Quyết định 2582/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Xây dựng giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: 2582/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Lý Thái Hải
Ngày ban hành: 24/12/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2582/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 24 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số: 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số: 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số: 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số: 132/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số : 1600/QĐ-TTg ngay 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số: 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số: 2155/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;

Theo đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số: 1765/TTr-SGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và các nội dung Đề án được phê duyệt, các Sở, Ban, Ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các địa phương xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án.

2. Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai Đề án theo đúng các nội dung được phê duyệt và theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Lý Thái Hải

 

PHỤ LỤC

CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết

2. Phạm vi, đối tượng của đề án

2.1 Phạm vi nghiên cứu

2.2 Đối tượng nghiên cứu

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

III. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Kết quả đạt được

2. Đánh giá chung

3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3.1. Tồn tại, hạn chế

3.2. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

CHƯƠNG II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

II. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo điều hành

2. Công tác triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách

3. Công tác xây dựng kế hoạch

4. Đẩy mạnh công tác sử dụng vật liệu mới vào xây dựng đường giao thông nông thôn

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp

1.2. Thực hiện huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn xây dựng đường giao thông nông thôn

2. Phân công trách nhiệm thực hiện

2.1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án

2.2. Phân công nhiệm vụ

3. Tiến độ thực hiện

CHƯƠNG IV

KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN

1. Kiến nghị

2. Kết luận

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2582/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết

Bắc Kạn là một tỉnh nông nghiệp với khoảng 83,8% dân số sống ở nông thôn, 76,34 % lực lượng lao động xã hội đang làm việc và sinh sống nhờ vào các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp. Trong những năm qua hệ thống giao thông của tỉnh đã có những bước tiến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa, là một trong những tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong những năm qua tỉnh Bắc Kạn đã cố gắng huy động các nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, các công trình xây dựng giao thông được đưa vào khai thác sử dụng phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân và góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên do nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, hạ tầng giao thông chưa được hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, đến nay còn nhiều thôn, bản chưa có đường ô tô đến trung tâm các thôn; hệ thống đường huyện, đường xã, đường trục thôn, liên thôn, đường xóm, ngõ xóm tỷ lệ cứng hóa còn thấp, nên rất khó khăn cho việc đi lại, giao thương hàng hóa, giao lưu văn hóa, khó khăn cho áp dụng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.

Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 6.568,68km đường, gồm: 05 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài hơn 455,39km; 13 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 450,29km; 83 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 469km; đường xã dài 1.488,77km; hệ thống đường trục thôn liên thôn tổng chiều dài 2.088km; đường ngõ xóm với tổng chiều dài trên 1.446km.

Tuy nhiên, hoạt động giao thông vận tải những năm qua vẫn còn những tồn tại như: Hạ tầng giao thông chưa được hoàn chỉnh; một số tuyến đường tuy đã được nhựa hóa nhưng cấp đường thấp, chỉ đạt cấp V, cấp VI miền núi; hiện tại trên địa bàn tinh vẫn còn 03 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã đi được bốn mùa (do còn phải đi qua ngầm); còn 86 thôn bản vùng sâu, vùng cao chưa có đường ô tô đến thôn tương ứng với khoảng 254,55km. Tỷ lệ cứng hóa đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới: Các tuyến đường xã, đường từ trung tâm xã đến trung tâm huyện đạt tỷ lệ 76,95%, đường trục thôn, liên thôn đạt tỷ lệ 29,37%, đường xóm, ngõ xóm đạt tỷ lệ 23,92%, đường nội đồng đạt tỷ lệ 6,43%; hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có 26 xã đạt Tiêu chí số 2 về giao thông. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

2. Phạm vi, đối tượng của Đề án

2.1. Phạm vi nghiên cứu

Đánh giá thực trạng công tác xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2018 và đưa ra các giải pháp để phát triển hệ thống giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Các chủ thể, thực trạng và các tài liệu liên quan đến xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Kạn.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị quyết số: 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị quyết số: 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số: 132/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn;

- Quyết định số : 1600/QĐ-TTg ngay 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số: 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số: 4927/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”;

- Nghị quyết số: 17/2018/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn Quy định mức hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020;

- Quyết định số: 2155/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;

- Quyết định số: 1437/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Quyết định số: 734/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020;

- Quyết định số: 1861/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bắc Kạn gia đoạn 2018 - 2020;

- Quyết định số: 225/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020;

- Kế hoạch số: 82/KH-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016 - 2020;

- Thông báo số: 72/TB-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp của Ủy ban nhân dân tỉnh tháng 3 năm 2019.

- Hướng dẫn số: 337/HD-BCĐ ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2020;

- Hướng dẫn số: 270/HD-BCĐ ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2018 - 2020;

- Hướng dẫn số: 345/HD-VPĐP ngày 29 tháng 5 năm 2019 của Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn về thực hiện Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020.

III. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Kết quả đạt được

Giai đoạn 2014 - 2018 là giai đoạn gặp nhiều khó khăn đối với công tác triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, do cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ và Luật Đầu tư công số: 49/2014/QH13. Tuy nhiên được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương và nhân dân trong tỉnh cùng nhau chung tay xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, tận dụng tối đa được các nguồn lực để xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn, các nguồn vốn: Trung ương, địa phương, các nguồn vốn vày, tài trợ và nhân dân đóng góp góp phần vào thúc đẩy nhành sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng các thôn bản vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn; góp phần giao lưu văn hóa xã hội giữa các vùng miền, giữa nông thôn với thành thị, trình độ dân trí được nâng cao. Giai đoạn từ năm 2014 - 2018 đầu tư mở mới được 164km với tổng kinh phí 293,07 tỷ đồng và cải tạo nâng cấp được 389km với tổng kinh phí là 403,99 tỷ đồng, cụ thể như sau:

Mở mới

Tên tuyến đường

Chiều dài (km)

Nguồn vốn thực hiện (tỷ đồng)

Tổng kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

NS TW

NS tỉnh

NS huyện

NS xã

Vốn xã hội hóa

Nhân dân đóng góp

Đường huyện

14

28,17

20,00

-

-

29,49

-

77,66

Cầu trên đường huyện

0,06

0,80

-

-

-

-

-

0,80

Đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện

39

88,414

-

-

-

-

0,73

89,14

Đường thôn bản

106

85,82

2,47

7,77

-

-

23,40

119,46

Đường ngõ xóm

6

4,14

-

0,51

0,03

0,01

2,12

6,81

Tổng cộng

164,45

206,34

22,47

8,28

0,03

29,50

26,25

293,87

Cải tạo nâng cấp

Tên tuyến đường

Chiều dài (km)

Nguồn vốn thực hiện (tỷ đồng)

Tổng kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

NSTW

NS

tỉnh

NS

huyện

NS xã

Vốn xã hội hóa

Nhân dân đóng góp

Đường huyện

7,6

-

-

1,21

-

-

-

1,21

Cầu trên đường huyện

0,08

-

-

0,58

-

-

-

0,58

Đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện

25,04

13,43

0,07

-

-

-

5,74

19,23

Đường thôn bản

339,17

270,35

1,36

7,59

0,03

0,02

88,52

367,86

Đường ngõ xóm

17,43

5,40

-

1,40

0,89

0,06

7,35

15,10

Tổng cộng

389,32

289,18

1,43

10,78

0,92

0,08

101,61

403,99

Từ năm 2014 - 2018 có 26 xã đã đạt Chỉ tiêu số 02 về giao thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới:

TT

Tên xã

Xã đã đạt tiêu chí giao thông

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng cộng

I

Các xã đạt tiêu chí về giao thông

0

4

9

6

7

26

1

Xã Nông Thượng

 

 

1

 

 

 

2

Xã Cường Lợi

 

 

1

 

 

 

3

Xã Kim Lư

 

 

1

 

 

 

4

Xã Hảo Nghĩa

 

 

1

 

 

 

5

Xã Tú Trĩ

 

 

 

 

1

 

6

Xã Dương Phong

 

 

 

1

 

 

7

Xã Cẩm Giàng

 

1

 

 

 

 

8

Xã Quang Thuận

 

1

 

 

 

 

9

Xã Quân Bình

 

1

 

 

 

 

10

Xã Phương Linh

 

1

 

 

 

 

11

Xã Tân Tiến

 

 

 

1

 

 

12

Xã Địa Linh

 

 

 

1

 

 

13

Xã Chu Hương

 

 

 

 

1

 

14

Xã Vân Tùng

 

 

 

 

1

 

15

Xã Hà Hiệu

 

 

 

 

1

 

16

Xã Rã Bản

 

 

1

 

 

 

17

Xã Đông Viên

 

 

1

 

 

 

18

Xã Ngọc Phái

 

 

 

 

1

 

19

Xã Đồng Lạc

 

 

 

 

1

 

20

Xã Yên Thượng

 

 

 

1

 

 

21

Xã Bằng Lãng

 

 

 

 

1

 

22

Xã Như Cố

 

 

1

 

 

 

23

Xã Bình Văn

 

 

1

 

 

 

24

Xã Thành Vận

 

 

1

 

 

 

25

Xã Nông Thịnh

 

 

 

1

 

 

26

Xã Cao Trĩ

 

 

 

1

 

 

Dự kiến hết năm 2020 có 35 xã đạt Tiêu chí số 02 về giao thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Kế hoạch số: 216/KH-UBND ngày 22/4/2019, gồm các xã: Yên Đĩnh, Giáo Hiệu, Bộc Bố, Phương Viên, Xuân Lạc, Yên Thịnh, Khang Ninh, Vũ Muộn, Dương Quang.

2. Đánh giá chung

- Đường huyện: Hệ thống đường huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có tổng chiều dài 469km. Trong đó: Mặt đường bê tông xi măng là 72,4km; mặt đường bê tông nhựa là 8,85km; mặt đường láng nhựa là 186,68km; mặt đường cấp phối là 118km; đường đất là 101,7km.

+ Tỷ lệ cứng hóa đạt tiêu chuẩn theo Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới là 269,73/469km đạt 57,75%.

+ Hệ thống cống thoát nước bố trí chưa đủ, chưa hợp lý, do vậy khi mưa thoát nước không kịp dẫn tới xói lở, phá nền đường, mặt đường.

+ Hệ thống biển báo, cọc tiêu, công trình phòng hộ có nhưng chưa hoàn chỉnh gây mất an toàn giao thông.

- Đường xã: Hệ thống đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có tổng chiều dài 1.488,77km. Tỷ lệ cứng hóa đạt tiêu chuẩn theo chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới là 1.145,57/1.488,77km đạt 76,95%.

- Đường trục thôn, liên thôn: Có chiều dài 2.088km, tỷ lệ cứng hóa đạt tiêu chuẩn theo chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới là 613,45/2.088km đạt 29,37%.

- Đường xóm, ngõ xóm có chiều dài 1.446km, tỷ lệ cứng hóa đạt tiêu chuẩn theo chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới là 346,14/1.446km đạt 23,92%.

* Có 26 xã đã đạt chỉ tiêu số 02 về giao thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm:

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CH Ỉ TIÊU THEO CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TT

Tên huyện

Đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện

Đường trục thôn, liên thôn

Đường xóm, ngõ xóm

Đường nội đồng

Tổng số km

Số Km cứng hóa (km)

Tỷ lệ cứng hóa (%)

Tổng số km

Số Km cứng hóa (km)

Tỷ lệ cứng hóa (%)

Tổng số km

Số Km cứng hóa (km)

Tỷ lệ cứng hóa (%)

Tổng số km

Số Km cứng hóa (km)

Tỷ lệ cứng hóa (%)

1

Huyện Pác Nặm

225,5

117,5

52,1

313,13

43,25

13,8

374,07

19,8

5,3

0

0

0

2

Huyện Ba Bể

234,66

234,66

100

293

113

38,56

225

190

84,4

60

18

30

3

Huyện Bạch Thông

247,48

157,98

63,8

180,39

49,07

27,2

88,77

19,38

21,8

33,246

8,6

25,9

4

Huyện Chợ Đồn

260,6

216,5

83,1

314,9

96,16

30,5

194,4

35,7

18,4

172,25

0,89

0,5

5

Huyện Chợ Mới

148,75

148,75

100

200,4

95,59

47,7

129,98

27,51

21,2

75,3

2,8

3,7

6

Huyện Na Rì

223,18

164,68

73,8

323,41

89,04

27,5

234,89

29,74

12,7

242,65

15,3

6,3

7

Huyện Ngân Sơn

131,6

93,5

71,4

438,26

110,33

25,2

177,88

10,55

6,0

140,95

0

0

8

Thành phô Bắc Kạn

17

12

70,6

25,2

17,03

67,6

21,85

13,46

61,6

1

1

100

 

Tông công

1.488,77

1.145,57

76,95

2.088,69

613,45

29,37

1.446,84

346,14

23,92

725,39

46,64

6,43

3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3.1. Tồn tại, hạn chế

- Công tác chỉ đạo điều hành: Các cấp, các ngành, đoàn thể chưa thật sự quan tâm chỉ đạo điều hành công tác xây dựng, phát triển giao thông nông thôn.

- Công tác xây dựng cơ chế chính sách: Chưa có chính sách tạo động lực thu hút các nguồn lực trong việc xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn.

- Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn còn dàn trải, chưa tập trung vào các công trình trọng điểm.

- Mạng lưới giao thông nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, chất lượng mặt đường thấp, tỷ lệ cứng hóa còn ít; các công trình vượt dòng còn chưa đầy đủ, nhiều tuyến đường phải đi qua ngầm, tràn khó khăn đi lại vào mùa mưa lũ; nhiều thôn bản chưa có đường ô tô đến trung tâm.

3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có địa hình, địa chất, thủy văn khó khăn và phức tạp nên kinh phí đầu tư cho 01km xây dựng đường giao thông nông thôn rất lớn.

- Công tác chỉ đạo điều hành: Chưa tuyên truyền vận động phát huy hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, như: Lồng ghép các nguồn vốn của Trung ương, địa phương, vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và nhân dân cùng nhau xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn.

- Công tác xây dựng cơ chế chính sách: Chưa xây dựng được cơ chế khuyến khích, hỗ trợ trong công tác xây dựng giao thông nông thôn, như: Chính sách thuế các loại vật liệu phục vụ xây dựng giao thông nông thôn, công tác hiến đất, chính sách đối với các doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng,... hoạt động trên địa bàn có đường đi chung với hệ thống đường giao thông nông thôn,...

- Chưa xây dựng kế hoạch để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống giao thông nông thôn một cách đồng bộ.

- Còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực của nhà nước, xem việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn là hoàn toàn thuộc trách nhiệm của nhà nước.

- Nguồn vốn bố trí để thực hiện đầu tư xây dựng đường giao thông, đặc biệt là đối với hệ thống đường xã, thôn, xóm, trục chính nội đồng còn rất thấp.

- Công tác sử dụng công nghệ vật liệu mới vào xây dựng đường giao thông nông thôn chưa được quan tâm.

Chương II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở nông thôn đảm bảo chất

lượng, bền vững, nhằm xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, gắn kết mạng lưới giao thông của các xã, các thôn, xóm với mạng lưới giao thông của huyện, tỉnh, tạo sự liên hoàn thông suốt; đảm bảo lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi, nhành chóng.

- Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, tạo việc làm cho người dân cũng như nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn tại địa bàn dân cư.

- Phát triển giao thông nông thôn phải trở thành phong trào quần chúng rộng lớn, mang tính xã hội hóa cao với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đề xuất được cơ chế, chính sách, giải pháp để phát triển giao thông nông thôn một cách có hiệu quả.

- Các huyện, thành phố hoàn thành việc lập kế hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn.

- Đến năm 2025: Đầu tư xây dựng hoàn thành 60 xã đạt Tiêu chí số 02 về giao thông trong Chương trình nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt Tiêu chí số 02 là 95 xã chiếm 85% số xã đạt Tiêu chí số 02.

II. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Đến năm 2025: Xây dựng được 915,07km đường giao thông nông thôn theo nhu cầu đề nghị của các huyện cụ thể như sau:

TT

Tên xã

Số km đường cần xây dựng (km)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

I

Huyện Ngân Sơn

 

 

 

 

 

 

1

Xã Bằng Vân

 

1

0,6

1

 

2,6

2

Xã Trung Hòa

 

3

3

4

2

12

3

Xã Lãng Ngâm

1

2

2

2

1,27

8,27

II

Huyện Pác Nặm

 

 

 

 

 

 

1

Xã An Thắng

 

3

3

3

3,5

12,5

2

Xã Bằng Thành

1

3

5

5,2

3

17,2

3

Xã Xuân La

1

3

5

5

4

18

4

Xã Cao Tân

 

5

5

5

5

20

5

Xã Cổ Linh

 

5

5

5

5

20

6

Xã Nhạn Môn

2,5

5

5

5

5

22,5

7

Xã Công Bằng

2,2

6

6

5

5

24,2

8

Xã Nghiên Loan

2

7

8

7

6

30

III

Huyện Ba Bể

 

 

 

 

 

 

1

Xã Thượng Giáo

 

3,27

3

3

3

12,27

2

Xã Hoàng Trĩ

1

2

2

2

1

8

3

Xã Mỹ Phương

 

3

3

3

3

12

4

Xã Quảng Khê

 

3

3

3

3,51

12,51

5

Xã Cao Thượng

1

4

4

4

3

16

5

Xã Yến Dương

1

4

4

4

3

16

7

Xã Nam Mẫu

1

5

5

5

4,86

20,86

8

Xã Bành Trạch

3

7

7

7

5

29

9

Xã Đồng Phúc

2

5

5

3

2,36

17,36

IV

Huyện Bạch Thông

 

 

 

 

 

 

1

Xã Sỹ Bình

 

1

1

 

 

2

2

Xã Lục Bình

 

1

1

1

 

3

3

Xã Vi Hương

 

2

2

0,6

 

4,6

4

Xã Hà Vị

1

1

2

2

0,8

6,8

5

Xã Cao Sơn

1

2

2

2

2

9

6

Xã Mỹ Thành

 

3

3

3

2,2

11,2

7

Xã Nguyên Phúc

 

4

4

4

6

18

V

Huyện Na Rì

 

 

 

 

 

 

1

Xã Lương Hạ

1

2

2

0,5

 

5,5

2

Xã Quang Phong

 

2

2

2

2

8

3

Xã Lương Thành

1

2

3

3

1

10

4

Xã Vũ Loan

1

3

3

2

2

11

5

Xã Cư Lễ

 

3

3

3

3

12

6

Xã Lạng San

1

4

4

3

3

15

7

Xã Lam Sơn

 

4

4

4

3

15

8

Xã LươngThượng

1

3

4

4

4

16

9

Xã Xuân Dương

1

3

4

4

4

16

10

Xã Hữu Thác

2

4

5

5

4

20

11

Xã Côn Minh

1

5

5

5

4

20

12

Xã Văn Học

1

5

5

5

4

20

13

Xã Văn Minh

3

5

5

5

5

23

14

Xã Ân Tình

3

5

5

5

5

23

15

Xã Liêm Thủy

2

6

6

6

5

25

16

Xã Đổng Xá

3

7

7

7

6

30

17

Xã Dương Sơn

3

7

7

7

5,2

29,2

VI

Huyện Chợ Đồn

 

 

 

 

 

 

1

Xã Phong Huân

1

1

1,3

 

 

3,3

2

Xã Bằng Phúc

 

1

2

2

 

5

3

Xã Tân Lập

 

1,6

2

2

1

6,6

4

Xã Quảng Bạch

 

1

2

2

2

7

5

Xã Nghĩa Tá

1

2

2

2

1,4

8,4

6

Xã Nam Cường

1

2

2

2

2,5

9,5

VII

Huyện Chợ Mới

 

 

 

 

 

 

1

Xã Thành Bình

 

1

1

2

1

5

2

Xã Cao Kỳ

1

2

2

2

1,63

8,63

3

Xã Thành Mai

 

2

2

2

1,6

7,6

4

Xã Yên Hân

2

7

7

7,77

6

29,77

5

Xã Mai Lạp

1

5

5

5

5,4

21,4

6

Xã Quảng Chu

1

3

4

4

4,5

16,5

7

Xã Yên Cư

3

8

8

8

7,6

34,6

8

Xã Nông Hạ

3

9

9

9

8,8

38,8

9

Xã Hòa Mục

 

2

3,1

 

3

8,1

10

Xã Tân Sơn

2

6

6

6

4,3

24,3

Tổng cộng

60,7

216,9

231

220

190,43

919,07

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí thực hiện Đề án từ năm 2021 - 2025: 978,50 tỷ đồng.

Trong đó:

STT

Năm

Ngân sách nhà nước

(tỷ đồng)

Nhân dân đóng góp

(tỷ đồng)

Tổng cộng

(tỷ đồng)

1

2021

50,99

11,51

62,50

2

2022

190,47

42,10

232,57

3

2023

204,78

45,15

249,93

4

2024

187,42

40,86

228,28

5

2025

168,20

37,02

205,22

Tổng cộng

801,86

176,64

978,50

Huyện 30a: Tùy theo từng nguồn vốn mà nhân dân đóng góp tối đa 25%, còn lại ngân sách nhà nước, gồm các huyện: Pác Nặm, Ngân Sơn.

Các huyện, thành phố còn lại: Tùy theo từng nguồn vốn mà nhân dân đóng góp tối đa 50%, còn lại ngân sách nhà nước đóng góp.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh, huyện, xã, thôn bản trong xây dựng giao thông nông thôn.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đóng góp của người dân và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đảm bảo về kinh phí để thực hiện Đề án tiết kiệm, có hiệu quả.

- Tăng cường sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn.

- Cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc hướng dẫn trong quá trình thực hiện công tác xây dựng giao thông nông thôn.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông vận tải, về chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, cơ chế “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” ; vận động nhân dân tham gia vào xây dựng đường giao thông nông thôn như hiến đất, đóng góp ngày công lao động,...

2. Công tác triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách

- Triển khai thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ; đưa ra các giải pháp thực hiện theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” , thực hiện ưu tiên các địa phương có tinh thần hưởng ứng và góp sức cao để là điển hình nhân rộng mô hình.

- Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời về chính sách thuế đối với doanh nghiệp: Tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định của nhà nước, ngoài ra còn được hỗ trợ lãi suất tiền vày đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn.

- Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ xây dựng đường giao thông nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, ban hành xác nhận khai thác và không thu tiền cấp quyền khai thác (theo Thông báo Kết luận số: 55/TB-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020).

- Xây dựng cơ chế, giải pháp nhằm tăng quỹ đất làm đường giao thông nông thôn như: Với quyết tâm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà”, vận động, khuyến khích

người dân hưởng ứng phong trào phát triển giao thông nông thôn, từ đó người dân tự nguyện hiến đất, đóng góp tài sản, sức lao động,... Khắc phục ngay tình trạng cấp huyện, thành phố chưa kịp thời xây dựng phương án thu hồi đất để điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người hiến tặng đất hoặc người bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

3. Công tác xây dựng kế hoạch

- Xây dựng được kế hoạch thực hiện tổng thể và chi tiết cho từng năm, từng địa phương, tập chung ưu tiên đầu tư xây dựng đường theo thứ tự từ đường huyện, đường xã, đường thôn bản, ngõ xóm.

- Lựa chọn quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật cho phù hợp với từng loại đường, từng địa phương.

- Phân kỳ đầu tư: Các tuyến đường với chiều dài lớn, tổng mức đầu tư cao, nhu cầu vốn và đóng góp của nhân dân không đủ cần phải lựa chọn phân kỳ đầu tư ưu tiên phân nền đường, và thi công tại các điểm đông dân cư hoặc các đoạn tuyến đi lại khó khăn trước.

- Áp dụng công nghệ đơn giản phù hợp với trình độ lao động của địa phương để huy động được sức dân.

- Tận dụng mọi nguyên vật liệu của địa phương để giảm giá thành xây dựng.

4. Đẩy mạnh công tác sử dụng vật liệu mới vào xây dựng đường giao thông nông thôn

Tiếp tục áp dụng các công nghệ vật liệu mới vào xây dựng giao thông nông thôn, như: Công nghệ gia cố móng bằng chất liên kết thủy hóa vô cơ (HRB), cácbonco, nhựa nhũ tương gốc a xít,...

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp

Các cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh, huyện, xã, thôn, bản cần xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Đề án.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động; hướng dẫn, tạo môi trường thuận lợi và có sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời cho cơ sở, địa phương, người dân thực hiện xây dựng, phát triển giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

1.2. Thực hiện huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn xây dựng đường giao thông nông thôn

1.2.1. Các nguồn vốn

Thực hiện đa dạng các nguồn vốn nhằm huy động tối đa các nguồn lực trên địa bàn, cụ thể như sau:

a) Nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện), nguồn vốn lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo chương trình phát triển đường giao thông nông thôn.

b) Nguồn vốn đóng góp từ nhân dân: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi, có các hình thức huy động phù hợp như: Đóng góp bằng ngày công lao động; đóng góp bằng tiền, vật tư; vận động nhân dân hiến đất và không đòi hỏi bồi thường về cây cối hoa màu. Việc đóng góp phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, có miễn giảm cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.

c) Huy động từ cộng đồng, đóng góp tự nguyện và tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu vốn đầu tư được xác định để làm căn cứ bố trí kế hoạch hàng năm, cơ cấu có thể thay đổi theo tình hình thực tế của mỗi địa phương, các huyện căn cứ điều kiện của các xã để tính cơ cấu huy động phù hợp với từng xã trong huyện; khi có điều kiện huy động được nguồn từ xã hội tăng thì có thể giảm nguồn vốn ngân sách các cấp.

Đề án xây dựng giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tinh Băc Kan, giai đoạn 2020 - 2055 thực hiện theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, tùy theo điều kiện của từng nơi để xác định tỷ lệ đầu tư giữa nhà nước và huy động từ xã hội; đối với các huyện nghèo theo Quyết định số: 275/QĐ- TTg ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước phải cao hơn so với các huyện còn lại, sự đóng góp một phần nhỏ của nhân dân chủ yếu cho xây dựng đường giao thông nông thôn là nhân dân hiến đất, tự giải tỏa cây cối hoa màu, đồng thời đóng góp ngày công lao động và tự tổ chức thi công công trình.

Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương và tùy tính chất của từng dự án mà cấp có thẩm quyền quyết định huy động theo nguyên tắc, ngân sách nhà nước: Hỗ trợ từ 50% đến 100% (tùy theo từng nguồn vốn và tùy từng loại đường khác nhau) tổng dự toán xây dựng công trình được duyệt; phần còn lại vận động nhân dân tự nguyện đóng góp và vận động các tổ chức xã hội khác tham gia đóng góp thực hiện.

Cụ thể như sau:

a) Đối với đường huyện: Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư xây dựng.

b) Đối với đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện và đường trục thôn, liên thôn : Nhà nước hỗ trợ tối đa 85% kinh phí đầu tư xây dựng đối với huyện nghèo; các huyện còn lại nhà nước hỗ trợ tối đa 70% kinh phí đầu tư xây dựng; trường hợp đặc biệt nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí đầu tư xây dựng. Còn lại nhân dân đóng góp theo Nghị quyết số: 17/2018/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

c) Đối với đường thôn bản, đường ngõ, xóm: Nhà nước hỗ trợ tối đa 75% kinh phí đầu tư xây dựng đối với huyện nghèo; các huyện còn lại nhà nước hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đầu tư xây dựng; trường hợp đặc biệt nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí đầu tư xây dựng. Còn lại nhân dân đóng góp theo Nghị quyết số: 17/2018/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

2. Phân công trách nhiệm thực hiện

2.1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án

2.1.1. Ở cấp tỉnh

Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực xây dựng cơ bản; thành viên gồm Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh và các cơ quan có liên quan; thường trực là Sở Giao thông Vận tải.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ:

+ Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án.

+ Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra thực hiện Đề án trên địa bàn các huyện, thành phố.

+ Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án từng năm trên địa bàn tỉnh.

2.1.2. Ở cấp huyện

Trưởng ban là đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; thành viên gồm Lãnh đạo các Phòng, Ban chuyên môn (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định); thường trực là Phòng Kinh tế và Hạ tầng của huyện, Phòng Quản lý đô thị của thành phố. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ:

+ Giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn.

+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án từng năm trên địa bàn.

2.1.3. Ở cấp xã

Ban Quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xã chỉ đạo thực hiện Đề án, có nhiệm vụ: Triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn; phổ biến, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án.

2.2. Phân công nhiệm vụ

2.2.1. Sở Giao thông Vận tải

- Là cơ quan thường trực, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung liên quan đến Đề án.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch thực hiện năm theo tiến độ của Đề án.

- Phối hợp với các cấp, ngành, tổ chức ở Trung ương và địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép các dự án phát triển khác với dự án phát triển giao thông nông thôn đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển của Đề án.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án.

2.2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Triển khai thực hiện Đề án gắn với xây dựng nông thôn mới theo thẩm quyền.

- Chủ động hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc (nếu có) trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với sử dụng đất nông nghiệp theo quy định.

2.2.3. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải lập kế hoạch cân đối nguồn vốn ngân sách hằng năm để hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để thực hiện hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn.

- Chủ trì thực hiện hướng dẫn thành, quyết toán đồng thời kiểm tra, giám sát, thành, quyết toán kinh phí do tỉnh hỗ trợ theo quy định hiện hành; hướng dẫn các huyện, thành phố về công tác thành quyết toán xây dựng công trình.

2.2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải lập kế hoạch cân đối bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư các dự án xây dựng giao thông nông thôn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh huy động các nguồn vốn khác khi cần thiết.

- Rà soát, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định danh mục, nguồn kinh phí đầu tư cho từng huyện, thành phố.

2.2.5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thực hiện hướng dẫn theo thẩm quyền việc tặng, cho quyền sử dụng đất (hiến đất) của nhân dân và chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất cho người tặng cho quyền sử dụng đất (hiến đất) để xây dựng đường giao thông nông thôn; chỉ đạo thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, hồ sơ địa chính theo quy định.

- Hướng dẫn về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ xây dựng đường giao thông nông thôn.

2.2.6. Cục Thuế tỉnh

Thực hiện hướng dẫn các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn theo thẩm quyền.

2.2.7. Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn

Phối hợp tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, cơ chế chính sách, phân bổ nguồn vốn, huy động các nguồn vốn để tập trung xây dựng giao thông nông thôn lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia.

2.2.8. Các Sở, Ban, Ngành có liên quan

Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn và các Sở, Ban, Ngành có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn chế độ, chính sách có liên quan, kiểm tra, giám sát thực hiện.

2.2.9. Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố

- Lập kế hoạch phát triển giao thông nông thôn ở địa phương mình phù hợp với nhu cầu, phù hợp với định hướng phát triển giao thông nông thôn chung của toàn tỉnh và chỉ đạo thực hiện.

- Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã triển khai xây dựng, quản lý, khai thác đường giao thông nông thôn theo đúng nội dung của Đề án.

- Tuyên truyền về cơ chế hỗ trợ, động viên, biểu dương, khen thưởng nhân dân đóng góp và huy động nguồn lực đối ứng để thực hiện xây dựng nông thôn mới theo dự án được duyệt.

- Cân đối nguồn vốn ngân sách hằng năm do các huyện, thành phố quản lý để hỗ trợ các địa phương theo quy định và kế hoạch.

- Tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng, quản lý kinh phí hỗ trợ; nghiệm thu thành toán khối lượng hoàn thành được đầu tư theo đúng quy định và kịp thời.

- Tổ chức quyết toán các nguồn kinh phí do tỉnh hỗ trợ với cơ quan chức năng của tỉnh; định kỳ báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan tổ chức tập huấn, quản lý thi công, thành quyết toán công trình.

2.2.10. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Tuyên truyền về cơ chế hỗ trợ, động viên nhân dân đóng góp và huy động nguồn lực đối ứng để thực hiện xây dựng giao thông nông thôn theo Đề án được duyệt.

- Chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng và triển khai hiện các dự án, công trình xây dựng giao thông nông thôn.

- Tổ chức họp dân và lập văn bản đề nghị xây dựng các tuyến đường, phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện công tác lập hồ sơ dự án, công trình đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả.

- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và quản lý mọi mặt công tác phát triển đường giao thông nông thôn và xây dựng các tuyến đường thôn bản trên địa bàn theo phân cấp hoặc ủy quyền, thực hiện tốt công tác giám sát.

- Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về tình hình triển khai và kết quả thực hiện phát triển đường giao thông nông thôn và mở mới các tuyến đường thôn bản.

2.2.11. Trách nhiệm của tổ nhân dân, thôn, xóm, bản

- Cùng với Ủy ban nhân dân các xã tổ chức họp dân và lập văn bản đề nghị xây dựng các tuyến đường, phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện công tác lập hồ sơ dự án, công trình đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về phát triển đường giao thông nông thôn, tự nguyện đóng góp, tham gia thi công, quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng các tuyến đường và các công trình trên địa bàn; đồng thời thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng, phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc, sai sót (nếu có) để khắc phục, giải quyết.

(Chi tiết phân công nhiệm vụ và lộ trình thực hiện của các đơn vị có biểu kèm theo)

3. Tiến độ thực hiện

3.1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh, cấp huyện: Xong trước quý III năm 2020. Ban Chỉ đạo có thể thành lập Tiểu ban giúp việc.

3.2. Tổ chức hướng dẫn, lập kế hoạch và đăng ký các danh mục các tuyến đường đầu tư xong trước tháng 7 hằng năm đối với cấp xã; xong trước tháng 9 hằng năm đối với cấp huyện; xây dựng kế hoạch bố trí nguồn vốn để thực hiện Đề án xong trước ngày 31 tháng 10 hằng năm đối với cấp tỉnh để làm cơ sở đăng ký vốn và huy động vốn thực hiện.

3.3. Từ năm 2021 đến năm 2025 triển khai xây dựng giao thông nông thôn theo nội dung của Đề án.

3.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án: Qúy III hằng năm.

3.5. Sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án: Qúy II năm 2023.

3.6. Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án: Qúy IV năm 2025.

Chương IV

KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN

1. Kiến nghị

1.1. Đề nghị Chính phủ ti ếp tục kéo dài Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.

1.2. Đề nghị Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng mức hỗ trợ , tăng suất đầu tư cho các tỉnh miền núi như tỉnh Bắc Kạn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

1.3. Đề nghị Bộ Tài chính ưu tiên nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi và các nguồn vốn khác cho tỉnh Bắc Kạn để triển khai thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn.

1.4. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh bằng nhiều nguồn vốn, chương trình khác nhau.

2. Kết luận

Xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung các nguồn lực của cả nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo, trong đó có việc phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Đề án “Xây dựng giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021 - 2025” với mục tiêu và giải pháp cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện, tiếp tục phát huy các nguồn lực từ trung ương hỗ trợ và địa phương, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Đề án có hiệu quả.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về cơ quan thường trực là Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

(Kèm theo Đề án Xây dựng giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025)

STT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CƠ QUAN PHỐI HỢP

THỜI GIAN HOÀN THÀNH

GHI CHÚ

1

Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh, cấp huyện

Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Các Sở, Ban, Ngành có liên quan; các Phòng, Ban chuyên môn cấp huyện, thành phố

Trước quý III năm 2020

 

2

Lập kế hoạch danh mục, nhu cầu vốn cho các tuyến đường cần đầu tư xây dựng hàng năm

Ủy ban nhân dân cấp xã

Tổ nhân dân, thôn, xóm, bản

Tháng 07 hàng năm

 

3

Lập kế hoạch danh mục, nhu cầu vốn cho các tuyến đường cần đầu tư xây dựng hằng năm

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Ủy ban nhân dân cấp xã

Tháng 09 hằng năm

 

4

Xây dựng kế hoạch bố trí nguồn vốn để thực hiện Đề án

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Tháng 10 hằng năm

 

5

Triển khai thực hiện Đề án gắn với xây dựng nông thôn mới theo thẩm quyền. Hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc (nếu có) trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với sử dụng đất nông nghiệp theo quy định

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Giao thông Vận tải, Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Hằng năm

 

6

Hướng dẫn việc hiến đất của nhân dân và điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người hiến đất để xây dựng đường giao thông nông thôn. Hướng dẫn chính sách về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ xây dựng đường giao thông nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Năm 2020

 

7

Thực hiện hướng dẫn các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn theo thẩm quyền

Cục Thuế tỉnh

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Năm 2020

 

8

Hướng dẫn thành, quyết toán xây dựng công trình theo quy định

Sở Tài chính

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Năm 2021

 

9

Tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng giao thông nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã

Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh, các tổ chức đoàn thể các cấp

Hằng năm

 

10

Tổng hợp, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Đề án

Sở Giao thông Vận tải

Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Hằng năm