.
d) Hình thành cơ sở dữ liệu tại các địa phương, ngành để hoàn thiện và duy trì hệ thống chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hệ thống đo lường năng suất các ngành kinh tế và doanh nghiệp, năng suất yếu tố tổng hợp TFP của nền kinh tế.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về năng suất và chất lượng
a) Tổ chức hội nghị, hội thảo cấp quốc gia, theo khu vực, Bộ, ngành, địa phương và theo các chuyên đề chuyên sâu để quảng bá và cập nhật thông tin, kiến thức về các mô hình, giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn tại các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp.
b) Tổ chức chương trình qua báo chí, truyền hình để tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của người lao động và người tiêu dùng trong việc thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng.
c) Xây dựng và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá; phát triển và duy trì trang thông tin điện tử để cung cấp rộng rãi thông tin, kiến thức về năng suất và chất lượng tới các cơ quan quản lý và các tổ chức, doanh nghiệp.
d) Tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động năng suất và chất lượng.
2. Đào tạo nguồn nhân lực về năng suất và chất lượng
a) Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo nhận thức chung, thực hành cơ bản, nâng cao và chuyên sâu về năng suất và chất lượng cho các giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lý và nghiên cứu.
b) Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động đào tạo: Phòng đào tạo, trang thiết bị, dụng cụ đào tạo.
c) Tổ chức các khóa đào tạo trong và ngoài nước cho các chuyên gia, cán bộ đào tạo, tư vấn về năng suất và chất lượng.
d) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về năng suất và chất lượng cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn tại các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; đào tạo kỹ năng làm việc, áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho người lao động trong các doanh nghiệp.
3. Phổ biến áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng
a) Nghiên cứu ứng dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tại Việt Nam:
- Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 cho các ngành sản xuất và dịch vụ; hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành công nghiệp dầu khí ISO 29001, sản xuất ôtô và công nghiệp phụ trợ ISO/TS 16949, viễn thông TL 9000, thiết bị y tế ISO 13485; hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025; hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, HACCP, GMP; hệ thống trách nhiệm xã hội ISO 26000/SA 8000; hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001; hệ thống quản lý rủi ro ISO 31000; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27001 …;
- Công cụ cải tiến năng suất và chất lượng: 5S, Kaizen; nhóm chất lượng QCC; kỹ thuật thống kê SPC; kỹ thuật chẩn đoán doanh nghiệp; sản xuất tinh gọn và giảm thiểu khuyết tật Lean Six Sigma; thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard; chỉ số đánh giá hoạt động chính KPI; duy trì năng suất tổng thể TPM; đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, quản lý quan hệ khách hàng CRM; quản lý tri thức KM …;
- Hệ thống quản lý tích hợp các tiêu chuẩn và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng;
- Mô hình hoạt động xuất sắc BE; cải tiến năng suất toàn diện PMS; quản lý chất lượng toàn diện TQM; năng suất xanh GP; quản lý phát triển bền vững.
b) Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm về áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, hệ thống quản lý tích hợp, mô hình hoạt động xuất sắc:
- Tuyên truyền phổ biến, lựa chọn doanh nghiệp tham gia xây dựng mô hình điểm;
- Xây dựng mô hình điểm về áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, hệ thống quản lý tích hợp, mô hình hoạt động xuất sắc tại 500 doanh nghiệp;
- Hướng dẫn, hỗ trợ nhân rộng mô hình điểm về áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, hệ thống quản lý tích hợp, mô hình hoạt động xuất sắc tại 10.000 doanh nghiệp;
- Phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình điểm nhằm thúc đẩy nhân rộng mô hình điểm tại các tổ chức và doanh nghiệp.
4. Đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa
a) Nghiên cứu, xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua đánh giá các yêu cầu kỹ thuật và mức độ hài lòng của khách hàng.
b) Xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo, hướng dẫn phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các tổ chức và doanh nghiệp.
c) Triển khai đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thiết lập chỉ số chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo doanh nghiệp, ngành.
5. Đo lường năng suất các ngành kinh tế và doanh nghiệp, năng suất yếu tố tổng hợp TFP của nền kinh tế
a) Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đo lường năng suất các ngành kinh tế và doanh nghiệp, năng suất yếu tố tổng hợp TFP của nền kinh tế.
b) Xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo, hướng dẫn đo lường năng suất cho các ngành, cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn các tỉnh, thành phố, chuyên gia và các doanh nghiệp.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức đo lường năng suất các ngành kinh tế và doanh nghiệp, năng suất yếu tố tổng hợp TFP của nền kinh tế.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu của Dự án, Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, cân đối lập kế hoạch và dự toán chi ngân sách nhà nước, gửi Bộ Tài chính. Kế hoạch và dự toán chi ngân sách nhà nước của Dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt được giao cho các đơn vị thực hiện kèm theo kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho từng nhiệm vụ.
2. Kinh phí thực hiện Dự án được huy động từ các nguồn sau:
a) Kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ đào tạo, tư vấn về năng suất và chất lượng; nghiên cứu, xây dựng mô hình điểm và hỗ trợ nhân rộng mô hình điểm; nghiên cứu, tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đo lường năng suất, đào tạo và tổ chức đo lường năng suất các ngành kinh tế và doanh nghiệp, năng suất yếu tố tổng hợp TFP của nền kinh tế.
b) Kinh phí của doanh nghiệp để đào tạo, tập huấn kiến thức về năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp; tổ chức áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đo lường năng suất tại doanh nghiệp.
c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác: Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, quỹ phát triển khoa học và công nghệ để phát triển năng lực, mở rộng thông tin tuyên truyền về năng suất và chất lượng và triển khai các nhiệm vụ khác của dự án.
3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý về năng suất và chất lượng; hợp tác song phương, đa phương với Tổ chức Năng suất châu Á – APO và Tổ chức Năng suất các nước để trao đổi kinh nghiệm về thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng.
IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan thực hiện, điều hành hoạt động của Dự án.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí kinh phí để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2018 về Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025 Ban hành: 12/06/2018 | Cập nhật: 14/06/2018
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020 Ban hành: 26/05/2017 | Cập nhật: 29/05/2017
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Ban hành: 21/05/2010 | Cập nhật: 26/05/2010
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 04/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008