Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: | 04/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa | Người ký: | Lê Hữu Hoàng |
Ngày ban hành: | 20/02/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND |
Khánh Hòa, ngày 20 tháng 02 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG HẠN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Hiện nay, mực nước nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh ở mức thấp, dung tích trữ tại có hồ chỉ đạt 50-70% so với thiết kế, đặc biệt một số đang ở mức thấp (hồ Cam Ranh 39%, hồ Suối Hành 42%) trong khi phải thường xuyên cung cấp nguồn nước để phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020, một số hồ chứa nhỏ, đập dâng mực nước xuống thấp chỉ đảm bảo một phần diện tích sản xuất theo kế hoạch tưới. Nếu thời tiết không có mưa bổ sung, sau khi kết thúc vụ Đông Xuân 2019- 2020, chỉ có một số hồ chứa đủ nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho vụ Hè Thu 2020.
Theo dự báo, từ nay đến hết tháng 8 năm 2020, nền nhiệt độ trung bình toàn tỉnh ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ từ 0,5 - 1,0°C. Tổng lượng mưa các nơi ở mức thấp hơn TBNN cùng thời kỳ với mức thiếu hụt từ 10 - 30%. Lượng dòng chảy trên các sông thiếu hụt từ 40-60% so với TBNN cùng kỳ.
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai một số giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn kiểm kê, đánh giá thực trạng, dự báo nguồn nước tại các hồ chứa, hệ thống thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để điều chỉnh, bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với thực tiễn nguồn nước, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Căn cứ tình hình nguồn nước, khả năng bảo đảm cấp nước, tiếp tục điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp (chuyển đổi từ trồng lúa ở vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn); rà soát, điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân, chuyển đổi sản xuất nếu nguồn nước không bảo đảm cung cấp trong suốt thời gian sản xuất.
b) Chỉ đạo triển khai các biện pháp cần thiết để có thể lấy nước chủ động, không phụ thuộc vào việc xả nước của hồ thủy lợi, thủy điện (nạo vét cửa lấy nước các trạm bơm, cống, kênh mương, lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến,...); chủ động tích trữ nước trong các hồ, ao, vùng trũng thấp, kênh rạch,... để nhập mặn; đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào khai thác các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
c) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, đồng thời sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.
d) Tăng cường kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước từ đô thị sang khu vực nông thôn để bảo đảm cấp nước cho người dân. Khi xảy ra nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, nhất là tại vùng núi, ven biển, phải thực hiện các biện pháp cấp nước, không để ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân do thiếu nước.
đ) Chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; trường hợp nguồn kinh phí vượt quá khả năng của địa phương, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối với với các địa phương, đơn vị xây dựng tổng thể phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phù hợp với thông tin dự báo khí tượng thủy văn, đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh, trong đó xác định khả năng bị ảnh hưởng đến từng vùng, từng khu vực và có giải pháp cụ thể. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện phương án phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.
b) Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự báo chuyên ngành, đánh giá nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng vùng, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương biết để chỉ đạo và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
c) Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (kiểm tra, tổng hợp nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi, kế hoạch sử dụng nước, điều chỉnh thời vụ, giống cây trồng phù hợp,...), chỉ đạo triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
d) Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; xây dựng bản đồ trực tuyến cảnh báo nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, giải pháp bảo đảm nguồn nước cho sản xuất, cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng vùng để phục vụ xây dựng kế hoạch cấp nước, hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là tại các khu vực không chủ động về nguồn nước, thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả để các địa phương, doanh nghiệp và người dân áp dụng.
e) Hướng dẫn cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu sản xuất, giống phù hợp cho từng khu vực trên cơ sở dự báo về nguồn nước, nguy cơ xâm nhập mặn; khuyến cáo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với cây ăn quả tại các vùng có nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn.
g) Hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung; rà soát quy định về quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, kiểm tra tình hình cấp nước khu vực nông thôn.
h) Tổng hợp tình hình hạn, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với các sở, ngành tổng hợp nhu cầu hỗ trợ hạn, xâm nhập mặn; tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ các địa phương, đơn vị thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn kịp thời, hiệu quả.
3. Sở Công Thương
a) Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa thủy điện phối hợp với địa phương và các đơn vị có liên quan chủ động thực hiện kế hoạch điều tiết, vận hành các hồ thủy điện, bảo đảm nguồn nước phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn cho hạ du, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm và hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng và cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
b) Chỉ đạo Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa chủ động xây dựng và triển khai thực hiện phương án đảm bảo cung cấp điện cho các trạm bơm chống hạn hoạt động hiệu quả.
c) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền về kế hoạch cung cấp điện năm 2020, tình hình thủy văn, nguồn nước tại các hồ thủy điện, nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
4. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí để thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm đúng quy định của pháp luật; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương lập quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện trong giai đoạn tới, trong đó xác định rõ các dự án tích trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, các dự án cấp nước đô thị và nông thôn cần ưu tiên đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
6. Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sinh hoạt, phòng, tránh phát sinh dịch bệnh do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ cứu đói cho nhân dân các vùng xảy ra hạn, xâm nhập mặn, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ.
8. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông về tình hình và các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để người dân biết, chủ động thực hiện, tăng cường sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.
9. Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ theo dõi sát diễn biến thời tiết, kịp thời cung cấp thông tin, các bản tin dự báo, cảnh báo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.
10. Các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện:
a) Tổ chức lắp đặt, quan trắc, dự báo lượng nước về các hồ chứa và chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước và Luật Khí tượng thủy văn; rà soát, điều chỉnh việc điều tiết nước tại các hồ chứa, điều chỉnh kế hoạch vận hành từng hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm vận hành an toàn, phù hợp với hiện trạng, diễn biến nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước; đối với các công trình thủy lợi sử dụng nước ở hạ du các hồ chứa lớn, liên tỉnh, trong trường hợp chưa xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cần tổ chức xây dựng phương án, bố trí kế hoạch, thời gian lấy nước phù hợp với lịch vận hành của các hồ chứa.
b) Thực hiện các biện pháp tăng cường tích trữ nước trong các hồ chứa trên cơ sở theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn và phải bảo đảm an toàn công trình; chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp và có kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương, các cửa lấy nước, trạm bơm tưới theo phân cấp quản lý; các hồ chứa đang sửa chữa nếu đủ điều kiện an toàn cũng phải tích nước hợp lý để thực hiện công tác chống hạn.
c) Phối hợp với các địa phương xây dựng phương án phòng, chống hạn, xâm nhập mặn năm 2020; xác định cụ thể từng vùng có khả năng thiếu nước để có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý; quản lý phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tổ chức tưới hiệu quả và tiết kiệm nước,
d) Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước, để lập kế hoạch tích nước hồ chứa phù hợp, vừa đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ, vừa tích nước tối đa; chủ động xử lý tình huống, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đổi phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân; thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT tình hình thực hiện.
11. Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa có kế hoạch đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và dân sinh, trong đó ưu tiên cung cấp điện cho các trạm bơm để phục vụ công tác chống hạn.
12. Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa và các đơn vị cấp nước ở địa phương có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn quản lý, đặc biệt khi hạn hán xảy ra làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt do xâm nhập mặn.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn Ban hành: 22/01/2020 | Cập nhật: 03/02/2020
Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2019 về triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu phi Ban hành: 20/02/2019 | Cập nhật: 22/02/2019
Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Ban hành: 19/01/2018 | Cập nhật: 20/01/2018
Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2017 về đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 02/02/2017 | Cập nhật: 06/02/2017
Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2016 thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn Ban hành: 04/02/2016 | Cập nhật: 07/02/2016
Chỉ thị 04/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 Ban hành: 01/04/2015 | Cập nhật: 02/04/2015
Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2014 tăng cường biện pháp cấp bạch phòng, chữa cháy rừng Ban hành: 05/03/2014 | Cập nhật: 07/03/2014
Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Ban hành: 08/03/2013 | Cập nhật: 11/03/2013
Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2012 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng Ban hành: 20/01/2012 | Cập nhật: 01/02/2012