Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý điều hành, thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn thị trường dịp Tết nguyên đán Bính Thân 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 04/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 19/01/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 01 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH, THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI CUNG CẦU NHẰM BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN BÍNH THÂN 2016

Trong thời gian qua, các Sở, ban, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh về điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2015. Kinh tế trong nước nói chung và của tỉnh nói riêng đang có sự phục hồi rõ nét, lạm phát được kiểm soát tốt (chỉ số giá tiêu dùng đến tháng 12/2015 tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2014), sức mua được cải thiện, tổng mc bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2015 tăng 9%. Trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội, tình hình thị trường hàng hóa thiết yếu, nhất là mặt hàng nhiên liệu khá ổn định, giá hàng hóa và mặt bng lãi suất thấp tạo điều kiện cho việc cắt giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn cung cấp các mặt hàng nông sản, thực phẩm phục vụ Tết phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chịu tác động lớn của thời tiết, dịch bệnh nên có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường tăng trong dịp Lễ, Tết; nguy cơ xảy ra cháy nvẫn còn tiềm ẩn; buôn lậu và gian lận thương mại vẫn diễn ra phức tạp.

Đbảo đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, không để biến động lớn về thị trường, giá cả và chuẩn bị tốt các điều kiện để mọi người dân được đón Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế tập trung triển khai ngay một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế:

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Nghị quyết của Tỉnh ủy, của Hội đồng nhân dân tỉnh; triển khai ngay nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016.

b) Thực hiện chỉ đạo của các Bộ, ngành chủ quản, khẩn trương triển khai những nhiệm vụ cần thiết nhằm bình ổn thị trường theo Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn thị trường, giá cả, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016; thực hiện tốt Quy chế phối hợp xử lý biến động thị trường bất thường trên địa bàn tỉnh được ban hành theo Quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 13/11/2009 của UBND tỉnh; chủ động xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để xảy ra mất cân đi cung cu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ; trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

c) UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thông tin tuyên truyền và kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các chợ, điểm mua bán, siêu thị... trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả, cung cu hàng hóa trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về đầu cơ, lợi dụng nhu cu tăng cao trong dịp L, Tết đtăng giá, thu lợi bất chính.

d) Chủ động xây dựng Chương trình, Kế hoạch của ngành và địa phương đtiếp tục triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đán Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020.

2. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của tỉnh: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị và theo các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012; Kế hoạch số 99/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 18/6/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” về triển khai các hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong năm 2015-2016 và các năm tiếp theo.

3. Ban chỉ đạo 389/TTH:Triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch số 218/KH-BCĐ389 ngày 01/12/2015 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ nay đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong Ban chỉ đạo để kiểm tra, kiểm soát thị trường kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành trong trường hợp thị trường có biến động bất thường.

4. Sở Công Thương:

a) Triển khai thống nhất, đồng bộ các giải pháp theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 18/CT-BCT ngày 24/11/2015 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2015 và dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016;

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường, xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ Tết để cân đối cung cầu hàng hóa đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại hàng hóa thiết yếu, chống đầu cơ tích trữ, không để khan hiếm gây đột biến về giá cả ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân. Chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý và chất lượng tốt.

- Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động tập trung nguồn lực để dự trữ và lưu thông hàng hóa phục vụ Lễ, Tết; đồng thời triển khai công tác dự trữ các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 theo Kế hoạch s83/KH-UBND ngày 15/7/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phi hợp thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch, Chương trình hành động của Ngành Công Thương về tăng cường, đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2016 thông qua việc kết hợp chương trình bình n giá và chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa,… nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.

- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình cung ứng điện của các đơn vị kinh doanh điện lực trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị cung ứng điện lực xây dựng phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, giữ ổn định nguồn điện trong mọi tình huống; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; chú trọng công tác phòng phòng chống cháy ndo chập điện tại các nơi công cộng, chợ, khu công nghiệp, khu vui chơi và khu dân cư.

c) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường:

- Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyn, buôn bán hàng cm, hàng nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP), các hành vi gian lận thương mại và kinh doanh trái pháp luật khác; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, các thủ đoạn gian lận đo lường, đóng gói để tăng giá nhằm thu lợi bất chính theo đúng quy định của pháp luật; kim soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm tại các siêu thị, các chợ đầu mối, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, các cơ sở giết m, kinh doanh gia súc, gia cầm, các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa... Các mặt hàng cn tập trung kiểm tra là các mặt hàng có nguy cơ cháy ncao, các mặt hàng cn đảm bảo ATVSTP, các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết; đồng thời phi hp kiểm tra công tác bảo vệ an toàn phòng chng cháy n, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi,...

- Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; đo lường, chất lượng hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ... nhm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tăng cường công tác quản lý địa bàn, cập nhật danh sách, sổ bộ của các đi tượng kinh doanh hàng hóa thiết yếu, các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa bình ổn giá. Phi hợp tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát số lượng, chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia dự trữ bình ổn thị trường, đảm bảo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

5. Sở Tài chính:

Triển khai thực hiện Chỉ thị 02/CT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Bính Thân năm 2016:

- Theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường trước, trong và sau Tết, đặc biệt đi với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân trên địa bàn;

- Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan:

+ Giám sát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán đi với mặt hàng thiết yếu, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ ngun ngân sách nhà nước; hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công, hàng hóa, dịch vụ được trợ cước, trợ giá thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như: nước sạch sinh hoạt, lương thực, thực phẩm, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, khí LPG và các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật...

+ Đẩy mạnh các biện pháp kiểm tra, thanh tra chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế và chuyển giá, chấn chỉnh công tác hoàn thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ; rà soát, ngừng các khoản chi, nội dung chi không chấp hành đúng quy định về thủ tục hồ sơ, chế độ; các khoản chi chưa thật sự cấp bách; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội, cứu đói cho dân trong thời kỳ giáp hạt và trong dịp Tết.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp bình ổn giá để góp phần ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh; tích cực phối hợp với Sở Công Thương tổ chức thực hiện chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tập trung chỉ đạo sản xuất, cân đối các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau quả... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, kết hợp triển khai tích cực mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp theo Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo điều kiện gắn kết sản xuất nông nghiệp với chế biến tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp. Chủ động có biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng, bảo vệ phát triển sản xuất một cách hiệu quả, kịp thời để không làm ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm; thực hiện tt công tác phòng, chng buôn bán gia súc, gia cm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch.

7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: phối hợp với các địa phương tổ chức các hình thức tuyên truyền, cổ động trực quan, các hoạt động văn hóa văn nghệ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm phù hợp với thuần phong, mỹ tục và phong tục tập quán của địa phương; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động thu lợi bất chính.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo điều hành của Chính phủ; thông tin nhanh, chính xác tình hình thị trường, giá cả hàng hóa; an toàn, vệ sinh thực phẩm; trật tự an toàn giao thông; công tác chống sản xuất, buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép; công tác tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; các hoạt động triển khai chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với những gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách để các doanh nghiệp, nhân dân hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong xã hội; triển khai các chương trình thường kỳ quảng bá sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt nhm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thông tin đầy đủ, kịp thời các chương trình bình ổn thị trường, đưa hàng Việt về nông thôn; kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

9. Sở Y tế: Tiếp tục rà soát, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và quản lý giá thuốc chữa bệnh đi với các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền. Phối hợp với sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

10. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với các cơ quan chức năng để khuyến cáo, kiểm soát chặt chẽ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng hàng hóa đặc biệt hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ gây hại sức khỏe của cộng đồng, môi trường; khuyến khích đy mạnh công tác đăng ký xác lập quyền, bảo vệ quyền sở hữu về trí tuệ, nhãn hiệu, chỉ dn địa lý, tên thương mại của hàng hóa Việt Nam.

11. Công an tỉnh: Chỉ đạo các lực lượng chức năng trong ngành phối hợp thực hiện công tác chng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm làm mt n định thị trường; chỉ đạo Công an huyện, thị xã, thành phố phi hợp với lực lượng quản lý thị trường và các phòng chức năng cấp huyện trong quá trình kiểm tra, kim soát thị trường. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm sản xuất, buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu n, pháo n; tăng cường kiểm tra, thanh tra bảo đảm an toàn cháy, nổ nhất là các địa bàn trọng đim, các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

12. Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Chỉ đạo ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn có kế hoạch tin mặt để chủ động đáp ứng nhu cầu cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu tiền mặt dẫn đến phải khất, hoãn chi, đặc biệt là chi tiền mặt cho các đối tượng trả trợ cấp xã hội, trả lương, thưởng cho cán bộ, công nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các NHTM đảm bảo chi đủ cơ cấu các loại mệnh giá tiền cho khách hàng. Kiểm tra, xử lý các NHTM trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của các máy ATM. Thống nhất kế hoạch thu, chi tiền mặt trong những ngày nghỉ Tết với các NHTM đảm bảo đủ tiền mặt cho máy ATM và nhu cầu thu, chi tiền mặt cần thiết, đột xuất khác. Thường xuyên đề cao cảnh giác, phối hợp với các cơ quan an ninh tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm trong hoạt động thanh toán, bảo đảm an toàn hệ thống mạng.

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết được tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi sut ưu đãi dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, kim soát nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống.

13. Cục Hải quan tỉnh: Triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu gian lận thương mại, tiêu cực, tham nhũng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016; chủ động bố trí lực lượng, phối hợp với các đơn vị chức năng trong tổ chức bắt giữ và xử lý nghiêm minh các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn kim soát hải quan. Tập trung lực lượng làm tt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa trong dịp tết khi lưu lượng hàng hóa qua các cảng, cửa khẩu tăng so với các thời điểm khác trong năm; theo dõi cập nhật danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để áp dụng cơ chế chính sách nhập khẩu phù hp, góp phần hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Vit Nam”.

14. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu:

- Đối với các đơn vị sản xuất: Có kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nguyên nhiên vật liệu một cách hợp lý, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, nhằm duy trì sản xuất ổn định để bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng tốt; điều tiết nguồn cung hợp lý và kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong các dịp cao điểm; giám sát việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do các nhà phân phối, đại lý găm hàng, nâng giá.

- Đối với các đơn vị kinh doanh: Tăng cường hợp tác tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước; chủ động triển khai các chương trình bình ổn thị trường, các chương trình xúc tiến thương mại nội địa, hưng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa nhất là các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm cung ứng tốt hàng hóa bình ổn nói chung và hàng Việt nói riêng cho người dân.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Công Thương, Bộ Tài chính (b/c);
- TVTU; TT HĐND tnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- BCĐ Cuộc vận động NVNƯTDHVN;
- BCĐ 389/TTH;
- Các CQ, Đoàn thể cấp tnh;
- Các cơ quan TW trên địa bàn;
- UBND các huyện, TX, TP Huế;
- CVP: Lãnh đạo và các CV TH;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ