Nghị quyết 31/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
Số hiệu: | 31/2016/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa | Người ký: | Trịnh Văn Chiến |
Ngày ban hành: | 08/12/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2016/NQ-HĐND |
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 12 năm 2016 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA SÔNG MÃ, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020.
Xét Tờ trình số 169/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua dự án Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra số 818/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 với những nội dung sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã nhằm thiết lập, đưa vào hoạt động khu bảo tồn và phát triển bền vững sự phong phú, đa dạng về hệ sinh thái thủy sinh tại các vùng nước nội địa, đặc biệt là các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao như cá chiên, cá lăng, cá chép, cá bỗng, cá úc..., khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi, bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giá trị về đa dạng sinh học và các chức năng của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Thiết lập khu bảo tồn:
Thiết lập Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã đến năm 2025, với diện tích 10.021,88 ha, bao gồm: 17 vùng bảo vệ nghiêm ngặt, 11 vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển, trong đó:
- Giai đoạn 2016 - 2020: Thiết lập và đưa vào bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã với tổng diện tích 9.636,26 ha, bao gồm: 10 vùng bảo vệ nghiêm ngặt; 8 vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Thiết lập và đưa vào bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã với tổng diện tích 6.794,42 ha, bao gồm: 07 vùng bảo vệ nghiêm ngặt, 03 vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển
2.2. Bảo tồn các loài quý hiếm
- Giai đoạn 2016 - 2020: Bảo tồn 19 giống loài thủy sinh quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao thuộc sông Mã gồm: Cá úc, cá chiên, cá bống đen Trung Hoa, cá chuối hoa, cá trôi Việt, cá mòi cờ, cá chép, cá mú sao, cá lăng, cá chạch sông, cá vền, cá nhệch, cá thu ẩu, cá bỗng, cá ngạnh, cua ra, trai, cua suối Kim Bôi và một loài có giá trị văn hóa ẩm thực đặc biệt của tỉnh Thanh Hóa là phi cầu Sài nhằm duy trì, bảo vệ, phát triển và khai thác lâu bền nguồn lợi.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Ngoài bảo tồn 19 giống loài thủy sinh quý hiếm giai đoạn 2016 - 2020, bảo tồn thêm 02 giống loài thủy sinh quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao thuộc sông Mã gồm cá dầu sông thân mỏng, cá rầm xanh nhằm duy trì, bảo vệ, phát triển và khai thác lâu bền nguồn lợi.
1. Quy hoạch các khu bảo tồn
Phạm vi khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước sông Mã thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với tổng diện tích 10.021,88 ha, Khu bảo tồn được chia thành các vùng chức năng, gồm:
- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: Bao gồm 17 vùng bảo vệ nghiêm ngặt, được ký hiệu SM1, SM2, SM3, SM4, SM5, SM6, SM7, SM8, SM9, SM10, SM11, SM12, SM13, SM14, SM15, SM16 và SM17 với tổng cộng 33 tiểu vùng có tổng diện tích 673,39 ha.
(Có phụ lục chi tiết số 01 kèm theo)
Tất cả 17 vùng này đều là bãi đẻ, khu vực sinh trưởng của các loài cá quý hiếm trong số các đối tượng được ưu tiên bảo tồn cũng như của một số loài cá khác (có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục Đỏ IUCN 2012) có giá trị cao về kinh tế như cá chiên, cá lăng, cá chép, cá bỗng, các úc, cá dầu sông thân mỏng, cá rầm xanh,...
- Vùng phục hồi sinh thái nhóm thành từng cụm, mỗi cụm bao quanh một hoặc một số vùng bảo vệ nghiêm ngặt và kéo dài về hai phía thượng lưu và hạ lưu dọc theo dòng chính sông Mã khoảng 5 km. Toàn bộ khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã có 11 vùng phục hồi sinh thái, được ký hiệu PH1, PH2, PH3, PH4, PH5, PH6, PH7, PH8, PH9, PH10 và PH11 với tổng diện tích là 2.939,69 ha. (Có phụ lục chi tiết số 02 kèm theo)
Vùng phục hồi sinh thái vừa đảm bảo được các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao như cá chiên, cá lăng, cá chép, cá bỗng, cá úc... đến được bãi đẻ, khu vực sinh trưởng cũng như bảo vệ đường di cư sinh sản của các loài cá, vừa tạo điều kiện sinh thái, môi trường nước cho quá trình sinh sản, sinh trưởng và khả năng phát triển của nguồn giống trong khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Vùng phát triển là phần mặt nước còn lại của lưu vực sông Mã bao quanh các vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái, với tổng diện tích 6.408,80 ha. (Có phụ lục chi tiết số 03 kèm theo)
- Vùng dịch vụ - hành chính: Là nơi tổ chức và điều hành các hoạt động quản lý, tuần tra, giám sát, tuyên truyền, giáo dục và phát triển các loại hình dịch vụ.
2. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái.
2.1. Loại hình du lịch:
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Du lịch sinh thái kết hợp thăm quan các di tích văn hóa - lịch sử.
- Du lịch sinh thái kết hợp thực tập nghiên cứu.
- Du lịch hội thảo hội nghị.
- Du lịch sinh thái cộng đồng.
2.2. Các điểm du lịch
- Cảnh quan thiên nhiên dọc hai bên bờ sông Mã, khu vực cửa Hới, khu vực chân cầu Hàm Rồng, khu vực núi Mổ, suối Hón Tra,....
- Các di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng nổi tiếng dọc hai bờ sông như: Khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc), suối Cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy), Khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa), đền Cô Bơ (huyện Hà Trung).
- Các làng chài ven sông Mã.
- Các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống dọc sông Mã: Mường, Thái, Mông, Dao,...
2.3. Các tuyến du lịch:
- Tuyến 1: Tuyến du thuyền đi ngắm cảnh dọc sông Mã kết hợp tham quan hệ sinh thái rừng ven sông thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
- Tuyến 2: Tuyến du thuyền đi ngắm cảnh, thưởng thức các món ăn thủy hải sản trên thuyền; tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng: Khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc), suối Cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy), Khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa), đền Cô Bơ (huyện Hà Trung).
- Tuyến 3: Tuyến du thuyền đi ngắm cảnh, chiêm ngưỡng các cảnh quan đẹp: Khu vực cửa Hới, cửa Lạch Sung, khu vực chân cầu Hàm Rồng, khu vực núi Mổ (thị trấn Cẩm Thủy), suối Hón Tra,...
- Tuyến 4: Tuyến du lịch sinh thái Lạch Sung - đảo Nẹ.
- Tuyến 5: Tuyến tham quan dọc sông Mã kết hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thưởng thức các món ăn thủy hải sản trên thuyền.
- Tuyến 6: Tuyến du lịch sinh thái cộng đồng, tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng ngư dân và các dân tộc thiểu số sinh sống dọc sông Mã.
- Tuyến 7: Khu vực lòng hồ thủy điện Hồi Xuân - chùa Bà.
3. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trụ sở Ban quản lý để tổ chức làm việc của khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Đầu tư xây dựng trụ sở các trạm tuần tra bảo vệ, chốt bảo vệ các vùng của khu bảo tồn.
- Xây dựng hệ thống cột mốc (hoặc bằng hệ thống phao nổi), phân định ranh giới các vùng của khu bảo tồn.
- Trang bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý bảo vệ và nghiên cứu khoa học.
III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
- Xây dựng cơ sở hạ tầng của Ban quản lý Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Xây dựng hệ thống phao đánh dấu mốc ranh giới phân vùng.
- Trang bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ quản lý bảo vệ ở khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ cho Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Phục hồi đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Xây dựng và tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường cho cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước và nguồn lợi thủy sản ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu và trang thiết bị phục vụ hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Quan trắc và giám sát đa dạng sinh học ở vùng quy hoạch Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Nghiên cứu sinh học, sinh thái học của một số loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Nghiên cứu thả cá giống góp phần khôi phục nguồn lợi thủy sản ở vùng quy hoạch Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Phát triển cộng đồng, tạo sinh kế bền vững trong và ngoài khu bảo tồn.
- Thử nghiệm và triển khai một số mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Phát triển nghề truyền thống trong vùng quy hoạch Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
- Xây dựng và phát triển các mô hình Du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã.
(Có phụ lục chi tiết số 04 kèm theo)
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định của pháp luật hiện hành tổ chức thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Khóa XVII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2016.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
THỨ TỰ ƯU TIÊN VÙNG BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA SÔNG MÃ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Thanh Hóa)
STT |
Điểm (N0) |
Địa điểm phân bố |
Mô tả bằng tọa độ |
Diện tích (ha) |
Chiều dài sông (km) |
Các loại cá cần bảo vệ trong danh mục hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa (theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg) |
||
Kinh độ |
Vĩ độ |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
Tổng số |
|
|
673,39 |
44,871 |
|
|
A |
|
GIAI ĐOẠN 2015-2020 |
|
|
442,76 |
23,756 |
|
|
I |
SM3 |
Khu vực ngã ba sông Luồng - sông Mã, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa |
|
|
8,18 |
1,104 |
Cá Chiên, cá Chép |
|
1 |
SM3.1 |
Khu vực thượng lưu tại ngã ba sông Luồng - sông Mã, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa |
105°4'36"-105°4'38" |
20°24'15"- 20°24'8" |
2,18 |
0,552 |
|
|
2 |
SM3.2 |
Khu vực hạ lưu tại ngã ba sông Luồng - sông Mã, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa |
105°4'38"-105°4'41" |
20°24'15"-20°24'10" |
6,00 |
0,552 |
|
|
II |
SM4 |
Khu vực sông Lò tại ngã ba sông Lò - sông Mã, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa |
105°4'59"-105°6'5" |
20°22'48"-20°22'45" |
10,63 |
0,903 |
Cá Chép, cua suối Kim Bôi |
|
3 |
SM4 |
Khu vực sông Lò tại ngã ba sông Lò - sông Mã, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa |
105°4'59"-105°6'5" |
20°22'48"-20°22'45" |
10,63 |
0,903 |
|
|
III |
SM5 |
Khu vực cồn Thác Voi xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa |
|
|
40,27 |
8,91 |
Cá Chiên, cá Chạch sông, cá Trôi, cá Chép, cá Ngạnh, cá Bỗng |
|
4 |
SM5.1 |
Khu vực bên hữu cồn Thác Voi xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa |
105°8'43"-105°8'54" |
20°22'7"-20°22'10" |
12,73 |
0,939 |
|
|
5 |
SM5.2 |
Khu vực bên tả cồn Thác Voi xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa |
105°8'57"-105°9'3" |
20°21'45"-20°21'59" |
4,35 |
6,2 |
|
|
6 |
SM5.3 |
Khu vực thượng lưu cồn Thác Voi xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa |
105°9'2"-105°9'2" |
20°21'43"-20°21'43" |
23,19 |
1,771 |
|
|
IV |
SM6 |
Khu vực suối Hòn Tra, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước |
105°9'57"-105°10'3" |
20°17'55"-20°17'53" |
9,29 |
1,248 |
Cá Chiên, cá Chép, cua suối Kim Bôi |
|
7 |
SM6 |
Khu vực suối Hòn Tra, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước |
105°9'57"-105°10'3" |
20°17'55"-20°17'53" |
9,29 |
1,248 |
|
|
V |
SM11 |
Khu vực núi Mỗ, thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy |
105°27'54"-105°27'54" |
20°13'20"-20°13'21" |
3,28 |
0,823 |
Cá Chiên, cá Lăng, cá Bỗng, cá Ngạnh |
|
8 |
SM11 |
Khu vực núi Mỗ, thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy |
105°27'54"-105°27'54" |
20°13'20"-20°13'21" |
3,28 |
0,823 |
|
|
VI |
SM12 |
Khu vực bãi gian đá thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy |
|
|
30,77 |
2,749 |
Cá chiên, cá Lăng, chai |
|
9 |
SM12.1 |
Khu vực thượng lưu xã Cẩm Giang-Cẩm Tú- Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy |
105°27'55-105°28'1" |
20°13’18"-20°13'22" |
25,89 |
2,267 |
|
|
10 |
SM12.2 |
Khu vực bên hữu, thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy |
105°28'36"-105°28'39" |
20°13'13"-20°13'12" |
4,88 |
0,482 |
|
|
VII |
SM13 |
Khu vực cồn Sành, xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa về 2 phía thượng lưu và hạ lưu |
|
|
36,30 |
3,148 |
Cá Chuối hoa, cá Chiên, cá Trôi, cá Chép, cá Vền |
|
11 |
SM13.1 |
Khu vực ngã ba Hà Sơn, xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa |
105°45'29"-105°45'41" |
19°57'37"-19°57'34" |
3,49 |
0,688 |
|
|
12 |
SM13.2 |
Khu vực thượng lưu, xã Hoằng Khách, huyện Hoằng Hóa |
105°45'52"-105°45'42" |
19°57'37"-19°57'30" |
5,68 |
0,949 |
|
|
13 |
SM13.3 |
Khu vực hạ lưu, xã Định Công, huyện Yên Định |
105°45'24"-105°45'26" |
19°57'29"-19°57'33" |
7,28 |
0,747 |
|
|
14 |
SM13.4 |
Khu vực trung tâm, xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa |
105°46'33"-105°46'35" |
19°52'23"-19°52'23" |
19,88 |
0,764 |
|
|
VIII |
SM15 |
Khu vực cửa Lạch Sung, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc từ cửa sông lên thượng nguồn |
|
|
218,21 |
2,331 |
Cá Úc, cua Ra, Phi Cầu Sài |
|
15 |
SM15.1 |
Khu vực cửa Lạch Sung, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc |
106°0'5"-106°0'5" |
19°57'45"-19°57'41" |
79,51 |
1,295 |
|
|
16 |
SM15.2 |
Khu vực cửa Lạch Sung, xã Nga Thủy, Nga Tân, huyện Nga Sơn |
106°0'22"-106°0'22" |
19°57'12"-19°57'12" |
138,7 |
1,036 |
|
|
IX |
SM16 |
Khu vực cửa Lạch Trường, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa |
105°56'20"-105°56'23" |
19°53'26"-19°53'29" |
30,31 |
1,56 |
Cá Úc, cá Mú Sao, cá Nhệch, cua Ra, Phi Cầu Sài |
|
17 |
SM16 |
Khu vực cửa Lạch Trường, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa |
105°56'20"-105°56'23" |
19°53'26"-19°53'29" |
30,31 |
1,56 |
|
|
X |
SM17 |
Khu vực cửa Hới, xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa |
105°54'36"-105°54'44" |
19°47'39"-19°47'38" |
55,52 |
0,98 |
Cá Úc, bống đen hoa Trung Hoa, cá Mòi cờ, cá Nhệch, cá Thu Ẩu, cua Ra, Phi Cầu Sài |
|
18 |
SM17 |
Khu vực cửa Hới, xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa |
105°54'36"-105°54'44" |
19°47'39"-19°47'38" |
55,52 |
0,98 |
|
|
B |
|
GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
|
|
230,63 |
21,115 |
|
|
I |
SM1 |
Khu vực ngã ba suối Sim, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát |
|
|
5,74 |
1,341 |
Cá Chiên, cá Rầm xanh, cá Lăng |
|
1 |
SM1.1 |
Khu vực thượng lưu ngã ba suối Sim -sông Mã, xã Tén Tần, huyện Mường Lát |
104°29'10"-104°29'10" |
20°32'0"-20°32'1" |
3,95 |
0,688 |
|
|
2 |
SM1.2 |
Khu vực hạ lưu ngã ba suối Sim -sông Mã, xã Tén Tần, huyện Mường Lát |
104°29'13"-104°29'16" |
20°32'3"-20°32'1" |
1,79 |
0,653 |
|
|
II |
SM2 |
Khu vực chân cầu Chiềng Nưa, xã Mường Lý, huyện Mường Lát |
|
|
6,76 |
3,377 |
Cá Chiên, cá Trắm, cá Chép, cá Rầm Xanh, cá Lăng |
|
3 |
SM2.1 |
Khu vực bên tả dưới chân cầu Chiềng Nưa, xã Mường Lý, huyện Mường Lát |
104°41'29"-104°42'23" |
20°31'40"-20°31'35" |
3,14 |
1,665 |
|
|
4 |
SM2.2 |
Khu vực bên hữu dưới chân cầu Chiềng Nưa, xã Mường Lý, huyện Mường Lát |
104°41'28"-104°41'40" |
20°31'39"-20°31'37" |
3,62 |
1,712 |
|
|
III |
SM7 |
Khu vực thủy điện Bá Thước, xã Điền Lư, huyện Bá Thước |
|
|
37,82 |
3,422 |
cá Lăng, cá Chiên, cá Chép, cá Bỗng |
|
5 |
SM7.1 |
Khu vực thượng lưu thủy điện Bá Thước, xã Điền Lư, huyện Bá Thước |
105°20'2"-105°20'15" |
20°19'6"-20°19'31" |
29,87 |
2,246 |
|
|
6 |
SM7.2 |
Khu vực bên tả thủy điện Bá Thước, xã Điền Lư, huyện Bá Thước |
105°20'5"-105°20'18" |
20°19'3"- 20°19'13" |
7,95 |
1,176 |
|
|
IV |
SM8 |
Khu vực gò Phèn, xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy |
|
|
80,24 |
4,296 |
Cá Chiên, cá Chạch sông, cá Ngạnh, cá Lăng |
|
7 |
SM8.1 |
Khu vực bên hữu, xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy |
105°23'22"-105°23'46" |
20°14'29"-20°14'34" |
15,71 |
1,573 |
|
|
8 |
SM8.2 |
Khu vực bên tả, xã Cẩm Giang, huyện cẩm Thủy |
105°23'22"-105°23'30" |
20°14'25"-20°14'27" |
27,45 |
1,582 |
|
|
9 |
SM8.3 |
Khu vực hạ lưu, xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy |
105°25'41"-105°25'45" |
20°14'45"-20°14'48" |
37,08 |
1,141 |
|
|
V |
SM9 |
Khu vực gò Song, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy |
|
|
66,74 |
4,463 |
Cá Chiên, cá Lăng, cá Chạch sông, cá Bỗng |
|
10 |
SM9.1 |
Khu vực gò Song, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy |
105°26'38"-105°26'45'' |
20°14'0"-20°13'54" |
40,19 |
2,262 |
|
|
11 |
SM9.2 |
Khu vực bên hữu, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy |
105°26'50"-105°26'53" |
20°13'11"-20°13'10" |
3,78 |
0,754 |
|
|
12 |
SM9.3 |
Khu vực bên tả, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy |
105°27'27"-105°27'30" |
20°13'33"-20°12'30" |
22,77 |
1,447 |
|
|
VI |
SM10 |
Khu vực gò Chỏ, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy |
105°27'48"-105°27'46" |
20°12'50"-20°12'55" |
4,1 |
0,582 |
Cá Chiên, cá Dầu sông thân mỏng, cá Ngạnh |
|
13 |
SM10 |
Khu vực gò Chỏ, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy |
105°27'48"-105°27'46" |
20°12'50"-20°12'55" |
4,1 |
0,582 |
|
|
VII |
SM14 |
Khu vực chân cầu Hàm Rồng về thượng lưu và hạ lưu |
|
|
29,23 |
3,634 |
Cá Lăng, cá Trắm, cá Chép, cua Ra |
|
14 |
SM14.1 |
Khu vực núi Hàm Rồng, phường Tào Xuyên, Tp Thanh Hóa |
105°47'0"-105°47'3" |
19°51'10"-19°51'11" |
11,93 |
1,817 |
|
|
15 |
SM14.2 |
Khu vực Tào Xuyên, phường Tào Xuyên, Tp Thanh Hóa |
105°47'11"-105°47'8" |
19°51'12"-19°51'12" |
17,3 |
1,817 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỨ TỰ ƯU TIÊN VÙNG PHỤC HỒI SINH THÁI KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA SÔNG MÃ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Thanh Hóa)
STT |
Điểm (N0) |
Mô tả bằng tọa độ |
Diện tích (ha) |
Chiều dài sông (km) |
|
Kinh độ |
Vĩ độ |
||||
|
Tổng số |
|
|
2.939,69 |
139,102 |
I |
GIAI ĐOẠN 2015-2020 |
|
|
2.784,70 |
113,844 |
1 |
PH4 |
105°3'9"-105°9'3" |
20°26'35"-20°20'50" |
506,21 |
14,26 |
2 |
PH5 |
105°4'4"-105°4'3" |
20°24'0"-20°23'58" |
23,93 |
5,00 |
3 |
PH6 |
105°5’47"- 105°5'50" |
20°22'20"-20°22'18" |
29,02 |
5,00 |
4 |
PH7 |
105°20'2"-105°17'44" |
20°19'6"-20°20'40" |
617,12 |
43,29 |
5 |
PH8 |
105°43'23"-105°43'29" |
19°59'22"-19°59'24" |
782,63 |
24,81 |
6 |
PH9 |
105°57'13"-105°57'13" |
19°57'25"-19°59'27" |
135,13 |
8,012 |
7 |
PH10 |
105°54'8"-105°56'58" |
19°53'22"-19°53'29" |
190,73 |
5,478 |
8 |
PH11 |
105°51'58"-105°54'15" |
19°46'11"-19°46'48" |
499,93 |
7,994 |
II |
GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
|
|
154,99 |
25,258 |
1 |
PH1 |
104°29'20"-104°29'31" |
20°31'40"-20°31'5" |
16,66 |
4,83 |
2 |
PH2 |
104°29'12”-104°29'15" |
20°32'2"-20°32'0" |
55,56 |
6,168 |
3 |
PH3 |
104°38'3"-104°38'3" |
20°31'29"-20°31'31" |
82,77 |
14,26 |
VÙNG PHÁT TRIỂN KHU BẢO TỒN NƯỚC NỘI ĐỊA SÔNG MÃ ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Thanh Hóa)
Điểm (N0) |
Kinh độ |
Vĩ độ |
1 |
104°29'5" |
20°37'22" |
2 |
105°58'20" |
20°37'22" |
3 |
104°29'5" |
19°45'41" |
4 |
105°58'20" |
19°45'41" |
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA SÔNG MÃ
(Kèm theo Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Thanh Hóa)
STT |
Tên dự án |
Quy mô |
Thời gian KC-HT |
Khái toán vốn đầu tư (tr.đ) |
Nguồn vốn |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Tổng số |
|
|
88.970 |
|
1 |
Xây dựng cơ sở hạ tầng của Ban quản lý, trụ sở tuần tra bảo vệ, chốt bảo vệ khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã |
610 m2 |
2016-2020 |
7.010 |
Ngân sách |
2 |
Xây dựng hệ thống phao đánh dấu mốc ranh giới phân vùng Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã. |
600 phao |
2016-2020 |
3.000 |
Ngân sách |
3 |
Trang bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ quản lý bảo vệ ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã |
Máy đo nhanh môi trường (01 bộ), ống nhòm (02 chiếc), xuồng cao tốc (02 chiếc), ô tô (01 chiếc), xe máy (03 chiếc) |
2016-2020 |
3.410 |
Ngân sách |
4 |
Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ cho Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã |
Hàng năm tập huấn định kỳ 1 đợt/năm. Mỗi đợt 30-40 người |
2016-2025 |
1.100 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế |
5 |
Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã |
Hàng năm xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng sinh |
2016-2025 |
300 |
Ngân sách |
6 |
Phục hồi đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã |
Các loài thủy sinh quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam cần bảo tồn |
2016-2025 |
10.000 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác |
7 |
Xây dựng và tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường cho cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước và nguồn lợi thủy sản ở khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã |
Định kỳ 1 đợt/năm. |
2016-2025 |
550 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác |
8 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu và trang thiết bị phục vụ hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường ở khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã |
Xây dựng tập Alát |
2016-2020 |
3.000 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế |
9 |
Quan trắc và giám sát đa dạng sinh học ở vùng quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã |
10.021,88 ha |
2016-2025 |
6.600 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế |
10 |
Nghiên cứu sinh học, sinh thái học của một số loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao ở khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã. |
các loài thủy sinh quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam cần bảo tồn |
2016-2020 |
5.000 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác |
11 |
Nghiên cứu thả cá giống góp phần khôi phục nguồn lợi thủy sản ở vùng quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã. |
cá Chiên, cá chép, cá Lăng, cá Nhệch, cá Úc, các Rầm xanh, cá Vền, cá Chuối hoa, cá Chạch sông, cá Bống, cá Mòi |
2016-2025 |
10.000 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác |
12 |
Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã |
các loài thủy sinh quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam cần bảo tồn |
2021-2025 |
6.000 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác |
13 |
Phát triển cộng đồng, tạo sinh kế bền vững trong và ngoài khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã. |
cộng đồng dân cư trong và ngoài khu bảo tồn |
2021-2025 |
8.000 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế |
14 |
Thử nghiệm và triển khai một số mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã. |
03 mô hình. Mỗi mô hình nuôi 2-3 loài thủy sản |
2016-2020 |
5.000 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế |
15 |
Phát triển nghề truyền thống trong vùng quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã. |
Dệt, nhuộm, thêu, mây tre đan, làm bánh, nấu rượu |
2021-2025 |
10.000 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế |
16 |
Xây dựng và phát triển các mô hình Du lịch sinh thái ở khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã, sông Mã. |
03 mô hình du lịch (Tham quan, văn hóa, nghiên cứu |
2021-2025 |
10.000 |
Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế |
Quyết định 1479/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 Ban hành: 13/10/2008 | Cập nhật: 30/10/2008
Quyết định 1479/QĐ-TTg năm 2007 Tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 07 tập thể và 08 cá nhân thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam Ban hành: 08/11/2007 | Cập nhật: 19/11/2007
Quyết định 1479/QĐ-TTg năm 2007 Tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 07 tập thể và 08 cá nhân thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam Ban hành: 08/11/2007 | Cập nhật: 19/11/2007
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006