Quyết định 1203/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 1203/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Lê Trọng Quảng
Ngày ban hành: 15/09/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1203/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 15 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY SƠN TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ các Nghị quyết của Hội đng nhân dân tỉnh Lai Châu: S31/2016/NQ-HĐND, ngày 28/7/2016 về Thông qua đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020; s33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021;

Căn cứ Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về Ban hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Ttrình số 834/TTr-SNN-KL, ngày 14 tháng 9 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2.Giao Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Tài nguyên & Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu; Chủ tịch UBND các huyện: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ và Phong Thổ; Giám đốc Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. T
nh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NLN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Trọng Quảng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CÂY SƠN TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định s: 1203/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh Lai Châu)

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Kết luận số 01-KL/TU, ngày 20/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 16/7/2007 của Đảng bộ tỉnh (khóa XI) đẩy mạnh phát triển Lâm nghiệp đến năm 2020;

Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 15/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020;

Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND , ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về Thông qua đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016- 2020;

Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND , ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017 - 2021;

Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về Ban hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021;

Quyết định số 1095/QĐ-UBND, ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Khái quát đặc điểm sinh vật học, yêu cầu sinh thái học của cây Sơn tra

1.1. Đặc điểm sinh học

Cây Sơn tra (Docynia indica) là một loại cây bản địa mọc tự nhiên trong rừng tự nhiên Lai Châu, thường phân bố những nơi có độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển và được trồng nhiều các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu,...

Sơn tra là loại cây thân gỗ thẳng đứng ưa sáng, tán lá rộng, nhiều cành, khi mọc tự nhiên có chiều cao từ 10-15m, cây phân cành ở độ cao 1,5 - 2m các cành nhiều gai vỏ nhẵn màu xám, phát triển thành các vết nứt nông chạy theo chiều dọc thân cây với các gợn hẹp. Cây có khả năng tái sinh chồi và tái sinh hạt tốt, chịu được nhit độ cao nên sau khi bị cháy cây vẫn không chết, cây cũng có thể chịu được rét tốt do phù hợp ở độ cao trên 1.000m, tuổi thọ của cây đạt trên 40 năm.

Lá của cây Sơn tra có hình mũi mác dài từ 7 - 10 cm, rộng từ 1,5 - 2 cm, khi non có từ 3 - 5 thùy, tròn ở gốc, thuôn nhọn ở đỉnh, mép lá có răng cưa, có lông nhung màu trắng ở mặt dưới, gân bên 6-10 đôi, phân chia tới tận mép lá; cuống lá dài 15 - 20mm; lá kèm hình mũi dùi, sớm rụng. Ở các cây già lá sp xếp theo kiểu vòng xoắn trên các cành dài, và mọc thành cụm trên các cành non. Cụm hoa chùm 1-3 hoa hoặc hơn, có lông, cuống hoa rất ngắn hoặc không có. Đài có lông màu trắng với 5 thùy hình mũi mác nhọn đầu, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn. Cánh hoa 5, màu trắng, mép có mũi nhọn, nhỏ. Nhị 30-50. Bầu 5 ô, mỗi ô có 3-10 noãn, xếp theo chiều dọc của bầu; vòi nhụy 5, hàn liền với nhau ở gốc, có lông.

Sau khi trồng từ 5 -7 năm cây bắt đầu ra hoa, kết quả. Quả dạng quả táo, hạt màu đen. Quả non có màu xanh, khi chín quả có màu vàng tươi. Quả Sơn tra có mùi thơm đặc trưng, có vị chua ngọt độc đáo được dùng làm nước giải khát hoặc chế biến làm rượu vang, mứt, ô mai,... Đặc biệt quả Sơn tra còn là vị thuc chữa các bệnh như: Tim mạch, máu nhiễm mỡ, khó tiêu, trướng bụng, cao huyết áp, tiu đường, mất ngủ, giảm béo vv...

1.2. Yêu cầu sinh thái của cây Sơn tra

- Về đất đai: Cây phát triển mạnh nơi đất ẩm, thích hợp trên đất feralit, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ độ sâu tầng đất > 50cm độ pH từ 5,5 -7.

- Về độ cao: Thích hợp trồng ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển.

- Về điều kiện thời tiết, khí hậu: Cây Sơn tra thích hợp ở những nơi có nhiệt độ bình quân từ 15-20°C, nhiệt độ tối cao là 25-30°C ti thp là 5-10°C; Lượng mưa bình quân năm từ 1.500-2.000mm/năm.

2. Khả năng phát triển cây Sơn tra ở Lai Châu

2.1. Điều kiện khí hậu

Bảng đặc điểm khí hậu các huyện trong tỉnh qua 10 năm (2003-2013)

STT

Địa điểm/trạm

Nhiệt độ °C

Utb (%)

R (mm)

S (giờ)

Cao trình (m)

Ttb

TmTb

Tm

1

Sìn Hồ

16,4

13,5

9,6

83,7

2.311,1

1.772,9

1.500

2

Tam Đường

19,8

16,5

12,9

83,1

2.016,2

1.875,8

960

3

Than Uyên

21,4

17,6

13,9

80,9

1.713,0

1.676,2

600

 

Trung bình

19,2

15,8

12,1

82,6

2.013,4

1.774,9

 

Ghi chú:

- Ttb: Nhiệt độ trung bình;

- Tmtb: Nhiệt độ ti thấp trung bình;

- Tm: Nhiệt độ ti thấp tuyệt đi trung bình;

- Utb: Ẩm độ trung bình;

- R: Lượng mưa;

- S: Sgiờ nắng.

Căn cứ đặc điểm sinh học và yêu cầu vsinh thái của cây Sơn tra thì điều kiện khí hậu của tỉnh phù hợp để phát triển cây Sơn tra.

2.2. Đất đai, thổ nhưỡng

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất của Lai Châu có 6 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa: Gồm 5 loại đất có diện tích 5.653 ha, chiếm 0,62% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện: Sìn H, Tam Đường, Than Uyên.

- Nhóm đất đen: Gồm 3 loại đất với tổng diện tích là 3.095 ha, chiếm 0,34% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu tại các huyện: Tam Đường, Than Uyên, Sìn Hồ và thành phố Lai Châu.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng: Gồm 11 loại đất, có diện tích 505.681 ha, chiếm 55,76% diện tích tự nhiên, phân bổ rộng khắp tại các vùng có độ cao dưới 900m.

- Nhóm đất Feralit vàng đỏ trên núi cao: Có diện tích 283.431 ha, chiếm 31,25% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên tất cả các vùng núi cao và núi trung bình, độ cao từ 900m đến 1.800m.

- Nhóm đất mùn trên núi cao: Có diện tích 57.906 ha, chiếm 6,39% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có chất lượng tốt, phân bố độ cao trên 1.800m.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Có diện tích 51.112,7 ha, chiếm 5,64% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn toàn tỉnh.

Căn cứ yêu cầu về sinh thái của cây Sơn tra thì điều kiện đất đai, thổ nhưỡng đã nêu trên phù hợp để phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tỉnh.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY SƠN TRA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tnh theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu cây trng, nâng cao hiệu quả sản xuất; khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực tại địa phương góp phần giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập và từng bước thay đi tập quán canh tác cho người dân địa phương.

- Góp phần phủ xanh đất trng, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo sinh kế cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 có 3.000 ha cây Sơn tra, trong đó trồng mới giai đoạn 2017-2020: 1820 ha.

II. Phạm vi Đề án

1. Phạm vi: Phát triển cây Sơn tra tại các huyện: Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ và 02 xã Lản Nhì Thàng, Sin Súi Hồ của huyện Phong Thổ.

2. Đất đai

Trồng Sơn tra trên đất trống đồi núi trọc quy hoạch cho lâm nghiệp; đất hoang hóa, nương rẫy,... có độ cao từ 1.000m so với mực nước biển trở lên, có độ dầy tầng đất lớn hơn 0,5m, độ dốc <35°.

Biểu: Quy mô, tiến độ thực hiện theo từng huyện.

TT

Địa điểm

Tổng cộng

Giai đoạn 2017 - 2020

Ghi chú

Đã có đến 2016

Trồng mới

Cộng

2017

2018

2019

2020

 

Tổng cộng

3.000,0

1.180,0

1.820,0

420,0

430,0

490,0

480,0

 

1

Than Uyên

570,0

170,0

400,0

100,0

100,0

100,0

100,0

 

2

Tân Un

1.150,0

410,0

740,0

150,0

150,0

220,0

220,0

 

3

Tam Đường

450,0

174,0

276,0

70,0

70,0

70,0

65,0

 

4

Sìn Hồ

600,0

350,0

250,0

60,0

70,0

60,0

60,0

 

5

Phong Thổ

219,0

65,0

155,0

40,0

40,0

40,0

35,0

 

6

TP Lai Châu

11,0

11,0

0

0

0

0

0

 

III. Đối tượng thực hiện Đề án: Các HTX, Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân, có đất và có nhu cầu thực hiện.

IV. Chính sách hỗ trợ

Thực hiện theo Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND , ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh Lai Châu, cụ thể như sau:

- Hỗ trợ 01 lần 100% giá giống trồng mới (cả cây trồng chính và cây trồng hỗn giao phụ trợ).

- Hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất: 6 triệu đồng/ha.

- Chi phí quản lý đối với tổ chức trực tiếp thực hiện: 2% tng chi phí hỗ trợ.

V. Vốn và nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Đề án

1. Tổng vốn hỗ trợ giai đoạn từ năm 2017- 2020: 16.707,6 triệu đồng, gồm:

- Hỗ trợ 01 lần 100% giá giống trồng mới:

5.460,0 triệu đồng.

- Hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất:

10.920,0 triệu đồng.

- Chi phí quản lý đối với tổ chức trực tiếp thực hiện 2%:

327,6 triệu đồng.

(Chi tiết có biu kèm theo)

2. Nguồn vốn: Nguồn cân đối sách địa phương và các nguồn vốn khác do địa phương tự chủ..

VI. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về giống

- Sử dụng giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên; tiêu chuẩn cây giống khi đem trồng phải đạt từ 6 - 8 tháng tuổi tr lên có các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn 30 cm, Dcr 0,3 cm cây sinh trưởng phát triển tt không cong queo, cụt ngọn, không bị tổn thương cơ gii và sâu bệnh hại.

- Ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện thực hiện trồng Sơn tra chủ động sản xuất cây giống tại vườn ươm BQL để kiểm soát được chất lượng nguồn gốc ging, chủ động về số lượng giống, thời vụ trồng và có giá thành hợp lý; phải được Sở Nông nghiệp & PTNT kiểm tra, đánh giá chất lượng trước khi trng.

2. Giải pháp về kthuật

- Phương thức trồng: Trồng hỗn giao Sơn tra + Cây phụ trợ phù hợp (Tng quá sủ đỏ hoặc Thông, vối thuốc,...).

- Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu.

- Mật độ trồng: 1.600 cây/ha (cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng 2,5m trong đó 1.200 cây Sơn tra + 400 cây phù trợ phù hợp; cứ 3 hàng cây Sơn tra đến 1 hàng cây trồng phù trợ).

- Kích thước hố trồng: 30 x 30 x 30 cm.

- Thời vụ trồng: Bắt đầu trồng từ 1/6 đến hết 31/7 hàng năm.

(Chi tiết có Hướng dẫn kỹ thuật kèm theo)

3. Tổ chức thực hiện

3.1. Về quản lý, điều hành thực hiện Đề án

- Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh.

- Chủ đầu tư: UBND các huyện trong phạm vi Đề án

- Quản lý điều hành thực hiện: Ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện trong phạm vi Đề án.

3.2. Trách nhiệm của UBND các huyện và các sở, ngành liên quan

- UBND các huyện: Căn cứ Đề án được duyệt và kế hoạch của UBND tỉnh giao hàng năm chđạo Ban Quản lý rừng phòng hộ xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán gửi phòng Nông nghiệp & PTNT thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, quy mô, chất lượng.

Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác quản lý điều hành thực hiện Đề án trên địa bàn; chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ làm các thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn vn theo quy định; hướng dẫn, đôn đốc các Hợp tác xã, thợp tác và hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì thống nhất với UBND các huyện xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể hàng năm, đảm bảo phát triển theo hướng liền vùng, xác định loại cây trồng phụ trợ phù hợp; hướng dẫn, đôn đốc Chủ đầu tư thực hiện Đề án; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp trình UBND tỉnh giao kế hoạch hàng năm; kiểm tra, phúc tra kết quả thực hiện của chủ đầu tư; phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn chủ đầu tư làm thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán vốn theo quy định; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, tổng hợp trình UBND tỉnh giao chỉ tiêu, kế hoạch theo quy định.

- Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp cùng với các sở liên quan, tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn thực hiện Đề án; hướng dẫn chủ đầu tư thanh, quyết toán nguồn vốn theo quy định.

VII. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

1. Về kinh tế

- Tạo việc làm cho khoảng 300 lao động mi năm, tăng thu nhập khoảng 10,0 triệu đồng cho mỗi lao động tham gia trồng rừng trong những năm đầu, bảy năm sau thu nhập từ quả Sơn tra và sản phẩm tỉa thưa 400 cây phù trợ, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho Nhân dân trong khu vực.

- Tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, liền vùng, liền khoảnh. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, gia tăng giá trị sản xuất từ việc phát triển trồng Sơn tra một cách bền vững phát triển chế biến.

2. Về môi trường

Góp phần tăng độ che phủ của rừng, tăng khả năng phòng hộ, hạn chế lũ lụt, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, giữ và điều tiết nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, bảo vệ chống xói mòn và rửa trôi và bồi lng lòng hồ, ổn định nguồn nước phục vụ cho các công trình thủy điện, thủy lợi và sinh hoạt của Nhân dân đảm bảo an ninh môi trường góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế bền vững.

3. Về xã hội

- Góp phần làm ổn định đời sống xã hội, hạn chế tình trạng di dân tự do và các tệ nạn xã hội nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng tái định cư các công trình thủy điện.

- Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp quảng canh, canh tác nương rẫy phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên sang chủ động sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đ nâng cao năng suất, hiệu quả.

- Góp phần phòng chng các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội đảm bảo tình hình an ninh khu vực nông thôn, trật tự an toàn xã hội và ổn định an ninh-chính trị trong khu vực./.

 

BIỂU: NHU CẦU VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SƠN TRA GIAI ĐOẠN 2017- 2020

TT

Hạng mục Hỗ tr

ĐVT

Khối lượng

Đơn giá (triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng)

Ghi chú

 

Cộng

 

1.820,0

9,18

16.707,6

 

1

100% giá giống trồng mới

Ha

1.820,0

3,0

5.460,0

 

-

Than Uyên

Ha

400,0

3,0

1.200,0

 

-

Tân Uyên

Ha

740,0

3,0

2.220,0

 

-

Tam Đường

Ha

275,0

3,0

825,0

 

-

Sìn Hồ

Ha

250,0

3,0

750,0

 

-

Phong Thổ

Ha

155,0

3,0

465,0

 

2

Chuyển đi, khai hoang, làm đất

Ha

1.820,0

6,0

10.920,0

 

-

Than Uyên

Ha

400,0

6,0

2.400,0

 

-

Tân Uyên

Ha

740,0

6,0

4.440,0

 

-

Tam Đường

Ha

275,0

6,0

1.650,0

 

-

Sìn Hồ

Ha

250,0

6,0

1.500,0

 

-

Phong Thổ

Ha

155,0

6,0

930,0

 

3

Chi phí qun lý 2%*(1+2)

 

1.820,0

0,18

327,6

 

-

Than Uyên

Ha

400,0

0,18

72,0

 

-

Tân Un

Ha

740,0

0,18

133,2

 

-

Tam Đường

Ha

275,0

0,18

49,5

 

-

Sìn Hồ

Ha

250,0

0,18

45,0

 

-

Phong Th

Ha

155,0

0,18

27,9

 

BIU: NHU CẦU KINH PHÍ THEO TIẾN ĐỘ HÀNG NĂM

TT

Địa điểm

Giai đoạn 2017-2020

Ghi chú

Khối lưng (ha)

Tổng vốn (triệu đồng)

Vốn chia theo từng năm (triệu đồng)

2017

2018

2019

2020

 

Tổng cộng

1.820,0

16.707,6

3.855,6

3.947,4

4.498,2

4.406,4

 

1

Than Un

400,0

3.672,0

918,0

918,0

918,0

918,0

 

2

Tân Uyên

740,0

6.793,2

1.377,0

1.377,0

2.019,6

2.019,6

 

3

Tam Đường

275,0

2.524,5

642,6

642,6

642,6

596,7

 

4

Sìn Hồ

250,0

2.295,0

550,8

642,6

550,8

550,8

 

5

Phong Thổ

155,0

1.422,9

367,2

367,2

367,2

321,3

 

 

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY SƠN TRA

1. Đặc điểm sinh thái học

Cây sơn tra (Docynia indica) còn được gọi là cây táo mèo, do cây phát triển gần với người H'mông sinh sống. Là một loại cây bản địa mọc tự nhiên thường phân bố ở những nơi có độ cao trên 1.000 m so với mực nước bin và được trồng nhiều các tỉnh vùng núi phía Bắc như Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai,…

Sơn tra là loại cây thân gỗ ưa sáng, tán lá rộng, nhiều cành, khi mọc tự nhiên có chiều cao từ 10-15m, cây phân cành độ cao 1,5 -2m các cành nhiều gai. Cây có khả năng tái sinh chồi và tái sinh hạt tốt, chịu được nhit độ cao nên sau khi bị cháy cây vẫn không bị chết, cây cũng có thể chịu được rét tốt do phù hợp độ cao trên 1000m, tuổi thọ của cây đạt từ 40 năm tr lên. các cây non, vỏ nhẵn màu xám, phát triển thành các vết nứt nông chạy theo chiều dọc thân cây với các gợn hẹp, các cây già lá sắp xếp theo kiểu vòng xoắn trên các cành dài, và mọc thành cụm trên các cành non. Sau khi trng từ 5 -7 năm cây bắt đầu ra hoa, kết quả. Quả sơn tra có mùi thơm đặc trưng, có vị chua ngọt độc đáo được dùng làm nước giải khát hoặc chế biến làm rượu vang, mứt, ô mai. Đặc biệt quả Sơn tra còn là vị thuốc chữa các bệnh như: bệnh về tim mạch, máu nhiễm m, khó tiêu, trướng bụng, cao huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, giảm béo v.v...

2. Điều kiện lập địa gây trồng

Cây Sơn tra thích hợp trồng ở những nơi có điều kiện như sau:

- Về độ cao: Thích hợp trồng những nơi có độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển.

- Về đất đai: Cây phát triển mạnh nơi đất ẩm, tốt còn có tính chất đất rừng, thoát nước thích hợp trên đất feralit phát triển trên các đất khác nhau, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ độ sâu tầng đất >50cm độ pH t 5,5 -7

- Về điều kiện thời tiết, khí hậu: Nhiệt độ thích hợp bình quân từ 15-20°C, tối cao là 25-30°C tối thấp là 5-10°C; Lượng mưa từ 1.500-2.000mm/năm.

3. Thu hái và bảo quản hạt giống

a) Thu hái hạt giống

- Hạt giống thu hái để gieo ươm phải được thu hái từ các nguồn giống đã được công nhận (rừng giống chuyển hóa; lâm phần tuyển chọn; cây trội). Sơn tra ra hoa từ tháng 2-4 hàng năm, quả chín vào tháng 9-10, khi quả chín chuyển từ màu xanh mơ sang màu vàng và vàng đỏ thì tiến hành thu hái.

- Phương pháp thu hái là dùng sào có móc để bẻ từng chùm quả xuống, tránh bẻ cành hoặc chặt cây.

b) Chế biến và bảo quản hạt giống

- Quả thu về để thành đống trong nhà dùng ninon hoặc bạt đậy kín 2-3 ngày cho quả chín vàng đều rồi bổ quả tách lấy hạt, rửa sạch hạt và loại bnhững ht lép, hạt sâu sau đó tiến hành phơi hạt dưới nắng nhẹ từ 5-7 ngày mang đi bảo quản cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát, thịt quả cũng được tận dụng bằng cách phơi khô bảo quản đóng gói ct trữ hoặc tiêu thụ ra thị trường.

- Một số thông số kỹ thuật:

1Kg quả cho 10-15g hạt

1Kg hạt có từ 10.000-15.000 hạt

Tỷ lệ nảy mầm >90%; độ thuần của hạt 85-90%

Hàm lượng nước: <10%

4. Gieo ươm tạo cây con

a) Tạo bầu

- Vỏ bầu bằng PE màu đen có đáy, có đục lỗ đảm bảo việc thoát nước tốt, kích thước bầu: 7x11 cm, bầu đảm bảo độ bền để khi đóng bầu và trong quá trình chăm sóc cây con tại vườn bầu không bị rách, mục nát hư hỏng.

- Thành phần hỗn hp ruột bầu: Đất mặt dưới tán rừng 88%; Phân chuồng hoai 10%; Supe lân 2%.

b) Xử lý hạt giống và gieo hạt

- Rửa hạt bằng thuốc tím nồng độ 0,1% để diệt nấm, sau đó ngâm hạt trong nước m (2 sôi, 3 lạnh) trong 8 giờ, vớt ra cho vào túi vải đem ủ cho nứt nanh. Hàng ngày rửa chua và giữ ẩm cho hạt, hạt sẽ nẩy nầm sau 10-12 ngày, kết thúc nảy mầm sau 4 tuần. Hạt sau khi xử lý có thể được gieo trực tiếp vào bầu hoặc gieo hạt đều trên luống đã được làm đất kỹ để tạo cây mầm sau đó cấy cây mầm vào bầu (trường hợp gieo hạt tạo cây mầm để cấy vào bầu, 1kg hạt/10-15m2, sau đó rắc một lớp đất mịn phủ kín hạt. Tưới nước nhẹ hàng ngày cho đến khi cây mầm dài 2-3 cm là đủ tiêu chuẩn đem cấy vào bầu. Cần chú ý che bóng cho luống gieo và có biện pháp phòng chống vật gây hại).

- Cấy cây mầm: Tiến hành cấy cây mầm vào bầu khi trời dâm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày nng nóng, trước khi cấy cây cần tưới đất ướt đều trên luống gieo: cứ 1m2 tưới 4-6 lít nước, cây mầm sau khi nhổ phải để trong bát nước đtránh khô dễ, cấy đến đâu nhổ đến đó, loại bỏ cây sấu, lựa chọn những cây tốt, cây khỏe mạnh đcấy. Dùng que nhọn chọc một lỗ sâu 1-2cm ở vị trí giữa bầu đặt cổ dễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất với rễ mầm, trường hợp dễ cây mầm quá dài có thể cắt bớt nhưng tránh gây dập nát. Sau khi cấy xong cần tưới nước và tạo dàn che cho cây, mức che khoảng 50-70% mặt luống.

c) Chăm sóc cây con

- Tưới nước: Thường xuyên tưới nước giữ ẩm đất, tùy tình hình thời tiết mà mà điều tiết chế độ tưới cho phù hợp. Trong hai tuần đầu tưới một lần vào buổi sáng sớm và 1 lần vào buổi chiều lượng nước tưới từ 3-4 lit/m2, sau đó chỉ tưới khi đất khô. Trước khi cây xuất vườn 15-20 ngày tuyệt đối không bón thúc và tưới nước hãm cây.

- Cấy dặm: Sau khi cấy cây từ 5-10 ngày tiến hành kiểm tra và cấy dặm lại những bầu có cây bị chết (trường hợp số cây chết tập trung trên luống có thể xếp riêng đtiện cho việc chăm sóc).

- Nhổ cỏ, phá váng: Định kỳ làm cỏ, phá váng 20 ngày/lần, dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, tránh không làm hư tổn đến rễ.

- Che bóng: Sơn tra là cây ưa sáng nên sau khi cấy cây chỉ che bóng với cường độ từ 50-70% khi cây được 20 ngày tuổi dỡ bỏ hoàn toàn vật liệu che phủ.

- Bón thúc: Sau khi cấy cây được 2 tháng và đến trước khi trồng 1 tháng, nếu cây sinh trưởng kém thì bón thêm phân NPK (5:10:3) nồng độ 1%, tưới 3-5 lít/m2, định kỳ 15-20 ngày/lần, bón vào những ngày dâm mát hoặc trời mưa phùn.

- Đảo bầu, cắt rễ kết hợp phân loại cây con: Từ tháng thứ 2 trđi phải tiến hành kiểm tra, khi dễ cọc phát triển ra ngoài đáy bu, cn phải tiến hành đảo bu và dùng kéo ct phần dễ mọc qua đáy bầu. Kết hợp phân loại cây tốt, cây xấu ra riêng để tiện cho việc chăm sóc, chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.

d) Phòng trừ sâu bệnh hại

- Bệnh thối cổ rễ: Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh hại, nếu phát hiện bệnh lcổ dễ dùng thuốc Benlat 0,5% để trị. Liều lượng 1 lít/25m2 cứ 7-10 ngày phun 1 lần.

- Bệnh thiếu dinh dưỡng khoáng: Trong vườn xuất hiện một số cây thậm chí một đám cây có các biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng khoáng (cây có biu hiện còi cọc, tím lá, bạc lá hoặc vàng còi, cây không có màu xanh lục) cn tăng cường bón supe lân nồng độ 0,2% với liều lượng 2,5 lit/m2, 4-5 ngày một ln kéo dài 1-2 tun cho đến khi cây khỏi bệnh.

đ) Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Cây có thi gian gieo ươm từ 6 - 8 tháng tuổi trlên, chiều cao cây 30 cm; đường kính cổ rễ 0,3 cm trlên; sinh trưởng tốt, thân tròn đều, thẳng, cân đi và xanh tốt, không bị sâu bệnh, không cụt ngọn.

5. Trồng rừng

- Mật độ trồng: Sơn tra được trồng hỗn giao với cây phù trợ phù hợp (Tng quá sủ đỏ, Thông, vối thuốc...) mật độ (1.200 cây Sơn Tra + 400 cây phù trợ phù hợp). Cứ 3 hàng cây Sơn tra đến 1 hàng cây trng phù trợ).

- Cự ly hàng: Hàng cách hàng 2,5 m, theo khoảng cách nghiêng cấp độ dốc IV: 16 - 25° thì hàng cách hàng từ 2,5 - 2,8 m, cấp độ dốc V: 26 - 35° thì hàng cách hàng từ 2,8 - 3,0m) cứ 3 hàng cây Sơn tra đến 1 hàng cây Tng quá sđỏ.

- Cự ly cây: Cây cách cây 2,5 m.

a) Xử lý thực bì

- Phát toàn bộ thực bì, phát sát gốc dây leo, cây bụi, cỏ dại, đlại những cây gỗ lớn tái sinh có giá trị phòng hộ, kinh tế.

- Dọn thực bì thành băng song song với đường đồng mức, tùy theo điều kiện thực bì, thời tiết để xử lý đốt hay không đốt cho phù hợp. (Nếu đốt nên đốt vào buổi sáng khi thời tiết mát, ít gió từ 2h đến 8h sáng phải hoàn thành, đốt theo chiều ngược với hướng gió chính. Khi đốt phải phát đường băng cản lửa, phải có người canh để ngăn chặn không để lửa cháy lan ra ngoài vùng thiết kế). Xử lý thực bì phải hoàn thành trước khi trồng rng ít nhất 30 ngày.

b) Cuốc h, trộn phân: Cuốc hố thành hàng theo đường đồng mức, kích thước h 30x30x30 cm, các hố bố trí so le hình nanh sấu giữa, các hàng. Khi cuốc để lớp đất mặt sang một bên, để lớp đất đáy sang một bên, lấp 1/3 hố bằng lớp đất mặt tơi xốp trộn đều 0,5 kg phân NPK sau đó tiếp tục lấp đất đầy hố bằng lớp đất mặt tơi xốp, thời gian lấp hố phải hoàn trước khi trồng rừng từ 15-20 ngày.

c) Bốc xếp vận chuyển cây đi trồng: Tưới nước đủ ẩm 1 đêm trước khi bốc xếp cây, trong quá trình bốc, xếp và vận chuyển tránh làm vỡ bầu, dập nát, gẫy ngọn. Cây chuyển tới nơi trồng rừng phải kịp thời trồng ngay, nếu chưa trồng ngay phải xếp cây vào nơi dâm mát và tưới nước đảm bảo độ m cho cây.

d) Kỹ thuật trồng

- Thời vụ trồng từ tháng 5 đến hết tháng 7 hàng năm.

- Tiêu chuẩn cây trồng: Cây con phải đạt từ 6 - 8 tháng tuổi trở lên, chiều cao 30 cm, đường kính cổ rễ 0,3 cm. Cây phải xanh tốt, khỏe mạnh không cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, không bị tổn thương cơ giới.

- Trồng vào những ngày trời dâm mát, mưa nhỏ hoc nắng nhẹ và đất trong hố trồng phải đủ ẩm, dải cây tới đâu trồng ngay tới đó.

- Kỹ thuật trồng: Dùng cuốc khơi rộng lòng hố vừa đủ đặt bầu, chiều sâu cao hơn chiều cao của bầu từ 1 - 2 cm, Xé bỏ vỏ bu và đặt cây con ngay ngn thng đứng vào giữa hố tránh không để vbầu (sau khi trồng phải để vỏ bầu trên mặt hố và đặt hòn đá lên trên để sau này dễ kiểm tra). Dùng đất tơi xốp lấp đầy hố cao bằng cổ rễ cây, nén chặt đất xung quanh bầu. Vun đất thành hình mui rùa cao hơn mặt đất tự nhiên 4 - 5 cm để tránh đọng nước vào gốc cây khi trời mưa.

6. Chăm sóc bảo vệ rừng trồng

a) Trồng dặm: Thực hiện trồng dặm rừng trồng sau khi phát chăm sóc lần 1 của năm thứ 2, tỷ lệ trồng dặm là 15% so với mật độ trồng khi thiết kế. (nếu số cây trồng dặm vượt quá quy định, thì chủ rừng phải tự mua cây để trồng đảm bảo đủ mật độ theo quy định).

b) Chăm sóc rừng trồng

- Chăm sóc năm trồng: Phát toàn bộ thực bì 1 lần vào tháng 9-10, phát sát gốc dây leo, cây bụi, cỏ dại lấn át cây trồng. Cuốc xới đất, nhặt cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 0,8 - 1 m, vun đất vào gốc cho cây.

- Chăm sóc năm thức 2 (phát toàn bộ thực bì 2 lần): Lần 1 phát vào tháng 4-5, lần 2 phát vào tháng 9 - 10, phát sát gốc dây leo, cây bụi, cỏ dại lấn át cây trồng. Thực hiện trồng dặm sau lần phát thứ nhất, cuốc xới đất, nhặt cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 0,8 - 1 m, vun đất vào gốc cho cây sau lần phát thứ 2.

- Chăm sóc năm thức 3 (phát toàn bộ thực bì 2 lần): Lần 1 phát vào tháng 4 - 5, lần 2 phát vào tháng 9 - 10, phát sát gốc dây leo, cây bụi, cỏ dại lấn át cây trng, cuốc xới đất, nhặt cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 0,8 - 1 m, vun đất vào gốc cho cây sau lần phát thứ 2.

- Chăm sóc năm thức 4 (phát toàn bộ thực bì 2 lần): Lần 1 phát vào tháng 4 - 5, lần 2 phát vào tháng 9-10, phát sát gốc dây leo, cây bụi, cỏ dại lấn át cây trng, cuốc xới đất, nhặt cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 0,8 - 1 m, vun đất vào gốc cho cây sau lần phát thứ 2.

c) Bảo vệ rừng trồng: Thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng nghiêm cấm việc chặt phá rng trồng, cấm chăn thả gia súc vào rừng trng và thường xuyên quan tâm tới công tác phòng cháy, cha cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại cây trng.

7. Tỉa cành tạo tán cho cây trồng

a) Mục đích: Tạo được nhiều không gian dinh dưỡng cho cây, giúp cây thông thoáng để cây có thể quang hp tốt nhất tạo ra nhiu chất dinh dưng; giúp cho việc thu hái quả được thuận lợi chất lượng quả tốt, ít bị sâu bệnh hại.

b) Lựa chọn các cành cần tỉa, tạo tán:

- Đối với cây trưởng thành: Các cành cần tỉa lá các cành dưới tán bị các cành trên che khuất, những cành tăm, cành nhỏ; nhiều cành song song cùng mọc về một hướng thì tỉa bớt cành nhỏ, giữ lại cành to; các cành phía ngoài cạnh tranh dinh dưng, cành có lộc dài (cắt bt phần ngọn cành), các cành mọc hướng vào trong tán. Sau khi tỉa cành tạo ra tán của cây có hình phễu, các cành còn lại phân bố đều, thông thoáng.

- Đối với cây mới trồng: Cành cần tỉa là cành tăm, cành nhỏ (tính từ điểm phân cành chính trxuống); Từ điểm phân cành chính trở lên tỉa bỏ những cành nhỏ, cành không cần thiết, cành hướng vào trong tán; giữ lại cành to sao cho các cành giữ lại phân bố đều theo từ 3 đến 4 hướng, cắt bỏ phần ngọn của các cành chính (mục đích khống chế độ cao của cây, kích thích các mầm ngủ phát triển) tạo ra tán cây hình phễu.

c) Kỹ thuật ct, tỉa cành tạo tán: Dùng kéo cắt cành hoặc dùng cửa (đối với cây trưởng thành) cắt sát từ điểm phân cành sao cho phần còn lại của cành sau khi cắt có kích thước < 1 cm, sau khi cắt dùng nước vôi quét vào vết cắt để phòng trừ sâu bệnh.

d) Thời vụ tỉa cành, tạo tán: Tỉa cành, tạo tán từ 2 - 3 lần/năm, thời gian tỉa vào mùa đông thời điểm cây ngừng sinh trưởng và phát triển (tháng 12 hoặc tháng 01 dương lch).